Tình mẫu tử


Có những cái trong đời rất riêng tư mà mình không thể chia sẻ được với ai. Nhưng cũng có những cái quá tuyệt vời mình không chia sẻ thì thấy thật tiếc. Hôm nay, mình nhận được thiệp cưới của anh Tr. là anh ruột của mình. Kèm theo thiệp cưới là lá thư mẹ gởi cho mình. Đọc thư mẹ mình nhớ và thương mẹ quá. Mẹ càng già thì dường như tình thương của mẹ lại càng biểu lộ rõ ràng hơn đối với mình. Hay là bây giờ mình càng trưởng thành mới nhận thấy đúng đắn hơn cái mà đã hiện diện từ lúc mình mới chào đời nhưng quá vô tư nên không nghĩ đến.


Lá thư của mẹ gởi cho mình như sau:


Con yêu dấu,


Sáng nay nghĩ đến con, mẹ muốn gởi đến con những tấm thiệp hồng của ngày cưới anh con. Mẹ muốn con cùng chia sẻ niềm vui của gia đình và Tr. bằng tất cả tình mến yêu và với những gì con có thể làm được.


Kèm theo đây là những tâm tình, yêu thương, nhớ nhung của me dành cho con từ khối óc và trái tim. Mặc dầu có nói chuyện với con qua điện thoại cách đây mấy ngày, nhưng mà nhớ nhung đến với con thì mỗi một ngày con ạ. Mẹ vẫn thân thưa với Chúa là dâng con cho Ngài làm của lễ hy sinh, nhưng tình mẫu tử tự nhiên cua một người mẹ vẫn có ở đây.


Mẹ cầu xin cho con an lành mạnh khỏe, để phục vụ cho giáo hội và trau dồi cho mình được thăng tiến để con làm được những gì hữu ích cho đồng loại.


Mẹ cũng ước ao con luôn học hỏi những điều hay, lẽ phải của mọi người chung quanh con, bởi vì con còn trẻ mới ra đời, thiếu kinh nghiệm nên con phải cố gắng học hỏi bậc đàn anh. Với tâm tình của mẹ, viết đến đây mẹ lại nghĩ, có lẽ con sẽ nghĩ....biết rồi, mẹ nói làm gì....nhưng với tâm tình của mẹ nên luôn nhắc nhở, có thể một ngày mai không còn cầm viết được nữa...hoặc không có cơ hội để nói, cho nên lúc nào nói được thì cứ thể hiện, phải thế không con??


.....


Mọi người trong nhà vẫn bình an, T. đã đi làm lại rồi. Cuối thư, thương yêu chúc con luôn an vui, mạnh khỏe trẻ trung, yêu đời, yêu người... Và sống với tất cả tâm tình hiến dâng.


Mẹ của con,

TKN


Sứ mệnh Thánh Gióng của giới trẻ Việt Nam


Tuần qua mình nhận được báo Dân Chúa số tháng 3 từ Úc Châu. Trong đó có một bài do mình viết bằng tiếng Anh cho đối tượng độc giả giới trẻ. Mình lấy hình ảnh Thánh Gióng trong câu chuyện cổ tích Phù Đổng Thiên Vương làm ẩn dụ cho mục đích và cách sống đẹp mà giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại có thể noi theo. Đây là nội dung của bài viết này:


Looking for a purpose in life


Some of you reading this article may be teenagers, perhaps some studying in universities, and perhaps others have already graduated and working as professionals in your respective fields. I myself have been through primary school, secondary school, university, and graduate studies. I have learned many things throughout the years of studying, but one thing I have discovered is that some of the most important and profound things we learn in life isn’t necessarily in philosophy or theology or medical school, but when we start out as little first graders.


Among the many things I learned in year one as a student in a small town in Việt Nam is a legend called Phù Đổng Thiên Vương, also known as Thánh Gióng. The story is as follows:

In around 250 BC, Việt Nam was being attacked by foreign invaders. So the king sent messengers high and low to find someone who could drive the enemies out. In the village of Phù Đổng lived a couple, who had been married for a long time but had no children. One morning, on the way to the rice paddy, the woman saw an unusually large footprint in the soil. Surprised, she put her foot on it. Soon after this she got pregnant and later gave birth to a boy, whom they named Gióng. Three years had passed, but he could neither sit up, nor could he say a word.


One day, the king's messenger came to Phù Đổng. Hearing the messenger, Gióng suddenly sat up and told his parents to invite the messenger in. Giống asked the messenger to tell the king that he needed an iron horse, armor and an iron rod to fight the invaders.

So the king gathered all the blacksmiths in the country together. The villagers brought everything that was iron. And they all worked day and night to make a huge iron horse, a large armor and a long iron rod.

In the meantime Gióng said he was hungry and wanted to eat. So his parents brought him all the rice they had. But it didn’t last. The boy ate and ate and ate. As he ate, he began to grow more and more. The villagers had to bring their rice to him, and cooked day and night to feed the boy.

