Tuần thánh bận rộn
Tuần này bước vào Tuần Thánh. Mình cảm thấy thật bận rộn. Tuần Thánh đã có nhiều việc phải làm. Mà bên cạnh đó còn có thêm chương trình học/sinh hoạt thiếu nhi mùa hè, rồi phải chuẩn bị cho cắm trại giới trẻ, rồi chương trình radio Công giáo hằng ngày, và các sinh hoạt khác nữa nên mình cảm thấy công việc nhiều quá. May là mình có người giúp việc giáo xứ. Nếu không thỉ chắc chắn không thể nào gánh nỗi.
Nong Bua Lamphu, ngày 30.3.2010
Tiếp khách
Tối qua mình nhận được một cuộc thăm viếng bất ngờ từ phóng viên đài Radio Á Châu Tự Do, cô Thanh Trúc. Mình đã biết cô Thanh Trúc trước đây, qua những lần cô phỏng vấn mình về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người Việt tại Thái Lan. Nhưng đây là lần đầu tiên cô đến thăm mình tại NBL. Người dẫn cô đến là cô Trang, một giáo dân và một ân nhân của giáo phận. Đi theo Cô Trang và cô Thanh Trúc còn có cô Thúy. Cô Thúy là VK Mỹ, nhưng hiện đang theo chồng đến sống ở Thái Lan vì chồng của cô làm việc cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Khi cô Thanh Trúc đến thăm tối hôm qua thì còn gặp được một nhóm bạn trẻ Việt Nam lao động di dân. Các bạn đang chơi ở nhà thờ nên khi cô Thanh Trúc đến thăm thì còn có dịp để phỏng vấn các bạn nữa.
Khi cô Thanh Trúc phỏng vấn các bạn trẻ thì mình ngồi nói chuyện với cô Thúy và cô Trang và thêm một chị nữa (mình quên tên chị ấy rồi). Cô Thúy nói chuyện rất vui vẻ và tỏ ra khâm phục công việc mà mình đang làm cho giáo xứ. Khi nghe mình kể về những mục vụ của mình thì cô Thúy đã quyết định ủng hộ mình một số tiền để làm việc mục vụ.
Cô Thanh Trúc và những người đi cùng đến nhà thờ lúc 8h30 tối và rời khoảng một giờ đồng hồ sau. Họ phải lái xe trở lại Udon Thani cách NBL 50 cây số, và cô Thanh Trúc phải trở lại Bangkok sáng hôm sau.
Cô Thanh Trúc sau khi công tác tại Thái Lan 3 tháng thì cũng đang chuẩn bị trở lại Hoa Kỳ và sẽ có người khác từ đài RFA đến thay thế.
Cô Thanh Trúc trong thời gian ở đây đã tỏ ra rất quan tâm đến câu chuyện của những người lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan. Không biết người kế tiếp đến Thái Lan công tác sẽ như vậy hay không?
Nong Bua Lamphu, ngày 28.3.2010
Đến với giới trẻ Phật giáo
Hôm nay mình đưa một số bạn trẻ đi huyện Pu Wiềng để sinh hoạt với các em thiếu nhi trong chương trình "trại hè" của cha Prasong, thuộc dòng OMI. Ngài hợp tác với các ma sơ dòng St. Paul để tổ chức chương trình huấn luyện đạo đức cho các em thiếu nhi trong làng, mà hầu hết là bên Phật giáo. Số em tham dự khoảng 50 em. Thoạt đầu cha Prasong nói là sẽ có 100 em, nhưng mỗi ngày con số có vẻ bị tụt xuống.
Huyện Pu Wiềng cách NBL khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ lái xe. Khi đi Thồn, người giúp việc nhà thờ của mình quyết định đi con đường trong. Nhưng vì không quen đường nên hay bị lạc hướng phải dừng lại hỏi người dân địa phương giúp chỉ hướng. Con đường cũng khá nhiều ổ gà ổ vịt.
Nhưng cuối cùng thì cũng đã đến nơi và mình đã có một buổi nói chuyện với các em. Còn các bạn trẻ thì có trách nhiệm nấu ăn đãi cho các em. Mục đích chính mà nhóm giới trẻ giáo xứ của mình đi Pu Wiềng là không phải để sinh hoạt mà là để "đãi" buổi ăn trưa cho các tham dự viên. Cách đây hai tuần, cha Prasong đã ngõ ý nhờ giáo xứ mình giúp đài thọ một bữa ăn cho chương trình. Mặc dầu nhà thờ của mình đang xin đóng góp cho chương trình cắm trại riêng của nhà thờ và những sinh hoạt hè khác, nhưng trên tinh thần san sẻ và đùm bọc nhau, mình đã không ngần ngại giúp cha Prasong một tay trong chương trình phát triển giới trẻ của ngài. Cha Prasong cũng đã nhiều lần giúp mình khi mình cần đến ngài. Ngài cũng là một trong những linh mục có tính tình hòa nhã nhất mà mình gặp được trong giáo phận Udon Thani này.
Các sinh hoạt không chỉ diễn ra ở nhà thờ nhỏ bé của cha Prasong mà còn trong ngôi chùa gần nhà thờ. Trên thực tế, toàn bộ việc nấu ăn cũng như đa số các chương trình đều diễn ra trong chùa. Chính vì vậy mà khi đến đây mình cũng đã có dịp ghé thăm một vị sư trong chùa.
Vị sư năm nay đã ngoài 70 tuổi. Tuy nhiên, vị chỉ mới tu hơn 30 năm. Trước đây đã từng có gia đình và bây giờ có những người con đã lớn tuổi. Ông sư bị mất hai cánh chân trong một vụ tai nạn. Hiên nay ông ta đi lại bằng xe lăn và bằng chân dã. Hằng ngày ông ta vẫn đi khất thực trên chiếc xe lăn của mình.
Mình và một nữ tu dòng St. Paul đã ghé thăm vị sư này và trò chuyện với ông một lúc.Vị sư tỏ ra rất hiếu khách và vui vẻ. Trên bức tường có hình của vị sư chụp chung với hai nữ tu dòng St. Paul.
Trường hợp của vị sư Phật giáo trên cũng không hiếm có ở Thái Lan, đó là đi tu sau khi đã có gia đình và con cái. Hiện nay mình cũng có một giáo dân có chồng là người Thái. Bà ta có con cái lớn cả rồi. Nhưng người chồng đã quyết định đi tu. Mình cũng không hiểu hoàn cảnh gì trong cuộc sống riêng tư của họ đã đưa đến hoàn cảnh này. Mình cũng không dám hỏi bà ta. Nhưng đây cũng là một trường hợp mà mình thấy muốn tìm hiểu nhiều hơn.
