Sáng hôm nay trong thánh lễ ngày Chúa Nhật, mình đã chia tay giáo dân của giáo xứ nhỏ bé này và kết thúc một quãng đường 5 năm trong sứ mệnh truyền giáo. 5 năm qua mình đã học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm làm việc, từ những thành công và thất bại, từ những nỗ lực cá nhân và sự giúp đỡ của người khác. Mình rời mảnh đất truyền giáo này với tâm hồn bình an và cảm tạ Thiên Chúa.
Nong Bua Lamphu, ngày 30.12.2012
Tôi tự phỏng vấn tôi
Hôm nay mình đóng vai trò là một nhà phỏng vấn, không phải phỏng vấn bất cứ ai khác mà phỏng vấn chính mình. Mình đặt ra những câu hỏi để xem những câu trả lời cho những câu hỏi đó là gì?
Đáp: Tôi chọn
Thái Lan vì tôi thích sống và làm việc trong môi trường Á châu. Từ khi còn sống
ở Mỹ, tôi đã cảm thấy mình có tình cảm đặc biệt với nguuồn cội Á châu của mình
và luôn tìm cách để duy trì nó trong đời sống tinh thần của mình. Thái Lan thu
hút tôi vì nó là một nước Châu á, nhưng cũng rất xa lạ đối với tôi về mặt xã hội
và tôn giáo. Vì thế nó đáp ứng được cả hai điều kiện mà tôi đẵt ra cho mình, đó
là vừa quen thuộc vừa mới lạ đối với tôi, làm cho tôi muốn bước chân đến đây để
truyền giáo.
Hỏi: Điều bất
ngờ nhất đối với cha về đất nước và con người Thái Lan là gì?
Đáp: Thứ nhất
là tiếng Thái không khó học như người ta nghĩ. Thứ hai là tôi chưa tìm được cơ
sở nào cho cái hình ảnh “đất nước của nụ cười” thường được nhắc đến khi nói về
Thái Lan. Tôi thấy người Thái cũng giống như bao nhiêu người khác, vui thì cười,
giận thì cũng la hét, đấm đá không thua ai. Ba là những cử chỉ vô cùng ấn tượng
bên ngoài của người Thái không hẳn luôn luôn thể hiện một nội tâm sâu sắc và có
ý thức. Vì thế chúng ta không thể kết luận về tâm tính của người Thái chỉ qua
những cử chỉ bên ngoài ấy.
Hỏi: Việc
cha được bổ nhiệm làm cha xứ tại tỉnh Nong Bua Lamphu có giống như cha mong đợi
hay không?
Đáp: Điều
này hoàn toàn ngoài sự mong đợi của tôi. Điều tôi mong đợi là được cộng tác vào
công việc truyền giáo mang tính xã hội, có liên quan đến mục vụ sẵn có của hội
dòng tại Thái Lan, đó là công việc giúp đỡ những người bị bệnh HIV. Dù sao đi nữa
đó cũng là lý do chính khiến cho tôi chọn Thái Lan để đi truyền giáo.
Hỏi: Vậy cuối
cùng cha có được làm mục vụ với người bị bệnh HIV/AIDS không?
Đáp: Có. Vì
trung tâm chăm sóc các trẻ em và người lớn bị HIV/AIDS nằm ngay trong khuôn
viên nhà thờ nên mục vụ này trở nên một phần quan trọng trong công việc của
tôi. Tuy nhiên, mục vụ này mang chiều kích tâm linh hơn là xã hội.
Hỏi: Ngoài mục
vụ HIV/AIDS cha còn làm gì?
Đáp: Tôi đã
đầu tư nhiều công sức và thời gian vào mục vụ giới trẻ và lao động di dân, đặc
biệt là lao động di dân Việt Nam. Đây cũng là một điều nữa mà tôi không hề mong
đợi khi chọn đến Thái Lan để truyền giáo. Tôi không ngờ ở Thái Lan có nhiều lao
động di dân Việt Nam đến vậy. Và một điều khác nữa là có quá ít người trong
giáo hội địa phương quan tâm đến mục vụ cho lao động di dân Việt Nam lúc đó. Vì
thế tôi đã bắt tay vào mục vụ này để giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tại Thái Lan
có cơ hội để duy trì đời sống tâm linh của mình khi đến đây làm việc.
Hỏi: Cha thấy
rằng người địa phương đã đón nhận cha như thế nào?
Đáp: Nói
chung là tôi cảm thấy mình không có khó khăn gì để hội nhập vào xã hội Thái
Lan. Đặc biệt giáo dân người Thái cũng như người Thái gốc Việt đối xử với tôi rất
tốt. Nhiều người đã hỗ trợ cho tôi trong công việc truyền giáo của mình. Có thể
nói điều kiện làm việc mục vụ của tôi phần lớn đến từ những người Thái chứ tôi
không có nguồn tài trợ từ nước ngoài như một số nhà truyền giáo khác. Và tôi
cho đó là điều đúng đắn vì xu hướng truyền giáo hiện nay không phải là rót tiền
từ nước giàu sang nước nghèo mà là giúp cho giáo hội địa phương tìm cách để tự
giúp đỡ mình trước. Những người trong một cộng đồng và đất nước phải biết tương
trợ lẫn nhau trước khi tìm đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này giúp cho mọi
người cảm thấy mình có phần trong việc xây dựng cộng đoàn và Giáo hội.
Hỏi: Cha cảm
thấy tự hào nhất về điều gì mà cha đã làm được trong thời gian qua?
Đáp: Không
phải tự hào mà hạnh phúc và cảm tạ Chúa. Đó là giáo xứ nhỏ bé của mình, trước
đây là một nơi ít ai biết đến, ngay cả trong giáo phận này, giờ đã trở nên một
“ví dụ” về cách tổ chức các chương trình mục vụ, đặc biệt là các mục vụ liên
quan đến giới trẻ. Ngoài ra giáo xứ còn được biết đến vì công tác truyền thông
của mình, ví dụ trang mạng, chương trình phát thanh, và tờ thông tin liên lạc,
v.v… Điều thứ hai mà tôi cảm thấy vui là mục vụ cho người Việt Nam đã dần dần
nhận được sự quan tâm của Giáo hội Thái Lan, đặc biệt là ở hai GP Bangkok và
Udon Thani. Tại hai nơi này, tôi đã cộng tác với một số linh mục, tu sĩ, giáo
dân Việt Nam để thực hiện mục vụ di dân. Ngoài ra chúng tôi còn giúp cho các
lãnh đạo cũng như các vị linh mục trong giáo phận nhận ra tầm quan trọng của mục
vụ di dân Việt Nam.
Hỏi: Cha có
cảm thấy khả năng của mình được tận dụng khi đến làm việc tại Thái Lan hay
không?
Đáp: Tôi thấy
rằng ngay cả những cái không phải là “khả năng” của tôi cũng được đem ra để xử
dụng nữa. Ví dụ, tôi được một trường đại học tại tỉnh Khon Kaen mời dạy một lớp
tiếng Việt cho các sinh viên của họ cách đây vài tháng. Tôi không phải là một
người thành thạo tiếng Việt, vì tôi được lớn lên tại Hoa Kỳ. Khả năng tiếng Việt
của tôi chỉ ở mức trung bình. Thế mà tôi cũng đã nhận lời đi dạy lớp tiếng Việt
nói trên. Ngoài ra, ở đây tôi bổng trở nên một người đa nghề: thầy giáo dạy tiếng
Anh ở từ trường tiểu học cho đến đại học, thông dịch viên, chuyên gia về văn
hóa Việt Nam, người dẫn chương trình, hướng dẫn viên du lịch, ca trưởng, người
quản trò trong các chương trình sinh hoạt, v.v… Không có cái nào tôi làm xuất sắc
cả. Nhưng tôi làm những điều này vì nhu cầu của môi trường truyền giáo mà tôi
đã bước vào. Và tôi cảm thấy hạnh phúc khi những điều đó là sự đóng góp cho
công cuộc truyền giáo của Giáo hội.
Hỏi: Cha
đang chuẩn bị rời khỏi giáo xứ mà cha đã phục vụ suốt 5 năm qua, cha có buồn
không?
Đáp: Thật sự
là tôi rất thực tế. Tôi luôn ý thức được rằng không có việc gì là mãi mãi. Tôi
biết mình chỉ ở đây một thời gian, rồi sẽ chuyển đi nơi khác. Và tôi thấy rằng
đây đúng là lúc tôi cần phải thuyên chuyển. Nó tốt cho tôi và cũng có thể tốt
cho những người giáo dân ở đây, mặc dầu trong thời gian đầu thì không thể tránh
khỏi những giao động đòi hỏi mọi người phải thích nghi. Tuy nhiên trước khi tôi
rời khỏi nơi này thì tôi cũng cố gắp sắp xếp mọi sự để cho người đến sau tôi có
điều kiện làm việc tốt. So với khi tôi đến giáo xứ này thì ai đó sẽ đến sau tôi
phải đối diện với một tình hình rất khác. Có thể nói khi tôi đến đây thì dường
như đối diện với một con số “O”. Nhưng bây giờ giáo xứ làm việc có hệ thống và
tổ chức. Cơ sở vật chất cũng ổn định. Điều còn lại là nỗ lực của cá nhân nhà
truyền giáo trong công việc của mình mà thôi.
Hỏi: Nếu cha
không buồn khi rời khỏi đây thì cha có nuối tiếc gì không?
Đáp: Câu trả
lời của tôi có thể làm cho người khác cảm thấy chửng hửng. Nhưng tôi không nuối
tiếc gì cả. Tôi không phải là người thích níu kéo quá khứ. Tôi sống và làm việc
chủ yếu trong hiện tại. Tôi làm việc hết mình với những gì trước mắt. Và đến
lúc tôi đi thì tôi sẽ đi một cách thanh thản. Tôi phó thác vào Chúa và những
người sẽ đến tiếp tục công việc của tôi. Tôi cũng không nuối tiếc vì tôi cảm thấy
phấn khởi với những gì đang chờ đợi mình phía trước.