When the iron horse, the armor and the rod were finished, Gióng stretched his arms, stood up, and transformed into a giant. He put on the armor, seized the rod, and quickly mounted the iron horse. The horse roared like thunder and breathed fire from its nostrils.

When he saw the enemies, Gióng sped forward straight into to the invaders. The fire from the nostrils of the iron horse burned many of them to death. Gióng killed the enemies, striking them with his iron rod. When the rod broke, Gióng pulled scores of bamboo trees from a nearby forest to fight the enemies.

After defeating the invaders, Gióng rode his horse up Sóc Sơn Mountain, where he removed his armor and disappeared into the heaven. People called him since Thánh Giống, “Thánh” meaning Holy. A temple in his memory can still be found not far from the place where he ascended, and every year there is a festival to honor Giong.

Most of us, especially those who are young, are on a journey where success whether economically, intellectually, or socially is a primary objective of our endeavor. Some may become entrepreneurs, others doctors, others engineers and scientists. In the overseas Vietnamese community, no longer is the example of a successful and highly-accomplished young person difficult to find. I am quite proud to point out that among my Vietnamese American university classmates, there are many lawyers and doctors, scientists and university professors.

The one thing we must never forget as we aim towards success is that throughout this long journey, there are countless people who have garnered the effort to prepare our horse, armor, and rod. It takes the dedication of family and community to give us our horse and armor. It takes the strength of teachers and friends to give us our iron rod. In our journey, we are fed and clothed with knowledge, thoughts, traditions, experiences, and emotions of an entire village of grandmothers, farmers, scholars, refugees, and martyrs.

All this is done for us with the hope that in the end, we may become little giants facing life with the greatest strength possible. As much as we try to do things on our own, it is never possible to achieve without all that others do for us. As I remember the story from my childhood, I am reminded of Isaac Newton’s declaration: “If I have seen further it is by standing on the shoulders of giants.” I’d like to think that the giants envisioned by Newton are not only those whose legacies have been hailed in history books, but also those whose lives and achievements can only be witnessed by the earth and sky between which they move. Yet their impact upon others was no less profound. It is the mother who prays on her knees at night when the whole family is asleep. It is the father who toils two jobs to provide for his children. It is the refugee who braved the high seas in search of a better life. It is the martyr who shed her blood for the right to worship the God that she believed in. And there are countless un-named more just like them.

Our life then can never be a life simply about us. But it is always about the entire community that nurture and care for us. Like Gióng, we survive and grow big on the rice of an entire community—past and present. Like Giống, we must live and fight not just for our own interest, but also for the interest of those who invest their time, sweat, dreams, and hope in us. We must be conscious of the desires and need and yearning of those who depend on us to represent them in our world. If we are aware of these aspirations, there is no way we can be lost and live our life as if we cannot find our purpose. How can we when there are poor farmers, old grandmothers, oppressed neighbors, and abandoned orphans counting on us?

The people who count on us are those who are weak and cannot fight on their own. But they feed us and clothe us to fight for them. Still, we are not the first to fight, and also not the last. Before us, there were fighters, and after us there will be more. But we have to keep the battle for peace and justice in our world going. Without us, the line of fighters will be broken.

What happens when all is done? Returning to the story, we see that our hero Giống galloped up Sóc Sơn Mountain, where he took off his armor and disappeared. He did not come back to Phù Đổng Village to obtain his reward, to lead a life of luxury, or to be honored with titles. The last image that anyone saw of this remarkable individual who was fed and armed by the villagers of Phù Đổng was his back as he disappeared into the heights of the mountain, leaving behind on the soil only the imprints of the feet of his giant horse.
Dear friends, let us gratefully receive food, clothing, knowledge, and faith from our ancestors, from our family, and from our community. With these things as our horse and armor, let us face the obstacles and battles in life and help contribute to bringing about peace and justice in our world, especially for those who are the most weak. And when all is done, like Giống, let us not ask the community to hail us as heroes. Our greatest reward will be the joy in knowing that we are doing what we have been prepared for and have been sent to do.


Bangkok, ngày 28.3.2007

Một mình dưới hiên nhà thờ


Thành phố Bangkok chật chội và ngột ngạt, ít khi mình tìm được một luồng gió mát. Trên đường phố, lề đường rất nhỏ, người đi bộ phải chia sẻ không gian với những người đi bộ khác cũng như với các gian hàng bán đồ đạc, các xe bán thức ăn, trái cây...

Nhưng hôm nay mình đã tìm ra một nơi thật mát, thật dễ chịu, và rất gần, đó là dưới hiên trước nhà thờ Chúa Cứu Thế. Tối nay, ăn cơm xong, mình thả bộ vào khuôn viên nhà thờ. Tối Chúa Nhật, các thánh lễ đã xong. Thánh lễ cuối cùng lúc 5h30 chiều cũng là thánh lễ do mình đảm trách.

