Thoát nạn


Tối nay trên đường về nhà, mình chở một xe pick up đầy nhóc các bạn trẻ đi tham dự lễ quan thầy ở một nhà thờ ở tỉnh Nong Khai cách NBL khoảng 100km. Đi qua dãy núi vào tỉnh, mưa lớn, đường trơn. Mình đang ôm cua thì xe bị trượt và quay một vòng. Mọi người trên xe thật sợ. Mình cũng run cả người.

Thật may khi những chiếc xe chạy phía sau không gần nên thắng kịp, trong đó có một chiếc xe container. Mọi người chờ mình de xe xong xuôi rồi mới tiếp tục lên đường. Và cũng may là xe chỉ trượt rồi dừng lại chứ không va vào thành núi hoặc thành chắn giữa đường.

Sau đó, trên xe mọi người cùng nhau đọc kinh để tạ ơn Chúa vì đã được Ngài phù trợ. Trên xe các bạn trẻ ai cũng thốt lên câu "Tạ ơn Chúa".

Em Kệt nói là bây giờ đã có chuyện để chia sẻ với cô giáo dạy giáo lý về việc Thiên Chúa phù trợ. Tèng nói quả may là khi bắt đầu đi có đọc kinh để xin cho đi bình an.

Về tới nhà điện cúp hết vì bão giông. Giờ điện lên rồi. Mình bật máy lên để ghi lại kinh nghiệm đáng sợ trên đường về. Tạ ơn Chúa vì Ngài đã che chở cho mọi người trên xe thoát nạn.

Nong Bua Lamphu, ngày 25.4.2009

Cụ già neo đơn


Gần đây mình phát hiện ra trong họ đạo có một cụ già neo đơn đã 75 tuổi. Cụ trước đây là một cảnh sát có chức vị, có 5 người con đã trưởng thành và ở các tỉnh khác nhau. Con cái ai nấy cũng đã thành đạt, có một người con trai làm trại gà ngay trong tỉnh NBL. Thế mà cụ Songbun lại phải ởmột mình trong một căn chòi lá rách nát. Cụ phải tự lo lấy tất cả, ngay cả việc đi chợ nấu ăn hằng ngày.

Cách đây hai ngày mình và thầy Pú đi thăm cụ thấy cụ đang leo trên nóc nhà để sửa lại cái mái đang bị giột. Mình kêu cụ xuống để cho thầy Pú lên sửa thế. Cụ không chịu, bảo là tự làm được. Tính cụ rất tự trọng. Cụ không thích ai phải giúp đỡ cụ. Cú nói không thích nương nhờ ai, ngay cả con cái. Dù sao đi nữa thì cụ cũng từng là cảnh sát, và cụ rất tự hào vệ quá khứ của cụ.

Biết là lòng tự trọng của cụ cao, nhưng thấy nơi ỡ của cụ rách nát, cỏ mọc um tùm, sợ mùa mưa đến thì nguy. Nên mình nói với cụ sẽ cho giới trẻ tới để làm vườn cho cụ và giăng bạt chóng mưa. Cụ không chịu, nói tự làm được. Mình cũng không chịu. Mình nói là giới trẻ phải có trách nhiệm với người lớn, đây là bài học cho chúng. Cụ phải để cho chúng nó làm.

Chiều nay mình đưa nhóm giới trẻ đến nhà cụ để làm vườn. Hóa ra cụ cũng đã tự làm trước một phần. Cụ không muốn bọn trẻ đến thấy cỏ mọc um tùm. Bọn trẻ lấy dao, máy cắt cỏ, và cào xuống khỏi xe rồi vào việc. Cụ Songbun loay hoay đi mua nước ngọt và nước đá cho các bạn trẻ uống. Cụ còn chớm lửa để nấu cơm mời ăn.