Hôm nay mình đã có một ngày khá thú vị với chương trình huấn luyện của cha Prasong và việc gặp gỡ vị sư Phật giáo. Hy vọng rằng dần dần mình sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với các vị sư hầu sau này có những bước tiến trong công việc đối thoại liên tôn, là một nhu cầu thiết thực giữa các tôn giáo trên đất nước này.
Nong Bua Lamphu, ngày 27.3.2010
Sinh hoạt hè
Trong giáo xứ bình thường có tiếng cười tiếng nói của các em thiếu nhi trong nhà trẻ mồ côi bây giờ lại rộn ràng hơn vì có nhiều em thiếu nhi đến tham gia chương trình mùa hè của giáo xứ. Ngày đầu tiên của chương trình đã diễn ra tốt đẹp. Số học sinh tham gia nhiều hơn dự định. Chỉ có một vài người ghi danh mà chưa thấy xuất hiện. Có lẽ ngày mai sẽ đến.
Tuy nhiên số học sinh vẫn chưa đầy đủ vì có bảy em tuần này đi tham dự trại giáo lý của giáo phận bắt đầu từ hôm nay cho đến thứ sáu. Phải đợi tuần sau, khi các em trở về từ trại giáo lý thì mới vào tham gia chương trình của giáo xứ được.
Sáng nay mình đưa 10 em đi đến TT giáo lý của giáo phận để tham dự trái hè giáo lý. Hình như đây là số em tham dự nhiều nhất từ trước đến nay từ nhà thờ của mình. Mà tuần này không chỉ có các em thiếu nhi đi tham dự trại giáo lý mà còn có 4 em tuổi teen đi tham dự trại hè giới trẻ của 4 giáo phận vùng đông bắc tổ chức tại tỉnh Ubon Ratchathani.
Những sinh hoạt vui nhộn của mùa hè đã chính thức bắt đầu. Thời gian này thật bận rộn, không chỉ sinh hoạt thiếu nhi, sinh hoạt giới trẻ, mà còn Lễ Phục Sinh, Năm Mới Thái, và trại hè giới trẻ của giáo xứ tổ chức nữa.
Mùa hè là thế đó. Học sinh có nhiều thời giờ rãnh rổi hơn nên phải có những sinh hoạt lành mạnh và vui nhộn cho các em. Có nhiều sinh hoạt thì lại mệt, nhưng mệt mà lại vui. Vì làm sao ta có thể bực bội khi nghe tiếng reo tiếng cười của các em trẻ hồn nhiên bên tai.
Chương trình giới trẻ của giáo xứ cũng mang lại thêm một điều nữa là đã có thêm người lần đầu tiên bước vào nhà thờ này. Từ trước đến giờ, họ chưa bao giờ đến đây. Nhưng bây giờ họ đã đến, đã biết thêm về ngôi nhà thờ Công giáo này, vì họ có con em đến đây sinh hoạt. Hy vọng rằng với nhiều sinh hoạt như thế, ngôi nhà thờ sẽ càng ngày càng ít xa lạ hơn đối với người dân ở đây. Và không chỉ ngôi nhà thờ ít xa lạ, mà đạo Kitô giáo, đặc biệt là đạo Công giáo, trở nên một tôn giáo quen thuộc mà họ được biết đến.
Nong Bua Lamphu, ngày 22.3.2010
Chuẩn bị cho chương trình sinh hoạt hè thiếu nhi
Ngày mai chương trình sinh hoạt và học hỏi thiếu nhi mùa hè khai mạc. Đây là năm thứ hai mình tổ chức chương trình này. Trong một tháng các em học sinh tiểu học sẽ đến nhà thờ mỗi ngày để học tiếng Anh, toán, tiếng Thái, vẻ, và sinh hoạt. Năm ngoái chương trình nhấn mạnh sinh hoạt vẻ, nhưng năm này sẽ nhấn mạnh tiếng Anh và toán nữa để đáp ứng nhu cầu một số phụ huynh muốn cho con em mình được học hành trong kỳ nghỉ. Ngoài những em thiếu nhi đến từ cộng đồng còn có thêm 10 em từ nhà mồ côi cũng sẽ được tham gia học.
Chương trình đã nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh mặc dầu việc loan báo về chương trình không được rộng rãi mấy. Một phần do chưa có người phụ trách việc loan truyền về những sinh hoạt của nhà thờ đến với cộng đồng một cách chặt chẻ.
Tuần qua mình cảm thấy hơi lo vì đã gần đến hạn chót ghi danh mà thấy số học sinh đến đăng ký học vẫn còn rất ít, dưới mức dự định khá nhiều. Mình lo lắng chương trình thiếu nhi năm này sẽ buồn tẻ. Thế những vừa qua khỏi hạn chót nhận đơn thì số phụ huynh đến ghi danh bổng tăng vọt, và bây giờ số người đăng ký đã quá mức dự định.
Chương trình thiếu nhi năm này chắc chắn sẽ tốt hơn năm ngoái vì không chỉ có một cô giáo như năm ngoái mà có nguyên một "đội ngủ" bao gồm cô giáo phụ trách dạy, người phụ trách sinh hoạt, và các anh chị đến để giúp hướng dẫn các em. Ngoài ra mình cũng sẽ bỏ ra thời giờ để dạy tiếng Anh cho các em mỗi ngày.
Ngày mai vào buổi sáng sẽ có chương trình khai mạc. Cô Mèm đã sắp xếp chương trình này cũng như chương trình sinh hoạt trong ngày. Tuần qua cô Mèm đã trở nên một nhân viên của giáo xứ làm việc đầy thời giờ để quản lý việc thực hiện các dự án mục vụ của giáo xứ. Mình phải tìm tiền để trả lương cho cô Mèm vì giáo xứ không có ngân sách cho bất cứ một nhân viên nào. Nhưng mình sẵn sàng làm việc này vì mình thấy rằng cô Mèm làm việc rất tốt và có bài bản. Chỉ trong một tuần làm việc trong giáo xứ mà cô đã "cải cách" hệ thống giấy tờ và tài liệu của giáo xứ mà trước đây mình chưa từng làm bao giờ. Mình hy vọng rằng với sự cộng tác của cô Mèm và Thồn, mình đã xây dựng được một "ekíp" làm việc sáng tạo và hiệu quả.
Nong Bua Lamphu, ngày 21.3.2010
Đi Bangkok
Tuần này mình đi Bangkok ba ngày, đúng vào thời điểm phe áo đỏ đang biểu tình rầm rộ tại thành phố thủ đô. Mình đi có một vài mục đích, thứ nhất là đi chữa bệnh. Thứ hai là đi tìm một số ân nhân để giúp đỡ cho công việc truyền giáo tại NBL.
