Chuyện này chuyện nọ

Mình vừa mới đi cầu nguyện cho một bệnh nhân bên TT ĐMHCG về. Có lẽ trong vòng tối nay người bệnh nhân này sẽ trở nên nạn nhân mới nhất của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Bây giờ ông ta không còn uống được nước. Hai cặp mắt thì đơ ra và dường như không còn một chút sức sống nào cả. Mình cám ơn Chúa vì cho mình được cầu nguyện cho ông trong những giờ cuối đời của cuộc sống.

Hôm nay mình mới đi dự lễ quan thầy của nhà thờ cha Trực tại Na Sing, tỉnh Nong Khai. Chuyến đi mất hơn hai tiếng rưởi đồng hồ, khoảng 170 cây số. Anh em ở khá cách biệt nhau nhưng vì đây là ngày lễ quan trọng nên mình cũng muốn đến để chung vui và đưa một số các bạn trẻ cùng đến tham dự.

Cha Trực đã tổ chức lễ khá chu đáo, mặc dầu anh rất thiếu nhân lực vì cộng đoàn mà anh chăm sóc chỉ là một cộng đoàn nhỏ. Đáng ra là sẽ có nhiều người đến tham dự hơn nhưng vì nhiều nhà thờ chọn ngày hôm nay làm ngày làm phép nghĩa trang nên nhiều giáo dân không đến tham dự được. Tuy vậy, số người đi tham dự cũng đủ làm cho thánh lễ có sự sống động.

Hôm nay trong dịp gặp một số giáo dân mình đã mạnh dạn làm một điều mà mình ít khi làm đó là xin tiền trực tiếp. Ly do mình mạnh dạn như thế là vì mình không phải xin cho chính mình mà là xin để mang lên biếu cho một linh mục người dân tộc thiểu số đang chăm sóc các trẻ mồ côi và trẻ em nghèo người thiểu số ở vùng núi thuộc miền bắc Thái Lan.

Mình chi nói một cách rất ngắn gọn và thẳng thắn. Mình nói giữa tháng này mình sẽ đi lên núi để thăm một cha dòng Thánh Tâm đang chăm sóc các trẻ em nghèo vùng núi, quý vị có muốn gởi gì cho các em không?

Chỉ với câu hỏi này mình đã gom được một số tiền từ ba người mình ngõ ý hỏi là 4000 baht. Như thế là cũng tạm đủ để có một chút gì biếu các em khi lên núi. Tuần trước một giáo dân ở nhà thờ mình cũng đã biếu 500 baht. Thế là bây giờ đã có được 4500 baht. Ngày mai mình sẽ đi Udon Thani để dự lễ làm phép nghĩa trang ở đó. Có lẽ mình sẽ hỏi thêm vài người nữa để có một số tiền kha khá để tặng cho cha Chăn Chài. Dù sao đi nữa thì mình đi làm việc từ thiện cho các em vùng núi nên mình cũng không ngại để yêu cầu họ chia sẻ. Mấy khi mà có dịp đi một chuyến như thế này.

Mình hy vọng rằng chuyến đi này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho mình. Thứ nhất là chứng kiến hoàn cảnh làm truyền giáo ở vùng núi. Thư hai là để học hỏi kinh nghiệm của các cha dòng Thánh Tâm ở trên đó, và làm quen với các ngài, xây dựng mối quan hệ anh em với nhau. Mình đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến đi ngắn ngủi này.

Nong Bua Lamphu, ngày 6.11.2010

Sinh nhật vui vẽ

Năm nay mình mừng sinh nhật dài ngày hơn mọi năm. Bắt đầu từ hơn một tuần trước đây các bạn trẻ đến tham dự chương trình tĩnh tâm đã surprise mình vào lúc nữa đêm với một chiếc bánh sinh nhật, mặc dầu còn tới 8 ngày nữa mới đến sinh nhật của mình.

Sau đó thì cũng có những lời nhắn tin chúc mừng sinh nhật đến qua trang facebook. Tối thứ tư, mình đến Bangkok thì đi ăn BBQ để mừng sinh nhật với các bạn trẻ lao động di dân tại đây. Ngày thứ sáu mình và một số người giáo dân tại Bangkok đi Sriracha để thăm ĐGM Thienchai. Ngài là giám mục của GP Chanburi. Bà Amara mời ĐGM cùng đi dùng trưa với cả nhóm để đãi sinh nhật mình. ĐGM cũng nhận lời và đi ăn trưa tại một nhà hàng mà tự ngài chọn lựa. Bữa ăn trưa có rất nhiều món seafood vì đây là nhà hàng gần biển.

Sau đó mình được đưa đến tham quan chợ nước bốn miền tại Pattaya. Và sau đó nữa là đến một khu du lịch có tên la Sukhawadi. Đây là một khu du lịch sang trọng được xây lên bởi chủ nhân của công ty Sahafarm. Ông ta xây lên những ngôi nhà theo kiến trúc Âu thật sang trọng và làm landscape thật tươm tất. Ngoài những căn nhà cho khách đến tham quan, viếng Phật Quan Âm v.v. nhà cá riêng của gia đình chủ nhân cũng nằm trong khu vực này.

Bà Mồn trong nhóm của mình quen biết gia đình chủ nhân nên cả nhóm được đón tiếp nồng hậu và được phu nhân của người chủ đưa vào xem những căn phòng mà họ xây lên chỉ cho hoàng tử vua được xử dụng mỗi khi đến đây. Có nguyên một căn phòng ngủ dành cho ông Vua đời thứ 5 (bây giờ đã đến đời thứ 9) mà không ai được vào bên trong. Ngay cả cô hướng dẫn viên đi theo nhóm cũng chưa bao giờ vào.

Sau khi đi tham quan khu du lịch Sukhawadi xong thì lên xe đi ăn tối và về lại Bangkok. Trên xe mình nhận được một cuộc điện thoại đến tự một cố gái ở tỉnh Ratchaburi. Cô ta nói cô ta vừa nghe chương trình radio Công giáo ở đây và nghe cuộc phỏng vấn mình trong chương trình có tên "Giờ đặc biệt với người đặc biệt" nên gọi điện thoại đến để chúc mừng sinh nhật. Cũng rất trùng hợp là trong ngày sinh nhật của mình thì mình là khách mời trong chương trình này cho nên cô Nút, người thực hiện chương trình cũng đã hát mừng sinh nhật mình trên đài.

Về đến nhà thì cũng đã hơn 10 giờ đêm. Mình mở trang facebook của mình ra xem thì thấy có rất nhiều lời chúc mừng sinh nhật từ những bạn bè và người quen biết tại Thái Lan cũng như ở Mỹ và các nơi khác. Mình cảm thấy rất hạnh phúc khi trong ngày sinh nhật của mình có nhiều người nhớ đến và gởi cho mình lời chúc mừng cũng như lời cầu nguyện.

Có thể nói đây là một trong những sinh nhật mà có người chúc mừng nhiều nhất. Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc với những lời chúc thân thiện và những lời cầu nguyện chân tình.

Bangkok, ngày 29.10.2010

Tham vấn cho một bạn trẻ

Hôm nay một bạn trẻ 16 tuổi từ miền Nam nước Thái liên lạc với mình qua trang web new mana để tham vấn về chuyện khó khăn mà em đang gặp phải trong gia đình. Đó là em muốn theo đạo Công giáo, nhưng gần đây bị mẹ phát hiện nên em không biết xử lý như thế nào. Gia đình em theo phật giáo rất khắt khe, đặc biệt là bà ngoại. Vì thế em gởi thư đến mình để xin lời khuyên.

Tối nay em đã gọi điện thoại và nói chuyện với em và cho em một số lời khuyên để đối phó với hoàn cảnh mà em đang gặp phải.

Nói chuyện với những bạn trẻ như thế này làm mình cảm thấy vô cùng cảm kích. Trong xã hội ngày nay nhiều bạn trẻ chẳng quan tâm gì đến vấn đề tâm linh. Nhiều bạn trẻ công giáo cũng chẳng màng gì đến việc nhà thờ nhà thánh. Thế mà có một bạn trẻ chỉ mới 16 tuổi đang ao ước được đi nhà thờ, được học giáo lý và theo đạo Công giáo.

Mặc dầu em chưa bao giờ được đi lễ vì nơi em ở không có nhà thờ Công giáo. Thế nhưng em tự lên mạng để tìm tòi về tôn giáo, đọc sách Kinh Thánh, và vào những trang web Công giáo để trau dồi thêm kiến thức.

Mình ngõ ý giúp em học giáo lý qua mạng. Em tỏ ra thích thú với ý kiến này. Hy vọng sẽ giúp em phần nào trong việc tìm hiểu về Kitô giáo và vun đắp niềm tin cho em.

Nong Bua Lamphu, ngày 24.10.2010 (Ngày Khánh Nhật Truyền giáo)

Truyền giáo qua internet


Càng ngày mình càng trở nên "Thái" hơn, nhưng không thái quá. Thái là vì dạo này trang facebook của mình dường như chỉ có tiếng Thái chứ ít khi có tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Các bạn vào trang facebook của mình để hỏi thăm và làm quen, và dường như những người xin làm bạn trên facebook đa số là người Thái.

Mình vừa tổ chức xong một cuộc tĩnh tâm giới trẻ. Mặc dầu đa số các bạn trẻ tham dự tĩnh tâm là giới trẻ của giáo xứ, nhưng lại có một số bạn đến tham dự vì biết mình qua facebook. Điều này làm cho mình thấy rõ khả năng của facebook như thế nào. Nếu không có facebook thì e rằng trường hợp này sẽ không bao giờ xảy ra. Đặc biệt là các bạn trẻ đó lại đến từ các thành phố lớn. Bình thường là các bạn ở quê vào thành phố để tham dự các chương trình chứ không có việc các bạn từ thành phố lớn xuống quê để tham dự. Nhưng trong cuộc tĩnh tâm vừa qua, chính các bạn trẻ từ thành phố lớn, như Bangkok lại đến một nơi "khỉ ho cò gáy" như Nong Bua Lamphu để tham dự tĩnh tâm. Điều này cũng đủ nói lên sức mạnh của facebook như một công cụ để mình làm việc truyền giáo.

Từ ngày bắt đầu chơi facebook khoảng bốn tháng nay, mình đã tiếp cận với được rất nhiều bạn trẻ khắp nước Thái và đã có một đường hướng tích cực trong việc truyền giáo. Trang Thailand Catholic mà mình mở ra để làm nhịp cầu trao đổi và bồi dưỡng tâm linh cho người Công giáo bây giờ đã có gần một ngìn thành viên. Điều này cũng là một dấu chỉ khá tích cực vì trên cả nước Thái chỉ có vài trăm ngìn người Công giáo. Mình hy vọng rằng trang này sẽ ngày có thêm số người tham gia và chia sẻ.


Đức Giáo Hoàng thúc đẩy các linh mục tu sĩ hãy xử dụng internet như một công cụ truyền giáo hữu ích và mình đang làm theo điều đó. Mình cảm thấy rằng mặc dầu internet có nhiều bề trái, nhưng thực sự nhờ nó mà mình mới có được một mãnh đất truyền giáo khá rộng lớn và năng động, không chỉ bị hạn chế trong khu vực nhỏ bé nơi mình đang ở.



Nong Bua Lamphu, ngày 22.10.2010

Đến và xem

Tuần này một bạn trẻ đến ở với mình để tìm hiểu ơn gọi. Bạn trẻ này tên Peepo, 20 tuổi. Em là sinh viên năm thứ hai khoa Anh ngữ tại đại học St. John tại Bangkok. Những ngày qua mình đã bỏ ra nhiều thời giờ để chia sẻ và trao đổi với em về ơn gọi, về các vấn đề tâm linh và cuộc sống.

Peepo chia sẻ những cảm tưởng và suy nghĩ của em rất cởi mở. Peepo là đạo theo, mặc dầu bố em là người Công giáo. Nhưng mẹ thì bên Phật giáo. Peepo sinh ra không được rửa tội. Nhưng hành trình đức tin của em đã dẫn em đến con đường Kitô giáo, bắt đầu với việc làm quen với đạo Tin Lành, và cuối cùng là trở thành người Công giáo.

Peepo làm quen với mình qua Facebook, và từ đó bày tỏ là em đang tìm hiểu ơn gọi tu trì. Mình đã gặp em tại Bangkok gần đầy và em đã quyết định muốn đến NBL để làm quen với dòng và hoạt động truyền giáo của dòng.

Peepo chia sẻ là cảm thấy rất ấn tượng với dòng và với các cha các thầy mà em đã gặp được trong những ngày qua. Em lại cảm thấy rất "ấm cúng" khi ở trong không khi thân mật và vui vẻ của giáo xứ. Em cảm thấy như Chúa đang gọi em bằng những dấu chỉ rất lạ kỳ, từ việc tình cờ được gặp mình và biết đến nhà dòng, mặc dầu trước đây chưa từng nghe đến dòng SVD. Cũng dễ hiểu vì ở Thái Lan dòng SVD chỉ có vài người và làm việc chỉ ở trong một giáo phận ở vùng đông bắc.

Mặc dầu trong tuần học và đang chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến nhưng Peepo cảm thấy bị thúc đẩy muốn đến để xem. Em lại vô cùng lấy làm lạ khi xin phép các giáo sư cho hoản lại những bài làm và việc thi cử một cách thật dễ dàng. Ngay cả gia bố mẹ cũng không cản trở.

Bây giờ em đang băn khoăn và đặt nhiều câu hỏi cho chính mình. Em cảm thấy bị thúc đẩy phải có một quyết định gì đó cho tương lại, trong đó em phải mạo hiểm để đổi nếp sống, đổi môi trường sống, và dấn thân với một điều rất mới lạ trong đời sống của em.