Các bạn trẻ làm gọn khu vườn nhỏ bé, lấy những tấm băng-rôn của chương trình giới trẻ & thiếu nhi đem ra giăng để chống nắng chống mưa. Hóa ra những tấm băng-rôn này, sau khi xử dụng xong, cũng có bổ ích trong việc che nắng mưa cho một cụ già neo đơn. Một điều rất hay là bây giờ trong hàng xóm, họ sẽ đọc được những băng-rôn đó, và biết rằng đó là tấm băng-rôn của nhà thờ Công giáo, và các bạn trẻ đến viếng thăm và giúp đỡ cụ già chính là các bạn trẻ Công giáo.

Hôm nay các bạn trẻ đã thực sự làm trách nhiệm của mình đối với người khác, đặc biệt là với người nghèo khổ, bị bỏ rơi. Tinh thần giới trẻ và Kitô giáo đã được thực hiện một cách rất giản dị nhưng vô cùng thiết thực.


Cụ Songbun đang nấu ăn ở một lò bếp than



Nơi ngủ của cụ.

"Giám sát" công trình



Làm sạch khu vườn



Băn-rôn Chương trình thiếu nhi mùa hè của giáo xứ trở thành mái che mưa ở "mặt tiền" của nhà.


Băng-rôn trại hè giới trẻ trở thành tấm màn che nắng và mưa bên hông của nhà cụ Songbun.

"Căn nhà" giờ nay đã xinh xắn và gọn gàng hơn. Các bạn trẻ dự định sẽ quay lại làm hàng rao xung quanh nhà và trồng hoa.

Nong Bua Lamphu, ngay 22.4.2009

Chúa ở cùng "mẹ"


Sáng nay mình gặp cô Pattawan ở bên TTĐMHCG. Cô là một nhân viên của TT giúp bệnh nhân HIV. Chính cô cũng là một người bị nhiễm HIV, nhưng cô vẫn còn rất khỏe mạnh. Cô có hai người con trai, một đứa học lớp 10 một đứa học lớp 4. Đứa học lớp 4 tên Jưm. Trong lần cắm trại vừa rồi Jưm cũng có đi tham dự với một người bạn khác tên Jack. Cả hai đều là Phật giáo. Jack là tiếp người bạo dạn và thích nói chuyện. Còn Jưm thì khác hẳn, rất ít nói. Em hay ngồi một mình và khó làm bạn. Jưm là một trong những em nhỏ tuổi nhất ở trại hè. Thỉnh thoảng mình hỏi Jưm có nhớ nhà không, nó nói là nhớ.


Sáng nay gặp cô Pattawan, mình hỏi cô: - Jưm đi về có nói gì với chị không?


Cô Pattawan nói: - Vừa vào nhà nó tới ôm tôi và nói, "Chúa ở cùng mẹ." Và nó làm dấu gì đó cho tôi xem.


- Ồ, đó là nó làm dấu Thánh giá đó. Trong các nghi thức tông giáo chúng tôi luôn bắt đầu và kết thúc bằng việc làm dấu thánh giá. Nó còn nói gì nữa không?


- Nó nói là đi cắm trại vui. Nếu lần sau có nữa thì nó cũng sẽ đi.


- Vậy à, tôi thì cứ sợ nó không vui vì nó rất ít nói, nên không biết nó đang suy nghĩ gì. Nhưng có lẻ nó cũng vui thật vì tối khuya rồi mà tôi phải đuổi nó đi ngủ nó mới chịu đi ngủ, không thôi là cứ ngồi chơi với mấy em lớn.


- Tôi cũng thấy nó có thay đổi đó. Nó nói với tôi là nó sẽ không đi chơi với bạn bè như trước nữa, sẽ ở nhà giúp mẹ nhiều hơn, và tự làm sạch phòng ngủ của nó. Tôi không biết nó sẽ được như thế này bao lâu.


- Được bao lâu không quan trọng. Chỉ một vài ngày cũng tốt. Việc giáo dục và rèn luyện là việc phải làm thường xuyên chứ không phải chỉ trong một vài lần. Nó sẽ được ảnh hưởng và thay đổi dần dần.


- Vâng tôi cũng hy vọng như vậy.