Việc thứ nhất mình đã không làm được vì bác sĩ mà mình dự đinh đi gặp có văn phòng làm việc ở ngay khu vực phe áo đỏ biểu tình. Các con đường trong khu vực bị đóng, nên đi ra vào rất khó khăn. Mình cũng không muốn phải đi đến nơi có việc phức tạp đang xảy ra.
Nhưng việc thứ hai mình đã làm được. Cô Mồn và cô Amara là hai người thân nhân của mình đã đưa mình đến một số giáo dân mà họ quen biết để "làm quen". Sau khi ăn cơm và nói chuyện xong, họ cũng đã xin đóng góp cho công việc mục vụ của mình. Nhờ hai cô mà mình mới có được một số tiền để làm việc truyền giáo, đặc biệt là cho trại hè sắp đến.
Chuyến đi Bangkok lần này mình cũng đã gặp được Joe là một thanh niên 32 tuổi. Anh ta là đạo theo. Gia đình theo Phật giáo. Joe là người Thái gốc Hoa. Joe là người duy nhất trong gia đình theo đạo Công giáo và điều này là một điều rất thách đố cho Joe vì gia đình chưa hoàn toàn thông cảm cho anh.
Joe kể thời gian mới theo đạo Công giáo, mỗi lần anh ta đi lễ về thường hay bị người trong nhà chỉ trích. Joe cảm thấy rất buồn, nhiều lần khóc. Joe mới trở lại Thái Lan sau một thời gian khá dài du học và làm việc tại Úc. Bây giờ anh ta đã có quốc tích Úc. Có lẽ vài tháng nữa Joe sẽ trở lại Úc.
Tại Úc Joe có một người mẹ đỡ đầu là người Việt. Từ đó mà Joe đã làm quen với văn hóa Việt Nam nhiều hơn. Joe rất thích thánh ca Việt Nam, đặc biệt là những bài hát về Đức Mẹ. Joe cũng rất sùng mến Đức Mẹ và còn biết hát một vài bài thánh ca Việt Nam về Đức Mẹ nữa.
Thấy Joe hiền lành và đạo đức, mình ngõ ý hỏi xem anh ta có ơn gọi tu trì không. Nhưng Joe nói rất khó để làm việc này vì anh ta là con trai một trong gia đình người Thái gốc Hoa. Gia đình rất cần anh ta phải nối dòng nối giỏi cho họ. Vì thế mà việc theo đạo Công giáo đã khó, mà việc đi tu còn khó hơn nữa. Ngoài ra, sau chuyến đi du lịch Việt Nam trước khi trở lại Thái, có vẻ hiện nay Joe hơi bị thu hút bởi các cô gái Việt Nam.
Nong Bua Lamphu, ngày 19.3.2010
Video: Thư tình của Chúa
Đây là một video clip mà mình làm để xử dụng trong việc mục vụ giới trẻ. Video clip lấy những câu Thánh Kinh xếp lại thành một lá thư tâm tình và chất chứa yêu thương của Chúa đối với những người con cái của Ngài.
Nong Bua Lamphu, ngày 13.3.2010
Nong Bua Lamphu, ngày 13.3.2010
Giảng tĩnh tâm cho các cha trong giáo phận
Tối hôm nay mình giảng tĩnh tâm cho ĐGM và các cha trong địa phận trong cuộc tĩnh tâm hàng tháng của địa phận. Mình được cha John giao cho trách nhiệm giảng tĩnh tâm. Điều này mình cũng hơi lấy làm lạ vì sinh hoạt tĩnh tâm hàng tháng là dành chủ yếu cho các linh mục triều. Ngoài cha Prasong thuộc dòng OMI hay tham dự thì không có linh mục dòng nào tham dự cả.
Mình cũng ít khi tham dự các cuộc tĩnh tâm này vì mình cũng là một linh mục dòng. Nhưng cách đây vài tháng cha John đến nói với mình là ngài đã chia phiên cho mình giảng tĩnh tâm vào tháng 3. Mình không muốn nhận lời vì thấy ngại với việc giảng cho ĐGM và các cha trong địa phận, nhưng vì cha John đã giao nên mình đành phải vâng lời.
Mình đã soạn bài giảng khá kỹ lưỡng trước hôm nay nhiều ngày và cũng đã bỏ ra nhiều công sức để đọc đi đọc lại bài giảng để khi đứng trên bục giảng nói đỡ bị vấp. Dù sao đi nữa thì mình không chỉ giảng cho hai ĐGM mà còn các cha nữa, mà lại giảng bẳng tiếng Thái nên chắc chắn ai cũng sẽ đặt vấn đề về khả năng ngôn ngữ của mình. Đó cũng là điều dễ hiểu vì từ trước đến nay các cha chỉ thấy mình nói tiếng Thái qua những lần nói chuyện bên ngoài hoặc trong các cuộc họp, chứ chưa bao giờ chứng kiến mình đứng trên bục giảng.
Mình cũng rất chú tâm về điều đó nên đã bỏ ra khá nhiều thời giờ để chuẩn bị bài giảng và tập trong việc giảng thuyết. Sự chăm chỉ của mình đã mang lại kết quả khá tốt. Trong bài giảng mình chỉ bị vấp một vài nơi và mình phần lớn không cần nhìn vào giấy mà chỉ nói từ trí nhớ của mình. Vì mình đã đọc qua bài giảng nhiều lần nên mình dường như đã thuộc lòng nó.
Hôm nay mình giảng về thái độ mà một vị linh mục nên có về Tin Mừng. Thái độ đối với Tin Mừng là điều sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui trong cuộc sống tu trì và phục vụ Thiên Chúa và tha nhân cho dù chúng ta phải trải qua bất cứ những khó khăn gì đi nữa. Mình nhấn mạnh việc linh mục phải thể hiện thái độ tích cực đối với tinh mừng trong công việc mục vụ hằng ngày, đặc biệt là việc chuẩn bị bài giảng cho giáo dân.
Sau khi chương trình chấm dứt một số linh mục đã đến khen mình. Cha John nói với mình bằng tiếng Việt, "Tốt lắm". Nghe được những lời đó mình cảm thấy nhẹ nhỏm trong người hẳn ra. Dù sao đi nữa mình luôn cố gắng làm tốt những gì mình đã được giao trách nhiệm. Và việc giảng tĩnh tâm cho ĐGM và các cha đối với mình là một trách nhiệm rất lớn, đặc biệt vì lần tĩnh tâm này rơi vào Mùa Chay Thánh và cũng là năm linh mục.
