Lớp học tiếng Anh cho tù nhân


Cách đây hai tháng mình bắt đầu dạy lớp tiếng Anh cho các tù nhân trong tù tỉnh NBL. Lớp tiếng Anh này là một phần trong chương trình giáo dục của nhà tù nhằm giúp đỡ tù nhân có một tương lại tốt đẹp hơn khi họ rời khỏi đời sống giam giữ. Mình cảm thấy rất vui khi dạy cho các tù nhân và họ đối xử với mình khá lễ phép. Ngay cả việc học hành cũng có một số học sinh rất nghiêm túc và cố gắng. 

Nong Bua Lamphu, ngày 25.4.2012

Nhìn về tương lai

Mình đang làm đơn lên hội đồng bề trên xin đi hoc tiếp sau khi nhiệm kỳ của mình tại nbl chấm dứt vào cuối năm nay. Cha giám tỉnh trả lời là tình dòng trên nguyên tắc ủng hộ dụ định của mình, nhưng ngài e ngại về tươnlg lai của giáo xứ tại nbl sau khi mình khiong còn ở đây nữa, mà hiện nay linh mục SVD kế tiếp đến đảm trách lại chưa sẵn sàng. Trong khi tháng 1 năm 2013 mình rời nbl thì tháng 10 năm 2012 mới có người đến nbl để bắt đầu chương trình học tiếng Thái. Thường thì ct học tiếng Thái phải mất khoảng một năm, và lý tưởng nhất là có thêm sáu tháng để thục tập trước khi chính thức nhận nhiệm sở. Cha giám tỉnh đề nghị xem xét việc môtr trong hai anh em là mình hoặc cha Trực hiện đang phục vụ tại tỉnh Nong Khai trông coi nhà thờ thêm sáu tháng thay vi giao lại cho GP một thời gian tương đối dài, ma GP thì chỉ có linh mục đến dâng lễ vào mỗi ngày Chúa Nhật chứ không có ở lại thương xuyên trong gx. Mối quan tâm của cha bề trên cũng phần nào thể hiện sự công nhận của ngài rằng, thời gian hơn 4 năm từ khi mình đến gx này có sự phát triển tích cực mà ngài không muốn bị thụt lùi quá nhiều vì thiếu sự hiện diện của một cha xở. Dĩ nhiên mình cảm thấy rất an ủi khi những nỗ lực của mình được Chúa chúc phúc và mang lại kết quả có thể thấy được. Tuy nhiên mình cũng nghĩ rằng đã đến lúc mình phải chuyển qua một lối đi khác để chuẩn bị cho con đường phuc vụ GH và hội dong trong tương lai, đó là con đương học vấn mà mình không muốn chờ quá lâu trươc khi bắt đầu, không thôi e rằng mình sẽ mất đi nghị lực để thực hiện điều đó. Tuần này bề trên sẽ sang TL để họp và một trong những vấn đề phải bàn tới chính là vấn đề này. Nhưng cuối cùng thì mình cũng sẽ phải hy sinh những ý nguyện riêng nếu hội dòng cần mình thay đổi dụ định. Đó cũng là thánh ý của Chúa mà mình phải tuân theo trong đời sống hiến dâng mà mình đã chọn lựa.

Nong bualamphu, ngày 23.4.2012

Sự qua đời đột ngột của một bạn trẻ

Tối Chúa Nhật qua sau khi đi dâng lễ cho nhóm Việt Nam tại tỉnh Mahasarakham, mình nghỉ đêm tại nhà thờ của DCCT tại tỉnh Khon Kaen. Sáng hôm sau, ngồi uống cà phê nói chuyện với cha Toàn. Ngài rủ ở lại để liên hoan với các bạn trẻ VN tại tỉnh KK trong ngày hôm đó vào buổi chiều. Còn buổi sáng thì đi thăm một bạn tên Ngọc đang bệnh nặng trong bệnh viện tỉnh KK. Mình đồng ý. Khoảng hơn 10h sáng, cha Toàn, mình và một số bạn trẻ VN đi bộ qua bệnh viện để thăm Ngọc.

