Có khi mình làm việc mục vụ cảm thấy cơ hội để phát triển vô hạn và mình cảm thấy thật phấn khởi. Mình nghĩ rằng chắc chắn các điều kiện sẽ tốt và tất cả chỉ lệ thuộc vào nỗ lực của mình. Thế nhưng mình cũng đã nghĩ sai lầm. Những cơ hội xem ra vô tận đó bổng nhiên bị đóng chặt lại bởi một yếu tố bất ngờ nào đó.
Ví dụ như mục vụ giới trẻ của mình tại giáo xứ. Mình có một số bạn trẻ rất hăng say và đạo đức, nhưng chính bố mẹ lại ngăn cản không cho con cái đến tham gia các sinh hoạt tại nhà thờ.
Hoặc như các bạn trẻ tại TT HIV. Mình cứ nghĩ rằng vị điều khiển trung tâm sẽ rất ủng hộ cho các bạn được tham gia các sinh hoạt trong nhà thờ hầu phát triển tâm linh và tính tình. Nhưng ngược lại những sinh hoạt mình tổ chức đều không mấy được hưởng ứng bởi vị này. Và nếu có để cho các bạn trẻ trong TT HIV tham gia thì cũng chỉ là cách miễn cưỡng trong khi chính vị ấy không mấy thấy rằng những sinh hoạt giới trẻ như họp đoàn, học kỹ năng sống, hoặc tham gia làm việc từ thiện là những sinh hoạt thiết yếu cho đời sống của các bạn trẻ trong TT.
Làm cha xứ đôi khi cảm thấy có nhiều quyền mà nhiều khi cũng cảm thấy vô cùng bất lực. Bất lực vị lời kêu gọi của mình không nặng bằng đồng tiền mà giáo dân kiếm ra được khi họ buôn bán sáng Chúa Nhật thay vì đi nhà thờ. Bất lực vị các bạn trẻ lao động di dân không thể nào từ chối lệnh của chủ thuê phải đi trồng cây cao su nhiều ngày Chúa Nhật liên tục thay vì đi nhà thờ mà mình cũng chẳng thể làm gì được. Bất lực vì cha mẹ không cho con cái họ đến nhà thờ mà mình cũng không thể làm gì cho họ đổi ý. Bất lực vị các chương trình có giá trị được tổ chức lại không được hưởng ứng bởi những người đáng ra phải nhận ra giá trị của nó. Thế rồi nhiều có cảm giác như phải năn nỉ người ta đi lễ, năn nỉ cho con em được đến sinh hoạt, năn nỉ cho họ mang con đến cho mình dạy, năn nỉ cho họ cầu nguyện để họ được ơn cứu rỗi. Rồi nhiều khi thấy vô cùng bất lực vì phải đương đầu với thật nhiều cử chỉ và hành động khước từ.
Nong Bua Lamphu, ngày 8.8.2010
No comments:
Post a Comment