Sau lễ, mình đứng lại để gặp gỡ nhiều giáo dân. Có người đến để phản hồi về bài giảng, có người đến để giới thiệu về mình, có người đến để nhờ làm phép các tràng hạt mà họ mới mua trong tiệm sách của giáo xứ...

Một ngày Chúa Nhật xong, mình ngồi một mình trên chiếc ghế gỗ dưới hiên nhà thờ. Nhà thờ có mái hiên rất rộng và cao. Những làn gió thật mạnh không biết từ đâu liên tục thổi đến. Mặc dầu ở trung tâm thành phố, nhưng đường Ruam Rudee là đường nhỏ nên không quá ồn ào. Lúc đó mình nghe thoang thoảng tiếng hát của ca đoàn đang tập dợt để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Giọng soprano của bè nữ thật thanh thót và êm dịu.

Gió thổi lồng lộng, tiếng hát thánh ca từ bên trong nhà thờ vọng ra, hiên nhà thờ vằng tanh. Mình ngồi đó mà cảm giác hạnh phúc và bình yên dâng tràn. Làm linh mục đôi khi mình cảm thấy rất hiu quạnh, nhưng cũng có những giây phút ngập tràn cảm xúc tuyệt vời khó tả. Mình mỉm cười nhớ lại những nụ cười thân thiện của giáo dân, giọng nói cực kỳ dễ thương của em bé vào tòa xưng tội lúc sáng, rồi nhiều hình ảnh khác về các sự việc xảy ra trong ngày.

Anh bảo vệ cổng nhà thờ đi ra quán mua thức ăn tối, thấy mình ngồi một mình, đến hỏi:

- Tối nay cha không học bài hả?

- Không. Tối nay tôi nghỉ ngơi. - Mình trả lời.

Bangkok, ngày 25.3.2007

Rửa tội, thêm sức, rước lễ nhưng chưa một lần...xưng tội


Hôm qua mình đi với M, người bạn người Thái, đi chợ Chatuchak. Ở đây có bán đủ thứ từ áo quần tới đồ kỹ nghệ, đồ lưu niệm. Chợ chỉ mở cuối tuần rất tấp nập, khách hàng người Thái lẫn người nước ngoài tha hộ đi xem ngắm hàng hóa trong các gian hàng và trả giá. Sau hai giờ đồng hồ ở chợ, mình cũng ra về với hai chiếc quần short, với giá chỉ 50 baht một quần.


Rời khỏi chợ, mình và M. đến công viên Lumpini để ngồi thư giản và tập nói tiếng Anh tiếng Thái. Hai người nói về đủ thứ đề tài trên trời dưới đất. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà hai người phát hiện ra trong buổi chia sẻ tại công viên là M. đã phạm một lỗi rất lớn trong suốt một năm mà anh cũng không biết. Khi nói về việc mùa chay là mùa mà ai cũng nên đi xưng tội, mình hỏi M.:


- Lần đầu tiên anh đi xưng tội, linh mục nào giải tội cho anh?


- Tôi không nhớ - M. trả lời.


- Làm sao không nhớ được?


- Thực ra tôi chỉ học cách xưng tội trong lớp với thầy. Thầy đó bây giờ đi Ấn độ rồi.


- Học trong lớp là một chuyện, nhưng sau đó anh phải đi xưng tội chứ?


- Thầy có bảo tôi đi xưng tội nhưng tôi cảm thấy ngại gặp cha nên tôi không có đi. Tôi nghĩ rằng mình có lỗi gì thì mình nói thẳng với Chúa, xin Ngài tha thứ cho tôi là được rồi.


- Thế là suốt năm qua, anh đã được rửa tội, thêm sức, và rước lễ, mà anh chưa bao giờ xưng tội?


M. gật đầu.


- Trời, nếu như vậy là một sự sai lầm nghiêm trọng. Anh không thể nào đi rước lễ nếu anh chưa bao giờ chịu phép hòa giải. Điều anh đang làm rất trái với luật giáo hội.


M. tỏ ra rất bất ngờ khi nghe mình nói với anh điều này. Trong thâm tâm anh, việc anh đang làm không có gì là sai trái. Mình giải thích cho M. hiểu tại sao anh không nên cảm thấy e ngại khi đến với linh mục để chia sẻ những tội lỗi của mình, và việc hòa giải sẽ giúp ích cho anh như thế nào. Sau khi nghe mình làm một tăng về ý nghĩa của bí tích hòa giải, M. nói:


- Tôi hiểu rồi. Ngày mai tôi sẽ đi xưng tội.


- Nếu như vậy thì tốt lắm. Anh có thể xưng tội với tôi nếu anh thích. Còn nếu anh muốn đến với cha khác cũng được. Miễn sao là anh có đi.