Khi đến bên giường bệnh của Ngọc trên lầu ba thì thấy Ngọc đang trong tình trạng dường như hôn mê. Da thịt tái mét và thở rất khó khăn bằng máy oxygen. Bác sĩ cho hay lượng hematocrit của Ngọc chỉ còn 4 trong khi một người bình thương phải khoảng 45% đối với một người đàn ông. Chuyền máu cho Ngọc cũng không được tại vì dường như cơ thể của em không tiếp nhận được máu. Còn nguyên do tại sao hệ thống đề kháng của em tự làm cho hồng huyết cầu trong người bị vỡ thì bác sĩ chưa tìm ra được. Để lấy máu đem đi xét nghiệm cũng rất khó vì lượng máu trong người của Ngọc quá ít. Nhưng cuối cùng thì bác sĩ cũng đã xác định rằng em bị nhiễm trùng phổi và vi trùng đã lan ra toàn thân thể. Và do HCT quá ít nên khoảng giờ trưa thì nhịp tim của Ngọc bắt đầu ngừng đập. Bác sĩ và y tá cố gắng kích thích cơ tim thì bắt đầu đập lại, nhưng sau khoảng bốn năm lần như thế thì bác sĩ thông báo là Ngọc không còn cứu được nữa, và khuyên người em gái của Ngọc là Hoài nên sẵn sàng chấp nhận sự thật sẽ xảy ra, đó là sẽ mất người anh duy nhất của mình.

Giớ đó thì trong phòng bệnh của bệnh viện có hơn 20 bạn trẻ Việt Nam đến để thăm vì nhận được tin Ngọc có thể sẽ không qua khỏi. Mọi người chen chúc để lắng nghe giải thích của bác sĩ về tình hình của Ngọc. Sau khi nghe giải thích xong thì mọi người đều có một cảm giác bất lực và không còn chút hy vọng nào nữa. Sớm chiều cùng ngày, Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng. Hoài, em gái của Ngọc khóc nức nở. Ban lãnh đạo nhóm giới trẻ Công giáo, dưới sư điều hành của cha Toàn phân công để lo các thủ tục để giải quyết chi phí bệnh viện và đưa xác của Ngọc về VN để cử hành lễ an táng. MÌnh xin phép bệnh viện cho làm nghi thức liệm xác ngay tại trong bệnh viện. Vì không có phòng đặc biệt nên nghi thức phải diễn ra ngày trong khoa. Mấy chục bạn trẻ đứng quanh linh cửu của Ngọc, giữa sự chứng kiến của nhiều bệnh nhân và đội ngủ bác sĩ, y tá trong khoa.

Sau khi minh giúp các bạn giải quyết vấn đề giấy tờ bệnh viện và đưa xác của Ngọc xuống phòng lạnh để tiêm thuốc để chuẩn bị cho việc đưa xác về Việt Nam, mình trở lại nhà thờ DCCT. Bốn giờ chiều cùng ngày, mình và cha Toàn dâng lễ cầu nguyện cho linh hồn Gioan Baotisita, với sự tham dự của nhiều bạn bè và người cùng làng với Ngọc. Mọi người đều bất ngờ và thương tiếc cho sự ra đi của một người thanh niên mới chỉ 25 tuổi đời. Nhìn vóc dáng to cao, rất khỏe, nhưng hóa ra sự sống con người thì vô cùng mong manh và hơi thở thì có thể vụt tắt bất cứ lúc nào.