Mặc dầu mình ước gì mình không phải lãnh nhận trách nhiệm này, nhưng mình cũng cảm thấy hân hạnh khi cha John đủ tin tưởng vào mình để cho mình làm việc ấy. Và mình cũng hân hạnh khi được chia sẻ những cảm nhận của mình với các ngài, không chỉ trong những cuộc họp hoặc cuộc nói chuyện bình thường mà trong khuôn khổ một bài chia sẻ về đời sống tu trì và đạo đức.
Lần giảng tĩnh tâm này cũng là một bước thử thách lớn cho mình và giúp mình phần nào tự tin hơn trong việc đứng trước người khác để phát biểu bằng ngôn ngữ "thứ ba" của mình. Sau khi mình giảng xong, mình xuống nơi bục quỳ để suy niệm trong thinh lặng cùng với mọi người. Lúc đó dường như trong đầu mình chỉ xoay quanh những chữ tạ ơn Chúa vì đã cho mình làm xong việc này. Giờ đây mình đã cảm thấy nhẹ nhỏm hơn thật nhiều.
Nong Bua Lamphu, ngày 9.3.2010
Một ngày thứ hai nhẹ nhàng
Hôm nay ngày thứ hai mình không làm nhiều việc vì mình coi ngày thứ hai là ngày nghỉ ngơi của mình. Mình dậy một cách thong thả, không gấp gáp. Mình xuống giường và tập yoga khoảng 20 phút. Mình tập bài tập yoga để cho cổ và vai bớt bị cứng. Đó là một trong những điều làm phiền đến sức khỏe và tinh thần của mình thời gian qua. Mình tập yoga theo sự hướng dẫn của một video mà mình tìm được trên internet. Video tới gần một tiếng đồng hồ, nhưng mình chỉ tập khoảng 20-30 phút.
Sau khi mình tập yoga xong, mình ngồi suy niệm và cầu nguyện trong thinh lặng. Sau đó thì mới đi vào phòng tắm và làm việc cá nhân buổi sáng. Mình tắm rửa và đánh răng. Sau khi thay đồ xong thì cũng đã 8h sáng. Mình đi pha một ly Ovaltine để uống. Ovaltine thay thể cho bữa ăn sáng của mình. Mình thấy uống Ovaltine ngon mà còn "no" nữa. Nó lai không có những tác dụng phụ của cà phê.
Tiếp sau đó, mình đi cắt tóc. Mỗi lần cắt tóc xong mình đều cảm thấy như trở thành một người mới vì nhìn gọn gàng và "ngăn nắp" thêm. Mình cắt tóc ở một tiệm trong phố. Tiệm cắt tóc máy lạnh, nhưng giá cả cũng chỉ bình dân. Giá khoảng 2 USD. Mình thích cắt tóc ở đây vì thợ cắt rất tỉ mỉ. Thợ cắt tóc là một người đàn ông khoảng 45 tuổi. Ông ta thích nghe nhạc tiếng Anh từ những thập niên 50 đến 80. Lần nào đến cắt tóc cũng thấy ông mở những bài nhạc từ những thập niên này. Ông nói ông nghe không hiểu, nhưng ông rất thích giai điệu và phong cách hát. Ông hay hỏi mình về một số ca sĩ hoặc về những bài hát đó. Có bài mình biết có bài không.
Ông ta cũng là một người có tính tình cởi mở và thích nói chuyện. Ông hay trao đổi với mình về tôn giáo, về vấn đề đạo đức và niềm tin. Mình chia sẻ với ông những gì trong đạo Ki-tô giáo và ông tỏ vẻ ra đồng ý với những khái niệm ấy. Dĩ nhiên ông là người theo đạo Phật giáo (về hình thức).
Sau khi cắt tóc xong và nhìn điển trai hơn thì mình lái xe đi tới ngân hàng để chuyển tiền tới tòa soạn Công giáo ở Bangkok để trả tiền tuần bào Công giáo cũng như mua một cuốn sách Thánh Ca phụng vụ dành cho người đánh đàn.
Đó là tất cả những công việc buổi sáng của mình. Rất nhẹ nhàng và thong thả. Nếu mình không làm những việc này thì có lẽ mình sẽ lái xe lên đồi để tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Sau đó mình về nhà, ăn cơm trưa, nghỉ trưa. Chiều mình làm một vài việc linh tinh, rồi tập thể dục, rồi tắm rửa. Chiều nay có một người đến xin cho con họ tham gia chương trình thiếu nhi mùa hè. Họ đăng ký hai đứa con.
6 giờ tối, mình dâng lễ chiều như mọi ngày. Và sau đó có hai bạn trẻ đến học giáo lý. Mình dạy cho hai em gần hai giờ đồng hồ. Hai em học giáo lý một cách rất hăng say, và tỏ ra rất tâm đắc với những điều mình dạy cho các em. Hôm nay mình dạy hai đề tài là Ơn gọi và 8 mối phúc thật.
Công việc ngày thứ hai của mình chỉ có thế. Mình không làm nhiều vì cần có thời giờ để thư giản, để hồi phục tinh thần và thể xác sau một tuần làm việc mục vụ. Mình thấy vui khi tìm được những thời giờ yên tỉnh và lắng đọng để thở thật sâu và thật dài, để trút đi những căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và công việc phục vụ giáo xứ.
Nong Bua Lamphu, ngày 8.3.2010
Sau khi mình tập yoga xong, mình ngồi suy niệm và cầu nguyện trong thinh lặng. Sau đó thì mới đi vào phòng tắm và làm việc cá nhân buổi sáng. Mình tắm rửa và đánh răng. Sau khi thay đồ xong thì cũng đã 8h sáng. Mình đi pha một ly Ovaltine để uống. Ovaltine thay thể cho bữa ăn sáng của mình. Mình thấy uống Ovaltine ngon mà còn "no" nữa. Nó lai không có những tác dụng phụ của cà phê.
Tiếp sau đó, mình đi cắt tóc. Mỗi lần cắt tóc xong mình đều cảm thấy như trở thành một người mới vì nhìn gọn gàng và "ngăn nắp" thêm. Mình cắt tóc ở một tiệm trong phố. Tiệm cắt tóc máy lạnh, nhưng giá cả cũng chỉ bình dân. Giá khoảng 2 USD. Mình thích cắt tóc ở đây vì thợ cắt rất tỉ mỉ. Thợ cắt tóc là một người đàn ông khoảng 45 tuổi. Ông ta thích nghe nhạc tiếng Anh từ những thập niên 50 đến 80. Lần nào đến cắt tóc cũng thấy ông mở những bài nhạc từ những thập niên này. Ông nói ông nghe không hiểu, nhưng ông rất thích giai điệu và phong cách hát. Ông hay hỏi mình về một số ca sĩ hoặc về những bài hát đó. Có bài mình biết có bài không.