Mình và M. rời công viên Lumpini trong trạng thái phấn khởi hơn, M. vui vì hiểu biết thêm về đạo mà anh mới theo chỉ một năm qua. Mình vui vì đã có một buổi chiều thật bổ ích, vừa đi chơi với bạn, vừa thực tập tiếng Thái, lại vừa được làm mục vụ. Nếu cuộc gặp gỡ nào với người khác cũng bổ ích như vậy thì tuyệt vời biết bao!

Bangkok, ngày 25.3.2007




-

Niềm hạnh phúc dâng lễ và giảng lễ


Từ ngày đến giáo xứ Chúa Cứu Thế, mỗi Chúa Nhật mình đều được các cha dành cho một lễ để dâng. Mặc dầu ở đây có nhiều linh mục, nhưng giáo xứ lại có nhiều thánh lễ nên mình vẫn được nhường một lễ. Tối thứ bảy có hai lễ, một lễ tiếng Anh một lễ tiếng Thái. Ngày Chúa Nhật có 7 lễ, 5 lễ tiếng Anh, hai lễ tiếng Thái.


Dĩ nhiên mình chỉ làm lễ bằng tiếng Anh. Còn làm bằng tiếng Thái thì chỉ là ước mơ cho tương lai mà thôi. Những Chúa Nhật qua, được dâng lễ mình cảm thấy rất hạnh phúc. Mặc dầu mình là một linh mục trẻ và không nhiều kinh nghiệm, nhưng khi đứng trên bàn thờ mình cảm thấy rất tự tin. Mình ý thức được mình đang đứng ở đâu, đang làm gì, và mình tự chủ trong những cử chỉ và lời nói của mình khi chủ tế.


Khi dâng lễ Chúa Nhật, mình rất cẩn thận với bài giảng, bởi vì mình hiểu rằng giáo dân đi lễ đánh giá thánh lễ dựa vào chất lượng của bài giảng rất nhiều. Tuy tiêu chuẩn cho một thánh lễ hoàn hảo dựa vào bài giảng quá nhiều thì hơi lệch lạc, nhưng đó cũng là thực tế. Mình chấp nhận thực tế đó và cố gắng đáp ứng nhu cầu của giáo dân có được một món ăn tinh thần giá trị khi họ đến dự lễ.


Mình không dám nói là mình có tài về thuyết minh. Cũng có thể nói là mình không giỏi lắm. Trước đây khi học giảng, giáo sư phải liên tục nhắc mình phải nói to lên, giọng nói có vẻ thiếu năng lực. Mình cảm thấy đã nói hết cở, mà giáo sư vẫn cho là chưa đủ hùng hồn.


Tuy nhiên, mình soạn bài giảng khá cẩn thận. Mình cố gắng có một bài giảng đan sen ý tưởng chính của Tin Mừng, với những kinh nghiệm thực tế của cá nhân và xã hội, luôn khẳng định Tin Mừng cho người nghe, nhưng đồng thời thách đố họ để cải thiện đời sống tâm linh và xã hội. Một trong những điều quan trọng đối với mình là chọn chữ cho phù hợp. Nếu dùng chữ hay thì người nghe sẽ ấn tượng hơn với bài giảng. Điều này thì mình có phần thuận tiện hơn khi giảng bằng tiếng Anh vì mình thông thạo tiếng Anh hơn tiếng Việt. Còn sau này giảng bằng tiếng Thái thì e rằng mình không dám mơ ước cao quá.


Những tuần qua, dâng lễ và giảng Tin Mừng, sau mỗi thánh lễ đều có nhiều người đến phản hồi và tò mò hỏi thăm lai lịch của mình. Nhiều người rất ngạc nhiên tại sao có một linh mục Á châu, nhìn giống người Thái mà nói tiếng Anh thông thạo đến thế. Họ không biết là mình không phải người Thái, cũng không biết mình từ Mỹ đến. Việc mình nói tiếng Anh giỏi như một hiện tượng nho nhỏ đối với họ. Có nhiều người đến chia sẻ họ rất thích bài giảng của mình và mong được nghe thêm nữa.


Mỗi khi mình nghe lời phản hồi tích cực, mình cảm thấy thật vui vì mình thấy rằng công sức mình bỏ ra để chuẩn bị cho bài giảng thực sự có hiệu quả. Giáo dân đi lễ vì họ khao khát được cho ăn món tinh thần. Họ sẵn sàng hưởng ứng khi những gì phục vụ cho họ có chất lượng và giá trị. Mình cảm thấy vui vì mình nghĩ rằng trong bài giảng đó mình đã tryền đạt được 'viên ngọc quý' mà mình đã tìm thấy trong các bài đọc.