Mình khuyến khích em phải cầu nguyện thật nhiều để nhận ra ý Chúa trong đời sống của em. Chắc chắn một khi nhận ra tiếng gọi của Ngài, thì những bước tiếp theo sẽ dễ dàng và vững tin hơn.

Nong Bua Lamphu, ngày 7.9.2010

Boy va Arm

Trong TT Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có hai thằng con trai tuổi 16. Tụi nó mồ côi cha mẹ và bị nhiễm HIV từ khi mới sinh ra. Tụi nó ở TT được chăm sóc đầy đủ, từ việc học hành cho đến ăn uống, không thiếu gì. Thầy Damien mở TT đặc biệt dành chó các bạn trẻ bị nhiễm HIV tuổi teen trở lên. Thế mà tụi nó không chịu ở. Ba bốn lần rồi hai thằng này, một đứa tên Boy, một đứa tên Arm cứ trốn nhà đi bụi. Mỗi lần tụi nó trốn đi là tụi nó ăn cắp đồ đi luôn. Khi thì ăn cắp xe đạp, áo quần. Khi thì ăn cắp điện thoại di động của các bệnh nhân khác.

Nhưng hai thằng không đi xa. Tụi nó cứ lẩn quẩn trong phố. Có khi đêm tối tụi nó rình vào trong trung tâm để ăn cắp thức ăn trong nhà bếp. Thỉnh thoảng mấy đứa trong nhà thờ cũng thấy hai đứa đi lang thang trên đường. Vừa rồi thằng Thẳng bảo thấy thằng Boy đang lục đồ ăn trong thùng rác ở bờ hồ. Thằng Thắng nói:

- Nhìn hai đứa bây giờ thê thảm lắm, đặc biệt là thằng Boy. Chân tay lở loét, người như cây sậy. Nó còn đi cà nhắc nữa.

- Khi thấy mày nó có nói gì không? - Mình hỏi thằng Thắng.

- Nó không nói gì cả. Nó chỉ cười thôi.

Chiều nay sau khi mình dạy học xong, thầy Bern rũ mình đi dạo bờ hồ, ý là để xem có gặp hai đứa ở ngoài đó không. Nhưng vừa sau đó thì nghe tin là hai đứa đang ở TT. Có một bác sĩ mang nó đến TT vì nó cứ lẩn quẩn trong khu vực phòng bệnh và quán ăn gần đó. Người ta thấy vậy cũng ớn nên tìm cách đưa nó về.

Mình và thầy Bernd ra ngoài ăn tối, định sau khi ăn xong về thì nói chuyện với tụi nó xem tụi nó có ý định như thế nào. Nhưng thầy Bernd mới cho hay là hai tụi nó đi rồi. Tắm rửa ăn uống xong là đi. Tụi nó không muốn ở lại TT. Mặc dù ở bên ngoài đói rách, không có thuốc men để uống, sức khỏe ngày yếu dần, căn bệnh SIDA ngày càng hiện rõ trên thân thể, thế mà tụi nó vẫn quả quyết không muốn ở lại TT. Tụi nó không muốn sống trong môi trường có kỹ luật, phải tuân theo những quy tắc của TT. Sống tự do bên ngoài vẫn hơn là chấp hành kỹ luật.

Trường hợp của hai thằng Boy và Arm trên thực tế cũng chẳng khác gì nhiều người. Họ chẳng bao giờ muốn được giúp đỡ. Họ không biết rằng họ cần sự giúp đỡ của người khác. Họ không biết rằng điều người khác đang làm là để cho họ được tốt hơn. Thật trớ trêu khi mình muốn giúp đỡ người khác mà họ cứ nghĩ rằng mình làm điều đó cho mình. Mình dường như phải năn nỉ để mình được giúp họ. Việc phục vụ người khác sẽ tốt biết bao nếu người ta sẵn sàng để cho mình phục vụ họ.

Nong Bua Lamphu, ngày 22.8.2010

Đi Việt Nam

Hôm nay mình bị cảm. Bị đã hai ngày rồi. Từ khi còn ở Việt Nam. Sau khi đi tham dự lễ khánh thành nhà thờ ở Huế về thì thấy bị khan cổ và bắt đầu họ. Sáng hôm qua mình đi ra một tiệm thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng để mua thuốc uống. Bà cho mình thuốc đủ hai ngày. Uống thuốc bà thấy đỡ hẳn. Bây giờ không còn khó chịu nơi cổ họng nữa, chỉ có thỉnh thoảng ho một chút.

Đây cũng là nơi mình mua thuốc thứ bảy tuần trước khi mới đến Việt Nam. Tối thứ sáu ở Bangkok bà Amara, một người mình quen biết ở Bangkok mua cua về ăn. Không biết cua nấu như thế nào mà sau khi hai cô cháu ăn thì ai nấy đều bị tào tháo rượt. Ngày thứ bảy bà Amara phải vào bệnh viện năm để vào nước biển. Còn mình thì cũng nằm sốt trên giường tại Sài Gòn. May mà đi mua thuốc tại tiệm thuốc tây này uống thì hôm sau là khỏe lại.

Bây giờ mình đã trở về giáo xứ. Mọi sự nhìn vẫn tốt. Hôm nay hai nhân viên nhà thờ đi tham dự khóa huấn luyện về cách chụp hình để làm báo cho nhà thờ nên trong nhà xứ cũng im ắng. Mình cũng lợi dụng cơ hội này để nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài gần 10 ngày, nếu tính cả những ngày lưu lại ở Bangkok.

Dạo này mình đi Bangkok như đi chợ. Thứ bảy tuần tới là mình lại đi Bangkok tiếp. Sáng đi tối về. Lý do đi là ở nhà thờ chánh tòa có lễ và tiệc gây quỹ của Hội Lòng Chúa Thương Xót. Họ mời mình đi tham dự. Sáng mình đi Bangkok bằng máy bay, nhưng tối thì bà Amara sẽ cho người chở mình về Nong Bua Lamphu. Chuyến đi này mất khoảng 8 giờ đồng hồ. Lý do đi bằng xe là vì sau khi tiệc xong thì không còn cách nào khác để trở về NBL. Ngoài ra luôn tiện bà Amara sẽ cho lên xe một số đồ đạc mà bà sẽ dâng cúng cho nhà thờ để làm những việc từ thiện giúp đỡ người nghèo.

Dạo này mình bắt đầu được biết đến nhiều hơn tại Thái Lan, ít nhất là trong cộng đồng Công giáo trên mạng. Họ thấy mình xuất hiện nhiều trên facebook. Lý do là để làm việc truyền giáo, để phổ biến công việc mục vụ của mình, và một điều khác nữa là để tìm kiếm ơn gọi cho nhà dòng. Để làm được đều này thì phải làm cho người ta biết đến mình. Vì vậy nên thời gian này mình đầu tư nhiều thờ giờ vào những chia sẻ trên các diễn đàn tiếng Thái để đạt được mục tiêu trên.

Nong Bua Lamphu, ngày 20.8.2010

Đôi khi thấy mình bất lực

Có khi mình làm việc mục vụ cảm thấy cơ hội để phát triển vô hạn và mình cảm thấy thật phấn khởi. Mình nghĩ rằng chắc chắn các điều kiện sẽ tốt và tất cả chỉ lệ thuộc vào nỗ lực của mình. Thế nhưng mình cũng đã nghĩ sai lầm. Những cơ hội xem ra vô tận đó bổng nhiên bị đóng chặt lại bởi một yếu tố bất ngờ nào đó.

Ví dụ như mục vụ giới trẻ của mình tại giáo xứ. Mình có một số bạn trẻ rất hăng say và đạo đức, nhưng chính bố mẹ lại ngăn cản không cho con cái đến tham gia các sinh hoạt tại nhà thờ.

Hoặc như các bạn trẻ tại TT HIV. Mình cứ nghĩ rằng vị điều khiển trung tâm sẽ rất ủng hộ cho các bạn được tham gia các sinh hoạt trong nhà thờ hầu phát triển tâm linh và tính tình. Nhưng ngược lại những sinh hoạt mình tổ chức đều không mấy được hưởng ứng bởi vị này. Và nếu có để cho các bạn trẻ trong TT HIV tham gia thì cũng chỉ là cách miễn cưỡng trong khi chính vị ấy không mấy thấy rằng những sinh hoạt giới trẻ như họp đoàn, học kỹ năng sống, hoặc tham gia làm việc từ thiện là những sinh hoạt thiết yếu cho đời sống của các bạn trẻ trong TT.

Làm cha xứ đôi khi cảm thấy có nhiều quyền mà nhiều khi cũng cảm thấy vô cùng bất lực. Bất lực vị lời kêu gọi của mình không nặng bằng đồng tiền mà giáo dân kiếm ra được khi họ buôn bán sáng Chúa Nhật thay vì đi nhà thờ. Bất lực vị các bạn trẻ lao động di dân không thể nào từ chối lệnh của chủ thuê phải đi trồng cây cao su nhiều ngày Chúa Nhật liên tục thay vì đi nhà thờ mà mình cũng chẳng thể làm gì được. Bất lực vì cha mẹ không cho con cái họ đến nhà thờ mà mình cũng không thể làm gì cho họ đổi ý. Bất lực vị các chương trình có giá trị được tổ chức lại không được hưởng ứng bởi những người đáng ra phải nhận ra giá trị của nó. Thế rồi nhiều có cảm giác như phải năn nỉ người ta đi lễ, năn nỉ cho con em được đến sinh hoạt, năn nỉ cho họ mang con đến cho mình dạy, năn nỉ cho họ cầu nguyện để họ được ơn cứu rỗi. Rồi nhiều khi thấy vô cùng bất lực vì phải đương đầu với thật nhiều cử chỉ và hành động khước từ.

Nong Bua Lamphu, ngày 8.8.2010

Bangkok taxi ride


I am sitting in a taxi trying to make my way down Sukhumwit Street in Bangkok. It’s raining and the traffic is jammed, not that it’s not jammed virtually all day and much of the night. I strike up a conversation with the taxi driver.

“How long have you been driving the taxi?” I ask.

“About four years,” he answers succintly.

“What were you doing before that?”

“I was working with my brother in a family business.”

“Where’s your family?”

“In Nong Bua Lamphu.”

“Really?” I am surprised. “I’m working in Nong Bua Lamphu now.”

“Really?” It’s his turn to be surprised. You don’t bump into too many people from Nong Bua Lamphu in Bangkok. Not that there aren’t people from this province trying to make it in the big city, it’s just that NBL is a small province, and Bangkok is a big town. They get spread out and so you don’t bump into too many of them.

“What do you do in NBL?” he asks me.

“I’m a pastor at a Catholic church. We’re also trying to do some programs to help the community,” I answer.

“That’s great,” he says. “NBL needs a lot of development.”

“It’s better now than it used to be, I think,” I observe. “But there’s still a long way to go.”

The taxi driver nods his head in agreement. As he stops at the intersection of Sukhumwit and Asok, waiting an eternity for the red traffic light to turn green, he tells me about what he used to do to make a living in NBL, and since it just wasn’t enough he decided to try things out in Bangkok. It’s not easy driving the taxi, but at least he’s got more to send back to the family in NBL so that the children can go to school and have the things they need.

Back in NBL, I’m making use of my role as pastor of the province’s only Catholic church to make some contributions to the development of the town. It’s not much, but it’s something. Before I came and at present, the Mother of Perpetual Help Center run by Br. Damien Lunders, a veteran American missionary has been making an impact on the HIV/AIDS care and prevention program in the region. People in town all know about the center and its work. They know about him too, because he’s one of the few Western men in the province who don’t have a Thai girlfriend or wife. It’s still something that some local people haven’t gotten a grasp of.

The AIDS center is right next to the church. People in town know more about the center than they do about the church, partly because of the widespread work done by the center, partly because ever since the church was built, none of the priests who came to be pastor here stayed long enough to help the parish develop or to start community outreach programs.

We’re trying to make up for that now. So we got programs started. Got the youth together to have activities, get community youth and children from the AIDS orphanage to come to the church to participate in summer programs, year-long programs, and special activties. Now we’re establishing a house on a big piece of land belonging to the diocese at the foothills of NBL mountains, right behind the provincial hospital as a place for people who need temporary shelter, especially the poor village folks who come to the hospital to visit and take care of sick family members. Some stay for a few days, others for weeks. They end up sleeping on the hospital corridors, or camp outside on hospital grounds. It’s a pitiful sight to see. So we’re opening up this place to help people like this, people who are “strangers” among our midst.

The traffic light turns green. The taxi driver shifts gear and starts to cross the big intersection. Overhead, the Skytrain zooms past us, its railway supported by heavy concrete structures that consume up a big part of the space in the middle of Sukkhumwit Street. Here if you look left, you see buildings – hotels, banks, restaurants, bars. If you look right, you see more buidlings – massage parlors, departments stores, tailor shops, and so forth. If you look around, you see taxis, cars, food vendors, motorbikes. If you look up, you see concrete. No sky in sight. That’s Bangkok. That’s what people leaving NBL and the other small towns of Thailand are heading to. That’s what my taxi driver came to see when he left NBL four years ago.

But for me, NBL’s got its own subtle charms. Sometimes, it’s nice to be riding your motorbike down the road that runs around town, taking in the fragrant scent of new rice stalks after the rain, trying to dodge the cows crossing the street, and in front of you is the sky full of gray clouds trying to break apart after the rain has already stopped.

