Boy va Arm

Trong TT Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có hai thằng con trai tuổi 16. Tụi nó mồ côi cha mẹ và bị nhiễm HIV từ khi mới sinh ra. Tụi nó ở TT được chăm sóc đầy đủ, từ việc học hành cho đến ăn uống, không thiếu gì. Thầy Damien mở TT đặc biệt dành chó các bạn trẻ bị nhiễm HIV tuổi teen trở lên. Thế mà tụi nó không chịu ở. Ba bốn lần rồi hai thằng này, một đứa tên Boy, một đứa tên Arm cứ trốn nhà đi bụi. Mỗi lần tụi nó trốn đi là tụi nó ăn cắp đồ đi luôn. Khi thì ăn cắp xe đạp, áo quần. Khi thì ăn cắp điện thoại di động của các bệnh nhân khác.

Nhưng hai thằng không đi xa. Tụi nó cứ lẩn quẩn trong phố. Có khi đêm tối tụi nó rình vào trong trung tâm để ăn cắp thức ăn trong nhà bếp. Thỉnh thoảng mấy đứa trong nhà thờ cũng thấy hai đứa đi lang thang trên đường. Vừa rồi thằng Thẳng bảo thấy thằng Boy đang lục đồ ăn trong thùng rác ở bờ hồ. Thằng Thắng nói:

- Nhìn hai đứa bây giờ thê thảm lắm, đặc biệt là thằng Boy. Chân tay lở loét, người như cây sậy. Nó còn đi cà nhắc nữa.

- Khi thấy mày nó có nói gì không? - Mình hỏi thằng Thắng.

- Nó không nói gì cả. Nó chỉ cười thôi.

Chiều nay sau khi mình dạy học xong, thầy Bern rũ mình đi dạo bờ hồ, ý là để xem có gặp hai đứa ở ngoài đó không. Nhưng vừa sau đó thì nghe tin là hai đứa đang ở TT. Có một bác sĩ mang nó đến TT vì nó cứ lẩn quẩn trong khu vực phòng bệnh và quán ăn gần đó. Người ta thấy vậy cũng ớn nên tìm cách đưa nó về.

Mình và thầy Bernd ra ngoài ăn tối, định sau khi ăn xong về thì nói chuyện với tụi nó xem tụi nó có ý định như thế nào. Nhưng thầy Bernd mới cho hay là hai tụi nó đi rồi. Tắm rửa ăn uống xong là đi. Tụi nó không muốn ở lại TT. Mặc dù ở bên ngoài đói rách, không có thuốc men để uống, sức khỏe ngày yếu dần, căn bệnh SIDA ngày càng hiện rõ trên thân thể, thế mà tụi nó vẫn quả quyết không muốn ở lại TT. Tụi nó không muốn sống trong môi trường có kỹ luật, phải tuân theo những quy tắc của TT. Sống tự do bên ngoài vẫn hơn là chấp hành kỹ luật.

Trường hợp của hai thằng Boy và Arm trên thực tế cũng chẳng khác gì nhiều người. Họ chẳng bao giờ muốn được giúp đỡ. Họ không biết rằng họ cần sự giúp đỡ của người khác. Họ không biết rằng điều người khác đang làm là để cho họ được tốt hơn. Thật trớ trêu khi mình muốn giúp đỡ người khác mà họ cứ nghĩ rằng mình làm điều đó cho mình. Mình dường như phải năn nỉ để mình được giúp họ. Việc phục vụ người khác sẽ tốt biết bao nếu người ta sẵn sàng để cho mình phục vụ họ.

Nong Bua Lamphu, ngày 22.8.2010

Đi Việt Nam

Hôm nay mình bị cảm. Bị đã hai ngày rồi. Từ khi còn ở Việt Nam. Sau khi đi tham dự lễ khánh thành nhà thờ ở Huế về thì thấy bị khan cổ và bắt đầu họ. Sáng hôm qua mình đi ra một tiệm thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng để mua thuốc uống. Bà cho mình thuốc đủ hai ngày. Uống thuốc bà thấy đỡ hẳn. Bây giờ không còn khó chịu nơi cổ họng nữa, chỉ có thỉnh thoảng ho một chút.