Nong Bua Lamphu, ngày 18.4.2012

Chuyện Cụ Sa-Ngà

Cách đây vài tuần Sr. Clarisa, thuộc dòng Mẹ Têrêxa nhận bài sai mới đi phục vụ ở Campuchia. Rồi có Sr. Helensia đến để lãnh nhận việc mới tại Thái Lan. Trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật, cộng đoàn nói lời chia tay Sr. Clarisa cũng như chào mừng Sr. Helensia. Cô Mèm là người sắp xếp việc này. Nhưng cuối tuần đó cô đi vắng nên giao trách nhiệm phát biểu cho cô Tú. Còn Cụ Sa-ngà là người trao vòng hoa cho hai seour.

Nhưng sự việc không được suôn sẽ. Cùng ngày Chúa Nhật đó có hair Sr. Dòng Thánh Linh đến thăm thầy Damien và giáo phận. Hai seour cũng tham dự lễ Chúa Nhật. Cuối lễ khi đến giờ phát biểu thì bổng nhiên cô Fốn đứng lên để đại diện cho ban hành giáo, điều đó nằm ngoài chương trình. Cuối cùng thì người phát biểu không phải là cô Tú và người trao hoa không phải là Cụ Sa-ngà. Và xém là việc tặng hoa cũng không phải dành cho hai seour dòng Mẹ Têrêxa như trong chương trình. Do sự hiểu lầm và thiếu thận trọng đưa đến sự việc không may xảy ra làm mọi người mất vui.

Nhưng người không vui nhất đó là Bác Sa-ngà, là vị cao niên nhất trong cộng đoàn. Sau sự việc xảy ra, cụ không đến nhà thờ hai ba tuần. Trong tuần Thánh, cô Mèm gọi điện thoại mời cụ đến tham dự nghi thức rửa chân cụ cũng không bắt điện thoại. Mình thấy làm lạ tại vì bình thường cụ vẫn đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật nếu không có đi thăm con cháu ở xa. Mình dò hỏi thì nghe nói cụ vẫn còn ở NBL. Thế là mình bảo cô Mèm liên lạc với cụ thêm lẫn nữa để hỏi lý do. Hóa ra cụ rất buồn vì cụ nghĩ rằng có sự coi thường cụ và có sự chia bè phái trong cộng đoàn, nên cụ tự hứa là từ này trở đi sẽ không đi nhà thờ nữa. Và nếu có đi nhà thờ thì sẽ đi nơi khác.

Chiều qua cô Mèm gọi điện thoại cho mình và thuậtn lại những điều cụ Sa-ngà nói. Dĩ nhiên là một điều hiểu lầm rất lớn vì trong cộng đoàn ai cũng tôn trọng cụ và không có ý gạt cụ qua một bên trong sự việc đó. Chỉ là một sự bất cẩn và hiểu lầm dẫn đến sự cố mà làm cho cô Fốn cũng rất hổ thẹn.

Đối diện với việc Cụ Sa-ngà buồn và không đi nhà thờ nữa, mình nói với Cô Mèm: - Ta chỉ có một cách là ngày mai, nhân dịp lễ Tết Thái, chúng ta đến thăm Cụ và chúc mừng Cụ để làm cho Cụ hết giận.

Cô Mèm cũng đồng ý với ý kiến đó. Sáng nay, mình và Cô Mèm đưa nước và quà biếu đến nhà Cụ Sa-ngà. May là hôm nay Cụ có ở nhà. Cụ Sa-ngà vẫn đón tiếp mình và cô Mèm một cách vui vẻ. Cụ mời uống trà và nói chuyện này chuyện kia như mọi khi đến thăm cụ. Sau đó thì làm nghi thức chúc Tết cụ và Cụ cũng chúc lại.