Chút tâm tư


Hôm nay ngồi xuống viết nhật ký. Thời gian qua làm biếng viết quá. Không phải không có chuyện gì để viết. Thật ra rất nhiều nữa là khác. Nào là chuyện công việc mục vụ, truyền giáo. Nào là chuyện đời sống hằng ngày. Chuyện vui chuyện buồn đủ hết. Nhưng không viết. Có lẽ vì thời gian qua mình bị chi phối bởi những cái trò chơi Facebook. Dạo này mình có FB cho cá nhân, cho nhà thờ, cho công việc. Rồi thêm blog cho nhà thờ nữa. Cứ đủ thứ linh tinh làm cho mình không còn để tâm để trí đến cái blog Nhật Ký Truyền Giáo của mình nữa.

Dạo này công việc của mình nhiều thêm. Phải lo về chi phí nhiều. Mình ngu thật, đẻ ra công việc rồi phải tìm kinh phí. Tại sao mình không toại nguyện với cái việc bình dị mà không tốn nhiều kinh phí nhỉ. Có lẽ đây là điều mình phải điều chỉnh trong bản thân, trong đường lối làm việc. Phải hạn chế những sinh hoạt cần đến tiền bạc. Không biết điều này có khả thi hay không. Người ta vẫn nói không có tiền thì chả làm được gì.

Mấy hôm nay mình mất ngủ. Lỗi tại mình. Mình cứ bảo là tối nay sẽ đi ngủ sớm, nhưng cuối cùng cứ loay hoay với cái này cái kia rồi lại không ngủ. Đến khi quyết định tắt đèn thì phát hiện ra quá giấc ngủ rồi. Thế là trong đầu lại suy nghĩ linh tinh, làm cho giấc ngủ cứ chập chờn. Người ta đi ngủ trể thì dậy trể. Còn mình có ngủ trể cũng cứ mò đầu dậy khi trời còn sớm.

Mấy hôm nay nhà xứ yên tĩnh hẳn. Hai nhân viên đi tham dự khóa huấn luyện về giới tính. Thầy Bernd tham dự chương trình huấn luyện giới trẻ của TTĐMHCG. Thế là nhà thờ chỉ có một mình mình ở lại. Trước đây mình ở một mình cả năm trời thấy bình thường. Bây giờ quen với cái cảnh người ra người vào hằng ngày nên không có ai lại cảm thấy trống trải.

Giờ đây mình cần thêm quyết chí để làm hai việc. 1) Đi ngủ sớm. 2) Tập thể dục thường xuyên.

Hai cái này còn khó hơn kiếm kinh phí cho các chương trình mục vụ của mình nữa.

Nong Bua Lamphu, ngày 15.7.2010

Chuyện mục vụ giáo xứ


Mình vừa từ Bangkok trở về tối hôm qua. Mình đi Bangkok từ ngày thứ tư, đón thầy Sơn từ bên Mỹ đến thăm và tìm hiểu về công việc truyền giáo của hội dòng tại Thái Lan. Thầy cũng có ý định muốn phục vụ tại Thái Lan trong tương lai. Mình rất mừng khi có người anh em đến thăm và tìm hiểu. Tại Thái Lan đang cần thêm thành viên của dòng đến để cộng tác cũng như phát triển mục vụ truyền giáo ở đây.

Tuần qua mình ở Bangkok cũng có dịp để nghe một người Phi Luật Tân đến Thái Lan để chia sẻ về kinh nghiệm của ông ta về lòng thương xót Chúa. Ông Stanley kể rằng ông đã bị chết đi, và bác sĩ đã tuyên bố ông đã chết. Nhưng sau ba ngày, ông đã được Chúa cho sống lại để đi quảng bá về lòng thương xót của Ngài cho cả thế giới. Ông đã đi rất nhiều nơi và đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trên bảy ngìn lần.

Lần này ông đến Thái Lan lần thứ hai và đang đi chia sẻ tại nhiều tỉnh thành. Trong chuyến đi này ông cũng sẽ đến nhà thờ của mình chia sẻ vào tối thứ sáu tuần này. Cách đây vài tuần, ông Peter, chủ tịch hội Lòng Thương Xót Chúa tại Thái Lan đã liên lạc với mình và ngỏ ý muốn cho ông Stanley đến chia sẻ tại NBL. Mình đã vui lòng đồng ý. Mình cũng đang kêu gọi giáo dân đến tham dự. Hy vọng rằng sẽ có nhiều người đến nghe ông Stanley chia sẻ vào tối thứ sáu này, đặc biệt sẽ có những người Phi Luật Tân đến tham dự.

Mình cũng hy vọng rằng kinh nghiệm của ông Stanley sẽ đánh động người nghe để họ có thêm lòng đạo đức và niềm tin. Giáo xứ mình chỉa là một giáo xứ nhỏ bé. Nhưng mình cũng muốn có những sinh hoạt như thế này cho cộng đoàn ở đây, để họ thấy rằng mình là một phần của giáo hội trên cả nước và cả thế giới. Sau này mình sẽ tìm cách có thêm nhiều sinh hoạt nữa để giáo xứ này, tuy nhỏ bé, nhưng không ngừng phát triển để trở nên một cộng đồng chất chứa đầy sức sống.

Nong Bua Lamphu, ngày 4.7.2010

Tai nạn


Sáng hôm qua mình phải đi phòng cấp cứu vì bị tai nạn khá nặng. Ở địa điểm đang sửa sang làm nhà tình thương, thơ xây nhà mời mình đến xem máy bơm nước. Ông ta nói máy bơm không được nhiều nước. Có lẽ nước dưới giếng không nhiều. Ông sơ không đủ để cho nhiều người dùng.

Máy bơm nước bỏ bên ngoài cũng dễ bị ăn cắp. Vì vậy ông ta xây một cái lồng bằng sắt để bỏ nó vào. Trên đó ông bỏ một tấm tôn để che lại. Mình đang ngồi để kiểm tra máy bơm nước với ông thờ. Mình thắc mắc gì đó, định vào sát máy để xem thì không để ý nên va vào tấm tôn. Máu chảy khủng khiếp. Không ngờ trên đầu mình có nhiều máu như thế. Chảy đẩm cả áo quần, tay và tóc. Ông thợ đưa mình lên xe để đi bệnh viện cấp cứu. Máu chảy ra trên ghế xe của ông.

May là nơi bị tai nạn gần bệnh viện nên đến thật nhanh. Họ cho mình lên xe đẩy nằm và đưa vào bên trong ngay. Y tá bịt vết thương cho ngừng chảy máu. Người y tá đó cũng chính là người đã từng học trong khóa tiếng Anh mà mình dạy ở bệnh viện.

Y tá nói vết thương khá dài, ở chỗ chân tóc. Một lát sau thì cô Mèm đến. Cô ta đi làm việc với nhân viên bệnh viện để giảm giá cho mình vì mình là linh mục và bị thương do làm việc từ thiện. Thầy Bernd cũng đến. Thầy lấy máy điện thoại ra chụp hình để gởi làm tin cho thầy Ron đang ở Bangkok.

Y tá may vết thương cho mình, mất hết 8 múi. Rồi sau đó băng lai. Họ chích cho mình một mũi thuốc chống tetanus, cho kháng sinh, và cho thuốc giảm đau đem về nhà uống.

Từ trong phòng cấp cứu bước ra thấy trên người mình áo sống đẩm máu làm nhiều người chú ý. Có lẽ mình mới trải qua một tai nạn xe cộ hay một vụ cướp giật gì ghê gớm lắm. Thầy Bernd đưa mình về lại nhà thờ để nghỉ ngơi.

Hôm nay mình đi đến nhà Tình Thương để xem công trình sửa sang. Bây giờ đã gần xong. Tiếp theo phải trang trí nhà và đưa vào xử dụng. Hy vọng rằng công việc này sẽ thành công và đúng vớ ý Chúa.

Nong Bua Lamphu, ngày 22.6.2010

Nhìn lại ngày Chúa Nhật


Những giây phút yên tĩnh vào tối Chúa Nhật như một món quà tặng vô giá mà mình nhận được sau mỗi cuối tuần đầy những sinh hoạt nhà thờ. Hôm nay mình dâng lễ sáng Chúa Nhật như thương lệ. Bọn trẻ hôm nay đọc kinh to hơn vì cô Mèm dạy cho nó đọc kinh, và giáo dân cùng đọc chung những câu thánh vịnh. Mình hôm nay cũng giảng dài hơn bình thường một tí vì các bài đọc hôm nay quả thực là phong phú. Bài đọc tuy ngắn, nhưng ý nghĩa thì thật là sâu sắc, nên muốn giảng ngắn cũng khó.

Trong lễ, thằng Thưởng nó bị gục. Không biết có liên quan gì đến việc mình giảng dài hơn bình thường một tí không? Nó bị cảm cúm mấy ngày nay vẫn chưa khỏi. Hai tuần nay nhiều người bị cúm. Bọn teen ở nhà Mẹ Maria dường như đứa nào cũng bệnh. Nhân viên ở đó cũng bị bệnh theo. Tuần trước thầy Damien chở cả nhóm đi dã ngoại, cuối cùng cũng mắc bệnh. Thầy tuổi lớn rồi nên khó hồi phục hơn tụi nó. Thầy bệnh nặng phải đi bệnh viện điều trị hai ngày. Các bạn trẻ Việt Nam cũng có thằng không khỏe. Mấy ngày nay thằng Tăng xin mình thuốc để uống. Hôm nay thằng Thưởng lại ngã.

Mình làm lễ xong thì sinh hoạt với giới trẻ và phụ thầy Bernd dạy lớp Kỹ Năng Sống thế Thồn, là người dạy chung với thầy Bernd. Hôm nay Thồn có việc nên phải vắng mặt. Đề tài của lớp hôm nay là kỹ năng lắng nghe.

Dạy xong thì mình đưa thằng Thưởng đến bệnh viên để khám. Họ khám trong phòng cấp cứu. Nó sốt 37 độ C. Họ cho nó thuốc uống, kháng sinh, và thuốc cảm, cũng như thuốc ho, và thuốc nâng đề kháng. Sau đó mình đưa nó về nhà xứ, cho nó nghỉ trong phòng ngủ của mình. Mình ăn cơm xong cũng nghỉ một lúc.

Hai giờ mình ra khỏi phòng và giúp thằng Thắng và thằng Hùng lựa áo quần cũ mà người ta cúng. Mình có dự định sẽ bán đồ cũ để gây quỹ cho việc từ thiện của giáo xứ. Bây giờ đang có công trình nhà tình thương, nhưng ngân quỹ thì hơi thiếu.

Khoảng 3 giờ thì cha Pan và thầy Prasert đến. Ngài muốn quay video mình nói cảm tưởng về ĐGM George Phimpisan. Video sẽ chiếu vào tối thứ 5 trong dịp tiệc đề bày tỏ lòng biết ơn với ngài sau khi ngài đã về hưu. Mình cũng giúp cha Pan quay video của các seour dòng Mẹ Têrêxa phát biểu cảm tưởng.

Sau khi cha Pan về thì mình bắt đầu dạy lớp tiếng Anh cho bọn trẻ. Dạo này mình mở lớp dạy tiếng Anh cho các em lớp 6-7 vào mỗi chiều thứ bảy và Chúa Nhật, mỗi ngày hai giờ đồng hồ. Dạy tiếng Anh xong khoảng 5 giờ chiều. Lúc đó mình đã khan hết cổ họng và không muốn nói gì nữa.

Sau một ngày như thế thì những giây phút yên tĩnh như bây giờ thật là quý giá.

Nong Bua Lamphu, ngày 20.6.2010

Theo đạo Công giáo nhưng phải vào chùa đi tu


Hôm qua, Joe một thanh niên người Thái gọi điện thoại tới để xin mình tham vấn. Anh Joe là một người đạo theo và rất sùng đào. Anh đặc biệt sùng kính Đức Mẹ và lần chuổi mỗi ngày. Anh đã tự mình theo đạo mặc dầu trong gia đình đã phản đối rất nhiều.

Anh kể trước đây, nhiều khi đi nhà thờ về bị bố mẹ mắng. Gia đình anh là người Thái gốc Hoa. Mẹ anh đặc biệt sùng Phật và mỗi ngày đểu cúng vái.

Ở Thái Lan có một truyền thống rất đặc biệt, là người con trai trong gia đình sau khi đã lên 21 tuổi phải đi tu một thời gian để báo hiếu cho bố mẹ. Nếu người nào đã đến tuổi trưởng thành mà chưa vào chùa thì người đó chưa được xem như một người lớn thực sự. Và nghi thức xuống tóc rồi mặc áo cà sa là một nghi thức khá long trọng. Tuy vậy, có người chỉ đi tu một tuần, hai tuần, hoặc một tháng. Nếu lâu hơn thì vài tháng hoặc một năm. Nhưng việc đi tu này chỉ mang tính tạm thời không giống như các vị sư tu suốt đời trong chùa.

Joe đang gặp phải chuyện vô cùng khó giải quyết vì mẹ của Joe rất muốn cho anh ta phải vào chùa để tu và trải qua nghi thức nói trên. Ngược lại thì Joe không muốn, đặc biệt là vì anh đã trở nên một người Công giáo chính thức từ lâu và anh rất sùng đạo.

Sau khi nghe Joe trình bày thì mình cũng không biết giúp giải quyết như thế nào. Một phần là mình không thể khẳng định nghi thức xuống tóc trong chùa là không ngược với đạo Kitô giáo. Nhưng mình lại không muốn cho gia đình của Joe cảm thấy rằng việc anh theo Kitô giáo là quay lưng lại với phong tục tập quán của người Thái và của gia đình. Mình khuyên anh nên tìm những cách để trình bày cho cha mẹ biết rằng anh ta luôn là người con hiếu thảo trong gia đình, và luôn luôn nhớ đến bố mẹ trong kinh nguyện. Nhưng Joe nghĩ rằng như thế vẫn chưa đủ. Mẹ Joe rất cần nhìn thấy anh ta chịu nghi thức xuống tóc và mặc áo cà sa.