Đây cũng là nơi mình mua thuốc thứ bảy tuần trước khi mới đến Việt Nam. Tối thứ sáu ở Bangkok bà Amara, một người mình quen biết ở Bangkok mua cua về ăn. Không biết cua nấu như thế nào mà sau khi hai cô cháu ăn thì ai nấy đều bị tào tháo rượt. Ngày thứ bảy bà Amara phải vào bệnh viện năm để vào nước biển. Còn mình thì cũng nằm sốt trên giường tại Sài Gòn. May mà đi mua thuốc tại tiệm thuốc tây này uống thì hôm sau là khỏe lại.

Bây giờ mình đã trở về giáo xứ. Mọi sự nhìn vẫn tốt. Hôm nay hai nhân viên nhà thờ đi tham dự khóa huấn luyện về cách chụp hình để làm báo cho nhà thờ nên trong nhà xứ cũng im ắng. Mình cũng lợi dụng cơ hội này để nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài gần 10 ngày, nếu tính cả những ngày lưu lại ở Bangkok.

Dạo này mình đi Bangkok như đi chợ. Thứ bảy tuần tới là mình lại đi Bangkok tiếp. Sáng đi tối về. Lý do đi là ở nhà thờ chánh tòa có lễ và tiệc gây quỹ của Hội Lòng Chúa Thương Xót. Họ mời mình đi tham dự. Sáng mình đi Bangkok bằng máy bay, nhưng tối thì bà Amara sẽ cho người chở mình về Nong Bua Lamphu. Chuyến đi này mất khoảng 8 giờ đồng hồ. Lý do đi bằng xe là vì sau khi tiệc xong thì không còn cách nào khác để trở về NBL. Ngoài ra luôn tiện bà Amara sẽ cho lên xe một số đồ đạc mà bà sẽ dâng cúng cho nhà thờ để làm những việc từ thiện giúp đỡ người nghèo.

Dạo này mình bắt đầu được biết đến nhiều hơn tại Thái Lan, ít nhất là trong cộng đồng Công giáo trên mạng. Họ thấy mình xuất hiện nhiều trên facebook. Lý do là để làm việc truyền giáo, để phổ biến công việc mục vụ của mình, và một điều khác nữa là để tìm kiếm ơn gọi cho nhà dòng. Để làm được đều này thì phải làm cho người ta biết đến mình. Vì vậy nên thời gian này mình đầu tư nhiều thờ giờ vào những chia sẻ trên các diễn đàn tiếng Thái để đạt được mục tiêu trên.

Nong Bua Lamphu, ngày 20.8.2010

Đôi khi thấy mình bất lực

Có khi mình làm việc mục vụ cảm thấy cơ hội để phát triển vô hạn và mình cảm thấy thật phấn khởi. Mình nghĩ rằng chắc chắn các điều kiện sẽ tốt và tất cả chỉ lệ thuộc vào nỗ lực của mình. Thế nhưng mình cũng đã nghĩ sai lầm. Những cơ hội xem ra vô tận đó bổng nhiên bị đóng chặt lại bởi một yếu tố bất ngờ nào đó.

Ví dụ như mục vụ giới trẻ của mình tại giáo xứ. Mình có một số bạn trẻ rất hăng say và đạo đức, nhưng chính bố mẹ lại ngăn cản không cho con cái đến tham gia các sinh hoạt tại nhà thờ.

Hoặc như các bạn trẻ tại TT HIV. Mình cứ nghĩ rằng vị điều khiển trung tâm sẽ rất ủng hộ cho các bạn được tham gia các sinh hoạt trong nhà thờ hầu phát triển tâm linh và tính tình. Nhưng ngược lại những sinh hoạt mình tổ chức đều không mấy được hưởng ứng bởi vị này. Và nếu có để cho các bạn trẻ trong TT HIV tham gia thì cũng chỉ là cách miễn cưỡng trong khi chính vị ấy không mấy thấy rằng những sinh hoạt giới trẻ như họp đoàn, học kỹ năng sống, hoặc tham gia làm việc từ thiện là những sinh hoạt thiết yếu cho đời sống của các bạn trẻ trong TT.