Nhưng quả thực để có một bài giảng chất lượng mình phải tốn rất nhiều giờ. Soạn bài giảng mà thôi thì không nói, soạn xong, mình phải đọc đi đọc lại hàng chục lần, sửa chữa những chữ nghe không xuông, những câu quá dài nói dễ bị vấp, thay đổi những chữ quá cao siêu trừu tượng bằng những từ thực tế và dễ hiểu hơn, và học thuộc lòng. Mình cố học thuộc lòng để không phải nhìn xuống giấy nhiều lần khi giảng. Khác với những người khác, họ có thể chỉ soạn cái sườn bài rồi nói, mình phải có nguyên bài giảng trước mặt. Có nhìn xuống hay không là tùy thuộc vào thời gian mình đầu tư vào việc học thuộc lòng những gì mình đã viết.


Vất vả để có một bài giảng đánh động tâm hồn giáo dân, nhưng mình thấy đây là một công việc rất ý nghĩa. Có người sẵn sàng lắng nghe mình chia sẻ là một món quà vô cùng giá trị. Không phải ai cũng có cơ hội để đứng nói trước công chúng, và khi nói không phải ai cũng được lắng nghe. Nghĩ thế nên mình rất trân trọng cái mình đang có. Mình hy vọng rằng, sau này có bận rộn trong công việc mục vụ đến bao nhiêu thì mình cũng sẽ rất cần mẩn với bài giảng, cũng như tất cả các phần của thánh lễ đế thánh lễ mình dâng không trở nên khô khan và máy móc.


Bangkok, ngày 24.3.2007

Người Thái và làn da trắng


Chiều qua mình vào siêu thị Big C để mua một vài đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, dầu gội đầu, v.v. Đi đến gian hàng bán mỹ phẩm mình phát hiện ra người Thái đang mắc phải một não trạng khá tiêu cực, đó là sự ác cảm với làn da ngăm của họ.


Khi nghĩ đến người Thái người ta thường nghĩ đến làn da ngăm. Trên thực tế thì đa số người Thái không có làn da trắng do gen cũng như khí hậu nhiệt đới ở đây. Tuy nhiên ở Thái Lan cũng có nhiều người có làn da trắng do mang trong người dòng máu Hoa.


Người Thái (mình không rõ tỷ số bao nhiêu) vì lý do nào đó rất ưa chuộng làn da trắng và dường như có ác cảm với làn da ngăm của mình. Vì thế trên TV cũng như nơi bán mỹ phẩm, ta thấy có rất nhiều sản phẩm được quảng bá đến người tiêu dụng với mục đích tẩy da.


Ngày đầu tiên dọn vào phòng ngũ ở Giáo xứ, mình mở tủ kiếng trong phòng ra thì thấy người trước mình có để lại một vài đồ cá nhân, trong đó có kem 'whitening moisturizer'. Đây là lần đầu tiên mình biết có một sản phẩm như thế. Nhưng khi đến cửa hàng, mình phát hiện ra có hàng chục sản phẩm với mục đích tương tự, nào là sửa tắm, kem bôi mặt, thậm chí kem bôi...nách cũng kèm theo công dụng tẩy da.


Đi ra đường mình thấy ít ai thực sự có làn da trắng, nhưng trên TV, các cô gái trong các mục quảng cáo luôn có làn da trắng như bột. Chắc chắn phải dùng kỹ xảo mới có thể tạo được hình ảnh như vậy.


Mình tự vấn não trạng ưa chuộng có làn da trắng cực đoan đến nỗi phải đi tẩy da bằng hàng loạt sản phẩm như thế này sẽ mang lại hệ quả gì cho người tiêu dùng về tâm lý lẫn thể lý. Chắc chắn việc sử dụng quá nhiều hóa chất trên da sẽ gây tác hại về sau như ung thư da, đau thận, đau gan vì các chất độc hại. Đồng thời, mình nghĩ rằng đây là một não trạng không ổn định khi người ta cảm thấy mặc cảm với những gì trời đã ban cho mình. Trong văn hóa Thái có một cụm từ người ta dùng để xỉ vả một người có địa vị xã hội thấp hơn mình, đó là "tua dam" có nghĩa "thân đen", tương đương với câu "thằng mọi" ở Việt Nam.


Ngày nay, các nước Á Châu xem phim Hàn Quốc rất nhiều. Hàn quốc là nước xứ lạnh, người ta ít có da ngăm như ở Thái Lan hay Việt Nam. Các diễn viễn Hàn Quốc luôn có da trắng mịn. Người Việt và người Thái ưa chuộng phim Hàn Quốc, ái mộ các diễn viên xứ kim chi, rồi cũng muốn được như họ từ cách ăn mặc, kiểu tóc, cho đến làn da.