Vấn đế của Joe thực ra là một vấn đề khá phổ biến với nhiều bạn trẻ muốn theo đạo Công giáo nhưng bị cản trở bởi gia đình và phong tục tập quán xuất phát từ Phật giáo. Có nhiều người buộc phải làm nghi thức này xong rồi mới chịu phép rửa tội để gia đình khỏi phải phản đối. Có người đã rửa tội rồi, nhưng vì bị gia đình áp lực nên cũng đành phải vào chùa xuống tóc một tuần để làm tròn bổn phận. Có người quyết định không làm thì bị gia đình chỉ trích mạnh mẽ.

Mình nghĩ rằng trường hợp này là lý do tại sao chúng ta rất cần đến những nỗ lực đối thoại liên tôn để các tôn giáo xích lại gần nhau hơn và thông cảm với nhau hơn. Nhiều người vẫn nói rằng, "đạo nào cũng tốt." Nhưng trên thực tế, khi họ phải chọn lựa thì họ không chịu chọn lựa. Và nhiều khi họ lại cấm cản người khác được chọn lựa theo ý của mình.

Do sự thiếu hiểu biết giữa các tôn giáo mà ngày nay, nhiều người Thái vẫn cho rằng việc theo đạo Kitô giáo là quay lưng với gia đình và truyền thống. Người Việt Nam cũng thế. Nhiều người vẫn nghĩ rằng theo Công giáo là bỏ quên ông bà tổ tiên, trong khi sự thực thì chẳng phải như thế tí nào. Những ấn tượng thời xưa vẫn chưa hết phai nhòa trong tâm trí của nhiều người dẫn đến những nhận định thiếu chính xác. Chính vì thế mà việc đối thoại liên tôn cần được phát triển nhiều hơn, để chúng ta có thể hạn chế những hiểu lầm lẫn nhau. Để rồi nếu ai đó có những lựa chọn cho niềm tin của mình thì để cho họ có sự tự do lựa chọn mà không bị chỉ trích hay cản trở.

Nong Bua Lamphu, ngày 18.6.2010

Xây dựng

Thời gian này mình "sài tiền" thật nhiều. Không phải sài cho chính mình, mà sài cho công việc truyền giáo. Nào là xây dựng chòi sinh hoạt phía sau nhà thờ. Nào là sửa sang căn nhà ở chân núi để làm nhà tình thương. Rồi sắp tới là xây tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Đó là chưa tính các chương trình mục vụ như lớp dạy kỹ năng sống và tiền lương cho hai nhân viên giúp việc giáo xứ. May là mình cũng có một vài mạnh thường quân giúp đỡ một phần chi phí, cũng như trước đây mình đã dành giụm được một số tiền mà người thân quen biếu tặng trong chuyến đi Hoa Kỳ năm ngóai. Nếu không có số tiền này thì cũng chẳng làm gì được.

Hình như sài tiền nó cũng bị ghiền hay sao ấy. Mình thấy vừa xong công trình này thì đã nhảy sang công trình khác, mà công trình nào cũng nhiều tiến. Cái chòi sinh hoạt mất hết hơn 3000 USD. Tượng đài Đức Mẹ mình chưa biết sẽ mất hết bao nhiêu.

Hôm nay vừa mới "khánh thành" cái chòi mà tiếng Thái gọi là "sala". Nó được làm bằng gỗ, nhưng mái thì bằng tranh. Lý do làm bằng tranh là tại vì mình thích tính chất "thiên nhiên" của nó. Nó nằm giữa những bụi chuối bên cạnh con suối sau nhà thờ. Nhìn nó mộc mạc và dễ thương. Thế mà cũng mất cả tháng trời mới xây xong cài "chòi" này. Nó không đơn giản như mình nghĩ. Nào là phải xây nền, rồi xây cái khung. Rồi công trình bào gỗ, đóng ván cũng mất nhiều ngày.

Chiều hôm nay mình đã dùng nó cho việc dạy tiếng Anh cho bọn trẻ. Nhà thờ mình không có nơi nào dạy gì được. Cái văn phòng thì bây giờ quá chật hẹp và nóng nực. Vào đó là việc đã thấy khó chịu. Dạy học trong đó càng khó chịu hơn. Mà ban ngày thì văn phòng có nhân viên nhà thờ làm việc. Mình vào đó dạy giáo lý cũng không được. Nếu chỉ dạy số học sinh 5-10 người thì cái chòi cũng rất lý tưởng. Ở ngoài thiên nhiên thì dễ chịu hơn, chỉ tội nó gần cái khe nên cũng hay bị muổi. Không biết tại sao cái khe này có nước mà không thấy nó chảy. Nước cứ ứ lại như vậy, rồi rong rêu mọc lên, rồi sau đó là sinh ra muổi. Ban đêm ngồi hóng gió trước nhà xứ mà phải thủ cái nhang muổi thì may ra mới ngồi lâu được một chút. Không thì thì ngồi mà cứ xua tay lia lịa. Thế mà một lúc vào nhà thì cũng ít nhất vài cái mận trên tay chân.

Nói chung bây giờ có một cái gì đó là "dấu ấn" của mình tại ngôi nhà thờ này cũng làm cho mình phấn khởi. Dù sao đi nữa thì mình đến đây cũng muốn giúp cho nó phát triển, không chỉ về mặt mục vụ mà còn cả vấn đề "cơ sở hạ tầng". Có lẽ cái chòi và tượng đài Đức Mẹ sẽ là hai cái duy nhất mà mình làm được, vì đất nhà thờ nhỏ xíu. Làm hơn nữa thì cũng chẳng biết làm ở nơi nào. Còn việc đập nhà thờ xuống và xây lên lại cái khác thì không bao giờ dám nghĩ tới. Mình thật sự phục các cha ở Việt Nam làm thế nào mà quyên góp xây được những cái nhà thờ to đùng như thế. Mình chỉ làm vài việc nho nhỏ mà cũng đã thấy phê rồi. Có lẽ xây dựng không phải là thế mạnh của mình. Mình chỉ mong sao phát triển trong các công tác mục vụ. Thế là đã mừng lắm rồi.

Nong Bua Lamphu, ngày 13.6.2010

Khó khăn trong mục vụ


Có khi ai cũng muốn làm điều mà mình cho là tốt trong cương vị của mình. Mình làm cha xứ thì mình thấy có những điều mà mình có thể làm được cho giáo dân, đặc biệt là cho giới trẻ. Các seour chăm sóc những đứa trẻ mồ côi thì các seour cũng có phương pháp và đường hướng làm việc của các seour. Thầy Damien chăm sóc các bệnh nhân SIDA và các bạn tuổi teen bị HIV cũng có phương thức của thầy. Ai cũng muốn làm điều tốt. Ai cũng phải hy sinh thật nhiều để thực hiện điều mà mình cho là đúng và cần thiết.

Nhưng nhiều khi mình cũng tự vấn tại sao chúng ta lại không hiểu được thiện chí lẫn nhau. Tại sao nhiều khi mình chỉ thấy việc mình làm là tốt mà không nghĩ rằng cách khác cũng tốt không kém. Mình làm cha xứ mình cho rằng làm như thế này là tốt. Thầy Damien quản lý các bạn trẻ bị HIV lại cho rằng chúng không cần làm cái này, vì chúng đã làm những cái khác. Đối với những đứa trẻ của các seour cũng thế.

Đã nhiều lần mình cảm thấy thật buồn và bức xúc vì những sinh hoạt mình tạo ra cho giáo dân, người lớn có, giới trẻ có, thiếu nhi có, lại không nhận được sự ủng hộ từ thầy hoặc các seour. Mình bức xúc vì nghĩ rằng các ngài không nhận ra giá trị của việc mình đang làm cho những con em mà họ đang quản lý. Mình bức xúc vì mình nghĩ rằng mình đang đáp ứng một nhu cầu cần thiết cho chúng mà lại bị cản trở.

Thế nhưng có lẽ các ngài lại không nghĩ như thế. Không phải các ngài muốn cản trở mình, mà các ngài chỉ thấy rằng các ngài có những phương cách khác, và những gì mình đưa ra không phải là điều thiết yếu. Đôi khi thấy oan thật, Đôi khi mình cũng thấy oan, thấy thất vọng vì mình nghĩ mình sẽ đuợc ủng hộ bởi những người hiểu biết nhất. Có khi thấy bức xúc vì dường như phải năn nỉ để cho mình làm việc tốt. Có khi thật bất ngờ vì mình hành nghề làm dâu trăm họ, mà muốn phục vụ những họ đó cũng thật là vất vả.

Nong Bua Lamphu, ngày 7.6.2010

Một đám cưới buồn tẻ của lao động di dân tại Thái Lan


Tuần này một trong những lý do mình phải đi Bangkok là để làm đám cưới cho một đôi bạn trẻ người Nghệ An đang lao động tại Việt Nam. Hai bạn còn rất trẻ những lại cần đám cưới gấp vì lý do "ăn cơm trước kẻng" và rốt cuộc người bạn gái đã mang thai. Nay đã gần bảy tháng.

Tháng trước mình cũng có đi Bangkok để làm hai cái đám cưới. Và thêm lần nữa một trong hai đôi cũng rơi vào trước hợp mang thai ngoài hôn nhân. Thế là trong ba đôi đã hai đôi rơi vào tình trạng phải đám cưới gấp hơn dự định. Các tình huống như những đôi bạn trẻ trên dạo này quá phổ biến, đặc biệt là trong thành phần giới trẻ lao động di dân đang sống ngoài hệ thống gia đình và xóm làng.

Đám cưới của hai em Q. và H. thật tội nghiệp. Trong nhà nguyện của dòng Chúa Cứu Thế tại Minh Buri, Bangkok, hai em chỉ có bạn bè đến tham dự không tới 10 người. Số người còn lại là các seour và bác Trọng. Bây giờ các thầy DCCT đến du học ở Thái Lan cũng đã về lại Việt Nam nên thật buồn tẻ.

Việc làm cho đám cưới thêm buồn là vì chú rể vừa phát hiện ra bị sỏi thận nên đang phải điều trị và trải qua những cơn đau. Cô dâu thì mang bầu, và là tân tòng nên cũng chưa hiểu lắm về các nghi thức. Đến lúc phải cầm tay nhau để thề hứa với nhau thì cô dâu mắc cở không dám nói. Mình phải nhắc hai anh chị đây là một nghi thức tôn giáo và phải nghiêm túc nếu muốn cho bí tích hôn phối được thành.

Sau khi lễ đã làm xong thì mọi người đi ra một quán buffet gần đó để ăn mừng. Quán buffet chỉ là một quán ăn bình dần mà khách đến chọn những món thức ăn sống đem tới nướng và nấu ở bàn của mình. Bàn "tiệc cưới" có hơn 10 người đến chung vui.

Mình ở lại với các bạn khoảng 1 giờ đồng hồ rồi ra về vì có hẹn trong thành phố. Thầy hoàn cảnh của hai em cũng đáng thương, nhưng rồi cũng đáng trách. Nếu hai em biết cẩn thận hơn, biết dữ mình hơn, biết xiêng năng phấn đấu để làm việc hơn, thay vì rơi vào chuyện yêu đương một cách thiếu suy nghĩ, thì có lẽ ngày cưới của hai em sẽ không buồn tẻ như thế này. Đây là một điều mà các bạn đang lao động tại Việt Nam nên nhìn vào để suy nghĩ và quyết định cho tương lai của mình.

Nong bua Lamphu, ngày 5.6.2010

Em Hum bị từ chối vào trường


Thứ hai vừa rồi mình bước vào TT ĐMHCG thì cô Fốn, nhân viên của TT nói với mình cô mới đi cải tay đôi với hiệu trưởng của trường trung học Nong Bua Withayayon về. Mình hỏi cô: - Ủa, chị cải tay đôi về chuyện gì?

- Thưa cha, về chuyện em Hum (một bạn trẻ mới đến TT Mẹ Maria để sống).
- Nó ra sao?
- Thưa cha, tôi đưa nó đến xin nhập học ở trường. Người ta nói là còn một chỗ nữa và nhận nó vào. Sau đó đi đến gặp hiệu trưởng, ông mở hồ sơ nó ra, thấy nó bị nhiễm HIV, nên ông nói không nhận nữa.
- Như vậy đâu được.
- Thưa cha, không được. Tôi cũng nói với ông như vậy. Điều này trái với luật bảo vệ nhân quền của trẻ em và người bị nhiễm HIV.
- Chị có nói vậy với ông không?
- Thưa cha có. Ông nói đừng đem luật ra để nói với ông.
- Việc này đâu để yên được.
- Tôi không để yên đâu. Tôi có nói với ông là tôi sẽ kiện lên văn phòng tỉnh nếu ông không nhận Hum.
- Đúng vậy. Ông này không biết ông đang làm gì.

Sau khi nói chuyện với cô Fốn xong, mình phải đi ra sân bay để đi Bangkok, hôm nay mới trở về. Trong khi ăn tối, mình nói chuyện với thầy Bernd thì được biết là hôm qua, đã có một cuộc họp ở văn phòng của ngài trưởng tỉnh Nong Bua Lamphu. Trong cuộc họp có thầy hiệu trưởng và một số người của trường học. Bên này thì có cô Fốn và một số đại diện của các tổ chức về HIV.

Thầy Bernd cho hay trong cuộc họp, phía trường học đã nêu lên lý do là trường bây giờ có quá nhiều học sinh, và không thể nhận thêm. Nhưng cô Fốn đã không chấp nhận sự biện hộ này vì trước đây, họ đã nhận em Hum. Thầy hiệu trưởng chỉ rút lại lời nhận sau khi phát hiện ra em bị nhiễm HIV. Và ông ta cũng đã thừa nhận là ông làm việc này trong ngày đầu tiên nói chuyện với Fốn.