- Chị có định cho nó tham gia vào chương trình thiếu nhi bắt đầu từ tháng 5 không?


- Tôi cũng nghe nó nói là cha kêu nó đến nhà thờ ngày Chúa Nhật.


- Vâng đây là chương trình mới đang được hình thành. Chương trình nhằm mục đích phát triển giới trẻ một cách toàn diện. Vì thế ngoài việc học tiếng Anh ra thì còn sinh hoạt, và học hỏi tâm linh nữa. Ở đây chúng tôi không bắt các em phải vào đạo Công giáo, nhưng chỉ muốn giới thiệu cho các em những gì về tôn giáo và cách sống tâm linh tốt. Cũng như ở trường các em cũng học rất nhiều về Phật giáo. Cuối cùng thì sự lựa chọn lối sống sẽ thuộc về các em mà thôi.


Nói chuyện với mình xong, cô Pattawan nói là có lẽ sẽ cho Jưm đến học vào ngày Chúa Nhật và sẽ gởi đi chung với cô Fốn.


Sau khi nói chuyện với cô Pattawan xong mình cảm thấy thật hạnh phúc. Tất cả những mệt nhọc trong việc tổ chức cắm trại dường như không còn nữa khi nghe chuyện một em trai sau khi đi trại về đến với mẹ mình ôm và nói câu: "Chúa ở cùng mẹ". Có lẽ em không hiểu hết ý nghĩa của việc em làm và càng không hiểu ý nghĩa của câu em nói, nhưng chắc chắn lời nói của em xuất phát từ một ý tốt, lòng mong muốn nói lên một lời nói tốt. Chữa "Chúa" đã đi vào trong suy nghĩ và nhận thức của em một cách rất tự nhiên. Chắc hẳn đó là mục đích đầu tiên của bất cứ việc truyền giáo nào mà chúng ta thực hiện.
Nong Bua Lamphu, ngày 20.4.2009

Trại hè cho giới trẻ

Publish Post
Sau đây là một số hình ảnh của trại hè giới trẻ giáo xứ vừa diễn ra ngày 16-18 trên một khu đất trên đồi Nong Bua Lamphu. Trại hè chỉ có 30 trại sinh nên rất ấm cúng và thân tình. Có em thoạt đầu không muốn đi dự trại, nhưng sau khi đi rồi lại không muốn về nhà. Đây là lần đầu tiên mình tổ chức trại hè tại Thái Lan. Mặc dầu khá vất vả vì thiếu nhân lực giúp đỡ, nhưng trại đã diễn ra thật tốt đẹp và đã có được kết quả tốt. Chắc chắn sẽ còn những cuộc cắm trại khác nữa trong tương lai ở trên mảnh đất thiên nhiên và hoang sơ này. Những ngày trại diễn ra không có mưa mắc dầu trước đó mưa rơi hằng ngày. Mọi người thật hài lòng với chương trình trại, mặc dầu việc ngủ lều có phần cực nhọc vì rất nóng. Đất trại cũng khô và cứng. Nơi tắm lại thiếu. Bọn con trai phải tắm ngoài trời. Có ngày không đủ nước phải chở cả đám ra ngoài ao tắm. Còn bọn con gái thì cho tắm ở nhà trong một phòng tắm duy nhất. Cực nhọc thật nhưng ai cũng thấy vui vì có những kinh nghiệm đáng nhớ. Mình chắc chắn cũng sẽ không quên lần tổ chức trại đầu tiên ở Thái Lan này.


Mục tự giới thiệu bản thân.

Chơi bóng chuyền ở một sân trường học trong làng. Thầy các bạn trẻ đi nhặt bóng nhiều hơn là tung bóng.


Cha Maitri giảng về bổn phận và trách nhiệm của người trẻ trong xã hội ngày nay.

Thể dục buổi sáng. Các em bị đánh thức lúc 5 giờ sáng để làm vệ sinh sáng và tập thể dục, mặc dầu trước đó có em đến 12h tối mà vẫn còn rúc rích nói chuyện không chịu đi ngủ.