Hỏi: Vậy có
ai nuối tiếc trước sự ra đi của cha không?
Đáp: Hmm…Tôi
cũng không biết nữa. Cũng có người bày tỏ cảm tình theo chiều hướng đó, nhưng
tôi không biết họ có thật lòng hay không? Hoặc nếu có thì cũng chỉ một chút
thôi. Tôi nghĩ cũng sẽ chẳng có ai rơi nước mắt khi chia tay tôi đâu. Tôi đánh
giá mình làm việc chưa đủ tốt để có thể làm cho người khác thương. Có lẽ chỉ ở
mức “nể” mà thôi. Mà “nể” là cảm nhận của lý trí, còn “thương” là cảm nhận của
con tim. Tôi nghĩ rằng tôi được nhiều người nể hơn là được họ thương.
Hỏi: Vậy cha
có muốn được giáo dân thương không?
Đáp: Ai mà
không muốn được thương? Tôi cũng vậy thôi. Nhưng để được thương thì mình phải
đáng thương. Tôi chưa làm gì đáng thương cả. Có lẽ đó là khuyết điểm lớn nhất
trong con người của tôi.
Hỏi: Vậy cha
nghĩ cha phải làm gì để được người khác thương?
Đáp: Bớt trổ
tài. Bớt nóng tính. Bỏ ra nhiều thời giờ hơn để hỏi han và nói chuyện với những
đứa trẻ và những người già. Quan tâm về yếu tố con người hơn là hoạt động. Cầu
nguyện nhiều hơn và toát lên tâm hồn của một con người cầu nguyện thay vì toát
lên tâm hồn con người làm việc. Thiết nghĩ nếu tôi làm được những điều này thì
người khác sẽ thương tôi hơn.
Hỏi: Vậy cha
có định tập làm những điều mà cha vừa nói không?
Đáp: Tôi vẫn
luôn cố gắng tập đấy chứ. Chỉ việc tôi chưa thành công như mong muốn mà thôi.
Hỏi: Vậy
chúc cha sớm đạt được những điều mà cha mong muốn nhé. Xin Chúa chúc lành cho
cha và đồng hành với cha trên chặng đường sắp tới trong cuộc đời truyền giáo của
cha.
Đáp: Vâng.
Xin cám ơn.
Nong Bua
Lamphu, ngày 28.12.2012
Chia tay GP Udon Thani
Mình đang ở trong những ngày cuối cùng tại GP Udon Thani, nơi mình đã phục vụ 5 năm qua. Hôm qua tại buổi tiệc Giáng Sinh hàng năm của GP, Đức Giám Mục đã tặng cho mình và anh Trực quà lưu niệm và nói lời cám ơn đối với thời gian phục vụ tại GP. Và thế là mình kết thúc một chặng đường tuy không dài nhưng có ý nghĩa đối với cuộc đời truyền giáo của mình. Nó có ý nghĩa vì đây là GP đầu tiên nơi mình đã phục vụ từ ngày chính thức trở thành một nhà truyền giáo. Và ở đây mình đã học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm làm việc, từ những thách đố trong đời sống mục vụ, từ những khó khăn xảy ra trong cách làm việc với những cá nhân khác nhau trong GP....và từ đó, mình hiểu phải làm như thế nào để đóng góp cho công việc mục vụ của GP một cách thiết thực, có ý nghĩa, và mang tính cách riêng. Mình tin rằng mình đã làm được điều này không nhiều thì ít. Dù sao đi nữa, mình và cha Trực đã nỗ lực hết mình để đưa cái tên "SVD" tới giáo hội địa phương nhiều hơn trước khi ở đây chỉ có các tu huynh SVD làm việc âm thầm làm cho ít ai biết đến dòng truyền giáo này. Và hai anh em cũng dã nỗ lực để cho mọi người thấy rằng dòng SVD là một hội dòng có một linh đạo sâu sắc, hợp thời và năng động, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội hiện thời.
5 năm ở đây, từ những ngày đầu khó khăn, và ít quen biết ai, giờ đây mình đã quen biết rất nhiều người trong giáo phận, từ các cha, các seour, và đặc biệt là các giáo dân ở những nơi khác nhau, kể các nhiều bạn trẻ trong giáo phận. Có lẽ đây là thời điểm tốt đẹp để mình chia tay Gp để tiếp tục trau dồi bản thân qua việc học hành. Điều này sẽ giúp cho mình có khả năng cống hiến nhiều hơn nữa cho Giáo hội Thái Lan cũng như hội dòng của mình. Mình cảm thấy phấn khởi với con đường đang chờ đợi mình và những gì sẽ xảy ra phía trước.
Nong Bua Lamphu, ngày 28.12.2012
Hồng ân cao cả trong Mùa Vọng
Tối hôm qua sau giờ cầu nguyện của giáo dân để chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giáng Sinh, anh Sa-long, một bệnh nhân AIDS trong trung tâm đến gặp mình và nói: - Thưa cha, con muốn xin lời tham vấn của cha. Con muốn xưng tội để rước lễ, vì đã 30 năm rồi con chưa có làm điều này. Con phải làm sao?
- Ủa, anh là người Công giáo à? Thế mà tôi không biết. - Mình nói.
- Vâng, con là người Công giáo.
- Gia đình anh là đạo gốc à?
- Vâng, mọi người trong gia đình con đều là Công giáo. Con đã được học giáo lý và lãnh nhận các bí tích Thánh thể và Thêm sức. Nhưng vì đời sống đưa đẩy nên con đã lãng quên đạo đức một thời gian dài. Bây giờ con muốn được xưng tội để rước lễ.
- Vậy thì tốt quá. Ngày mai chúng ta sẽ làm điều này vào giờ sáng. Nhưng điều tôi muốn anh làm tối hôm nay là hãy cầu nguyện để xin ơn Chúa giúp cho anh có thể nhớ lại những gì mình đã làm trong suốt 30 năm qua, và xin cho có lòng can đảm để xưng những tội lỗi của mình một cách chân thật hầu lãnh nhận được ơn tha thứ của Ngài.
Thế là sáng nay, đúng hẹn, anh ta đến nhà thờ gặp mình. Mình mời anh vào bên trong nhà thờ, mở sách Phúc Âm ra và đọc cho anh nghe một đoạn Tin Mừng, đó là câu chuyện con chiên lạc. Sau khi đọc xong bài Phúc Âm, mình cắt nghĩa cho anh nghe về những gì Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ qua câu chuyện đó. Sau đó mình mời anh Sa-long bắt đầu xưng những tội mình đã phạm.
Anh ta đã thành tâm xưng những lỗi lầm của mình và lãnh nhận được lời khuyên, lời nâng đỡ và động viên từ mình hầu giúp anh có nghị lực để sống một đời sống mới trong ân sủng và bình của Chúa. Khi mình nói lời tha tội cho anh, thực sự cả người mình như cảm thấy ớn lạnh lên vì xúc động trước tình yêu và lòng từ bi của Chúa đối với con người xấu số này. Có thể nói, đây là hồng ân lớn lao nhất mà mình đã lãnh nhận trong suốt Mùa Vọng này khi đã giúp cho một tội nhân ăn năn trở lại sau một thời gian quá dài xa lìa Chúa.
Nong Bua Lamphu, ngày 22.12.2012
- Ủa, anh là người Công giáo à? Thế mà tôi không biết. - Mình nói.
- Vâng, con là người Công giáo.
- Gia đình anh là đạo gốc à?
- Vâng, mọi người trong gia đình con đều là Công giáo. Con đã được học giáo lý và lãnh nhận các bí tích Thánh thể và Thêm sức. Nhưng vì đời sống đưa đẩy nên con đã lãng quên đạo đức một thời gian dài. Bây giờ con muốn được xưng tội để rước lễ.
- Vậy thì tốt quá. Ngày mai chúng ta sẽ làm điều này vào giờ sáng. Nhưng điều tôi muốn anh làm tối hôm nay là hãy cầu nguyện để xin ơn Chúa giúp cho anh có thể nhớ lại những gì mình đã làm trong suốt 30 năm qua, và xin cho có lòng can đảm để xưng những tội lỗi của mình một cách chân thật hầu lãnh nhận được ơn tha thứ của Ngài.
Thế là sáng nay, đúng hẹn, anh ta đến nhà thờ gặp mình. Mình mời anh vào bên trong nhà thờ, mở sách Phúc Âm ra và đọc cho anh nghe một đoạn Tin Mừng, đó là câu chuyện con chiên lạc. Sau khi đọc xong bài Phúc Âm, mình cắt nghĩa cho anh nghe về những gì Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ qua câu chuyện đó. Sau đó mình mời anh Sa-long bắt đầu xưng những tội mình đã phạm.
Anh ta đã thành tâm xưng những lỗi lầm của mình và lãnh nhận được lời khuyên, lời nâng đỡ và động viên từ mình hầu giúp anh có nghị lực để sống một đời sống mới trong ân sủng và bình của Chúa. Khi mình nói lời tha tội cho anh, thực sự cả người mình như cảm thấy ớn lạnh lên vì xúc động trước tình yêu và lòng từ bi của Chúa đối với con người xấu số này. Có thể nói, đây là hồng ân lớn lao nhất mà mình đã lãnh nhận trong suốt Mùa Vọng này khi đã giúp cho một tội nhân ăn năn trở lại sau một thời gian quá dài xa lìa Chúa.
Nong Bua Lamphu, ngày 22.12.2012
Lại bị bắt
Các bạn trẻ Việt Nam tổ chức liên hoan mừng Noel 2012 |
- Những đừa nào? - Mình hỏi.
- Thắng Tính, thằng Hiếu, Anh Thùy, và con Huyền. - Nó trả lời.