Cuối cùng thì đã có sự thỏa thuận phải tiếp nhận Hum vào trường, và việc từ chối em là điều trái luật pháp. Phía thầy hiệu trưởng phải trực tiếp xin lỗi em Hum vì đã có những hành động và lới nói xúc phạm đến con người của em.

Thế đấy, đến bây giờ mà vẫn còn rất nhiều người, ngay cả những người có ăn học và có trách nhiệm lớn có những suy nghĩ hẹp hòi và thiếu ý thúc. Việc bảo vệ nhân quyền của người bị nhiễm HIV vẫn là một công việc phải làm thường xuyên vì cộng đồng vẫn tiếp tục xua đuổi và có những nghi kỵ đối với người bị nhiễm HIV.

Dầu sao đi nữa thì một điều tốt đã xảy ra sau sự kiện này, là trường học Withyayon đã đồng ý tổ chức chương trình dạy về HIV và giới tính cho học sinh, mà người đảm trách việc này chính là nhân viên của TT ĐMHCG, trong đó có cô Fốn.

Nong Bua Lamphu, ngày 3.6.2010

Kỷ niệm 4 năm trong đời sống linh mục


Thế mà cũng đã bốn năm rồi từ ngày mình lãnh nhận bí tích truyền chức thánh để trở nên linh mục của Chúa. Chiều nay mình dâng lễ tạ ơn Chúa trong ngôi nhà thờ nhỏ bé của mình. Thực ra nó cũng chỉ là thánh lễ chiều mà mình vẫn dâng mỗi ngày, chỉ có hôm nay có một chút khác biệt nhân dịp mình kỷ niệm 4 năm trong đời sống linh mục.

Tối nay một số bạn trẻ đến giáo xứ để chúc mừng và nấu ăn để chia vui. Quảng thời gian 4 năm cũng chẳng là bao nên không có lý do gì để cho mình phải làm to tất. Mình vẫn thích âm thầm như thế, và đơn sơ như thế. Có lẽ sau này nếu Chúa cho mình làm linh mục một thời gian đáng kể thì mình sẽ có cái gì đó hoành tráng hơn. Bây giờ chỉ cần lời cầu nguyện cho mình thêm nghị lực để làm việc là vừa.

Bây giờ đã khuya, mình buồn ngủ. Các bạn trẻ ăn xong, ngồi nói chuyện một lúc trước nhà, nhưng bây giờ cũng đã về. Mình cảm ơn Chúa đã cho mình bốn năm bình yên trong đời sống linh mục. Giờ đây mình lên giường ngủ với lòng đầy tạ ơn và bình yên trong ơn gọi thánh hiến của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 27.5.2010

Mùa mưa đã trở về


Hai ba ngày qua những cơn mưa đã trở lại vùng đất khô cằn này. Những đồng ruộng cách đây vài tuần nhìn khô khan, cây cối héo úa bây giờ như đã có sức sống trở lại chỉ sau vài trận mưa tuy không dài nhưng rất mạnh. Dãy núi chạy ngang qua tỉnh Nong Bua Lamphu bây giờ không phải là một màu vàng héo úa mà là màu xanh đậm của những lá cây vừa mới mọc lên.

Mưa đến cũng làm cho không khí dễ chịu hơn, cho dù chỉ trong vài chục phút hoặc vài giờ đồng hồ. Ở đây thì tình hình oi bức là chuyện thường ngày. Mà nếu không oi bức thì những cơn mưa cũng không chịu đến.

Mùa mưa trở lại thì có những thứ linh tinh phải đế ý nhiều hơn. Ví dụ như khi mưa mà phơi áo quần sau nhà thì rách việc. Hoặc cái bộ ghế salon mà các seour dòng Mẹ Têrêxa hết sài cho lại nhà xứ, bỏ trước hiên mỗi khi mưa đến thì mấy cái nệm cũng ướt nhèm nếu không kịp dọn vào. Nhưng những cái bất tiện này thì là chuyện nhỏ nếu so với lợi ích của người dân làng cần có giọt nước để làm mùa màng. Năm này mùa mưa đến chậm hẳn nên việc trồng trọt dường như cũng bị định chỉ.

Thực ra mình cũng rất thích mùa mưa. Thích được nhìn thấy những đồng ruộng xanh tốt trong mùa trồng lúa. Thích nhìn thấy có những dòng nước chảy dưới con suối chạy xung quanh nhà thờ. Thích nghe tiếng ếch nhái kêu sau mỗi trận mưa dài. Thích cái cảnh gió thổi ào ạt khi trời bắt đầu chuyển mưa và sau đó không gian trở nên một màu xám vì cơn mưa quá lớn. Tạ ơn Chúa vì cuối cùng, mùa mưa cũng đã trở lại với tỉnh NBL.

Nong Bua Lamphu, ngày 25.5.2010

Hai thằng quỷ sứ



Có khi người ta nghe tới những đứa trẻ bị nhiễm HIV thì họ cảm thấy thương hại và tội nghiệp cho chúng. Ai cũng muốn giúp đỡ cho những trẻ em vô tội mà phải chịu một căn bệnh vô phương trị như thế. Khi nói tới những trẻ em trong các TT mồ côi cũng thế. Ai cũng hình dung những đứa bé tội nghiệp và đáng thương.

Nhưng không phải đứa nào cũng thế. Trường hợp hai thằng Boy và Arm trong TT của thầy Damien là một điển hình. Hai đứa này năm nay 15 và 16 tuổi. Cả hai đều bị nhiễm HIV từ khi mới sinh. Cả hai đều đã từng ở những TT khác. Nay thầy Damien đem về TT dành cho các bạn trẻ bị nhiễm HIV ở và giáo dục. Thầy Damien xây dựng một TT thật đẹp và khang trang. Có nhiều cái bọn nó có trong TT còn hơn cả mình có trong nhà xứ nữa. Ví dụ mình mới gần đây mới có cái máy làm cho nước lạnh để uống. Thế mà bọn nó đã có từ lúc mới xây TT. Thầy Damien còn sắm cho bọn nó một cái TV màn hình phẳng. Còn mình thì có một cái TV cũ rích.

Nói vậy thôi chứ không phải mình so đo với mấy tụi nó. Mình cũng chẳng mấy khi xem TV mà so bì làm gì. Cái mình muốn nói là tụi nó được thầy Damien chăm sóc khá chu đáo, từ chỗ ăn chỗ ở. Đứa nào cũng được đi học. Việc làm của tụi nó cũng chẳng nhọc nhằn gì. Giúp làm vườn tược đôi chút, tưới cây, quét nhà, cho mấy con bò ăn cỏ. Thế mà tụi nó cũng làm không xong.

Hai thằng Boy và Arm là hai đứa phá nhất nhà. Tụi nó giống nhau từ cái tướng đi "cà chớn" mà mình nói hoài cũng chẳng thèm thay đổi. Từ ngày hai đứa gặp nhau ở TT thì đã kết thành một đôi bạn vì cả hai đều có cái cá tính láu cá như nhau. Người lớn khuyên lơn bao nhiêu cũng chẳng thèm nghe. Thằng Arm năm nay 15 tuổi ra mà vẫn còn đọc không ra chữ.

Tuần trước tụi nó rũ nhau trốn đi bụi hơn cả tuần. Đây chẳng phải là lần đầu tiên. Lần trước đi bụi, sau này xin về lại, thầy Damien cũng cho trở về. Lần này tụi nó đi bụi, ăn cắp vặt bị cảnh sát bắt. Nhưng sau đó cảnh sát cũng thả đi. Tụi nó không chịu về nhà. Đêm khuya thằng Arm trốn vào để....lấy đồ đi tiếp và xin đồ ăn. Nhân viên TT không cho nó ăn. Hỏi nó có còn muốn ở đây nữa không? Nó nói không. Thế là TT cho nó ký giấy tờ xác định là nó không muốn ở đây nữa. Hai tụi nó đi bụi tiếp. Nhưng bây giờ nó mệt rồi, không còn chỗ để đi. Không có tiền bạc, thuốc men cũng không uống. Tụi nó cứ về lẩn quẩn trước nhà thờ để cho nhân viên TT cảm thấy thương hại mà cho nó ăn.

Thầy Bernd ghét tụi nó vì tụi nó chẳng biết phép lịch sự. Nó có ý định muốn xin trở lại TT, mà khi gặp thầy Bernd chẳng thèm chào. Thầy hỏi cũng chẳng màng trả lời. Thầy phát ghét bảo tụi nó cút. Tối hôm qua tụi nó ngủ ở xưởng gỗ đối diện với nhà thờ. Nó không dám trở về TT dành cho tụi nó cách nhà thờ khoảng 4 km vì ở đó không nhận tụi nó nữa.

Sáng nay hai đứa ngồi ở cổng nhà thờ để chờ thầy Damien đi Bangkok về để xin trở lại. Nhưng thầy Damien không đến. Tụi nó lẩn quẩn trong khuôn viên nhà thờ cho đến trưa. Buổi sáng mình ra nói chuyện với tụi nó, nhìn tụi nó đứa nào cũng xa sút vì thiếu ăn và thuốc uống. Mình hỏi chuyện tụi nó nhưng tụi nó chẳng buồn lòng trả lời những cầu hỏi của mình. Tụi nó chỉ nói năm ba chữ mỗi khi mình hỏi đi hỏi lại điều gì đó.


Thầy Bernd cũng có ra gặp tụi nó, nhưng thấy tụi nó chẳng tỏ ra ân hận hay muốn thay đổi. Thầy Bernd liền bảo tụi nó cút.

Tối này khi ăn tối hỏi thầy Bernd về hai đứa. Thầy Bernd nói không biết. Nhưng có lẽ cũng đâu đó, vì bây giờ tụi nó chẳng còn nơi nào để đi nữa. Thầy Bernd đóan là chắc trước sau gì cũng nhận tụi nó lại vì không còn nơi nào chịu nhận tụi nó. Nhưng nhận lại rồi thì không biết sẽ làm gì. Chẳng lẽ để cho tụi nó biến TT thành một cái khách sạn, thích đi thì đi, thích về thì về?


Suy đi nghĩ lại thì khi đã vào tuổi teen thì nuôi nấng và dạy dỗ rất khó khăn. Đã khó khăn cho dù đó là một người trẻ bình thường. Còn khó khăn hơn nữa khi người trẻ đó bị nhiễm HIV, và cần phải ý thức được rằng căn bệnh của mình sẽ làm cho mình phải hạn chề nhiều điều. Mình không thể làm những gì mà đồng lứa làm được. Làm thế nào để cho tụi nó hiểu và chấp nhận? Đó là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp.

Nong Bua Lamphu, ngày 18.5.2010

Ngày mai bắt đầu xây "sala"


Tối nay mình, thầy Bernd và hai bạn trẻ Việt Nam tiển bà Renee ra ga xe lửa ở Udon Thani. Bà Renee đã rời NBL sau 6 tuần làm tình nguyện viên tại nhà thờ. Sáu tuần qua bà đã làm khá nhiều việc và đã giúp cho mình có con đường mới trong việc phổ biến mục vụ qua mạng. Bà cũng giúp cho thầy Bernd về kỹ thuật chụp cũng như chỉnh sửa hình.

Tối nay tiễn bà ra ga xe lửa, mặc dầu cũng tiếc là sẽ không còn bà để giúp vào những việc của nhà thờ. Nhưng ngược lại cũng thấy phần nào nhẹ nhỏm trong người vì 6 tuần qua, mình đã phải bỏ khá nhiều thời giờ để "phục vụ" bà vì bà là người Mỹ, không nói được tiếng Thái. Bà đi đâu cũng cần có người đưa đi. Vì thế nên để có bà làm tình nguyện viên ở nhà thờ thì phải mất khá nhiều thời giờ và tiền. Tuy nhiên, ngược lại thì bà cũng cống hiến cho nhà thờ được những việc rất bổ ích.

Bà Renee là tình nguyện viên đầu tiên của mình. Việc tiếp nhận tình nguyện viên là điều mình đã từng muốn làm. Tuy nhiên, vì điều kiện nhà xứ không có nơi nghỉ nên việc tiếp nhận tình nguyện viên cũng có một số cản trở.

Ngày mai mình sẽ có thợ đến xây một cái "sala" để có nơi sinh hoạt nhóm và dạy giáo lý. Sala không lớn, bề ngang chỉ 5 mét và 6 cạnh. Sala sẽ xây trên bờ của con suối chạy phía sau nhà thờ. Mặc dầu rất cần có nơi để sinh hoạt và dạy các em vì nhà thờ không có phòng học, nhưng chí phí cho việc xây sala cũng lên đến 100,000 baht (hơn 3,000 USD). Đây là số tiền nhiều hơn mình dự định, và cũng nhiều hơn số tiền có được bây giờ. Mình chỉ có được 2/3 số tiền cần có. Tuy vậy, mình vẫn tiến hành với công việc với niềm hy vọng rằng trong thờ gian tới đây sẽ tìm được ân nhân để giúp đỡ với số tiền đang thiếu.

Đây là "công trình" xây dựng đầu tiên của mình từ khi đến đây. Mình đi Việt Nam thấy các cha tìm đâu ra tiền mà có thể xây nguyên cái nhà thờ, hoặc là tháp chuông, tượng đài. Mình chỉ cần vài ngìn USD mà sao cũng thấy vất vả quá. Có lẽ mình không mấy giỏi trong vấn đề quyên góp. Thật may là nhà thờ của mình đang trong tình trạng tốt và không cần phải xây lại.

Nong Bua Lamphu, ngày 16.5.2010

Bangkok hỗn lọan


Tuần qua mình ở Bangkok và đã chứng kiến tận mắt tình trạng hổn loạn đang xảy ra trong khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt xung quanh công viên Lumpini là công viên lớn nhất thành phố Bangkok.