Dĩ nhiên đây không phải là nguyên do duy nhất, vì đã từ lâu người Thái và người Việt vẫn ưa chuộng làn da trắng vì nó nói lên sự sang trọng mà chỉ có người quý phái, nhàn hạ mới có thể có được. Nhưng ngày nay, phong trào có da trắng cực đoan hơn bao giờ hết, và dường như có quá nhiều cậu trai cô gái ở Thái Lan đang tìm đến những phương cách không mấy an toàn để thực hiện mục tiêu đó.


Bangkok, ngày 23.3.2007

Đi học massage chân


Hôm qua mình và Tiffany, một cô gái người Mỹ đang cùng học tiếng Thái ở trường rủ nhau đến Chùa Pho, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok. Chùa Pho còn được gọi là chùa Phật nằm vì ở đây có một tượng Phật nằm rất to. Tượng phật mạ vàng, có kích thước dài 46 mét và cao 15 mét. Wat Pho cũng là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, và tượng Phật nằm chỉ là một trong hơn 1000 tượng phật trong khuôn viên của ngôi chùa đồ sộ này.


Mình và Tiffany đi một lúc để ngắm hàng trăm ngôi tháp lớn bé của chùa cũng như những hoa văn trên các bức tường. Tuy nhiên, mục đích chính của hai người chiều qua là không phải đi tham quan nhưng là đi hỏi thăm về trường học dạy massage Thái và massage chân do chùa Pho đảm trách.


Mình biết ở Thái Lan có nghệ thuật massage chân rất hay nên muốn học hỏi để sau này làm cho những người thân quen như bố mẹ khi có dịp về nhà thăm. Học phí không mắc lắm, gần 200 USD và lớp học kéo dài 30 tiếng đồng hồ (10 ngày). Tuy nhiên, với giờ dạy ở trường thì hiện nay mình chưa sắp xếp được để tham gia. Mình vẫn hy vọng trong tương lai sẽ thu xếp để theo học được khóa massage chân.


Mình mang chuyện muốn học khóa massage chân nói với một cha người Thái. Cha bảo:


- Cha muốn học cái đó trên nguyên tắc thì tốt. Nhưng đối với văn hóa Thái Lan thì có chút vấn đề. Đó là vì người Thái coi bàn chân là bộ phận thấp nhất của thân thể. Vì thế khi ngồi không ai tréo chân để cho người đối diện thấy phần dưới của bàn chân, vì đó là một điều cấm kỵ. Việc để cho người khác thấy phần dưới của bàn chân mình là một điều vô cùng bất lịch sự.


Ngài nói tiếp:


- Cha là một vị linh mục. Người Thái nhìn vào cha như một người đáng tôn trọng. Và cha còn là người dâng thánh lễ, cầm Mình Thánh Chúa trong tay. Nếu cha cầm chân người khác, rồi đi cầm Mình Thánh Chúa, nếu biết được, người Thái sẽ không bằng lòng với điều đó.


Quả thực trước đây mình chưa từng nghĩ đến điều đó. Đối với mình, bàn chân hay bất cứ bộ phận nào trên thân thể đều có thể sạch và cũng có thể dơ bẩn, tùy theo mình giữ gìn vệ sinh như thế nào. Mà không có gì quá bẩn mà một chút sà pong không thể giải quyết được.


Còn việc cầm bàn chân của người khác có gì là thấp hèn hay không thì mình cũng chưa từng nghĩ tới. Dù sao đi nữa thì Chúa Giêsu cũng đã không ngần ngại rửa chân cho các môn đệ. Nếu Ngài có thể làm điều đó, thì phải chăng mình không làm được?


Nhưng đó là quan điểm riêng tư, còn đây là thực tế. Mình có thể làm theo ý riêng cho dù điều đó không phù hợp với văn hóa địa phương. Hay mình có thể đi theo văn hóa mặc dù mình có ý kiến bất đồng với văn hóa. Mình phải tự quyết định mình có nên thách đố lối suy nghĩ của một văn hóa hay không, mà thách đố phải như thế nào để duy trì tinh thần tôn trọng, lắng nghe, và đối thoại. Quá trình hội nhập không mấy đơn giản khi đối diện với thực tế mà lối suy nghĩ khác biệt với những gì mình đã quen thuộc không ít chút nào.


Bangkok, ngày 22.3.2007

Hội nhập


Sáng nay mình tỉnh giấc rất sớm, mặc dầu còn hai giờ nữa mới đến lúc đồng hồ báo thức. Tối qua mình đi ngủ trể. Vì là tối thứ bảy nên mình đã cùng anh Tr. và Th., là một du học sinh đang theo học chương trình tiến sĩ về kinh tế tại Bangkok, đi ra ngoài ăn tối và thư giản. Mình gặp Th. Chúa nhật tuần trước. Sáng mình dâng lễ bằng tiếng Anh trong nhà thờ. Th. đi lễ biết mình là người Việt, nên sau lễ đến tự giới thiệu và làm quen.