- Còn mấy đứa kia thì sao?
- Tụi nọ chạy thoát.
Một lát sau đó thì mình thấy các bạn trẻ lần lượt đưa nhau lên nhà thờ để trốn, đặc biệt là những đứa làm việc ở quán ăn và trường học, là hai nơi mà cảnh sát có dự định sẽ đến để bắt lao động bất hợp pháp ngày hôm nay. Cũng may là khi ngồi trong xe cảnh sát, ông chủ của thằng Tính (cũng bị bắt đưa lên đồn) liếc nhìn thấy danh sách những nơi cảnh sát sẽ đi, nên nói cho thằng Tính biết. Thế là nó gọi điện thoại đến trường để cảnh báo cho những đứa khác biết để chạy trốn.
Thằng Thắng nói với mình là mới hôm qua thằng Hòe nói với con là mấy ngày hôm nay có cảnh sát cứ đến dòm ngó ở chợ như đang thu thập thông tin. Thằng Hòe cũng có nói lại cho những đứa khác biết. Nhưng ai nấy đều hơi chủ quan vì nghĩ rằng những chủ thuê đã bao cảnh sát rồi. Ai ngờ ở đây có vài loại cảnh sát, và cảnh sát mà bỏ tiền ra bao không phải là loại mà đến lùng bắt ngày hôm nay.
Chiến dịch bắt lao động Việt Nam lần này có sự trùng hợp với tháng trước, đó là trong thời điểm mà nhà thờ đang chuẩn bị lễ lớn. Tháng 11 thì nhà thờ mừng lễ 50 năm khấn dòng của thầy Damien, còn lần này thì là lễ Giáng Sinh. Lần trước do bị lùng bắt mà một vài đứa không thể tham dự được vì bị trục xuất khỏi Thái Lan. Nhưng ngược lại có vài ngày bọn nó không dám đi làm nên lên nhà thờ để dọn dẹp và làm tổng vệ sinh khuôn viên thật chu đáo.
Lần này thì chiến dịch bắt lao động Việt Nam chỉ diễn ra vài ngày trước lễ Giáng Sinh. Mặc dầu việc trang trí Noel cũng như đã gần xong, nhưng cũng có một vài chút việc phải làm. Thế là sáng nay, các bạn trẻ Việt Nam đến nhà thờ và làm tổng vệ sinh thêm một lần nữa để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.
Đối với bốn đưa bị bắt thì cảnh sát đã cho "tại ngoại" nhưng hộ chiếu thì bị giữ lại, và chờ đợi quyết định của tòa án hoặc là cơ quan cảnh sát (mình chưa rõ). Nhưng khả năng sẽ bị trục xuất khỏi Thái Lan thì cao. Tuy nhiên trong cái xui cũng có cái hên, đó là các bạn không phải ở trong đồn/tù để chờ mà được cho về và sẽ được đón lễ Giáng Sinh tại nhà thờ chứ không phải nơi tạm giam. Mọi người đang hy vọng là cảnh sát sẽ không quá khó khăn và sẽ cho phép tụi nó được đón Giáng Sinh trước khi bị trục xuất. Cảnh sát ở NBL thì rất dễ chịu. Thật ra họ chỉ làm theo lệnh từ cấp trên, chứ họ rất vui vẻ và tốt với các bạn trẻ Việt Nam khi bắt đưa về đồn.
Thế là sau dịp Giáng Sinh này, số lượng các bạn trẻ Việt Nam tại NBL sẽ giảm mạnh vì không có việc làm. Ở NBL thì việc làm rất hạn chế vì chỉ là một tỉnh nhỏ. Nhưng nếu ngoài chợ trở nên khó khăn thì cũng không biết đi kiếm việc ở đâu, đặc biệt là khi tiền công ở ngoài chợ tương đối tốt hơn ở các quan ăn và trường học. Với lại sắp đến Tết rồi nên tụi nó cũng luôn tiện mà ra về. Mình sắp rời NBL, tụi nó luôn tiện cũng đi. Tuy nhiên mình cũng hy vọng rằng sẽ có những người ở lại và tiếp tục tham gia các sinh hoạt của giáo xứ ở đây. Sự hiện diện của các bạn trẻ Việt Nam tại giáo xứ làm cho đời sống sống động, trẻ trung và đa dạng hơn. Nó giúp cho giáo xứ nhỏ bé ở đây trở nên một cộng đồng quốc tế, rất phù hợp với tinh thần ASEAN mà mọi người đang hướng tới.
Nong Bua Lamphu, ngày 21.12.2012
Tinh thần Noel
Sắp Noel rồi mà chưa có được cái không khí mùa đông. Ban ngày trời vẫn nắng chang chang, chỉ có cái không oi bức. Nhiệt độ ban đêm thì mát hơn nhiều. Lý do mình biết nó mát hơn là ban đêm mình chỉ cần bật một cái quạt thay vì hai. Thường thì mình mở hai cái quạt, một cái quạt trần và một cái quạt đứng. Cái quạt trần có chức năng làm cho phòng mát. Cái quạt đứng, đặt bên cạnh giường, quay vào trong người mình, không xoay, nhưng tránh phần mặt, nó có chức năng không cho muổi bay vào cắn. Không có cái quạt đứng thì nguy cơ bị muổi cắn và phải gãi suốt đêm là rất cao. Nhưng bây giờ thời tiết mát hơn vào ban đêm nên mình chỉ bật một cái cũng thấy dễ chịu rồi.
Tuần này bọn giới trẻ đang chuẩn bị làm nốt những ngôi sao để treo trước hàng rào nhà thờ. Xong phần đó là xem như là xong việc trang trí bên ngoài. Phần bên trong thì thầy Damien đã đồng ý đảm nhận. Năm nào thầy cũng làm việc này, và thầy làm rất tốt. Năm này mình cũng nhờ thầy thêm một lẫn nữa.
Không biết năm này sẽ có bao nhiêu người đến tham dự lễ Noel. Nhưng ít hay nhiều gì thì cũng phải làm cho tốt. Mình trang trí nhà thờ trước tiên là tạo nên không khí lễ hội cho giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngoài ra, mình cũng muốn tạo nên sự phấn khởi cho chính mình. Từ ngày mình đến đây, ở trong môi trường mà ngày lễ Noel không được mấy ai quan tâm đến, mình đã khẳng định rằng, chính mình phải chủ động trong việc tạo nên không khí và cảm giác Noel cho chính bản thân mình trước. Không ai làm điều đó cho mình được. Và nếu mình không thể tự làm điều đó cho bản thân thì làm sao có thể giúp cho người khác cảm nhận ý nghĩa của ngày Noel? Mình không thích bị động, chờ người khác đến làm cho mình vui. Mình cũng không thích ngồi không để hoài niệm về những ngày trong quá khứ khi còn được đón Noel ở một đất nước mà mùa Noel là thời gian nhộn nhịp nhất trong năm. Vì thế dù sống và làm việc trên một đất nước Phật giáo, mình vẫn cảm thấy rất phấn khởi khi mùa Giáng Sinh đến. Năm này cũng thế, mình cảm thấy rất vui. Thiên Chúa nhập thể làm người vì yêu thương nhân loại. Tại sao lại không vui được nhỉ?
Nong Bua Lamphu, ngày 17.12.2012
Mừng Giáng Sinh với trẻ em Phật giáo
Hôm nay tại nhà thờ mình có chương trình mừng Giáng Sinh cho các trẻ em người Phật giáo đền từ các làng lân cận. Hơn 100 em đến tham dự chương trình Thánh lễ, sinh hoạt, và phát quà. Trong Thánh lễ, mình đã xử dụng hình thức hỏi đáp thay vì một bài giảng truyền thống để giúp cho các em hiểu được ý nghĩa thực sự của lễ Giáng Sinh. Chắc chắn trong môi trường chúng nó sống thì rất ít tiếp cận được với những kiến thức về Kitô giáo, và khi thấy trên đường phố trang trí Giáng Sinh thì chỉ là những thứ rực rỡ đầy màu sắc mà không hề liên quan gì đến tâm điểm của ngày lễ. Không biết các em thiếu nhi hiểu được bao nhiêu về những gì mình chia sẻ, nhưng dù sao đi nữa thì bọn trẻ em đó đã có một ngày thật vui vẻ tại nhà thờ Công giáo, và quan trọng đối với tụi nó là đã ra về với những gói quà thật đẹp.
Mong ước Noel
Nếu có ai đó hỏi mình năm này cha muốn được nhận gì trong dịp lễ Noel? Câu trả lời của mình đó là mình muốn có thật nhiều người đến mừng lễ Chúa Hài Đồng Giêsu sinh ra trong đêm Vọng Giáng Sinh. Tại sao? Tại vì mình và những người trong cộng đoàn, bao gồm cả các bạn trẻ đã bỏ ra thật nhiều công sức để trang trí nhà thờ cả bên trong lẫn bên ngoài, chuẩn bị những bài hát, những mục văn nghệ, v.v. để có một Thánh lễ và chương trình Vọng Giáng Sinh thật trang trọng, ấm cúng và có ý nghĩa. Đây là cơ hội để mọi người thực sự cảm nhận được tình yêu và sự bình an mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người qua việc để cho Con Một của Ngài sinh ra trong hang lừa một cách nghèo nàn và hèn hạ. Thật tiếc biết bao khi mình và các bạn trẻ cố gắng làm thật tốt nhưng quá nhiều người không có có cơ hội và không muốn đếm tham dự lễ.