Mình đến Bangkok từ chiều Chúa Nhật do mình được nhờ đi làm lễ cưới cho hai đôi người Việt, một đôi vào Chúa Nhật một đôi vào chiều thứ sáu. Và trong những ngày giữa đó thì mình đã làm những việc khác như gặp người quen, liên lạc với một số người để giúp mình trong công tác mục vụ, và những việc linh tinh khác mà mình có thể làm được trong thời gian lưu lại Bangkok.

Nói chung sáu ngày qua mình đã làm được rất nhiều việc bổ ích và đã tận dụng thời gian mình có, mặc dầu việc đi lại nhiều khi đã bị ảnh hưởng do tình hình bất ổn đang xảy ra tại Bangkok. Đêm đầu tiên ở đây mình nghỉ tại nhà khách Tin Lành Bangkok và đã chứng kiến tòa nhà đậu xe đối diện với khách sạn bây giờ không còn dùng cho việc gởi xe nữa mà là nơi ăn ngủ của binh linh đến thành phố Bangkok để canh gác các đường phố.

Tối thứ 5 khi mình và một người bạn ngồi taxi để đi ăn tối, vừa đi qua ngã tư đường Withayu thì chứng kiến sự hổn loạn đang xảy ra mặc dầu mình không biết thực hư của sự việc như thế nào. Sau đó thì Phong, một bạn trẻ Việt Nam gọi tới báo cho mình biết là trong khu vực đó có sự cố bắn nhau và đã có người bị thiệt mạng. Tối về phòng nghỉ xem tin tức thì mới biết một trong những người bị trúng đạn là ông Se Deng, một trong những lãnh đạo của phe áo đỏ.

Hôm qua mình phải đi Minhburi vào giờ trưa để làm lễ cưới. Minburi là một quận nằm ven thành phố. Nhưng để thoát ra khỏi khu vực đường Sathorn đã mất hết một khoảng thời gian rất lâu vì những còn đường chính như Sathorn và Praram 4 đã bị đóng. Bao nhiêu xe cộ lủi vào những con đường hẻm chật nít, và cuối cùng thì chẳng có ai được đi đâu cả. May là tài xế taxi kiếm được một con hẻm nhỏ không có nhiều xe để cho mình trốn thoát cải cảnh xếp hàng dài giẳng mà chỉ có nhúc nhít đôi chút.

Hơn hai giờ đồng hồ sau mình cũng đã đến Minburi để kịp làm đám cưới cho hai bạn trẻ từ Việt Nam đang lao động tại Thái Lan. Tình trạng của đôi vợ chồng trẻ cưới nhau vào ngày Chúa Nhật cũng thế. Mặc dầu đang lao động cực nhọc và bất hợp pháp tại Bangkok, nhưng trong hoàn cảnh nào thì người ta cũng có thể yêu đương và việc hiển nhiên là lấy nhau làm vợ làm chồng. Tiệc cưới của họ cũng rất giản dị. Một cặp thì tổ chức tại một quán nhậu/karaoke, nơi mà họ là nhân viên phục vụ. Cặp thứ hai thì tổ chức tại một nhà hàng tương đối sang trọng hơn, nhưng không phải là bao nguyên nhà hàng mà chỉ đặt bàn ở ngoài sân ờ bờ hồ khá đẹp và lãng mạn. Trong nhà hàng này cũng có một bạn trẻ đang làm việc trong bãi đậu xe.

Lễ cưới không được long trọng nhưng cũng có những nét hay. Có lẽ chỉ ở Thái Lan các bạn trẻ mới có thể có một đám cưới mà "ca đoàn" hát chính là các seour dòng Mân Côi và các thầy Dòng Chúa Cứu Thế đang tu học tại Bangkok. Rồi cũng có những người bạn mặc dầu bận rộn mưu sinh nhưng cũng hy sinh thời giờ để đến tham dự lễ cưới và tiệc mừng.

Thành phố Bangkok những ngày nay thật kỳ lạ. Có những nơi thì đời sống người ta vẫn tiếp diễn không mấy thay đổi. Người ta vẫn đi lại, vẫn làm việc, vẫn đi chơi. Nhưng cũng có nhiều nơi mà sự hiện diện của binh lính và cảnh sát làm cho không khí ở đó rất căng thẳng. Quả thật mình không ngờ công viên cây xanh thật đẹp và thơ mộng ở trung tâm thành phố, nơi mình đã từng đi chạy bộ và đi dạo bây giờ trở nên như một chiến trường, nơi đã xảy ra những vụ bắn nhau đến chết người.

Mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đã trở lại NBL. Dù sao đi nữa thì ở đây vẫn an toàn, không bận tâm khi phải đi lại. Leo lên xe không cần phải cân nhắc nên đi đường nào và tránh đường nào. Đó là ưu điểm của việc sống và làm việc ở một nơi đơn sơ nhỏ bé mà không có nhiều người biết hoặc quan tâm đến.

Nong Bua Lamphu, ngày 15.5.2010

Một cuộc hội ngộ đặc biệt

Hôm nay nhà thờ nhỏ bé của mình là địa điểm cho một thánh lễ khá hoành tráng có ĐGM giáo phận và gần 20 linh mục đến tha dự. Đó là thánh lễ bế mạc tuần họp của các cha/thầy dòng SVD đến từ các nước Á Châu - Thái Bình Dương đang phụ trách công việc công lý và hòa bình của hội dòng. Tuần qua các ngài đã tụ họp ở NBL để hội thảo và trao đổi về công việc của các ngài.

Hôm nay là ngày cuối cùng. Thánh lễ bế mạc diễn ra tại nhà thờ của mình, có sự hiện diện của ĐGM Joseph Luuchai, ĐGM giáo phận Udon Thani chủ tế trong thánh lễ. Ngoài ra có đại diện của hội dòng đến từ Roma cũng như cha giám tỉnh dòng đến từ Úc. Trong thánh lễ có một số giáo dân, cũng như khách mời và giới trẻ đến tham dự và giúp trong buổi tiệc sau thánh lễ.

Thánh lễ được cử hành hoàn toàn bằng tiếng Anh và các bài hát cũng bằng tiếng Anh. Mình có cho các bạn trẻ tập trước để hát được trong thánh lễ. Ngoài ra còn có một số bài tiếng Thái. Có lẽ mục đáng chú ý nhất trong thánh lễ là lúc các cha đến từ các nước lên dâng lời nguyện giáo dân bằng ngôn ngữ nơi mình đang làm việc. Có cha người Châu Phi mà lại nói tiếng Hoa.

Sau thánh lễ có bữa tiệc tại nhà sinh hoạt của giáo xứ. Tiệc dành cho khách mời chỉ khoảng 60 người rất ấm cúng và vui vẻ. Trong bữa tiệc giới trẻ lên trình diễn những màn múa truyền thống để giúp vui cho khách.

Không khí trong bữa tiệc giản dị nhưng đầy tình người. Các bạn trẻ hăng say phục vụ thức uống cho khách. Các cha các thầy đều tỏ ra rất ấn tượng với phong cách chào đón thân thiện trong giáo xứ. Chính các cha cũng đã để lại ấn tượng tốt cho người địa phương. Thồn, người bạn trẻ Thái nói rằng: Hình như tính chất của các cha/thầy dòng SVD là đơn sơ và thân thiện.

Khi ra về nhiều người đã đến cám ơn mình vì bữa tiệc đã được tổ chức một cách chu đáo. Bề trên từ Úc nói với mình: Đây là một kết thúc rất tốt đẹp cho những ngày họp vừa qua. Thầy Jay, người chịu trách nhiệm tổ chức nói với mình rằng: - Thầy chỉ nghĩ là sẽ có thánh lễ và bữa cơm giản dị, không ngờ có sự tổ chức long trọng như thế này.

Các bạn trẻ cũng đã tỏ ra rất phấn khởi khi chứng kiến phong cách thân thiện và vui vẻ của các cha và ĐGM. Ngài đã tỏ ra vô cùng hòa nhả và hòa đồng với những người anh em trong dòng cũng như các giáo dân. Mình tin rằng ĐGM Luuchai sẽ trở nên một vì giám mục mà có rất nhiều người yêu quý vì ngài là một con người đơn sơ, hiền hòa, và khiêm nhường.

Giờ này đã gần 10h. Mình hơi mệt nên đi nghĩ trước. Các bạn trẻ VN đang "nhâm nhi" ngoài sân nhà thờ vì có một số thức ăn còn lại. Ngày mai mình sẽ đưa bà Renee đi dã ngoại với một số bạn trẻ. Sinh hoạt ở giáo xứ mình hình như ngày càng phong phú.

Nong Bua Lamphu, ngày 30.4.2010

Mùa hè qua đi


Mùa hè dường như đã kết thúc cùng với các sinh hoạt hè của giáo xứ, đặc biệt là hai chương trình học và sinh hoạt hè dành cho thiếu nhi lớp 1 tới lớp 6 cũng như cắm trại giới trẻ. Cả hai đều đã diễn ra thành công tốt đẹp. Năm này cả hai sinh hoạt này đếu có số người tham dự nhiều hơn - cả sinh hoạt viên cũng như cộng tác viên. Ví dụ như trại hè năm ngoái chỉ có hai linh mục phụ trách giảng thuyết và hai thầy phụ trách phần sinh hoạt thì trại hè năm này có 3 linh mục phụ trách giảng thuyết và 4 thầy phụ trách sinh hoạt. Vì thế cho nên trại hè năm nay có nhiều điều mới và phong phú hơn.

Đối với chương trình thiếu nhi cũng thế. Năm nay số học sinh tham dự đông hơn năm ngoái khoảng 80%. Thực ra số em còn có thể đông hơn nữa nhưng vì chương trình không đủ người giúp cho nên không dám nhận nhiều quá. Năm nay cũng là một năm mà thời tiết nóng cực kỳ và làm cho các em nhiều khi cảm thấy khó chịu. Thế nhưng có nhiều em không bao giờ vắng mặt, và có em đã còn khóc khi bố mẹ bận công việc xin cho nghĩ vài ngày.

Hôm qua đã các cộng tác viên trong chương trình mùa hè tại nhà thờ đã ngồi lại để đúc kết và chia sẻ cảm xúc, trong đó có những người phụ trách việc dạy học, việc sinh hoạt, trò chơi thể thao v.v.. Ai nấy đều chia sẻ rằng đã có một kinh nghiệm thật tốt và rất hài lòng với những gì chương trình đã làm được. Đọc lại bản đúc kết lượng giá thì các em thiếu nhi cũng như các phụ huynh cũng đã rất hài lòng, và rất muốn có chương trình học tập và sinh hoạt hè này nữa trong tương lai.  

Tuần qua bà Renee, tình nguyện viên tại giáo xứ đã tập hợp một số hình ảnh mà bà đã chụp trong trại hè vừa qua để làm thành một video. 

Nong Bua Lamphu, ngày 29.4.2010

Cậu qua đời đột ngột

Mình thức dậy sáng thứ tư thì nhận được điện thoại từ gia đình cho hay Cậu Sỹ (anh trai của mẹ) đã qua đời tại Việt Nam. Mẹ nói cậu Sỹ là người anh em duy nhật còn lại của mẹ. Mẹ muốn mình cố gắng sắp xếp công việc tại giáo xứ để đi Việt Nam dự lễ đám tang.

Nghe mẹ nói vậy mình đành thu xếp công việc để đi. Vào sáng thứ sáu mình đã có mặt tại Việt Nam. Hương, người con gái của cậu cũng đã về đến VN từ Hoa Kỳ. Mình gặp Hương ở ngã tư Hàng Xanh và cùng nhau đi xuống Bà Rịa.

Ở nhà cậu khách đến thăm viếng và đọc kinh thật nhiều. Có rất nhiều bà con xa gần đến viếng xác. Nhiều người bà con xa đến nỗi bắn canon cũng không tới. Nhưng họ vẫn có tình cảm với cậu nên họ đã đến viếng xác và dự lễ tang. Có rất nhiều khuôn mặt lạ nhưng mình được cho biết đó là bà con nên mình cũng nhận hết. Hóa ra đám tang không chỉ là một dịp để đưa tiển người quá cố mà còn là một cơ hội hiếm có để tìm lại bà con mà chắc chắn rằng nếu không có sự kiện này thì dường như chẳng bao giờ được gặp mặt.

Sáng thứ bảy là lễ đưa đám của cậu tại nhà thờ. Mình không được đồng tế vì luật giáo phận không cho phép. Mình phải ngồi dưới hàng ghế giáo dân. Người đi lễ khá đông, gần đầy nhà thờ. Việc đưa đám diễn ra bằng đi bộ từ nhà cậu đến nhà thờ khoảng 1,5 km. Từ nhà thờ đi ra nghĩa trang cũng đi bộ như vậy. Chỉ riêng quan tài thì có xe chở ra nghĩa trang, không phải khiêng hòm như khi đi từ nhà ra nhà thờ.

Tối Chúa Nhật mình lên máy bay trở về Thái Lan. Người hơi mệt mỏi nhưng cũng vui vì mình đã sắp xếp để đi dự đám tang của cậu được. Chắc chắn có sự hiện diện của mình gia đình cũng phần nào được an ủi hơn trước cái ra đi đột ngột của cậu.

Nong Bua Lamphu, ngày 27.4.2010

Trang sách mới đầy nỗi niềm và thao thức

Tuần trước một người bạn ở Bangkok gọi điện thoại tới cho mình nói rằng anh ta nằm mơ thấy dấu chỉ về mình. Anh nói rằng trong tương lai gần đây sẽ gặp vấn đề rắc rối với các seour đang làm việc trong giáo xứ. Anh ta nói mình phải làm một trong ba điều: 1) nói chuyện với các seour một cách thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề khó khăn; 2) gởi thư cho ĐGM xin có sự thay đổi các seour chăm sóc nhà trẻ mồ côi; 3) đi gặp và nói chuyện với ĐGM về vấn đề các seour.