Ông ta cũng là một người có tính tình cởi mở và thích nói chuyện. Ông hay trao đổi với mình về tôn giáo, về vấn đề đạo đức và niềm tin. Mình chia sẻ với ông những gì trong đạo Ki-tô giáo và ông tỏ vẻ ra đồng ý với những khái niệm ấy. Dĩ nhiên ông là người theo đạo Phật giáo (về hình thức).
Sau khi cắt tóc xong và nhìn điển trai hơn thì mình lái xe đi tới ngân hàng để chuyển tiền tới tòa soạn Công giáo ở Bangkok để trả tiền tuần bào Công giáo cũng như mua một cuốn sách Thánh Ca phụng vụ dành cho người đánh đàn.
Đó là tất cả những công việc buổi sáng của mình. Rất nhẹ nhàng và thong thả. Nếu mình không làm những việc này thì có lẽ mình sẽ lái xe lên đồi để tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Sau đó mình về nhà, ăn cơm trưa, nghỉ trưa. Chiều mình làm một vài việc linh tinh, rồi tập thể dục, rồi tắm rửa. Chiều nay có một người đến xin cho con họ tham gia chương trình thiếu nhi mùa hè. Họ đăng ký hai đứa con.
6 giờ tối, mình dâng lễ chiều như mọi ngày. Và sau đó có hai bạn trẻ đến học giáo lý. Mình dạy cho hai em gần hai giờ đồng hồ. Hai em học giáo lý một cách rất hăng say, và tỏ ra rất tâm đắc với những điều mình dạy cho các em. Hôm nay mình dạy hai đề tài là Ơn gọi và 8 mối phúc thật.
Công việc ngày thứ hai của mình chỉ có thế. Mình không làm nhiều vì cần có thời giờ để thư giản, để hồi phục tinh thần và thể xác sau một tuần làm việc mục vụ. Mình thấy vui khi tìm được những thời giờ yên tỉnh và lắng đọng để thở thật sâu và thật dài, để trút đi những căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và công việc phục vụ giáo xứ.
Nong Bua Lamphu, ngày 8.3.2010
Nóng
Thái Lan bây giờ đang ở giữa mùa nắng. Trời không mưa. Đến tháng 5 mới có mưa lại. Những ngày này thời tiệt nóng kinh khủng. Nếu không có việc thì cũng chẳng muốn đi ra ngoài. Nhưng ngồi trong nhà cũng chẳng mát hơn bao nhiêu. Nhà xứ của mình xây một cách rất kín nên nhiều khi có cảm giác thật ngột ngạt.
Vùng Đông Bắc bây giờ đi đâu cũng chỉ thấy đồng rùa khô cằn. Người ta chờ mưa tới mới bắt đầu làm ruộng lại. Ruộng để trống người ta phải vào thành phố kiếm việc làm để mưu sinh. Trời nóng quá nhiều khi làm cho mình cảm thấy chẳng muốn làm gì cả. Cứ ngồi một chỗ để chịu đựng cái nóng. Ăn cũng không thấy ngon mà làm cũng thấy mau mệt.
Cái con suối phía sau nhà thờ bây giờ cũng đã cạn nước. Vào mùa mưa có khi mức nước lên tận bờ, nhưng bây giờ thì chẳng còn gì nữa. Còn sông Mekong thì bây giờ nghe nói cũng đang cạn ở vùng bắc. Mức nước thấp quá thuyền bè đi lại không được làm mất không biết bao nhiêu tiền. NGười ta đang lo cho tương lai của sông Mekong. Một phần thì khí hậu thay đổi. Một phần thì người ta xây đập ở thượng nguồn. Hành động con người ngày càng ảnh hưởng đến môi trường và tác hại đến đời sống con người. Không biết lúc nào thì con người mới biết sống đời sống vừa phải và hài hòa hơn.
Nong Bua Lamphu, ngày 7.3.2010
Lễ an táng cho ông Sam
Tối qua mình nhận được tin ông Sam, một người đàn ông Anh quốc tịch Anh Quốc có vợ người Thái qua đời. Ông là người theo đạo Công giáo nhưng từ khi mình đến NBL chưa thấy ông đến nhà thờ. Khi mới đến thì thấy ông ta đưa vợ đến học giáo lý. Nhưng thời gian sau thì thấy biệt tăm biệt tích. Vợ ông đã được cha Kunu rửa tội, và hai vợ chồng được làm phép cưới trong nhà thờ. Nhưng quả thực cha Kunu đã làm việc một cách thiếu nghiêm túc khi ngài rửa tội cho cô vợ và cho hai người đám cưới trong khi họ chưa sẵn sàng để lãnh nhận các bí tích.
Thời gian gần đây ông Sam sức khỏe ngày yếu dần. Ông không ăn uống, nhưng lại hút thuốc và uống bia nhiều. Sức khỏe ngày cạn kiệt và tối qua thì nhận được tin ông ta đã qua đời trong bệnh viện tại Udon Thani.
Cô Kày nói là sẽ đem xác đi thiêu rồi rãi trên mặt nước của đập Ubonrat. Sáng nay mình liên lạc với cô và khuyên cô nên đem xác ông Sam đi chôn ở nghĩa trang của nhà thờ chánh tòa tại Udon. Mình đã liên lạc với cha xứ và nhờ ngài sắp xếp việc chôn cất. Cũng may là việc liên lạc không mấy khó khăn. Ở nhà thờ chánh tòa có những lỗ chôn mà người ta đã đào sẵn. Chi phí cho mỗi lỗ chôn cũng không quá cao. Chiều hôm nay sau khi làm thủ tục để báo cáo người qua đời và đưa xác ra khỏi bệnh viện thì gia đình đã đưa quan tài đến thẳng nhà thờ chánh tòa. Mình và cha Winay, cha phó nhà thờ chánh tòa đã cử hành lễ an táng cho ông Sam.
Số người trong gia đình đến tham dự chỉ khoảng 20 người. Tất cả đều bên đạo Phật, ngoài trừ cô Kày đã rửa tội. Nhưng sau này thì mình cũng không biết cô ta sẽ giữ đạo như thế nào.
Sau khi việc chôn cất đã xong, mình đã trình bày với cô Kày và gia đình rằng việc tổ chức tiệc nên tiết kiệm. Cô ta không có nhiều tiền để đãi tiệc lớn. Ngòai ra còn một đứa con mới ba tuổi phải chăm sóc. Vì vậy phải để dành lo cho con cái.