Giờ đây mình đang nồi tại sân bay ở Bangkok, chuẩn bị lên máy bay về lại NBL sau 3 ngày họp Caritas, nhưng trong lòng luôn nghĩ đến những gì con phải làm cho chương trình Noel ở nhà thờ sắp tới. Mỗi năm mình luôn kêu gọi và nhắc nhở giáo dân đến tham dự đông đủ, và đặc biệt mời những người bạn bên Phật giáo cùng đến tham dự, để giới thiệu cho họ biết về ý nghĩa thực sự của ngày lễ và cho họ cảm nhận được không khí thiêng liêng của ngày lễ Noel, không phải là không khí náo nhiệt và hoành tráng thường thấy ở các khu trung tâm thương mại, màu sắc rực rở mà hoàn toàn trống trải vì không có sự nhận thức tâm linh, chính là nền tảng cho những trưng bày bên ngoài.
Trong lòng cứ cảm thấy có một chút gì buồn vì biết rằng, ngày lễ sẽ đến rồi cũng sẽ qua, và thêm một cơ hội nữa sẽ bí bỏ qua vì sự thờ ơ và vô tình của nhiều người, ngay cả những người tự xưng mình là người có đạo. Họ không biết chuẩn bị tâm hôn đón Chúa một cách nghiêm túc, và vì thế không thể trở nên tiếng nói giúp cho người khác nhận biết Chúa khi Ngài đến ở giữa chúng ta.
Bangkok, ngày 14.12.2012
Giờ đây mình đang nồi tại sân bay ở Bangkok, chuẩn bị lên máy bay về lại NBL sau 3 ngày họp Caritas, nhưng trong lòng luôn nghĩ đến những gì con phải làm cho chương trình Noel ở nhà thờ sắp tới. Mỗi năm mình luôn kêu gọi và nhắc nhở giáo dân đến tham dự đông đủ, và đặc biệt mời những người bạn bên Phật giáo cùng đến tham dự, để giới thiệu cho họ biết về ý nghĩa thực sự của ngày lễ và cho họ cảm nhận được không khí thiêng liêng của ngày lễ Noel, không phải là không khí náo nhiệt và hoành tráng thường thấy ở các khu trung tâm thương mại, màu sắc rực rở mà hoàn toàn trống trải vì không có sự nhận thức tâm linh, chính là nền tảng cho những trưng bày bên ngoài.
Trong lòng cứ cảm thấy có một chút gì buồn vì biết rằng, ngày lễ sẽ đến rồi cũng sẽ qua, và thêm một cơ hội nữa sẽ bí bỏ qua vì sự thờ ơ và vô tình của nhiều người, ngay cả những người tự xưng mình là người có đạo. Họ không biết chuẩn bị tâm hôn đón Chúa một cách nghiêm túc, và vì thế không thể trở nên tiếng nói giúp cho người khác nhận biết Chúa khi Ngài đến ở giữa chúng ta.
Bangkok, ngày 14.12.2012
Mùa trông chờ, mùa yêu thương
Bây giờ ở miền bắc Việt Nam thì đã trải qua những ngày giá rét và sương mù. Ở Mỹ nhiều nơi đã có tuyết. Cách đây mấy hôm có hai vợ chồng đến thăm trung tâm từ Chicago. Họ nói ở Chicago bây giờ lạnh lắm. Mình đã từng ở Chicago nhiều năm nên không cần giải thích cũng hiểu được cảm giác rét buốt tận xương thịt đó như thế nào. Ở vùng đông bắc Thái Lan nơi mình đang sống thì cũng có mùa đông. Không có tuyết hoặc sương mù nhưng cũng có những ngày lạnh phải mặc áo ấm, đặc biệt là vào buổi sáng và tối. Nhưng cái mùa động đó thì chưa thấy đâu cả. Những ngày qua trời vẫn nắng nóng vào ban ngày, chỉ có hơi mát vào ban đêm.
Tuy nhiên sáng nay thức dậy, vén màn nhìn ra cửa sổ thì lần đầu tiên có cảm giác mùa đông sắp đến. Trời âm u với một lớp mây xám bao phủ cả bầu trời. Nhìn xa xa thấy mờ mờ như có sương. Cảm giác bước vào mùa đông thấy thích vì nó mang lại cho mình bao nhiêu cảm súc về Giáng Sinh, một thời gian mà con người thích tìm đến nhau với những tình cảm chân thật và những chia sẻ với nhau cả vật chất lẫn tinh thần.
Ở đây nhóm Hy Vọng, nhóm các bạn trẻ Việt Nam đang làm một công việc thật có ý nghĩa để giúp đỡ một thành viên trong nhóm vừa gặp rủi ro. Gi. là một thành viên của nhóm, cũng là người có tuổi hơn các thành viên khác. Tuần này, Gi. về Việt Nam để thăm gia đình trong dịp em trai đám cưới. Nó mang trong người một số tiền để giúp cho gia đình, tất cả những gì đã dành giụm được trong thời gian làm việc vất vả tại một trường học trong tỉnh NBL. Ngoài tiền của mình, Gi. còn mang theo tiền của bạn bè đã gởi nhờ chuyển, tổng cộng khoảng 40 triệu đồng. Nhưng không may, khi qua cửa khẩu Cầu Treo tại Hà Tỉnh, hải quan bắt mọi người phải bỏ túi sách qua máy kiểm soát. Vì hành lý nhiều và có nhiều người một lúc nên thiếu trật tự. Hành lý của Gi. bị quăng lung tung nên nó chạy thu gom mà quên túi quan trọng nhất, đó là tụi tiền. Khi sực nhớ tìm túi tiền thì không còn nữa. Khỏi phải nói thì mất một số tiền lơn như vậy làm cho nó mất tinh thần thật nhiều, và không còn hứng thú gì với việc đám cưới em trai nữa vì cũng không có gì để giúp cho gia đình trong dịp quan trọng này. Không chỉ thế mà bây giờ còn mắc nợ người khác nữa vì đã làm cho tiền của họ bị mất.
Khi nhận được tin về Gi. thì các bạn trong nhóm HV đã quyết định làm một điều gì đó để giúp đỡ. Và cuối cùng thì quyết định sẽ tổ chức một cuộc bốc thăm trúng thưởng. Giải thưởng là một chiếc điện thoại di động và máy nghe nhạc. Mình sẽ bỏ số tiền vốn ra để mua giải thưởng, nhưng việc bán vé thì các bạn phải cố gắng làm để có một số tiền đáng kể giúp đỡ cho bạn mình. Mọi người đồng ý. Thế là hôm qua, mình đã đi mua giải thưởng tại hai tiệm trong phố. Vì quen biết chủ tiệm nên cũng được giảm giá. Chiều về, mình làm vé bốc thăm tổng cộng 750 tờ, với mỗi tờ là 20 baht. Nếu bán hết 750 tờ vé bốc thăm thì sẽ có được 15,000 baht (10 triệu). Số tiền nầy sẽ trạo lại cho Gi. để giúp cho nó trả nợ.
Các bạn trong nhóm HV tỏ ra vui vẻ với việc bán vé bốc thăm mặc dầu hiện nay, nhà thờ mình đang gây quỷ để lo chi phí xây tượng đài Đức Mẹ trước nhà thờ và cần một số tiền khá nhiều. Cách gây quỷ cũng là bằng cách bán vé bốc thăm, và sẽ bốc thăm vào đêm 24, sau lễ Vọng Giáng Sinh. Các bạn trẻ Việt Nam cũng phải đóng góp trong việc bán vé. Nhiều bạn đã bán được một ít, nhưng nhiều bạn vẫn bán chưa xong. Thế mà bây giờ phải bán thêm vé nữa để giúp đỡ thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, việc gì khó mới có ý nghĩa, và điều các bạn đang làm rất có ý nghĩa, đặc biệt trong thời gian này khi mọi người đang chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa. Việc chuẩn bị là gì nếu không phải là mở rộng tâm hồn ra, bước ra khỏi chính mình để sống một đời sống cởi mở hơn, rộng lương hơn và nhân ái hơn. Những ngày này, các bạn đang làm sao để trang trí nhà thờ và tập hát để hát trong lễ, nhưng những thứ bên ngoài đó chỉ làm cho ngày lễ thêm phần hoành tráng và vui nhộn. Nếu không có những hành động bên trong thì ngày lễ với tất cả sự hoành tráng cũng sẽ trôi qua mà không có một cái gì tồn đọng trong lòng của các bạn. Hy vọng rằng sinh hoạt năm nay sẽ giúp cho các bạn cảm nhận được ý nghĩa thực sự của lễ mừng Chúa giáng trần.
Nong Bua Lamphu, ngày 7.12.2012
Tuy nhiên sáng nay thức dậy, vén màn nhìn ra cửa sổ thì lần đầu tiên có cảm giác mùa đông sắp đến. Trời âm u với một lớp mây xám bao phủ cả bầu trời. Nhìn xa xa thấy mờ mờ như có sương. Cảm giác bước vào mùa đông thấy thích vì nó mang lại cho mình bao nhiêu cảm súc về Giáng Sinh, một thời gian mà con người thích tìm đến nhau với những tình cảm chân thật và những chia sẻ với nhau cả vật chất lẫn tinh thần.
Ở đây nhóm Hy Vọng, nhóm các bạn trẻ Việt Nam đang làm một công việc thật có ý nghĩa để giúp đỡ một thành viên trong nhóm vừa gặp rủi ro. Gi. là một thành viên của nhóm, cũng là người có tuổi hơn các thành viên khác. Tuần này, Gi. về Việt Nam để thăm gia đình trong dịp em trai đám cưới. Nó mang trong người một số tiền để giúp cho gia đình, tất cả những gì đã dành giụm được trong thời gian làm việc vất vả tại một trường học trong tỉnh NBL. Ngoài tiền của mình, Gi. còn mang theo tiền của bạn bè đã gởi nhờ chuyển, tổng cộng khoảng 40 triệu đồng. Nhưng không may, khi qua cửa khẩu Cầu Treo tại Hà Tỉnh, hải quan bắt mọi người phải bỏ túi sách qua máy kiểm soát. Vì hành lý nhiều và có nhiều người một lúc nên thiếu trật tự. Hành lý của Gi. bị quăng lung tung nên nó chạy thu gom mà quên túi quan trọng nhất, đó là tụi tiền. Khi sực nhớ tìm túi tiền thì không còn nữa. Khỏi phải nói thì mất một số tiền lơn như vậy làm cho nó mất tinh thần thật nhiều, và không còn hứng thú gì với việc đám cưới em trai nữa vì cũng không có gì để giúp cho gia đình trong dịp quan trọng này. Không chỉ thế mà bây giờ còn mắc nợ người khác nữa vì đã làm cho tiền của họ bị mất.