Sau đó thì mình ngõ ý mời Cụ ngày Chúa Nhật đến tham dự nghi thức chúc Tết tại nhà thờ. Cụ từ chối và nói lại những điều làm cụ buồn. Thế là mình và cô Mèm phải giải thích, trấn an, và dĩ nhiên là xin lỗi Cụ. Mình cũng nói là nếu không có Cụ thì nhà thờ sẽ rất buốn, và các con cháu cũng sẽ rất buồn, đặc biệt là các bạn trẻ VN vì Cụ hay nói chuyện với các em bằng tiếng Việt. Cụ còn phải giúp dạy bảo cho tụi nó nữa. Sau khi năn nỉ và giải thích nhiều Cụ mới chịu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật này và có lời phát biểu vào cuối lễ trong nghi thức chúc Tết.

Trước khi ra về Cụ tặng cho mình một chai rượu trong dịp Tết. Trên xe về lại nhà thờ, Cô Mèm nói với mình: - Tôi cũng không nghỉ ra chuyện đi chúc Tết Cụ. Nhưng hóa ra điều này đã rất tốt.

Mình nói: - Đúng vậy. Chúng ta phải thông cảm cho người lớn tuổi. Họ cần chúng ta phải tôn trọng họ, và nhận ra giá trị của họ trong cộng đoàn. Họ cần chúng ta nhận ra trọng trách của họ và không bị gạt qua một bên. Những cử chỉ của chúng ta, nếu không thận trọng, sẽ làm cho họ hiểu lầm và cảm thấy buồn. Và khi người lớn tuổi buồn và giận, cho dù có cơ sở hay không có cơ sở thì việc chúng ta nhường nhịn người cao niên một chút không phải là điều thiệt thòi gì cả.

Nong Bua Lamphu, ngày 12.4.2012

Niềm vui Phục Sinh

















Từ các seour, thanh niên cho đến các em thiế nhi, ai nấy đều cảm nhận được niềm vui Phục Sinh. Những sinh hoạt vui tươi được diễn ra sau Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh thật long trọng và sốt sáng. Năm này mình cảm thấy chương trình mừng Chúa Phục Sinh rất tốt đẹp. Cho dù chỉ là một đoàn nhỏ bé nhưng tinh thần và niềm vui Phục Sinh cũng đã lan tỏa và hâm nóng tâm hồn mọi người. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh cũng rất tuyệt vời khi trước Thánh Lễ những đám mây đen đã tan đi nhường chỗ lại cho một bầu trời xanh tươi và đầy ánh nắng rực rở.

Nong Bua Lamphu, ngày 9.4.2012

Thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh













Khi mình mới đến Thái Lan mình cứ tưởng là Đêm Vọng Phục Sinh sẽ có nhiều người đi tham dự hơn là ngày Chúa Nhật Phục Sinh như thường xảy ra ở bên Mỹ. Nhưng hóa ra ở đây người ta thích đi lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh hơn và cộng đoàn đức tin ở đây đã tổ chức ngày lễ Chúa Nhật Phục Sinh thật vui tưới với liên hoan và các sinh hoạt đặc biệt cho giới trẻ như trò chơi tìm trứng và những trò chơi thi đua. Niềm vui Phục Sinh được thấy rõ trên khuôn mặt mọi người.

Nong Bua Lamphu, ngày 9.4.2012

Đêm Vọng Phục Sinh








Chiều thứ bảy trời bắt đầu mưa phùn kéo dài nhiều giờ đồng hồ, tưởng đâu sẽ không thể rước nến được. Nhưng cuối cùng khi đến giờ làm nghi thức thì trời cũng tạnh và thế là nghi thức Vọng Phục Sinh được diễn ra trong bầu không khí ấm cũng và mát dịu được tạo nên do thời tiết mát thất thường. Niềm vui trông chờ Đức Kitô sống lại cũng đã đến với cộng đoàn Công giáo nhỏ bé của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 8.4.2012

Thứ năm Tuần Thánh

Những người "tông đồ" cho mình rửa chân có một thanh niên đang thực tập theo đạo Tin Lành, có ba người bị nhiễm HIV, hai anh em người Thái gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Thái Lan, và một số các bạn lao động và sinh viên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Thái Lan.