Mình cũng nhận mạnh với gia đình là không được mời sư từ Chúa đến tụng kinh tại nhà. Ông Sam không phải là bên Phật giáo. Vì thế nếu có làm nghi lễ gì theo truyền thống người Thái thì được, nhưng không thể làm những nghi thức Phật giáo.
Trước khi ra về, mình đã hứa với cô Kày mình sẽ đến nhà thăm viếng và cầu hồn cho ông Sam. Mình hy vọng rằng việc tổ chức lễ an táng nhanh gọn sẽ giúp cho gia đình nhẹ đi phần nào những chi phí, cũng như giúp cho họ bớt lúng túng trong việc làm nghi lễ theo phía Kitô giáo.
Cô Kày năm nay mới 34 tuổi. Bây giờ cô phải chăm sóc cho một đứa con 3 tuổi. Chắc chắn tương lai sắp tới của cô sẽ vất vả. Hoàn cảnh một người vợ góa chồng thật đáng thương. Nhưng có lẽ đây cũng là một thức tế của những người đàn bà trẻ tuổi chấp nhận lấy những người chồng Tây với lứa tuổi bằng tuổi cha mẹ mình.
Nong Bua Lamphu, ngày 5.3.2010
Thời gian gần đây ông Sam sức khỏe ngày yếu dần. Ông không ăn uống, nhưng lại hút thuốc và uống bia nhiều. Sức khỏe ngày cạn kiệt và tối qua thì nhận được tin ông ta đã qua đời trong bệnh viện tại Udon Thani.
Cô Kày nói là sẽ đem xác đi thiêu rồi rãi trên mặt nước của đập Ubonrat. Sáng nay mình liên lạc với cô và khuyên cô nên đem xác ông Sam đi chôn ở nghĩa trang của nhà thờ chánh tòa tại Udon. Mình đã liên lạc với cha xứ và nhờ ngài sắp xếp việc chôn cất. Cũng may là việc liên lạc không mấy khó khăn. Ở nhà thờ chánh tòa có những lỗ chôn mà người ta đã đào sẵn. Chi phí cho mỗi lỗ chôn cũng không quá cao. Chiều hôm nay sau khi làm thủ tục để báo cáo người qua đời và đưa xác ra khỏi bệnh viện thì gia đình đã đưa quan tài đến thẳng nhà thờ chánh tòa. Mình và cha Winay, cha phó nhà thờ chánh tòa đã cử hành lễ an táng cho ông Sam.
Số người trong gia đình đến tham dự chỉ khoảng 20 người. Tất cả đều bên đạo Phật, ngoài trừ cô Kày đã rửa tội. Nhưng sau này thì mình cũng không biết cô ta sẽ giữ đạo như thế nào.
Sau khi việc chôn cất đã xong, mình đã trình bày với cô Kày và gia đình rằng việc tổ chức tiệc nên tiết kiệm. Cô ta không có nhiều tiền để đãi tiệc lớn. Ngòai ra còn một đứa con mới ba tuổi phải chăm sóc. Vì vậy phải để dành lo cho con cái.
Mình cũng nhận mạnh với gia đình là không được mời sư từ Chúa đến tụng kinh tại nhà. Ông Sam không phải là bên Phật giáo. Vì thế nếu có làm nghi lễ gì theo truyền thống người Thái thì được, nhưng không thể làm những nghi thức Phật giáo.
Trước khi ra về, mình đã hứa với cô Kày mình sẽ đến nhà thăm viếng và cầu hồn cho ông Sam. Mình hy vọng rằng việc tổ chức lễ an táng nhanh gọn sẽ giúp cho gia đình nhẹ đi phần nào những chi phí, cũng như giúp cho họ bớt lúng túng trong việc làm nghi lễ theo phía Kitô giáo.
Cô Kày năm nay mới 34 tuổi. Bây giờ cô phải chăm sóc cho một đứa con 3 tuổi. Chắc chắn tương lai sắp tới của cô sẽ vất vả. Hoàn cảnh một người vợ góa chồng thật đáng thương. Nhưng có lẽ đây cũng là một thức tế của những người đàn bà trẻ tuổi chấp nhận lấy những người chồng Tây với lứa tuổi bằng tuổi cha mẹ mình.
Nong Bua Lamphu, ngày 5.3.2010
Giáo dân qua đời
Mình đang nghỉ ngơi thì nhận được một cú điện thoại đến từ cô Kày. Kày bào cho tôi chồng cô qua đời tại bệnh viện ở Udon Thani. Chồng cô tên Sam. Sam là một người Anh. Ông ta đến Thái Lan để lấy vợ Thái. Kày trẻ hơn ông nhiều tuổi. Hai vợ chồng ở trong một làng cách nhà thờ khoảng 40 cây số. Họ có một căn nhà khá so với nhiều người trong làng. Điều cũng dễ hiểu vì ông Sam là người nước ngoài. Ông ta không giàu, nhưng số tiền nhỏ của ông ta so với ở Anh thì vẫn có giá trị so với ở Thái Lan.
Ở vùng đông bắc này, đi vào các làng quê mà thấy có căn nhà to ở giữa những căn nhà bình thường thì đoán đó là nhà có rể Tây cũng ít khi sai.
Mình chưa biết ông Sam chết vì nguyên do gì, nhưng có lẽ do kiệt sức. Ông ta kiệt sức vì không chịu ăn uống, mà chỉ hút thuốc và uống bia suốt ngày. Cách đây vài tháng mình đi gặp ông ở nhà và khuyên ông đi khám bác sĩ. Phải khuyên thật nhiều ông mới chịu đi, nhưng có lẽ sau khi gặp bác sĩ rồi thì ông không có làm theo lời của bác sĩ dẫn đến sức khỏe càng ngày càng suy yếu.
Ông Sam và cô Kày lấy nhau cách đây hơn hai năm. Lúc đó mình chưa về xứ này. Khi tới đây thì thấy hai vợ chồng đang học giáo lý. Cô Kày học thêm sức. Mình bất ngờ, hỏi cô dạy giáo lý: - Tại sao hai người đám cưới rồi mà vẫn còn học thêm sức là sao?
Cô dạy giáo lý trả lời: - Cha Kunu muốn lo việc này cho xong trước khi ngài đi nên đã ban phép hôn phối cho họ, và họ hứa sẽ tiếp tục học sau khi đám cưới.
Cô Kày tiếp tục học không mấy lâu thì bỏ hẳn. Gần hai năm qua mình không hề thấy cô ta đến nhà thờ. Mình trách cha xứ trước đây là ban bí tích một cách thiếu suy nghĩ dẫn đến việc người nhận bí tích không tuân theo những gì giáo hội dạy.