Ba anh em dẫn nhau đến thương xá Central World, một nơi mua sắm sang trọng và sầm uất trong trung tâm thành phố Bangkok để ăn tối. Mình và anh Tr. đi xe buýt từ đầu đường Ruam Rudee đến nơi hẹn Th. lúc 6h30. Mình không biết tuyến xe nào để đi, anh Tr. còn mù hơn. Thế là mình có cơ hội để thực tập tiếng Thái.


Mình nhìn trong đám người đang đứng chờ xe buýt cố tìm ra một khuôn mặt cởi mở và thân thiện để mình có thể tiến gần. Nhìn lướt một vòng, mình quyết định một cô gái đang ngồi trên ghế chờ là đối tượng phù hợp nhất để mình đặt câu hỏi mà mình đã soạn sẵn trong đầu: "Khoo thôt, bpay Central World, khưn rótmê nắy khráp?" (Xin lỗi, cho hỏi đi Central World lên xe buýt nào?). Cô nhìn mình, không biết có hiểu hết những gì mình nói không, nhưng cô đưa hai ngón tay lên trả lời: "Số hai".


Anh Tr. không yên tâm lắm. Anh hỏi:


- Tối hôm qua nghe Th. nói là tuyến xe buýt số 13 mà.


- Ờ hên - Mình đáp. - Hay là để em gọi Th. lại xem sao.


Mình gọi Th. để xác định.


- Th. à, mình và anh Tr. đang đứng ở trạm xe buýt. Đi Central World lên xe số mấy vậy?


- Đi xe số 13 - Th. trả lời.


- Xe số 2 có được không?


- Xe số 2 cũng được. Lúc nào quẹo ngã tư là tới.


Chiếc xe buýt đến ngay sau đó là chiếc xe số 2. Mình và anh Tr. lên xe và nó đã đưa hai anh em đến ngay trước mặt thương xá Central World.


Vào nhà hàng lẩu MK đối diện với C.W. mình cũng đã nắm lấy cơ hội để kêu những món ăn cho nồi lẩu Thái như các loại rau và thịt. Tuy nhiên, những gì mà mình học trong lớp về việc kêu món ăn trong nhà hàng thì không phải lúc nào cũng xảy ra như vậy trên thực tế. Trong lớp thì nói có chủ từ, có động từ, có danh từ... Nhưng bên ngoài thì nhiều khi chỉ đưa tay chỉ và nói tên của cái mà mình muốn. Còn các nguyên tắc thì dường như....quăng ra cửa sổ. Mà các tiếp viên nhà hàng cũng đâu có đi học trường của mình, nên họ đâu chịu hỏi mình những câu mà cô giáo dùng trong lớp. Không hỏi thì làm sao mình biết để trả lời theo mô hình cô giảo chỉ dạy?


Những ngày đầu hội nhập là thế đó, mỗi khi chỉ nói bập bẹ được mấy chữ. Mặc dầu trong đầu vốn liếng từ vựng ngày càng gia tăng, nhưng không phải lúc nào mình muốn nói chúng cũng chịu xuất hiện trong đầu một cách nhanh chóng và kịp thời. Khi sự việc xong rồi mình mới nhớ là lẽ ra phải nói như thế này hoặc như thế kia.


Thôi thì mình phải tự yên ủi chính mình với câu ca dao quen thuộc này: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.


Bangkok, ngày 18.3.2007

Người bạn mới


Hôm qua mình đã có buổi gặp gỡ đầu tiên với "bạn đối thoại" mà mình mới tìm được cách đây 3 ngày. Muad là một anh người Thái, tuổi hơn mình một năm. Anh công tác tại một ngân hàng gần nhà thờ và cũng là một giáo dân trong giáo xứ.


Muad mới vào đạo Công giáo gần đây nhưng qua cuộc nói chuyện thì mình biết được anh rất sùng đạo và rất yêu mến tôn giáo mà anh đã tự mình tìm đến, muốn học hỏi, và đã theo rất nhiệt tình.


Mình tìm được Muad để thực tập tiếng Thái là vì chị Emma, một người Âu châu lớn lên tại Thái giới thiệu cho mình. Chị Emma cũng là một giáo dân rất tích cực trong giáo xứ. Hằng ngày chị đi lễ và tham gia vào nhiều sinh hoạt của cộng đoàn.


Mình tìm ra Muad cũng có duyên vì anh làm việc tại ngân hàng thì rất cần nói thông thạo tiếng Anh. Theo anh, ai nói được tiếng Anh tốt thì cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ khả quan hơn. Vốn tiếng Anh của Muad khá, nhưng chưa đủ tốt để giúp anh trong vấn đề này. Vì thế, khi mình và Muad gặp nhau thì sẽ giúp nhau về ngôn ngữ.


Trong cuộc gặp gỡ, phần đầu hai người sẽ chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh, rồi sau đó chỉ trao đổi bằng tiếng Thái. Như thế cả hai người đều có cơ hội để học hỏi và thực tập ngôn ngữ mà mình đang cố gắng trau dồi.