Khi nghe như vậy mình cũng tỏ ra không tin lắm, nhưng mình cũng nói với anh bạn rằng thì gần đây mình cũng đã đi gặp ĐGM và có chia sẻ về những khó khăn giữa mình và các seour, vì có những điều các seour làm mà mình thấy không đúng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho các em cũng như cho giáo xứ. Mình trấn an với người bạn rằng như thế là xem như mình đã làm một trong ba điều mà anh nêu lên. 

Thế nhưng tối hôm nay đã có một sự việc xảy ra làm mình phải nghĩ lại điều mà anh bạn đã chia sẻ với mình. Đó là việc có hai seour chăm sóc nhà trẻ tìm đến mình để trình bày những điều mà mình chưa từng biết về những khó khăn của các seour. Sự cố đưa đến cuộc đối thoại này là có trẻ của các seour đã vào phòng Thồn, người giúp việc của giáo xứ để ăn cắp tiền và điện thoại di động và đã bị bắt gặp quả tang. Tiền bị ăn cắp là tiền của nhà thờ mà Thồn đang tạm giữ trong phòng riêng củ mình phía sau nhà thờ. Hóa ra đây không phải là lần đầu tiên bọn trẻ vào phòng của Thồn mà đã nhiều lần rồi và đã ăn cắp nhiều lần. Có khi vào phòng mở TV xem một cách tỉnh bơ trong khi Thồn không có trong phòng. 

Khi Thồn bắt gặp quả tang trẻ ăn cắp đồ thì đã đến trình bày với các seour. Thoạt đầu các seour định chỉ đưa tiền lại cho Thồn để khỏi gây khó khăn cho em đối với mình. Nhưng sau khi trình bày với bề trên vùng Đông Á thì Bề Trên đã khuyên các seour nên tìm đến mình để nói chuyện. Hóa ra việc các trẻ ăn cắp đồ trong phòng Thồn hoặc những đồ linh tinh trong nhà thờ chỉ là cái ngọn mà thôi, còn có rất nhiều vấn đề phức tạp khác mà bây giờ mình đã biết rồi thì không thể làm ngơ được. 

Thời gian qua do nhiều lý do khách quan mà giữa mình và các seour thiếu sự hợp tác trong việc chăm sóc các em mồ côi. Các seour rất khép kín về công việc của các seour và mình lại rất e ngại đi quá ranh giới của mình nên cả hai bên không thể hợp tác với nhau một cách chặt chẻ. Mình đã từng rất bức xúc về điều này vì mặc dầu mình là cha xứ nhưng dường như có quá ít ảnh hưởng đối với những gì xảy ra trong nhà trẻ mồ côi. 

Nhưng tối nay hai seour đã đến nói chuyện với mình một cách vô cùng cởi mở và thẳng thắn. Chỉ có một điều là hai seour này không phải là bề trên của cộng đoàn. Hiện nay bề trên đang đi tĩnh tâm ở nước ngoài, mà seour Clarissa đã nói với mình, không phải ai trong các seour cũng có những suy nghĩ như nhau. Điều này cũng đã nói lên phần nào sự phức tạp trong cách làm việc của các seour khiến có những quyết đinh tùy thuộc vào cá tính của vị bề trên cộng đoàn. 

Tuy thế, khi được nói chuyện với các seour một cách chân tình và lắng nghe những nỗi khổ tâm của các seour, mình đã nhiều lần phải nổi da gà vì thấy điều xảy ra vô cùng kỳ lạ. Đây là điều mà mình không ngờ đã có thể xảy ra được. Giữa mình và các seour chưa từng có lời chia sẻ chân tình như thế. Rất có thể đây sẽ là một bước ngoặc trong mối quan hệ giữa mình và các seour, dẫn đến sự thông cảm và hợp tác với nhau vì lợi ích cho các em mà mọi người đều quan tâm. 

Giờ đây mình đã hiểu thêm về những vấn đề của các em trong nhà trẻ. Nó vô cùng phức tạp và nghiêm trọng. Mình không thể xử lý theo kiểu dè dặt nữa vì mình đã hiểu vấn đề. Mình bây giờ phải làm bổn phận cha xứ của mình đối với các em và với các seour. Mình hy vọng rằng mình sẽ có thể giúp các seour phần nào để gánh nặng của các seour nhẹ bớt. Mình hy vọng rằng các seour sẽ đón nhận sự hợp tác của mình trong tinh thần khiêm nhường và yêu thương. Giờ đây mình đã nhận ra rằng nếu không làm điều này thì vấn đề vốn đã nghiêm trọng sẽ trở nên ngày càng tệ hại hơn nữa. Đó là lý do tại sao bây giờ đã 3h sáng mà mình không thể ngủ được. Trong lòng mình vừa vui vừa thao thức với những gì vừa xảy ra tối hôm nay.

Nong Bua Lamphu, ngày 14.4.2010


Lễ hội nước đến giữa cơn nóng dài

Cơn nóng mấy tuần qua dường như chưa có phần thuyên giảm. Hôm qua trời có vẻ như còn nóng hơn mọi ngày. Buổi tối mình đi chơi thể thao và bơi với một số bạn trẻ Việt Nam. Chạy xe máy về nhà lúc 9h tối mà cái nóng vẫn bao vây mọi không gian. Chạy xe máy ngoài đường mà hơi nóng cứ đập vào mặt như như những lát dao vô hình. Đó là ban đêm. Còn ban ngày thì còn ghê gớm hơn nữa. Ai cũng nói năm này nóng hơn mọi khi. Mình vẫn nhớ năm trước vào dịp mừng lễ hội Nước Songkran thì đã có những cơn mưa lớn làm cho nơi cắm trại giới trẻ trông thật thiên nhiên và xanh tốt. Nhưng năm nay chỉ còn hai ngày nữa là cắm trại mà chưa thấy bất cứ một giọt nước nào nói chi là một cơn mưa nhẹ.

Trời nóng bức nên năm nay người ta bắt đầu chơi Songkran sớm hơn. Người đi trên đường có lẽ ai cũng mong cho mình bị những người đứng hai bên đường tạt nước để cho nhiệt độ trong người dịu xuống. Chúa Nhật vừa rội nhóm giới trẻ nhà thờ sau lễ đã đứng trước nhà thờ để chơi nước. Có đứa đứng tạt nước người ta tới 4 giờ đồng hồ. Ham vui nên quên nóng. Tối về thì đứa nào cũng than vì bị cháy da và rát.

Hôm nay thì lễ hội Songkran mới chính thức bắt đầu. Người Thái cũng mừng Tết truyền thống 3 ngày, nhưng không khí "Tết" ở đây không giống như cái Tết của người Việt Nam. Ở đây vì được nghỉ dài nên người ta cũng đua nhau về quê "ăn Tết". Trong thành phố Bangkok số xe cộ và dân số giảm hắn. Các tuyến xe đò đi tỉnh chật kín người. Cũng thế nhưng không thấy có gì là nao nức đối với người Thái. Cái không khi nhộn nhịp trông chờ ngày Tết đến dường như không có. Cũng không thấy người ta trang trí nhà cửa hoặc đường xá gì để tạo nên không khí Tết. Chỉ có một điều khác thường là đi đâu cũng thấy người ta mở nhạc thật to và tìm cách tạt nước nhau. Người đứng hai bên đường để tạt nước. Người thì đi lại trên xe pick up truck để tạt nước.

Chiều nay các bạn trẻ Việt Nam cũng sẽ đi chơi nhưng có lẽ mình sẽ không tham gia. Mình không mấy hứng thú với sinh hoạt này. Vả lại sợ tạt nước rồi bị cảm thì không làm việc được. Chỉ hai ngày nữa là đến ngày cắm trại giới trẻ nên bị bệnh thì nguy.

Vì thế mình toại nguyện với việc trốn vào phòng ngủ, bật máy lạnh lên để trốn cơn nóng. Còn tạt nước thì để cho bọn trẻ chơi thì tốt hơn.

Nong Bua Lamphu, ngày 12.4.2010

Nghỉ ngơi

Sáng nay nhà xứ thật yên tĩnh. Chỉ có một mình mình ở nhà. Bà Renee đã đi tham quan TT HIV với thầy Damien. Thầy sẽ dẫn bà đi xem nhà dành cho các bạn trẻ bị nhiễm HIV. Thằng Thắng và Hùng đang ở tạm thời tại nhà xứ thì đã đem xe máy đi sửa chưa về. Có lẽ đã sửa xong rồi nhưng luôn tiện ghé qua thăm bạn bè bên trường học.

Hôm nay là ngày duy nhất không có tiếng con nít ở nhà thờ. Cả tuần bọn con nít tới học, giới trẻ ra vào, cộng với sự hiện diện của nhân viên nhà thờ, tình nguyện viên, nên ở đây lúc nào cũng có cảm giác tấp nập. Đôi khi cũng làm cho mình cảm thấy mệt, đặc biệt trong lúc này khi thời tiết có ngày lên quá 40 độ. Không chỉ cái nóng làm cho người ta cảm thấy như muốn chảy mở mà cái oi bức làm cho như không thể thở được.

Mình thấy cần phải trốn vào phòng ngủ và bật máy lạnh lên cho không khí dễ chịu hơn. Mình cũng không dám bật lạnh lắm, chỉ bỏ khoảng 28-29 độ, vừa đủ để cho phòng bớt sự ẩm thấp nóng nực. Dù sao thì cũng phải tiết kiệm điện để ngân sách giáo xứ không bị quá tải.

Vài ngày nữa người Thái sẽ mừng Tết truyền thống của họ, có khi gọi là Lễ Hội nước. Trời nóng thế này có lẽ những người nào bình thường có thói tránh nước cũng không thể kiểm chế mình trước cám dỗ của sự sảng khoái mà một dòng nước mát có thể mang lại cho họ. Nhưng thời tiết hạn hán thế này không biết người ta có đủ nước để chơi không? Hay là chơi rồi thì thành phố chả còn đủ nước để sài cho những sinh hoạt cần thiết.

Hôm nay ở đây yên tĩnh. Mình được nghỉ ngơi, thấy nhẹ người hơn. Mình đang cần những giây phút như thế nào. Thật hiếm trong lúc này để có được những giây phút như thế.

Nong Bua Lamphu, ngày 10.4.2010

Cơ hội mới


Mấy hôm nay mình trao đổi với bà Renee ơô tình nguyện viên của mình về nhiều điều liên quan đến công việc của mình tại giáo xứ. Bà Renee tỏ ra rất đồng cảm với những suy tư và nguyện vọng của mình. Bà còn đưa cho mình rất nhiều ý kiến và bỏ ra nhiều giờ để tìm hiểu về những cách để giúp mình phát triển những dự án của mình. Bà có trang web facebook và bà viết những bài chia sẻ về những bì bà chứng kiến ở đây. Sau hai ngày đăng bài bà nói với mình là nhận được nhiều phản hồi thông cảm và ủng hộ, đa số từ những người bà quen biết tại Phi Châu. Nhưng những phản hồi đến từ phương Tây thì ít ỏi. Và không chưa có phản hồi nào bày tỏ sẽ ủng hộ bằng gì hơn ngoài lời động viên.

Bà Renee cũng đang tìm cách liên lạc với những người trong giới tổ chức Phi Chính Phủ để tìm tư vấn về việc xây dựng những công trình phát triển cộng đồng. Nhưng có lẽ điều này cần một thời gian khá dài mới có thể thực hiện được.

Hôm nay có một việc xảy ra khá thú vị. Chiều nay mình trình bày với cô Mèm, người giúp việc giáo xứ của mình rằng mình muốn tìm một nơi để thuê để giúp cho những bạn trẻ di dân mới đến hoặc đang thất nghiệp có nơi để tạm trú trong thời gian tìm việc. Cô Mèm chợt nhớ rằng phía sau bệnh viện có một khu đất rất rộng của giáo phận, mua để xây trường học nhưng chưa xử dụng. Ở đó có một căn nhà bị bỏ hoang, không ai chăm sóc. Kẻ trộm phá cửa vào và ăn cắp gạch men và trần nhà. Cô Mèm nói:

- Hay là ta sửa lại căn nhà này cho các bạn ở. Tuy phải bắt đường nước tốn một số tiền, nhưng vẫn tốt hơn là đi thuê.

Hai giờ chiều mình đến xem ngôi nhà cùng với cô Mèm, bà Renee và bạn Thắng. Quả thật ngôi nhà bị bỏ hoang nhưng rất tốt. Nó được xây trên khu đất thật rộng dưới chân núi. Trong vườn có ao cá, có những bụi chuối, có cây dừa và có những cây me ngọt. Cô Mèm nói khu đất này rộng 40 rai. Mình không biết như vậy là bao nhiêu xào, nhưng nhìn thì thấy rất rộng.

Khi bà Renee thấy ngôi nhà và quang cảnh thiên nhiên xung quanh thì bà rất thích. Bà gợi ý đây có thể là nhà dành cho các tình nguyện viên tới ở cũng được nữa. Vì hiện nay bà phải đi ở một nhà trọ trong phố thật ngột ngạt và khó chịu. Bà nói nếu co nơi như thế này cho tình nguyện viên thì thật là lý tưởng. Bà nói sẽ liên lạc với chị gái ở Bangkok xem có thể huy động những mạnh thường quân giúp đở biến ngôi nhà hoang này thành một căn nhà đón tiếp lao động di dân và tình nguyên viên được không?