Vui chơi ngày trại. Mấy bạn tìm cách "nắn tượng" mà cục đất cứ liên tục phản đối.



Thầy Đìm hỏi các em: "Do you know yourself?"


Đối thoại liên tôn là một phần của trại giới trẻ lần này. Trong số trại sinh còn có nhiều em Phật giáo. Đến nghe sư giảng mất hết 80 phút. Ngài nói có thể giảng cả ngày. May là không làm như ngài nói. Ngôi chùa này nằm trong làng và một ngôi chùa khá nổi tiếng trong vùng, nằm ở một hang động trên núi.

Chương trình thi đua và thể thao luôn là mục hào hứng đối với giới trẻ.



Không chỉ học nhưng còn phải thực hành. Trại sinh cùng nhau làm sạch con đường dẫn từ đường cái vào trong làng. Sau đó là đi thăm viếng và tặng quà cho những người già neo đơn trong làng.

Thu dọn chiến trường.

Em Rát nói: "Rất ấn tượng với quang cảnh ở đây, đặc biệt là chương trình cầu nguyện Taize diễn ra trước khi bắt đầu chương trình lửa trại trong không khi thiên nhiên của khu rừng.

Thánh lễ bế mạc dưới lều trại.

Say đắm trong lời cầu nguyện.

Tặng quà lưu niệm cho gia đình của "bố mẹ" Khăm Kháy và Khăm Fằng là chủ của đất trại. Gia đình ông ba tuy nghèo khó nhưng thật nhiệt tình và rộng lương. Khu đất hoang sơ của ông trên đồi đã trở nên điểm cắm trại giới trẻ đầu tiên của giáo xứ. Sự hoang sơ và những khóm tre xanh đẹp chính là điểm làm cho nơi này trở nên nơi cắm trại lý tưởng.

Giới trẻ hô khẩu hiệu: "We love Jesus. Hey!"

Bữa ăn cuối cùng trước khi rời khỏi đất trại.

Nong Bua Lamphu ngày 19.4.2009

Chơi và làm


Mấy ngày lễ Songkran (năm mới Thái) mình chở các bạn trẻ ngồi trên chiếc xe pick up cũ kỷ của mình đi quanh thành phố để chơi trò chơi tạt nước. Tụi nó mang lên xe hai thùng nước thiệt to và thêm mấy cái gáo nước. Đi đến đâu gặp người là tạt đến đó. Có khi nữa đường hết nước phải xin người dọc đường cho nước. Nói là tạt nước nhưng cũng bị người ta tạt lại không ít. Có khi thì hai xe tạt nhau. Có khi thì người đứng trên đường với người trên xe tạt nhau. Có đưa đi chơi nước, xuống đường nhảy múa nên về nhà khan cả cổ. Có đứa da mỏng mà giang nắng hàng giờ đồng hồ nên bị cháy thê thảm. Nhưng có thế mới biết là có đi chơi Songkran. Mình thì không được chơi Songkran, chỉ làm tài xế cho bọn nó đi chơi vì không có đứa nào biết lái xe. Vả lại làm linh mục mà tạt nước rồi xuống đường nhảy múa cũng khó xem. NBL nhỏ xíu. Giáo dân hoặc là những người khác biết mình nhìn thấy cũng kỳ.

Hai ngày qua thì không còn chơi nước nữa mà chúng nó phải giúp mình chuẩn bị cho cắm trại giới trẻ ba ngày. Chỉ vài chục người đi cắm trại mà việc chuẩn bị không phải là ít, đó là chưa nói đến cả tháng qua phải đi quyên góp để có ngân quỷ để tổ chức cắm trại. Cũng may là trong thời gian kinh tế khó khăn mà vẫn có nhiều người sẵn sàng chia sẻ và nâng đỡ khi biết mình đang tổ chức cắm trại.