Nhưng chuyện cũng đã qua rồi. Lúc cô Kày gọi điện thoại đến mình hỏi cô sao không gọi cho minh trước khi ông chết mà đợi đến khi chết rồi mới gọi. Cô bảo: - Lúc đó nghĩ gì cũng không ra cả.
Thế là ông Sam chết mà không được nhận các bí tích cuối cùng. Mình hỏi cô Kày: - Việc chôn cất gia đình tính làm sao?
Cô Kày trả lời: - Ngày mai sẽ đem xác về nhà.
- Trước khi ông Sam chết ông có nói gì về vấn đề chôn cất không?
- Ông nói là đem xác đi thiêu và rải tro trên đập Ubonrat.
- Ông nói vậy thật à?
- Vâng.
- Sao không đem đi chôn?
- Ông nói không muốn chôn.
Mình gọi điện thoại hỏi cha Kowit: - Thưa cha có người giáo dân mới qua đời. Gia đình muốn đem đi thiêu rồi rải tro trên đập Ubonrat có được không?
Cha Kowit trả lời: - Không được. Tốt nhất là chôn. Nếu có lý do gì trắc trở không thể chôn được thì thiêu. Nhưng phải đem tro đi cất đâu đó chứ không thể đem rải trên nước được.
- Vâng. cám ơn cha. Ngài mai con sẽ nói lại với họ để họ cân nhắc lại việc họ làm. Thưa cha ở đây có nơi nào thiêu mà không phải của chùa không?
- Không. Các nơi thiêu toàn là các nhà chùa Phật giáo.
Thế là ngày mai mình sẽ tiếp tục trao đổi với gia đình để họ có cách lo việc an tán cho thỏa đáng. Mình sẽ bảo họ đem xác tới nhà thờ để làm đám tang. Mình hy vọng là họ sẽ đến chôn ở nghĩa trang Công giáo tại Udon. Nếu khôg thì hãy đem đi thiêu, nhưng phải cất hài cốt ở nhà thờ chánh tòa. Chứ không thể nào đem đi rải trên biên được.
Nong Bua Lamphu, ngày 4.3.2010
Ở vùng đông bắc này, đi vào các làng quê mà thấy có căn nhà to ở giữa những căn nhà bình thường thì đoán đó là nhà có rể Tây cũng ít khi sai.
Mình chưa biết ông Sam chết vì nguyên do gì, nhưng có lẽ do kiệt sức. Ông ta kiệt sức vì không chịu ăn uống, mà chỉ hút thuốc và uống bia suốt ngày. Cách đây vài tháng mình đi gặp ông ở nhà và khuyên ông đi khám bác sĩ. Phải khuyên thật nhiều ông mới chịu đi, nhưng có lẽ sau khi gặp bác sĩ rồi thì ông không có làm theo lời của bác sĩ dẫn đến sức khỏe càng ngày càng suy yếu.
Ông Sam và cô Kày lấy nhau cách đây hơn hai năm. Lúc đó mình chưa về xứ này. Khi tới đây thì thấy hai vợ chồng đang học giáo lý. Cô Kày học thêm sức. Mình bất ngờ, hỏi cô dạy giáo lý: - Tại sao hai người đám cưới rồi mà vẫn còn học thêm sức là sao?
Cô dạy giáo lý trả lời: - Cha Kunu muốn lo việc này cho xong trước khi ngài đi nên đã ban phép hôn phối cho họ, và họ hứa sẽ tiếp tục học sau khi đám cưới.
Cô Kày tiếp tục học không mấy lâu thì bỏ hẳn. Gần hai năm qua mình không hề thấy cô ta đến nhà thờ. Mình trách cha xứ trước đây là ban bí tích một cách thiếu suy nghĩ dẫn đến việc người nhận bí tích không tuân theo những gì giáo hội dạy.
Nhưng chuyện cũng đã qua rồi. Lúc cô Kày gọi điện thoại đến mình hỏi cô sao không gọi cho minh trước khi ông chết mà đợi đến khi chết rồi mới gọi. Cô bảo: - Lúc đó nghĩ gì cũng không ra cả.
Thế là ông Sam chết mà không được nhận các bí tích cuối cùng. Mình hỏi cô Kày: - Việc chôn cất gia đình tính làm sao?
Cô Kày trả lời: - Ngày mai sẽ đem xác về nhà.
- Trước khi ông Sam chết ông có nói gì về vấn đề chôn cất không?
- Ông nói là đem xác đi thiêu và rải tro trên đập Ubonrat.
- Ông nói vậy thật à?
- Vâng.
- Sao không đem đi chôn?
- Ông nói không muốn chôn.
Mình gọi điện thoại hỏi cha Kowit: - Thưa cha có người giáo dân mới qua đời. Gia đình muốn đem đi thiêu rồi rải tro trên đập Ubonrat có được không?
Cha Kowit trả lời: - Không được. Tốt nhất là chôn. Nếu có lý do gì trắc trở không thể chôn được thì thiêu. Nhưng phải đem tro đi cất đâu đó chứ không thể đem rải trên nước được.
- Vâng. cám ơn cha. Ngài mai con sẽ nói lại với họ để họ cân nhắc lại việc họ làm. Thưa cha ở đây có nơi nào thiêu mà không phải của chùa không?
- Không. Các nơi thiêu toàn là các nhà chùa Phật giáo.
Thế là ngày mai mình sẽ tiếp tục trao đổi với gia đình để họ có cách lo việc an tán cho thỏa đáng. Mình sẽ bảo họ đem xác tới nhà thờ để làm đám tang. Mình hy vọng là họ sẽ đến chôn ở nghĩa trang Công giáo tại Udon. Nếu khôg thì hãy đem đi thiêu, nhưng phải cất hài cốt ở nhà thờ chánh tòa. Chứ không thể nào đem đi rải trên biên được.
Nong Bua Lamphu, ngày 4.3.2010
Bàn về mục vụ cho người di dân Việt Nam
Hôm nay cha Doroteo một linh mục dòng OMI đến gặp mình. Ngài phụ trách chương trình "Nhà đón tiếp / Hospitality House" của Ủy ban di dân của Hội đồng Giám Mục Thái Lan. Ngài muốn tìm hiểu thông tin về công tác mục vụ mà mình đang làm cho người di dân Việt Nam.
Mình cũng trình bày với ngài những công việc mà Hiệp hội Công giáo Việt Nam tại Thái Lan đã từng làm và đang làm, cũng như nói về những khó khăn của việc mục vụ khi vấn đề lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan không được giáo hội Thái Lan quan tâm đến. Chỉ có một số linh mục và giáo dân quan tâm nhưng trên phương diện cá nhân chứ chưa có một chính sách từ phía giáo phận hoặc HĐGM nhằm giúp đỡ cho người di dân Việt Nam tại Thái Lan. Mình đã nói thẳng với ngài là theo nhận định của mình mục vụ giúp cho người di dân tại Thái Lan còn rất yếu - không chỉ người di dân đến từ các nước mà còn di dân trong nước như từ miền quê lên thành phố.