Khi nhận được tin về Gi. thì các bạn trong nhóm HV đã quyết định làm một điều gì đó để giúp đỡ. Và cuối cùng thì quyết định sẽ tổ chức một cuộc bốc thăm trúng thưởng. Giải thưởng là một chiếc điện thoại di động và máy nghe nhạc. Mình sẽ bỏ số tiền vốn ra để mua giải thưởng, nhưng việc bán vé thì các bạn phải cố gắng làm để có một số tiền đáng kể giúp đỡ cho bạn mình. Mọi người đồng ý. Thế là hôm qua, mình đã đi mua giải thưởng tại hai tiệm trong phố. Vì quen biết chủ tiệm nên cũng được giảm giá. Chiều về, mình làm vé bốc thăm tổng cộng 750 tờ, với mỗi tờ là 20 baht. Nếu bán hết 750 tờ vé bốc thăm thì sẽ có được 15,000 baht (10 triệu). Số tiền nầy sẽ trạo lại cho Gi. để giúp cho nó trả nợ.
Các bạn trong nhóm HV tỏ ra vui vẻ với việc bán vé bốc thăm mặc dầu hiện nay, nhà thờ mình đang gây quỷ để lo chi phí xây tượng đài Đức Mẹ trước nhà thờ và cần một số tiền khá nhiều. Cách gây quỷ cũng là bằng cách bán vé bốc thăm, và sẽ bốc thăm vào đêm 24, sau lễ Vọng Giáng Sinh. Các bạn trẻ Việt Nam cũng phải đóng góp trong việc bán vé. Nhiều bạn đã bán được một ít, nhưng nhiều bạn vẫn bán chưa xong. Thế mà bây giờ phải bán thêm vé nữa để giúp đỡ thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, việc gì khó mới có ý nghĩa, và điều các bạn đang làm rất có ý nghĩa, đặc biệt trong thời gian này khi mọi người đang chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa. Việc chuẩn bị là gì nếu không phải là mở rộng tâm hồn ra, bước ra khỏi chính mình để sống một đời sống cởi mở hơn, rộng lương hơn và nhân ái hơn. Những ngày này, các bạn đang làm sao để trang trí nhà thờ và tập hát để hát trong lễ, nhưng những thứ bên ngoài đó chỉ làm cho ngày lễ thêm phần hoành tráng và vui nhộn. Nếu không có những hành động bên trong thì ngày lễ với tất cả sự hoành tráng cũng sẽ trôi qua mà không có một cái gì tồn đọng trong lòng của các bạn. Hy vọng rằng sinh hoạt năm nay sẽ giúp cho các bạn cảm nhận được ý nghĩa thực sự của lễ mừng Chúa giáng trần.
Nong Bua Lamphu, ngày 7.12.2012
Bước vào Mùa Vọng
Cứ đến Mùa Vọng là tâm hồn mình rạo rực, không phải vì mình mong đợi những món quà Noel mà người khác tặng cho mình. Thật ra những ngày nhận được quà Noel từ những người xung quanh dường như đã chấm dứt từ ngày mình bước đến vùng đất truyền giáo này. Ở đây người ta không mấy có thói quen tặng quà Noel cho nhau. Có lẽ sự rạo rực đến cho mình xuất phát từ những suy nghĩ và kế hoạch làm như thế nào để việc đón Noel có ý nghĩa đối với các giáo dân, đặc biệt là những bạn trẻ và thiếu nhi trong giáo xứ. Những năm trước đây, thời gian này luôn là một thời gian bận rộn với vô số sinh hoạt. Nào là trang trí khuôn viên nhà thờ, làm ngôi sao Noel, chuẩn bị hoạt cảnh Giáng Sinh, chuẩn bị những món quà sẽ phát cho bọn trẻ trong đêm Giáng Sinh, và chuẩn bị những chương trình mừng Noel tại một số địa điểm như trường học, nhà tù, bệnh viện, nhà dưỡng lão, v.v. mà ở những nơi này dường như mọi người đều là Phật giáo.
Năm nay việc trang trí nhà thờ và những sinh hoạt khác trong nhà thờ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên vì đây là năm cuối cùng của mình tại NBL nên mình đã quyết đinh giảm bớt một số các sinh hoạt bên ngoài, thay vào đó chú tâm vào sinh hoạt trong nhà thờ của mình nhiều hơn để làm cho mọi sự thật tốt đẹp và có ý nghĩa. Bước vào những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình tại giáo xứ này, mình cảm thấy cần gắn bó với giáo dân hơn, đặc biệt là các em thiếu nhi và giới trẻ, cả người Việt lẫn người Thái. Có lẽ minh không muốn rời nơi đây với cảm giác mình chưa quan tâm đầy đủ cho họ và nuối tiếc với điều đó. Có lẽ đây là cơ hội cuối cùng để cho mình thể sự cố gắng hết mình để bày tỏ tinh thần mục vụ mà mình dành cho giáo xứ nhỏ bé này, trước khi chia tay với họ.
Nong Bua Lamphu, ngày 5.12.2012
Năm nay việc trang trí nhà thờ và những sinh hoạt khác trong nhà thờ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên vì đây là năm cuối cùng của mình tại NBL nên mình đã quyết đinh giảm bớt một số các sinh hoạt bên ngoài, thay vào đó chú tâm vào sinh hoạt trong nhà thờ của mình nhiều hơn để làm cho mọi sự thật tốt đẹp và có ý nghĩa. Bước vào những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình tại giáo xứ này, mình cảm thấy cần gắn bó với giáo dân hơn, đặc biệt là các em thiếu nhi và giới trẻ, cả người Việt lẫn người Thái. Có lẽ minh không muốn rời nơi đây với cảm giác mình chưa quan tâm đầy đủ cho họ và nuối tiếc với điều đó. Có lẽ đây là cơ hội cuối cùng để cho mình thể sự cố gắng hết mình để bày tỏ tinh thần mục vụ mà mình dành cho giáo xứ nhỏ bé này, trước khi chia tay với họ.
Nong Bua Lamphu, ngày 5.12.2012
Mùa cưới
Hôm nay mình đã hoàn tất xong việc tổ chức đám cưới cho Thành và Vân. Đó là cặp thứ ba tính từ thứ bảy tuần trước cho đến bây giờ. Tuần trước thì là cặp Nam-Thắm. Còn hôm qua là Thùy-Hiền. Hai cặp trước tổ chức tại Nong Bua Lamphu. Riêng cặp cuối cùng thì ở tỉnh Khon Kaen.
Hỏi việc làm ba đám cưới trong vòng một tuần có gì đặc biệt không? Trên nguyên tắc thì không, tại vì nghe nói đâu ở Việt Nam có cả chục cặp đám cưới cùng một lúc. Có khi số cặp lên đến vài chục nữa là khác. Riêng mình ba cặp thì chẳng có gì đáng nói.
Thế mà ở đây có điều đáng nói. Đó là để có được ba lễ hôn phối này không phải là chuyện đơn giản. Ba cặp đang làm việc tại ba tỉnh khác nhau. Thùy-Hiền ở Nong Bua Lamphu. Nam-Thắm ở huyện Kumpawapi, tỉnh Udon Thani. Thành-Vân thì ở tỉnh Khon Kaen. Gần bốn tháng qua, ba cặp này phải đến nhà thờ của mình để học giáo lý hôn phối mỗi tuần một lần. Thành-Vân phải đi xe đò 115km mới đến NBL. Nam-Thắm ở cách NBL chỉ 85km, nhưng phải đi hai chuyến xe đò mới đến được NBL. Chỉ cặp Thùy-Hiền là khỏe nhất vì ở cách nhà thờ chỉ 2km. Trong ba cặp này thì có hai bạn ngoài học giáo lý hôn nhân còn phải học giáo lý tân tòng nữa nên việc học giáo lý cho họ cả thảy là 7-9 tháng.
Cuối cùng thì sự cố gắng của các bạn đã mang lại kết quả tốt khi mọi người đã hiểu được nhiều hơn về ơn gọi Kitô hữu cũng như ơn gọi đời sống hôn nhân, giúp họ sẵn sàng lãnh nhận bí tích hôn phối. Ba cặp có ba Thánh lễ được tổ chức riêng biệt. Mỗi lễ có ba cha đồng tế, đó là mình, cha Tuấn, và cha Vinh. Thánh lễ diễn ra trang trọng với đầy đủ các nghi thức, cộng thêm một số nghi thức đặc biệt như thắp nến và dâng hoa cho Đức Mẹ mà ở Việt Nam không có làm. Các bạn thực hành bí tích hôn phối rất nghiêm túc với rất ít vấp lỗi. Đó là khi chuẩn bị nghi thức cho các bạn, mình đã nhấn mạnh nhiều lần đến việc mọi người phải nghiêm trang, không được có những cữ chỉ thiếu trang nghiêm như cười khi nói lời thề hứa. Điều này mình đã chứng kiến rất nhiều ở những đôi bạn trẻ khác và luôn làm cho mình khó chịu. Vì thế khi mình là người hướng dẫn và cử hành bí tích, mình đã cảnh cáo các bạn rằng: - Nếu đứa nào cười hoặc tỏ ra không nghiêm trang, cha sẽ ngưng nghi thức ngay lập tức. Vì thế bọn nó rất cố gắng để làm như mình đã chỉ bảo.