Cả ngày hôm qua mình đưa các bạn trẻ đến nơi tổ chức trại để dựng lều, làm cổng trại và chuẩn bị những thứ khác. Thời tiết ở đây dạo này lúc mưa lúc nắng. Mùa mưa năm nay đến sớm nên 5-6 ngày qua ngày nào cũng có mưa. Không biết hôm nay trại hè bắt đầu có bị mưa nữa hay không? Khi không có mưa thì nắng cũng gắt lắm.

Tối qua thầy Púk đến từ Ban Dung để giúp mình tổ chức sinh hoạt cho trại. Hôm nay sẽ có thêm thầy Đìm và cha Maitri cũng đến. Cha Maitri là người chủ trì các buổi chói chuyện cho trại viên trong ba ngày. Ngài là một linh mục hiền lành và dễ thân thiện.

Giáo xứ mình nhỏ, số giáo dân lại ít, nhưng mình vẫn cố gắng tổ chức các sinh hoạt đầy đủ như thể sẽ có rất nhiều người đến tham dự. Có người hỏi mình tại sao cha tốn nhiều công sức để làm những thứ này. Mình nói chỉ vài chục người người đi lễ cũng phải làm cho họ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa mà gia tăng đức tin. Chỉ 20 người đi dự trại cũng phải làm cho họ vui và phấn khởi. Như thế thì mới nuôi dưỡng đức tin cho giáo dân và tôn trọng sự hiện diện của họ trong đời sống cộng đoàn. Hy vọng rằng với những nỗ lực của mình thì sau này sẽ đơm hoa kết qủa, để niềm tin của Chúa được lớn mạnh nhiều hơn trong cộng đoàn của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 16.4.2009

Phục Sinh và Năm mới Thái tại giáo xứ



Làm phép lửa và nến Phục Sinh ngoài trời

Năm nay lễ Phục Sinh diễn ra một ngày trước khi năm mới Thái (lễ hội nước) bắt đầu nên chương trình sinh hoạt tại giáo xứ vào Chúa Nhật Phục Sinh có phần sôi động hơn, mặc dầu trước đó không khí Đêm vọng Phục Sinh hơi ảm đạm vì thời tiết xấu và số người đến tham dự lễ ít hơn ước muốn. Tối thứ bảy mình cảm thấy rất buồn vì mình chuẩn bị chương trình lễ khá hoành tráng và chu đáo, thế nhưng người đến tham dự lễ còn ít hơn một Chúa Nhật bình thường. Nhưng qua ngày Chúa Nhật thì nhà thờ lại đầy, đặc biệt thành phần thiếu nhi đến dự lễ rất đông. Có lẽ không có sự buồn bả nào mà không nhận được sự an ủi. Có buồn rồi mới có vui. Ngày hôm qua quả thực là một ngày rất vui tại giáo xứ nhỏ bé của mình.



Phần đọc bài đọc sách cửu ước trong "sala" (nhà sinh hoạt) của giáo xứ.




Thánh lễ tiếp tục trong nhà thờ



Rảy nước thánh trong thánh lễ Chúa nhật Phục Sinh




Phát trứng và nước thánh cho giáo dân đến tham dự lễ Phục Sinh



Những người lớn ngồi để được người trẻ chúc phúc bằng nước.




Mình trao vòng hoa sứ cho các giáo dân








Thiếu nhi (và một số người lớn thích vui) đi tìm trứng giấu trên sân cỏ



Đem trứng đổi quà. Quà lá kẹo bánh và cái súng nước để chơi trong ngày lễ hội.


Một số giáo dân xem các "tác phẩm" của bọn trẻ đến giáo xứ học vẻ trong thời gian nghỉ hè (tháng 3-5)


Lấy súng nước bắn nhau....ướt đầu




Lấy phấn bôi mặt cho nhau để trở thành lọ lem.


Xe du lịch Thái đi qua trước mặt nhà thờ được các bạn giới trẻ "rửa" miễn phí.



Xe nhỏ cũng không tha. Vừa xối nước, vừa bôi phấn. Tinh thần của ngày hội là phải chịu trận.



Nong Bua Lamphu, ngày 13.4.2009