Các bạn trẻ trong giáo xứ chầu với nhau bằng cách hát những bài ca nguyện và đọc lời Chúa theo phong cách Taize.

Giờ chầu của các bạn trẻ gần một tiếng rưởi đồng hồ. Sau đó là giờ chầu của các Seour Dòng Mẹ Têrêxa và các em mồ côi. Cuối cùng là giờ chầu của các bạn trẻ Việt Nam.

Nong Bua Lamphu, ngày 5.4.2012

Vác thánh giá



Thứ sáu tuần trước nhà thờ tổ chức một ngày sinh hoạt tâm linh cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Có khoảng 30 em trong chương trình giáo lý đến tham dự. Trong phần giảng, minh chia sẻ cho các em về những hình ảnh của Chúa Cha. Và dĩ nhiên trong mùa Chay Thánh thì không thể không nhắc đến Chúa Giêsu và sự hy sinh lớn lao của Ngài để cứu chuộc nhân loại. Như một bài học về việc chịu đựng những đau khổ để thông phần vào sự đau khổ của Chúa, mình cho các em xem một youtube video về những người phải vác thánh giá của mình trên hành trình cuộc sống. Nhưng có một bạn trẻ đã than phiền rằng thánh giá của mình nặng quá và đã quyết định chặt bớt cho ngắn hơn nhằm vác được dễ dàng hơn. Sau hai lần "gọt" thánh giá thì người bạn trẻ ấy cũng đã có một cái thánh giá không quá nặng nề và có thể vác đi một cách thoải mái. Nhưng hởi ôi, đến khi hành trình đến một vực thẳm thì không thể vượt qua được nếu không lấy thánh giá làm chiếc cầu bắt ngang qua hai bên. Những người khác đã trung thành với thánh giá của mình thì đã vượt qua một cách yên ổn. Còn đối với người bạn trẻ đã cắt xén cây thánh giá của mình thì tiếc thay chỉ có thể ngồi khóc trong hối hận và đau khổ vì cuộc hành trình của mình đã kết thúc một cách thê thảm.

Sáng hôm sau có mấy em thiếu nhi đến nhà thờ vào lúc sáng để đan lá cho lễ lá ngày Chúa Nhật. Chưa đến giờ vào việc nên có mấy đứa đi loanh quanh khuôn viên nhà thờ để đốt giờ. Thằng Mồn và thằng Ta ra bên hông nhà thờ đi qua đi lại. Mình đứng trong văn phòng nhà xứ quan sát xem tụi nó làm gì. Thằng Ta thấy có cây thánh giá đang gác bên cạnh cái chòi cạnh con kênh chạy quanh nhà thờ. Cây thánh giá này dài khoảng gần hai mét, làm bằng gỗ bạch đàn. Tuần trước thằng Tăng đã chặt cây bach đàn phía sau nhà thờ để làm cây thánh giá để dùng trong nghi thức chặng đàng thánh giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Thấy có cây thánh giá thằng Ta và thằng Mồn thay phiên nhau vác như cậu bé trong video mới xem ngày trước. Tụi nó vác đến cái khúc mà có một cái "vực" đó là khoảng cách giữa cái bờ đất và cái phần nền của cái chòi được xây ra hướng con kênh. Thế là tụi nó cũng lấy thánh giá đặt xuống xem có vừa để bước qua không? Hóa ra cũng vừa vặn và tụi nó rất vui với điều mình đã làm được.

Mình đứng trong văn phòng nhà xứ nhìn hai thằng Ta và Mồn vác thánh giá rồi đặt xuống làm cầu qua "vực sâu" bổng nhiên cảm thấy ấm lòng. Hóa ra tụi nó cũng đã để ý đến bài học mà mình dạy cho tụi nó ngày trước. Ước gì trong đời sống thực sự của tụi nó, nó sẽ luôn luôn cố gắng vác thánh giá của mình như thế.

Nong Bua Lamphu, ngày 4.4.2012