Vài trò của mình không chỉ ngừng ở việc dạy giáo lý hôn nhân, rồi cử hành Thánh lễ hôn phối cho các bạn. Mình còn lại là M.C. cho buổi tiệc cưới để giới thiệu các nhân vật, cũng như dẫn chương trình cho vui nhộn. Các bạn còn xin được hát karaoke và nhảy nhạc sàn. Thế là mình đáp ứng luôn cả nhu cầu đó bằng cách làm DJ cho buổi liên hoan của họ. May là trong máy vi tích của mình có đầy đủ chương trình karaoke 6 số cũng như nhiều bản nhạc sàn cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Trước đây, mình cũng đã có kinh nghiệm phục vụ nhạc dance cho các buổi tiệc trong đám bạn bè, ca đoàn, nên việc làm DJ cho các bạn trẻ cũng không mấy khó khăn. Có nhạc sàn thì tụi nó vui hẳn lên. Và có mình kiểm soát tình hình thì tụi nó lúc nào cũng vui trong khuôn khổ, không đi quá mức và không có những điều không hay xảy ra.
Tối này trên đường về từ Khon Kaen, thằng Thắng nói rằng, có lẽ chưa bao giờ thấy linh mục nào vừa là chủ tế Thánh lễ hôn phối, vừa là M.C. cho tiệc, và còn là DJ nữa. Mình không ngần ngại làm những điều này cho các bạn trẻ. Bọn nó rất thiệt thòi khi phải tổ chức lễ cưới ở một nơi xa xôi gia đình và họ hàng. Vì thế mình tìm cách đền bù sự mất mát đó cho các bạn bằng cách tổ chức một Thánh lễ thật nghiêm trang và ý nghĩa, và giúp tụi nó bằng cách nào có thể, ngay cả phải đóng vai trò DJ trong buổi tiệc để mang lại niềm phấn khởi cho mọi người.
Nhìn lại một ngày đặc biệt
Thế là một trách nhiệm lớn của mình đã diễn ra tốt đẹp - việc tổ chức lễ mừng 50 năm ngày khấn của thầy Damien Lunders, SVD, và lễ mừng 10 năm xây nhà thờ thánh Micae và TT Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại tỉnh Nong Bua Lamphu. Thật nhiều công sức bỏ ra để chuẩn bị, từ việc mời các quan khách, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các video clip về cuộc đời và công việc của thầy Damien, của giáo xứ, và của Trung Tâm, rồi đến việc dọn dẹp, trang trí nhà thờ, tất cả đã mang lại kết quả tốt đẹp, đó là một Thánh lễ trang trọng và một bữa tiệc ấm cúng và cảm động. Các nhân viên nhà thờ và trung tâm đã tận tụy trong việc chuẩn bị. Các em thiếu nhi thoạt đầu tỏ ra ít quan tâm và phá phách, cuối cùng cũng đã biết phận sự của mình và đã làm tốt các tiết mục văn nghệ. Những vị lên phát biểu cũng đã nói rất nhiều điều cảm động về thầy Damien, làm cho thầy hạnh phúc vì biết rằng công lao của thầy đã không bị lãng quên. Có rất nhiều người nhận ra và cảm ơn sự hy sinh lớn lao của thầy, trong đó có mình.
Giờ đây buổi tiệc đã chấm dứt, mọi người đã ra về. Nhà thờ đã trở lại bầu không khi yên bình như mọi khi. Đây vẫn là một ngôi nhà thờ nhỏ bé. Công đoàn Công giáo ở đây vẫn khiêm tốn, nhưng hôm nay những vị khách đến dự tiệc đã hiểu rằng, Thiên Chúa xử dụng sự nhỏ bé để làm những việc to lớn để nói lên tình yêu bao la của Ngài. Hôm nay, những quan chức trong chính quyền, những người đã từng hợp tác với trung tâm - tất cả đều là những người Phật giáo - họ đã hiểu được rằng tất cả những gì các nhà truyền giáo tại cái tỉnh lẻ nhỏ bé này đã và đang làm, đều là vì tình yêu dành cho nhân loại, một tình yêu bắt nguồn chính từ tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Riêng mình, mình cảm ơn thầy Damien vì chính nhờ công sức của thầy mà mình mới có cơ hội đến truyền giáo ở trên đất nước này. Và mình cảm ơn thầy vì mình có cơ hội được tổ chức Thánh lễ đặc biệt này cho thầy để qua đây, mình hiểu được rằng cuộc đời truyền giáo có gặp gian truân thử thách đến bao nhiêu chăng nữa thì Thiên Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ mình, để rồi qua sự trung thành với Ngài, mình cũng sẽ có ngày được tạ ơn Chúa, tạ ơn Ngài vì đã dẫn mình qua một chặng đường dài, một chặng đường có đau khổ và khó nhọc bao nhiêu thì cũng chan chứa ân sủng bấy nhiêu. Và ân sủng sâu sắc và giá trị nhất là ân sủng cảm nhận được ngay cả trong nước mắt và đau khổ.
Nong Bua Lamphu, ngày 29.11.2012
Nhìn tới không khỏi nhìn lui
Nhìn qua nhìn lại thì thấy rằng chỉ còn hơn một tháng nữa là
mình sẽ nhường mục vụ truyền giáo của mình tại giáo xứ nhỏ bé trong cái tỉnh lẻ
bình thương này lại cho người tiếp theo. Người đó là ai mình cũng chưa biết. Và
trước khi có một người đến nhận trách nhiệm đầy đủ nhiệm kỳ thì sẽ có những người
đến phụ trách kiểu “lâm thời”. Mình cũng đóan trước tình hình ở đây sẽ thay đổi.
Một số mục vụ sẽ tiếp tục được. Nhưng một số sinh hoạt sẽ chấm dứt vì những lý
do khác nhau, vì dụ như người kế tiếp không thích thú với một sinh hoạt nào đó
mà mình từng thực hiện ở đây. Điều đó cũng bình thường. Mỗi người có mỗi tính
cách và khả năng khác nhau. Biết đâu sẽ có những sinh hoạt mới mẻ mà trước đây
mình chưa bao giờ nghĩ ra để làm, và điều đó sẽ tạo cho đời sống đạo đức của
giáo dân ở đây được phát triển theo chiều hướng tích cực. Mình cũng mong như thế.
Những ngày này là những ngày tăng tốc trong việc tổ chức lễ
mừng 50 năm khấn dòng của thầy Damien, và 10 năm xây nhà thờ Thánh Micae. Một dịp
vô cùng đặc biệt. Nhà thờ sẽ tổ chức thánh lễ long trọng, mời ĐGM, các linh mục,
quan chức địa phương, và giáo dân đến để dâng và tham dự Thánh lễ. Bề trên ở Úc
cũng sẽ bay qua để tham dự. Mình cũng như các nhân viên trung tâm và nhà thờ hợp
tác với nhau để tổ chức một ngày lễ có ý nghĩa, để bày tỏ lòng biết ơn của cộng
đoàn ở đây đối với thầy Damien. Không có thầy đặt chân xuống vùng đất này, tận
tụy phục vụ thì ở đây đã không có ngôi nhà thờ và trung tâm chăm sóc bệnh nhận
và trẻ mồ côi bị nhiễm HIV như bây giờ. Trên thực tế là phải đến năm 2013 thầy
mới mừng 50 năm, nhưng mình đã đề nghị tổ chức lễ này sớm hơn vì mình muốn là
người đứng ra tổ chức thánh lễ này cho thầy vì sợ rằng, những anh em vừa mới tới
thì chưa sẵn sàng để tổ chức tốt dịp lễ đặc biệt này.
Bây giờ thiệp mời cũng đã được gởi đi, các em thiếu nhi và
giới trẻ cũng đã tập đi tập lại những tiết mục văn nghệ để trình diễn trong tiệc,
những video clip về mục vụ của nhà thờ và trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng
đã được hoàn tất để chia sẻ về kết quả của nỗ lực truyền giáo của thầy tại Thái
Lan trong mười mấy năm vừa qua. Với những cử chỉ này từ các nhân viên nhà thờ
và trung tâm, từ các bạn trẻ, và từ chính mình, mình hy vọng rằng thầy sẽ cảm
thấy hạnh phúc vì sự dấn thân phục vụ và hy sinh của thầy đã không bị lãng quên
trong lòng của những người Thái cũng như những anh em cùng dòng.
Bản thân mình còn trẻ thì không dám nghĩ đến một dịp lễ đặc
biệt như thế này cho chính mình. Mình chưa có phước để được nhìn lại một chặng
đường truyền giáo dài mấy chục năm. Tuy
nhiên, giờ đây khi phải chuẩn bị tinh thần để ban giao lại mục vụ cho những
người khác, mình cũng không thể không nhìn lại thời gian đã qua và có một chút
ao ước rằng, sẽ có gì đó còn tồn tại khi mình không còn ở đây nữa. Không phải tồn
tại để người ta nói rằng, đây là công trình của mình và ca ngợi mình, nhưng tồn
tại như một chứng mình rằng, thời gian 5 năm ở đây, mình đã làm một cái gì đó
có ý nghĩa và đáng được duy trì.
Nong Bua Lamphu, ngày 26.11.2012
Đám cưới Việt trên đất Thái
Có thể là không có đầy đủ bà con họ hàng như một lễ cưới được
tổ chức tại quê nhà. Nhưng dù sao đi nữa cũng có sự hiện diện của tới 3 linh mục,
mà chỉ có một đôi hôn nhân. Một trong ba lình mục đó không chỉ ban bí tích hôn
phối cho đôi tân hôn, mà còn kiêm luôn việc làm M.C. trong tiệc cưới dọn ngay tại
nhà sinh hoạt của nhà thờ.
Hội thảo đối thoại liên tôn
Hình ảnh tham dự chương trình huấn luyện đối thoại liên tôn của Giáo hội Công giáo tại Thái Lan ngày 20-22 tháng 11, 2012 tại tỉnh Udon Thani.