Chiều nay bà gọi điện thoại cho mình nói là đã có người ở Bangkok hứa sẽ huy động sự giúp đỡ. Bà nói dự án mới đẻ của chúng ta rất có khả năng trở thành hiện thực. Mình cần ngồi lại để xem ngôi nhà cần những sửa chữa gì và cần trang hoàng như thế nào và kêu gọi sự giúp đỡ. Bà tỏ ra rất phấn khởi và đầy hy vọng.

Sau đó Thắng đã chở bà đi chụp hình ngôi nhà để đưa vào dự án quyên góp. Thấy bà Renee tỏ ra rất hy vọng mình cũng đã bắt đầu nghĩ rằng dự án này rất thiết thực và có thể xảy ra. Mình nghĩ rằng không ít lâu thì cũng sẽ có một nhà đón tiếp các lao động di dân, các tình nguyện viên và các khách khứa khác đến thăm nhà thờ. Ngôi nhà này cũng có thể trở thành một nơi cho mình đến để nghỉ ngơi khi không muốn ở nhà thờ.

Từ ngày có bà Renee đến, bà cũng đã làm cho không khí ở nhà thờ thêm phần "quốc tế". Trong bàn ăn trưa mình phải xử dụng cả ba ngôn ngữ, Thái, Anh, Việt. Mình hy vọng rằng thời gian bà Renee ở đây sẽ được một gì đó xảy ra để giúp cho giáo xứ vươn lên và phát triển trong công việc mục vụ và phục vụ của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 9.4.2010

Trại hè sắp đến

Những ngày lễ Phục Sinh qua rồi nhưng sự bận rộn dường như không giảm bớt tí nào. Bây giờ mình lại chuẩn bị cho trại hè giới trẻ giáo xứ tổ chức vào tuần tới. Năm này mình hợp tác với cha Trực tổ chức tại nhà thờ của cha nên số giới trẻ đi tham dự chắc chắn sẽ tăng lên. Dự tính khoảng 60 bạn trẻ. Có một số bạn trẻ sẽ đến từ Udon Thani và một vài nơi khác nữa.

Năm ngoái trại hè của mình khá đơn sơ, không có những tổ chức cầu kỳ như năm này. Số người ít hơn và tổ chức một cách giản dị hơn. Thế mà năm này ngoài mình và cha Trực ra còn có thêm cha Maitri tới giảng. Có thêm 4 thầy ở đại chủng viện đến giúp sinh hoạt. Nhưng không chỉ thế mà còn có 8 sơ đến tham dự nữa. Các bạn trẻ đang nói đùa với mình có lẽ trại của cha sẽ có nhiều linh mục tu sĩ hơn là trại viên. Thế là số người lớn có mặt cũng không ít.

Tổ chức trại hè lần này mình cũng phải tìm cách để trang trải. Nhưng cũng như năm ngoái việc tìm người giúp đỡ cũng không đến nỗi khó lắm. Mỗi người đóng góp một ít, rồi cuối cùng cũng có đủ. Mình cứ làm việc cho thật tốt rồi những nhu cầu cần thiết rồi cũng được đáp ứng. Mình cứ tin và phó thác vào Chúa. Các bạn trẻ đã từng nhắc nhở mình: cha làm việc của Chúa, thế nào Ngài cũng giúp.

Một điều mà mình cần Ngài giúp trong dịp cắm trại này là thời tiết. Thời gian này trời nóng ghê gớm. Hôm qua nghe nói nhiệt độ lên tới 42 độ. Đi ra ngoài nắng có cảm giác như người sẽ bốc lửa. Ở trong nhà cũng không chịu nỗi sự ngột ngạt. Vùng đông bắc năm này bị hạn hán và trời nóng một cách kỳ lạ. Hôm kia mình đi lên chỗ cha Trực ở tỉnh Nong Khai để xem địa điểm để sắp xếp việc cắm trại. Luôn tiện đi ra sông Mekông để xem vì sẽ có chương trình sinh hoạt cạnh bờ sông. Thật bất ngờ khi thấy mức nước trên sông đã rút một cách khủng khiếp. Xem như dòng sông chỉ rút lại còn một nữa và nơi mà trước đây là nước thì bây giờ là bãi cát rộng để cho người ta dựng lều cho khách ngồi ăn uống.

Mình sẽ tổ chức trò chơi lớn ngoài trời trong khu vực sông nên rất hy vọng rằng thời tiết đừng quá nắng. Nếu không thì các bạn trẻ sẽ cảm thấy dễ mệt. Mình xin Chúa, ngài đã sắp xếp cho mọi việc trôi chãy cho đến bây giớ thì cũng sẽ thương các bạn trẻ trong những ngày cắm trại.

Nong Bua Lamphu, ngày 8.4.2010

Phục Sinh vui tươi

Ở Mỹ mình lớn lên với không khí đêm lễ vọng Phục Sinh rất hoành tráng. Đây là thánh lễ mà nhà thờ sẽ chật ních người không đủ chỗ ngồi. Ca đoàn sẽ hát những bài hát thánh ca rất hùng hồn, và tất cả các nghi thức đều thật trang nghiêm.

Khi mình đến Thái Lan làm cha xứ của giáo xứ nhỏ bé của mình, mình cũng muốn phần nào dựng lại những gì đã đi sâu vào tiềm thức của mình, với tất cả điều kiện mà một cộng đoàn nhỏ bé có thể làm được. Mình chú tâm vào các nghi thức, tìm cách thực hiện các nghi thức một cách ấn tượng và có ý nghĩa. Nhưng năm trước đây, mình đã phải uất ức ngay trong thánh lễ khi nhìn xuống hàng ghế giáo dân thấy còn nhiều chỗ trống ngay trong đêm vọng Phục Sinh.

Nhưng ngày hôm sau, ngày Chúa Nhật, mình phát hiện ra nhà thờ lại thiếu chỗ ngồi. Hóa ra người dân ở đây lại coi trọng lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh hơn tối thứ bảy. Thế là năm này, mình cũng tổ chức lễ một cách trang nghiêm tối thứ bảy, cũng đầy đủ các nghi thức phải có, nhưng bớt cầu kỳ hơn.

Năm này cũng thế, mặc dầu tối thứ bảy năm này so với năm ngoái thì số người đi đông hơn khá nhiều, nhưng ngày Chúa Nhật vẫn là ngày chính.

Năm nay, lễ ngày Chúa Nhật thật hoành tráng, đối với một nhà thờ nhỏ bé của mình. Người đến tham dự lễ có nhiều thành phần. Ngoài những người đến thường xuyên, giới trẻ, các em mồ côi, các bệnh nhân AIDS của trung tâm, hôm nay còn có các em thiếu nhi đang tham gia chương trình sinh hoạt hè ở nhà thờ. Và một thành phần khác nữa là một số cụ già trong các làng mà cộng đoàn giáo xứ thăm viếng và giúp đỡ. Đây là những cụ già neo đơn hoặc nghèo khó.

Cuối thánh lễ, có phần chào đón Thầy Bernd, SVD vừa mới đến giáo xứ để thực tập chương trình xuyên văn hóa 1 năm. Ngoài ra chào đòn bà Renee đến để làm tình nguyện viên trong giáo xứ.

Sau đó là phát phần thưởng cho hai bạn trẻ xuất sắc trong giáo xứ.

Sau khi thánh lễ kết thúc, mọi người ra trước nhà thờ để cử hành nghi thức chúc Tết Thái các người cao niên trong giáo xứ cũng như những người già đến dự lễ. Các cụ già nghèo khó mỗi người được tặng một gói quà gồm nhiều thứ đồ như gạo, nước mắm, dầu ăn, mì gói, v.v. Những phần quà này nhận được từ một người ở Mỹ muốn làm từ thiện.

Ngày lễ vẫn chưa kết thúc ở đây. Sau đó là việc ăn uống mà thức ăn là do các gia đình trong giáo xứ đưa đến. Còn giới trẻ và các em thiếu nhi thì đua nhau chạy xung quanh nhà thờ để tìm cho được những quá trứng đã được dấu kỹ để đem đổi lấy quà.

Sau khi đã tìm trứng xong và ăn uống xong, các em thiếu nhi và giới trẻ chuyển qua nhà sinh hoạt chung để tham gia các trò chơi thi đua. Các em thật hào hứng với những trò chơi vui nhộn mà các anh chị giới trẻ đã chuẩn bị sẵn.

Đến 12 giờ trưa thì các sinh hoạt kết thúc và công tác làm vệ sinh khuôn viên nhà thờ bắt đầu.

Trước đây mình đã quen với một tối thứ bảy vọng Phục Sinh hoành tráng và một ngày Chúa Nhật Phục Sinh khá yên ắng. Thế những ở giáo xứ mình, ngày Chúa Nhật Phục Sinh đã trở thành một ngày lễ thật vui nhộn và hào hứng với nhiều sinh hoạt đầy ý nghĩa. Vì ngày Phục Sinh rơi vào dịp mà người Thái chuẩn bị mừng Tết truyền thống nên hai năm qua, lễ Phục Sinh không chỉ là ngày mừng Chúa sống lại, mà còn là ngày chúc mừng năm mới cho nhau.

Giờ đây mình không còn thấy buồn với một buổi tối thứ bảy thiếu hoành tráng nữa. Có lẽ việc ngày Chúa Nhật là một ngày ăn mừng đích đáng cũng có ý nghĩa không kém.

Nong Bua Lamphu, ngày 4.4.2010

Đi chặng đàng thánh giá



Chiều nay giáo dân đi chặng đàng thánh giá trong khuôn viên nhà thờ. Các bạn trẻ thay phiên nhau vác thánh giá đi theo các chặng từ nhà sinh hoạt cho đến trước cửa nhà thờ. Nghi thức được các bạn trẻ đảm trách một cách sốt sáng và đầy ý nghĩa. Mặc dầu người tham dự chặng đàng thánh giá phần nhiều chỉ giới trẻ, thiếu nhi, các thầy các seour, và một ít người lớn, nhưng việc tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa đã rất đầy đủ và sâu sắc. Cây thánh giá dùng trong nghi thức được các bạn trẻ Việt Nam đóng từ hai khúc cây bạch đàn chặt trong khu đất sau nhà thờ. Năm ngoái các bạn cũng đã làm thánh giá như thế.












Nong Bua Lamphu, ngày 2.4.2010

Rữa chân


Tối qua mình cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh và nghi thức rữa chân. Thánh lễ cũng đơn sơ, không có gì gọi là long trọng. Nhưng đối với cộng đoàn của mình, lễ tối thứ năm mà có đầy nhà thờ cũng là một điều mà trước đây chưa từng có. Suy nghĩ theo cách đó thì thánh lễ tối hôm qua cũng tương đối long trọng và có đầy đủ nghi thức, kể cả nghi thức rữa chân.

Ở các giáo xứ lớn, người ta sẽ "tuyển chọn" những người được rữa chân. Có thể là những quý vị trong hội đồng giáo xứ, những người tích cực tham gia cách sinh hoạt của nhà thờ, thậm chí một vài vị ân nhân nào đó trong giáo xứ.

Còn ở nhà thờ mình, mình chỉ mong sao có đủ người có thể gọi là "đàn ông" để cho đủ 12 người để rữa chân. Năm ngoái, xuýt một chút nữa là thiếu 12 tông đồ. Nhưng may thay, năm nay số người lại dư khá nhiều. Nhưng các tông đồ của mình cũng không giống như các nơi khác.

Tối qua, các thành phần tông đồ của mình như sau:

1 bạn trẻ 16 tuổi bị nhiễm HIV
1 thanh niên ngoài 30 tuổi bị nhiễm HIV
2 bạn trẻ Việt Nam lao động di dân
2 bạn trẻ người Thái, một đang là tiểu chủng sinh dòng Chúa Cứu Thế, một là học sinh trong phố
2 cụ già
2 người đàn ông trung niên, một người là thầy giáo, một người là công nhân
2 người đàn ông Tây, một là thầy Damien một nhà truyền giáo Ngôi Lời, một là người đàn ông người Ý đến thăm người yêu tại Thái Lan.

Suy đi nghĩ lại 12 vị tông đồ của mình cũng thật là xứng đáng. Nếu so sánh với các tông đồ của Chúa thì trong nhóm 12 người đó cũng có nhiều thành phần và lứa tuổi. Cũng có những người đã từng có quá khứ không mấy tốt lành cho lắm. Cũng có những người dân rất bình thường và giãn dị, cũng có người đến từ gia đình có một chút địa vị. Hóa ra, 12 người mà mình rữa chân tối hôm qua cũng phản ảnh được sự đa dạng trong 12 vị tông đồ của Chúa.

Nghi thức rữa chân mà mình cửa hành tối hôm qua đã làm cho mình cảm động và hân hạnh. Mình đã được rữa chân cho những người bị xã hội xa lánh, những người tầm thường trong xã hội, cũng như những người có đị vị trong cộng đoàn. Việc rữa chân này nhắc nhở mình rằng vai trò của mình là phục vụ tất cả mọi người, từ thành phần thấp hèn nhất tới thành phần sang trọng nhất. Mình không thể chỉ quan tâm đến một số người nào đó mà quên hẵn những người khác.

Mọi người đều là con cái của Chúa, đều đáng cho mình phục vụ, và cần đến sự phục vụ của mình. Từ người trẻ cho đến người già, từ người bị xã hội ruồng bỏ cho đến người cao trọng. Sứ vụ của Chúa Giêsu cũng đã như thế. Ngài không lãng quên bất cứ một ai. Đối với mọi người, ngài đều có lời dạy dỗ và an ủi. Vì thế, sứ vụ của Chúa Giêsu chính là sứ vụ của mình. Và cuộc sống của Ngài cũng là cuộc sống của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 2.4.2010