Làm cha xứ đôi khi cảm thấy có nhiều quyền mà nhiều khi cũng cảm thấy vô cùng bất lực. Bất lực vị lời kêu gọi của mình không nặng bằng đồng tiền mà giáo dân kiếm ra được khi họ buôn bán sáng Chúa Nhật thay vì đi nhà thờ. Bất lực vị các bạn trẻ lao động di dân không thể nào từ chối lệnh của chủ thuê phải đi trồng cây cao su nhiều ngày Chúa Nhật liên tục thay vì đi nhà thờ mà mình cũng chẳng thể làm gì được. Bất lực vì cha mẹ không cho con cái họ đến nhà thờ mà mình cũng không thể làm gì cho họ đổi ý. Bất lực vị các chương trình có giá trị được tổ chức lại không được hưởng ứng bởi những người đáng ra phải nhận ra giá trị của nó. Thế rồi nhiều có cảm giác như phải năn nỉ người ta đi lễ, năn nỉ cho con em được đến sinh hoạt, năn nỉ cho họ mang con đến cho mình dạy, năn nỉ cho họ cầu nguyện để họ được ơn cứu rỗi. Rồi nhiều khi thấy vô cùng bất lực vì phải đương đầu với thật nhiều cử chỉ và hành động khước từ.

Nong Bua Lamphu, ngày 8.8.2010

Bangkok taxi ride


I am sitting in a taxi trying to make my way down Sukhumwit Street in Bangkok. It’s raining and the traffic is jammed, not that it’s not jammed virtually all day and much of the night. I strike up a conversation with the taxi driver.

“How long have you been driving the taxi?” I ask.

“About four years,” he answers succintly.

“What were you doing before that?”

“I was working with my brother in a family business.”

“Where’s your family?”

“In Nong Bua Lamphu.”

“Really?” I am surprised. “I’m working in Nong Bua Lamphu now.”

“Really?” It’s his turn to be surprised. You don’t bump into too many people from Nong Bua Lamphu in Bangkok. Not that there aren’t people from this province trying to make it in the big city, it’s just that NBL is a small province, and Bangkok is a big town. They get spread out and so you don’t bump into too many of them.

“What do you do in NBL?” he asks me.

“I’m a pastor at a Catholic church. We’re also trying to do some programs to help the community,” I answer.

“That’s great,” he says. “NBL needs a lot of development.”

“It’s better now than it used to be, I think,” I observe. “But there’s still a long way to go.”

The taxi driver nods his head in agreement. As he stops at the intersection of Sukhumwit and Asok, waiting an eternity for the red traffic light to turn green, he tells me about what he used to do to make a living in NBL, and since it just wasn’t enough he decided to try things out in Bangkok. It’s not easy driving the taxi, but at least he’s got more to send back to the family in NBL so that the children can go to school and have the things they need.

Back in NBL, I’m making use of my role as pastor of the province’s only Catholic church to make some contributions to the development of the town. It’s not much, but it’s something. Before I came and at present, the Mother of Perpetual Help Center run by Br. Damien Lunders, a veteran American missionary has been making an impact on the HIV/AIDS care and prevention program in the region. People in town all know about the center and its work. They know about him too, because he’s one of the few Western men in the province who don’t have a Thai girlfriend or wife. It’s still something that some local people haven’t gotten a grasp of.

The AIDS center is right next to the church. People in town know more about the center than they do about the church, partly because of the widespread work done by the center, partly because ever since the church was built, none of the priests who came to be pastor here stayed long enough to help the parish develop or to start community outreach programs.

We’re trying to make up for that now. So we got programs started. Got the youth together to have activities, get community youth and children from the AIDS orphanage to come to the church to participate in summer programs, year-long programs, and special activties. Now we’re establishing a house on a big piece of land belonging to the diocese at the foothills of NBL mountains, right behind the provincial hospital as a place for people who need temporary shelter, especially the poor village folks who come to the hospital to visit and take care of sick family members. Some stay for a few days, others for weeks. They end up sleeping on the hospital corridors, or camp outside on hospital grounds. It’s a pitiful sight to see. So we’re opening up this place to help people like this, people who are “strangers” among our midst.

The traffic light turns green. The taxi driver shifts gear and starts to cross the big intersection. Overhead, the Skytrain zooms past us, its railway supported by heavy concrete structures that consume up a big part of the space in the middle of Sukkhumwit Street. Here if you look left, you see buildings – hotels, banks, restaurants, bars. If you look right, you see more buidlings – massage parlors, departments stores, tailor shops, and so forth. If you look around, you see taxis, cars, food vendors, motorbikes. If you look up, you see concrete. No sky in sight. That’s Bangkok. That’s what people leaving NBL and the other small towns of Thailand are heading to. That’s what my taxi driver came to see when he left NBL four years ago.

But for me, NBL’s got its own subtle charms. Sometimes, it’s nice to be riding your motorbike down the road that runs around town, taking in the fragrant scent of new rice stalks after the rain, trying to dodge the cows crossing the street, and in front of you is the sky full of gray clouds trying to break apart after the rain has already stopped.