Nong Bua Lamphu, ngày 23.11.2012
Rồi cuộc sống vẫn tiếp tục
Tối nay, Giáp, một trong những bạn trẻ Việt Nam thuộc lứa
đàn anh mở tiệc đãi nhóm bạn trẻ Việt Nam Công giáo tại nhà thờ, ý là để chia
tay mọi người vì đầu tháng tới sẽ về Việt Nam. Không phải vì gặp khó khăn trong
công việc trong lúc này mà về, nhưng cũng đã có chương trình về từ trước đây.
Nhưng Giáp cũng là một trong những người mới bị bắt cách đây vài hôm, may là được
chủ thuê tìm cách giúp đỡ nên được thả ra cùng ngày với một chút tiền phạt. Để
phục vụ cho bữa liên hoan thì đã có vài con gà và vịt phải hy sinh. Dĩ nhiên từ
việc hy sinh này thì có những dĩa tiết canh được dọn ra trên ba chiếc chiếu trải
ngay trước sân nhà thờ. Chỉ trừ một số các bạn bận làm việc đêm không thể đến
được thì dường như mọi người trong nhóm giới trẻ CGVN đều có mặt.
Cũng như bao nhiêu lần họp mặt hoặc liên hoan khác thì
không thiếu tiếng nói tiếng cười, tiếng vui đùa, chọc ghẹo nhau. Đó là tinh thần
của giới trẻ, vui là vui hết mình. Nhưng khó mà tránh được thực trạng cuộc sống
khi trong trường học nơi có 10 người làm việc thì chủ trường quyết định chỉ giữ
lại 5. Thằng Tăng, thằng Đức, thằng Hòe đều bị chủ thuê ngoài chợ cho nghỉ việc
vì sợ bị phạt. Những người chủ khác trong chợ không đuổi việc mấy đứa còn lại,
nhưng tụi nó cũng chưa dám đi làm. Đợi thăm dò tình hình đã rồi tính sau. Từ
ngày thằng Hùng và thằng Huỳnh bị cảnh sát đuổi chạy tá hỏa thì tới ở lại nhà
thờ cho đến đầu tháng tới mới về Việt Nam. Lý do không đứa nào chịu rời Nong
Bua Lamphu trong lúc này cho dù đã mất việc là vì có 3 lễ quan trọng trong hai
tuần tới, đó là lễ mừng 50 năm khấn dòng của thầy Damien, SVD và hai cái đám cưới
của Thắm-Nam và Thùy-Hiền. Tội nghiệp nhất là cặp Thùy-Hiền. Sắp đám cưới đến
nơi rồi mà cứ phải thấp thỏm khi làm việc, chưa kể mấy lần phải băng ruộng để
chạy trốn ở nhà thờ. Còn Thắm-Nam thì
cũng khó khăn, vì mặc dù không ở NBL, nhưng Lãnh đang bị tạm giam trong tù
chính là anh trai ruột của Thắm. Em một tuần lễ nữa đám cưới mà anh thì trong
tù đang chờ ngày ra tòa nên cũng khó mà vui cho trọn vẹn.
Nhưng có lẽ đời sống là vậy. Cho dù khó khăn bao nhiêu
chăng nữa thì người ta cũng phải tìm cho mình những niềm vui tinh thần. Trước
đây thời chiến tranh bom đạn rơi đùng đùng mà những cặp trai gái cũng vẫn hẹn họ,
vẫn lấy nhau, rồi sinh con đẻ cái. Cuộc sống lúc nào cũng khó khăn vậy thôi.
Không thách đố này thì cũng khó khăn khác. Nhưng tinh thần con người luôn phải
phấn đấu, vì nếu không thì cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Đưa các bạn trẻ VN đi gia hạn hộ chiếu
Hôm nay mình lái xe chở 6 bạn trẻ Việt Nam đi ra Nong Khai để gia hạn hộ chiếu sau thời gian một tháng. Bình thường bọn nó tự đi bằng cách bắt xe đò, nhưng vì tình trạng căng thẳng trong những ngày này nên tụi nó sợ gặp phải khó khăn dọc đường. Thế là mình tình nguyện chở đi ra đến cửa khẩu Thái - Lào cho tụi nó ra khỏi Thái Lan rồi sau đó vào lại để được thêm một tháng lưu lại Thái một cách hợp pháp. Từ nhà thờ đến Nong Khai là một chặng đường 100km.
Sáng nay xe rời nhà thờ lúc 6h sáng để việc đi lại thoải
mái. Khi xe rời khỏi cổng nhà thờ thì mình kêu mọi người lần một chuỗi Mân Côi
để xin Mẹ phù trợ cho chuyến đi êm xuôi, đặc biệt dọc đường không bị cảnh sát bắt
ngừng để kiểm tra. Trước đây mình cũng đã từng bị cảnh sát dừng lại ở tuyến đường
Nong Khai, gần cửa khẩu Thái-Lao để kiểm tra giấy tờ và người bất hợp
pháp.
Lần này mình đi mang theo đầy đủ hộ chiếu, thẻ linh mục, và
còn mặc áo linh mục, đeo cổ côn đàng hoàng. Dù sao đi nữa thì cảnh sát ở đây
cũng biết tôn trọng người lãnh đạo tôn giáo, và nếu họ thấy mình là một người
có chức vụ thì dễ nói chuyện hơn. Mẹ đã phù hộ và chuyến đi êm xuôi, không xảy
ra sự cố gì. Có một lần gặp cảnh sát giao thông đang chờ bắt người vị phạm,
nhưng mình cũng không bị gọi lại vì mình đã rất cẩn thận, không đi quá tốc độ,
và đi đúng đường để không gây cớ để bị gọi lại vì bất cứ lý do gì.
Giờ mình đã đến nơi và trong lúc chờ bọn nó đi làm thủ tục
ơr các cửa khẩu Thái và Lào thì mình ngồi ở một quán cóc bên đường uống cà phê
và ăn sáng. Hy vọng rằng không có gì trục trặc và thủ tục sẽ xong trong vòng 1
giờ đồng hồ. Tuy nhiên đối với các bạn trẻ Việt Nam thì việc qua lại cửa khẩu
không giống như những dân du lịch khác. Vì biết là lao động bất hợp pháp đội lốt
dân du lịch nên hải quan bắt ép mọi ngươi mang hộ chiếu Việt Nam phải vào một
phòng thủ tục riêng biệt, và ở đây mọi người phải kèm vào hộ chiếu số tiền 300
baht mới được đi qua. Mặc dầu biết điều này là tham nhũng trái với luật pháp
Thái, nhưng các bạn trẻ Việt Nam sắn sàng chấp nhận nếu muốn có được con dấu để
quay lại làm việc trong đất nước này. Và vì phải đi hàng tháng nên hộ chiếu của
họ luôn đầy nhóc những con dấu hải quan.
Đời sống của các bạn trẻ vất vả nên mình không thể không cảm
thấy thương và hy sinh công sức và thời giờ để làm việc mục vụ cho tụi nó. Cũng
có nhiều khi chúng nó không ý thức, cứng đầu và bướng bỉnh, nhưng mình cố gắng
răn bảo và thông cảm bỏ qua. Mình nghĩ vì thế mà bọn nó cũng rất quí mình và
tôn trọng mình, và không ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ khi thực sự cần thiết.
Tuy nhiên mình cũng chỉ còn một thời gian rất ngắn tại đây.
Chỉ hơn một tháng nữa mình sẽ phải rời khỏi Nong Bua Lamphu để chuyển sang một
giai đoạn khác trong cuộc đời truyền giáo của mình. Cũng sẽ có các cha Việt Nam
khác ở đây và mình tin rằng những người anh em đó cũng sẽ không ngừng nâng đỡ và đồng hành
với các bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên mỗi người thì một cách riêng, và nmục vụ di dân Việt Nam tại Nong Bua Lamphu cũng như các tỉnh lân cận sẽ tiến triển như thế nào thì có lẽ sẽ phải chờ đợi
trong thời gian sắp tới mới biết được.
Nong Khai, ngày 17.11.2012
Các bạn trẻ Việt Nam đang bị lùng bắt
Điện thoại kêu. Mình bắt lên có tiếng nói. – Cha hả?
- Uhm. Cha đây. Ai đây?
- Con Hùynh đây cha.
- Có gì không?
- Con bị cảnh sát rệt. Con chạy trốn vô nhà người ta. Cha
tới đón con được không?
- Em đang ở đâu?
- Con không biết nữa. Con chạy trốn xuống suối, rồi băng
ruộng, nên con không không biết mình đang ở đâu. Con mới tới đây nên chưa biết
đường.
- Vậy sao cha tới đón được?
- Cha nói chuyện với người Thái ở đây để họ chỉ nhà cho.
Nó đưa điện thoại cho một người Thái, chủ nhà mà nó chạy
vào trốn. Người đàn bà trên đường giây cho mình biết nhà và tới đón nó.
Khi tới đón thằng Huỳnh thì nó cho biết là cảnh sát vào
quán ăn bắt nó, thằng Hùng, và thằng Hoàng. Thằng Hùng thì chạy thoát rồi,
nhưng thằng Hoàng thì không thoát.
-Giờ thằng Hùng đang ở đâu?
- Con không biết nữa. Tụi con chạy mỗi người mỗi ngã.
Một lát sau thằng Hùng gọi điện thoại tới. Nó nói nó đang
trốn trong bụi cây, nhưng không biết ở đâu. Nó nghe tiếng cảnh sát đi vòng dò hỏi
người dân nên nó chưa dám ra.
Thằng Hoàng gọi điện thoại đến nói là mau tới phòng trọ lấy
hộ chiếu trước khi cảnh sát đưa nó đi để lục soát phòng. Nhưng cũng không kịp.