Ngài cũng đồng ý với mình là một số lĩnh vực chưa được quan tâm đến và ngài ngõ ý nhờ mình tham gia vào việc xây dựng mục vụ di dân cho người Việt Nam. Một trong những điều có thể bắt đầu làm là việc đưa việc giúp đỡ người Việt Nam vào những mục vụ đang làm cho những cộng đồng di dân khác như người Lào mà chưa làm cho người Việt Nam.
Mình cũng đã ngõ ý với ngài rằng mình rất muốn tìm hiểu về công tác của ngài cũng như của Ủy ban di dân của HĐGM. Ngài đã ngỏ ý mời mình đến tham dự cuộc họp hai ngày vào cuối tháng khi sẽ có nhiều thành phần tham dự về vấn đề di dân tại Khorad. Mình đã nhận lời mời tham dự cuộc họp.
Mình hy vọng rằng bắt đầu từ cuộc gặp gỡ này sẽ có những bước tiến mới trong việc đưa vấn đề người Việt di dân vào chương trình mục vụ của giáo hội Thái Lan.
Nong Bua Lamphu, ngày 4.3.2010
Mình cũng trình bày với ngài những công việc mà Hiệp hội Công giáo Việt Nam tại Thái Lan đã từng làm và đang làm, cũng như nói về những khó khăn của việc mục vụ khi vấn đề lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan không được giáo hội Thái Lan quan tâm đến. Chỉ có một số linh mục và giáo dân quan tâm nhưng trên phương diện cá nhân chứ chưa có một chính sách từ phía giáo phận hoặc HĐGM nhằm giúp đỡ cho người di dân Việt Nam tại Thái Lan. Mình đã nói thẳng với ngài là theo nhận định của mình mục vụ giúp cho người di dân tại Thái Lan còn rất yếu - không chỉ người di dân đến từ các nước mà còn di dân trong nước như từ miền quê lên thành phố.
Ngài cũng đồng ý với mình là một số lĩnh vực chưa được quan tâm đến và ngài ngõ ý nhờ mình tham gia vào việc xây dựng mục vụ di dân cho người Việt Nam. Một trong những điều có thể bắt đầu làm là việc đưa việc giúp đỡ người Việt Nam vào những mục vụ đang làm cho những cộng đồng di dân khác như người Lào mà chưa làm cho người Việt Nam.
Mình cũng đã ngõ ý với ngài rằng mình rất muốn tìm hiểu về công tác của ngài cũng như của Ủy ban di dân của HĐGM. Ngài đã ngỏ ý mời mình đến tham dự cuộc họp hai ngày vào cuối tháng khi sẽ có nhiều thành phần tham dự về vấn đề di dân tại Khorad. Mình đã nhận lời mời tham dự cuộc họp.
Mình hy vọng rằng bắt đầu từ cuộc gặp gỡ này sẽ có những bước tiến mới trong việc đưa vấn đề người Việt di dân vào chương trình mục vụ của giáo hội Thái Lan.
Nong Bua Lamphu, ngày 4.3.2010
Mất ngủ - vui buồn lẫn lộn
Tối qua mình không ngủ được vì trong đầu cứ hiện lên những vấn đế phải giải quyết trong công việc. Mặc dầu sau khi trở về từ tỉnh Udon Thani, nơi mình làm lễ tiếng Việt mỗi Chúa Nhật cuối tháng thì mình lên giường liền và cũng tìm đến giấc ngủ khá nhanh. Nhưng chỉ một chốc sau là mình tỉnh giấc.
Đêm không ngủ được thấy thật dài. Mình mở email ra và trả lời những email mà mình nhận được. Mình mở radio trên mạng ra nghe, hết chương trình Công giáo đến chương trình thời sự. Mình còn mở chương trình radio tiếng Thái mà mình làm ở đây ra nghe nữa. Nhưng cũng không tìm đến giấc ngủ được. Nghe radio không giải quyết được vấn đề nên mình mở đèn đem đọc sách Thánh Kinh. Thiếp đi một lúc lại thức.
Cứ vận nên cả ngày hôm nay mình như người mất hồn. Chiều nay còn phải đi họp ở giáo phận nữa nên lại càng mệt. Tối nay mình muốn có một giấc ngủ ngon, nhưng không biết có được hay không.
Mấy tuần qua mình chẳng màng gì đến việc viết nhật ký. Mình mất cảm hứng, mặc dầu có rất nhiều chuyện để kể - vui có buồn có.
Chuyện vui thứ nhất - Một gia đình người Thái gốc Hoa nhận mình làm con tinh thần.
Chuyện vui thứ hai - Mình được làm quen với nhiều người mà mình trước đây không hề quen biết. Và họ tỏ ra rất có thiện cảm với mình.
Chuyện vui thứ ba - Mình có một chiếc xe để xử dụng cho công việc mục vụ. Mặc dầu là xe cũ như cũng còn khá tốt.
Chuyện vui thứ tư - Mình đã thông thạo hơn phần nào trong việc thực hiện chương trình radio. Và tờ thông tin liên lạc của giáo xứ cũng đã được làm tốt hơn và đẹp hơn, với nội dung phong phú hơn.
Nhưng cũng có những chuyện không mấy vui. Một số công việc mục vụ của mình với giới trẻ bị người khác đánh giá là "vô ích", mặc dầu những người đó chưa hề chứng kiến những buổi sinh hoạt đó như thế nào.
Một số chương trình trong giáo xứ được tổ chức với ý tưởng tốt nhưng thiếu số người tham gia.
Hai bạn trẻ trong giáo xứ sau khi mình cho biết là chưa sẵn sàng để được nhận bi tích thêm sức thì hai bạn và gia đình đã qua mặt mình bằng cách tìm đến trường học Công giáo nơi hai em đang học để nhờ họ đưa tới nhà thờ chánh tòa cho ĐGM ban bí tích thêm sức ngày hôm qua. Nhà trường quyết định điều này mà không hề thông báo cho mình là chá xứ của hai em biết. Hôm nay mình đã tìm đến ĐGM để trình bày về việc này và ĐGM có hứa sẽ đưa vấn đề ra trong phiên họp giáo phận tới đây.
Mình bị ho hơn một tháng rồi mà chưa khỏi.
Nong Bua Lamphu, ngày 1.3.2010
Subscribe to:
Posts (Atom)