Hôm nay, một trong hai người được chịu chức linh mục trong Hội dòng của tôi là một người đã khá lớn tuổi, đã từng có vợ và có con. Nhưng cuộc hôn nhân đó đã được Giáo hội công nhận là không thành. Thầy G. cũng là người duy nhất có nguồn gốc ở Úc trong dịp chịu chức này.
Trường hợp của thầy G. thì hiếm có trong cộng đồng người VIệt, và dường như chưa có tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Tây phương thì những trường hợp như thế này ngày càng phổ biến.
Trước đây, xu hướng "già hoá" của ơn gọi được thấy trong việc những người vào dòng đã rất trưởng thành, trải qua nhiều kinh nghiệm sống, đã đi làm thời gian lâu. Có người đã từng làm bác sỹ, kỷ sư. Nhưng đời sống xã hội không làm cho họ thoả mãn, vì thế họ đã tìm đến đời sống tu trì để đáp ứng nhu cầu tâm linh sâu xa hơn. Tuy nhiên, ngày nay ơn gọi không chỉ xuất phát từ những người độc thân, mà còn từ những người đã có gia đình như trường hợp của thầy G.
Đối với nhiều người thì một người như thầy G. có thể làm cho hình ảnh họ mang trong tâm trí về một vị linh mục "trong trắng" bị tác động mạnh mẽ. Có người còn cho rằng đây là một việc "phản cảm" vì họ không thể hình dung một vị linh mục hay tu sĩ đã từng có vợ và có con cái. Tuy nhiên, có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa lý tưởng và thực tại.
Trường hợp của thầy G. thì hiếm có trong cộng đồng người VIệt, và dường như chưa có tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Tây phương thì những trường hợp như thế này ngày càng phổ biến.
Trước đây, xu hướng "già hoá" của ơn gọi được thấy trong việc những người vào dòng đã rất trưởng thành, trải qua nhiều kinh nghiệm sống, đã đi làm thời gian lâu. Có người đã từng làm bác sỹ, kỷ sư. Nhưng đời sống xã hội không làm cho họ thoả mãn, vì thế họ đã tìm đến đời sống tu trì để đáp ứng nhu cầu tâm linh sâu xa hơn. Tuy nhiên, ngày nay ơn gọi không chỉ xuất phát từ những người độc thân, mà còn từ những người đã có gia đình như trường hợp của thầy G.
Đối với nhiều người thì một người như thầy G. có thể làm cho hình ảnh họ mang trong tâm trí về một vị linh mục "trong trắng" bị tác động mạnh mẽ. Có người còn cho rằng đây là một việc "phản cảm" vì họ không thể hình dung một vị linh mục hay tu sĩ đã từng có vợ và có con cái. Tuy nhiên, có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa lý tưởng và thực tại.
Bản thân tôi không biết trên đời này có một linh mục hay tu sĩ nào có thể đáp ứng được cái hình ảnh "trong trắng" mà nhiều người mường tượng tới hay không. Hay trên thực tế, các linh mục vẫn mang trong mình nhiều mâu thuẫn, trong đó có cái tốt cái xấu lẫn lộn với nhau. Hõ đã có những cái đó trong người ngay từ lúc họ bắt đầu hành trình ơn gọi và chúng vẫn còn tồn tại ngay cả trong giây phút nhận chức linh mục. Và vị linh mục đó phải liên tục phấn đấu để mong sao cái tốt được thực hiện nhiều hơn cái xấu.
Sự trong trắng, thánh thiện có lẽ không phải là một "thực tại" nhưng trên thực tế là một "niềm hy vọng" và là một "mục tiêu" mà tất cả chúng ta, bất kể kẻ tu trì hay người ở ngoài xã hội phải hướng tới. Trong việc này thì tôi cho rằng không hẳn các linh mục hay tu sĩ có một điểm xuất phát thuận tiện hơn những người trong xã hội. Nhìn lại bản thân thì tôi nghĩ rằng, ngoại trừ những năm tôi chưa có trí khôn, còn những năm còn lại thì có lẽ tôi chưa bao giờ thấy mình là thánh thiện. Vẫn biết thế, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là Chúa vẫn muốn tôi làm chứng nhân cho Ngài.
Brisbane, QL ngày 25.11.2006
Sự trong trắng, thánh thiện có lẽ không phải là một "thực tại" nhưng trên thực tế là một "niềm hy vọng" và là một "mục tiêu" mà tất cả chúng ta, bất kể kẻ tu trì hay người ở ngoài xã hội phải hướng tới. Trong việc này thì tôi cho rằng không hẳn các linh mục hay tu sĩ có một điểm xuất phát thuận tiện hơn những người trong xã hội. Nhìn lại bản thân thì tôi nghĩ rằng, ngoại trừ những năm tôi chưa có trí khôn, còn những năm còn lại thì có lẽ tôi chưa bao giờ thấy mình là thánh thiện. Vẫn biết thế, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là Chúa vẫn muốn tôi làm chứng nhân cho Ngài.
Brisbane, QL ngày 25.11.2006
No comments:
Post a Comment