Không đứa nào dám đi lấy, sợ bị phát hiện. Một lúc sau mình lái xe ngang qua
phòng trọ thì thấy có những người cảnh sát đang lục soát phòng. Mình không dừng
lại mà đi luôn.
Hai tiếng đồng hồ sau, thằng Hùng gọi tới nói là nó đang
đứng phía sau một ngôi chùa và nhờ mình tới đón nó. Mình tìm ra nó và đưa nó về
nhà thờ. Nó đi cà nhắc vì dưới chân bị gai đâm khi đang chạy trốn cảnh sát, lội
suối, rồi chạy vào khu rừng có cây cối um tùm. Nó trốn trong bụi cây. Bị kiến
và muỗi cắn, nhưng nó không dám nhúc nhích vì sợ bị phát hiện. Nó nằm đọc kinh
để lấy lại bình tĩnh.
Tối đến, người chủ quán nơi tụi nó làm việc đến thăm, và
đi tìm áo quần từ phòng trọ cho nó. Thật may mắn, cảnh sát tới lục soát phòng
như không lấy hộ chiếu hoặc bất cứ đồ gì của tụi nó, kể cả tiền bạc. Có lẽ nó
được Chúa Mẹ phù hộ.
Nhưng trường hợp của ba thằng Hoàng, Hùng, và Hùynh không
phải là duy nhất. Trước đó một tuần, tại quán buffet, thằng Lãnh đã bị bắt và
đang bị tạm giam trong tù chờ ngày ra tòa với tội án làm việc bất hợp pháp. Giờ
lại có thằng Hoàng sẽ phải vào ngồi chung với thằng Lãnh để chờ ra tòa. Nếu muốn
bão lãnh ra tại ngoại thì phải trả 100,000 baht. Số tiền này thì không ai có để
trả được.
Mấy ngày này cả tỉnh xôn xao vì những vụ lùng bắt người
Việt. Các chủ tiệm trong phố cũng hồi hộp vì có chiến dịch xảy ra. Mình dò hỏi
thông tin thì có người thì nói là cảnh sát di trú từ Udon Thani. Có người thì
nói Bộ Lao Động. Có người thì nói cảnh sát tỉnh. Người ta nói có chiến dịch là
vì đang gần đến sinh nhật nhà vua nên có việc cạnh tranh thu gom thành tích.
Mình cũng không rõ thực hư ra sao.
Tuy nhiên, mới ngày hôm nay một vụ lùng bắt lớn xảy ra tại
hai trường học trong phố, nơi hơn 10 người Việt đang làm việc. Chủ trường học
là một người có chức quyền trong tỉnh, mà cũng không tránh khỏi. Cảnh sát đến bắt
đi thằng Giáp. Còn những đứa khác thì chạy trốn quyết liệt. Có đứa chạy ra đồng.
Có đứa nhảy tường trường học. Có đứa nấp trong nhà vệ sinh.
Khoảng 11h sáng, thằng Quyết gọi điện thoại cho mình đi
đón thằng Quang đang núp trong khu rừng sau một trường học. Còn nó thì núp
trong vườn mía ở một trường học khác. Có bốn đứa làm việc ở một nhà hàng gần
trường học thì chạy trốn, băng qua ruộng tới nhà thờ. Có đứa thì tìm ra đường bắt
xe 3 bánh đến nhà thờ để lánh nạn. Giờ ở đây có hơn chục đứa mà mình đã đi đón
về hoặc tự nó tìm đến. Có người thì đang còn lẫn trốn trong ruộng chưa dám ra
vì sợ.
Ngoài chợ cũng có
cả chục đứa làm việc vào ban đêm. Nhưng với tình hình như thế này thì có lẽ phải
tạm nghĩ. Chủ thuê đưa một số đứa về nhà mình để lẫn tránh, chờ sự việc lặng xuống
rồi tiếp tục làm việc.
Chiến dịch bắt người việc đang xảy ra trong lúc tại nhà
thờ có rất nhiều sinh hoạt, trong đó có những sinh hoạt có sự tham gia của các
bạn trẻ Việt Nam. Hy vọng rằng sự xáo trộn này sẽ không quá ảnh hưởng đến tinh
thần của các bạn, hoặc trở nên bất tiện cho những sinh hoạt của nhóm người Việt
trong giáo xứ. Dù sao đi nữa thì tình hình vẫn còn rất căng thẳng và mọi người
phải cảnh giác, kẻo lại rơi vào trường hợp như các bạn đã bị bắt trong những
ngày trước.
Nong Bua Lamphu, ngày 15.11.2012
Làm phép mồ
Lễ làm phép mồ vào dịp Lễ Các Đẳng Linh Hồn tại nhà thờ Chánh Tòa, GP Udon Thani, ĐB Thái Lan. Ở nghĩa trang phía sau nhà thờ có rất nhiều ngôi mồ có khắc tên Việt Nam. Đây là những người đã di cư sang Thái Lan thời thực dân Pháp. Bây giờ con cháu họ đã trở nên người Thái với những cái tên hoàn toàn Thái. Nhưng những ngôi mồ này là chứng cứ cho sự hiện diện của người Công giáo gốc Việt Nam trên đất Thái và đõ đóng góp không ít cho sự phát triển của Giáo hội Công giáo trên đất nước này.
Mang trống đi đánh xứ người
"Ca đoàn" giới trẻ và thiếu nhi nhà thờ mình hát trong Thánh lễ Khánh nhật truyền giáo tại nhà thờ chánh tòa.
CT Họp trại "Hãy Theo Thầy"
Khó khăn lắm thay các bạn trẻ Việt Nam mới sắp xếp thời giờ được để đến tham dự chương trình họp trại "Hãy Theo Thầy". Có người chỉ đến được 1 ngày. Có người chỉ đến được 2 ngày. Có người để đến tham dự được phải đánh lừa chủ thuê. Có người sẵn sàng ra việc để được đi tham dự chương trình đầy đủ.
Cuối cùng thì những hy sinh ấy đã mang lại cho các bạn những kỹ niệm thật đẹp và những kinh nghiệm thật sâu sắc về tình Chúa tình người qua các sinh hoạt, các giờ chia sẻ và cầu nguyện, qua những cử chỉ phục vụ lẫn nhau, cũng như những lúc quay quần bên nhau với những nụ cười chân thành và cảm thông.
Nong Bua Lamphu, ngày 15.10.2012
Nong Bua Lamphu, ngày 15.10.2012
Nhìn lại một quãng đường (2012)
Đây là năm
cuối cùng của tôi tại Nong Bua Lamphu. Tôi cảm thấy có một chút gì phải khẩn
trương. Từ đầu năm tôi đã bắt đầu có những sắp xếp trong đầu để chuẩn bị cho việc
ra đi của mình và sẽ có người khác đến thay thể. Nhưng trước khi ra đi thì phải
giàn xếp công việc cho ổn thỏa để khỏi làm tổn thương đến giáo dân, những người
đã cộng tác với mình trong thời gian qua, và khó khăn cho người sẽ phải đến tiếp
tục công việc mục vụ ở đây trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tranh thủ hoàn tất
những việc đang dỡ dang mà nếu không được làm trước khi tôi rời khỏi nơi này
thì có thể là một sự thiếu xót của tôi, hoặc ít nhất là làm cho tôi có cảm giác
tôi đã không nỗ lực hết mình để làm tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên
tôi không phải chỉ nhìn tới cái kết thúc và tìm cách nối lại những sợi dây nào
đang bị rời rạc cho gọn gàng trước khi ra đi, vì Chúa luôn gởi tới cho tôi những
cơ hội mới và những thách đố mới để công việc truyền giáo của tôi luôn có những
màu sắc mới theo thời gian. Năm nay tôi đã có cơ hội để tiếp cận với cộng đồng
một cách mới khi được trường đại học địa phương mời cộng tác trong Dự án phát
triển ngôn ngữ cho cộng đồng nhằm chuẩn bị mọi người sẵn sàng hội nhập cộng đồng
ASEAN vào năm 2015. Vì thế tôi trở thành một thầy giáo dạy tiếng Anh, đồng thời
giới thiệu văn hóa Mỹ và Việt Nam đến nhiều người trong cộng đồng, từ quan chức
chính quyền địa phương, các nhà giáo dục, những nhà kinh doanh, cũng như các học
sinh trong tỉnh. Tuy nhiên, tôi cũng có một cơ hội rất đặc biệt đó là giới thiệu
Kitô giáo và hình ảnh một linh mục Công giáo đến với những người mà tôi gặp gỡ.
Mỗi lần tôi xuất hiện ở một nhóm người nào đó thì tôi luôn tạo nên sự tò mò đối
với họ vì họ chưa bao giờ được tiếp cận với một vị linh mục Công giáo và cũng
có rất ít hiểu biết về Kitô giáo. Họ lại càng bất ngờ hơn khi thấy một “ông
cha” lại không già như họ hình dung. Vì thế tôi có cơ hội để chia sẻ về chính
mình và đạo Kitô giáo.
Tôi biết thời
giờ ở đây không nhiều và tôi biết mình phải tận dụng những ngày tháng còn lại để
thực hiện trách nhiệm một cách mà tôi có thể cảm thấy an tâm khi đã rời khỏi
nơi đây. Nhưng tôi cũng nhận thức được rằng sứ vụ của Chúa thì không bao giờ chấm
dứt. Công việc sẽ tiếp tục, và ở đây sẽ có những người làm công khác. Người làm
công đó có thể còn đắc lực và hiệu quả hơn cả tôi nữa. Không phải mọi sự đều dựa
vào khả năng của tôi, và nếu như không có tôi thì mọi thứ sẽ sụp đổ. Nhưng dù
sao đi nữa thì khi chúng ta thấy có một đích điểm thì sẽ không khỏi nôn nao, và
chính cái nôn nao đó đang thúc đẩy và điều khiển những hành động của tôi trong
những ngày tháng còn lại trên cánh đồng truyền giáo này.
Subscribe to:
Posts (Atom)