Đây là một cơ hội học hỏi, tuy nhiên mình cũng thấy rất hay vì mình có thể không chỉ học tiếng mà còn học nhiều thứ khác nữa, như văn hóa, phong tục tập quán, và những vấn đề xã hội, tôn giáo. Muad cũng tỏ ra rất thích thú với việc được trao đổi những vấn đề trong cuộc sống với mình.


Tối qua, mình và Muad tìm đến một quán nước để thực tập tiếng Thái/Anh, rồi sau đó đi đến một quán cóc để ăn mì trong hẻm đường Sukhumwit. Hai tô mì tổng cộng 60 baht, tương đương với khoảng 25.000 đồng. Muad nói sẽ đưa mình đến các nơi để tìm hiểu thêm về đời sống của người Thái tại Bangkok. Và hai người cũng quyết định việc ăn uống ở những nơi bình dân là lý thú nhất, vừa gần gũi với người thường, vừa thú vị, và vừa hợp với túi tiền của hai người.


Hy vọng rằng qua người bạn mới này, mình sẽ không chỉ thăng tiến thêm trong việc giao tiếp bằng tiếng Thái, mà còn học hỏi nhiều điều về văn hóa con người Thái Lan.


Bangkok, ngày 17.3.2007

Đánh mất Thiên Chúa


Hôm qua mình nhận được báo Dân Chúa số tháng 2 ở Úc châu, trong đó có một bài mình viết bằng tiếng Anh cho đối tượng độc giả giới trẻ. Đây là bài đâu tiên mình viết để cộng tác với báo này. Và mỗi tháng mình sẽ viết một bài tiếng Anh như vậy.


Trong bài đầu tiên này, mình chia sẻ về một bạn trẻ nghiện ma túy và sự nghiện ngập đã đưa bạn ấy xa lìa với nhà thờ và Thiên Chúa. Mặc dầu trong thâm tâm, bạn ấy rất muốn được đến với Chúa và biết rằng mình rất cần Chúa, nhưng vì không làm chủ được chính mình, bạn đã để cho khoảng cách giữa mình với Chúa ngày càng xa hơn.


Đây là nội dung của bài báo:


Lost in the high


Behind the gray walls of a drug rehab center in Saigon, Vietnam, 25 young men were undergoing their second day of detox. All were heroin addicts, some as young as 16 years old. All were city boys, many of whom started on ‘hàng trắng’ because they wanted to be seen as ‘dân chơi’ and ‘sành điệu’ by their friends. They came from different family backgrounds, some poor, some rich; but on this second day when their bloodstreams had run dry of heroin, all were suffering from the effects of withdrawal – excruciating pain, hot and cold sweats, sleeplessness, nausea, and the horrible feeling of ‘dòi bò’ in which it felt like there were worms crawling inside their very bones. One boy who needed a lot of medicine to lessen the pain became delirious from side effects. He kept stripping off his clothes and staggered around the room, his naked body were marked by numerous tattoos that testified to the kind of life he’s had.


I came to the bedside of Tuan, who was groaning from the pain that surged in his body. Normally, Tuan’s day consisted of two ‘cử’ of heroin – one in the morning, and one in the evening. But today, he had none. When he saw me, he moaned, “Anh ơi, em đau quá!”

I reached out to hold his hand, only to find in his sweaty palm a folded strip of paper containing the 15 Mysteries that people used when praying the Rosary. “My mum gave me these,” he said. “Can you read them to me?”

I took the wrinkled paper from his hand and started to read. Half way through the Our Father prayer, tears started to well up in Tuan’s eyes and rolled rapidly down the sides of his face onto the white hospital bed spreads. “It’s been nearly ten years since I’ve stepped inside a church,” he said under his breath. “Why’s that?” I asked.

Tuan turned onto his side facing me, readjusted the saline solution bag being administered on his arm, and recounted his story. For the first three years, when he had embarked on the adventure with heroin, he was rebellious and having too much fun to think about church or going to confession. But the fun didn’t last. He got arrested for pushing heroin and was put in prison for the next three years. After he got out, he found his ways back to heroin. Sometimes church entered Tuan’s mind, but suffering from guilt and the firm grasp of heroin, he couldn’t get himself to go to Mass. And when he did, he only stood leaning against the fence on the churchgrounds. As close as he was to Jesus waiting for him beyond those walls, Tuan could not find his way inside. He was lost and trapped in his world of grabbing purses and mobile phones from unsuspecting people on Saigon’s chaotic streets, deceiving friends and family, and endless searching for the next heroin high.

In our world of several billion young people, Tuan was only one of countless more who had lost their ways and didn’t know where to go next. He was pushed, pulled, and ravaged by fun that turned into suffering, highs that became dark abyss, and rewards that became punishment. From the streets of Saigon to the housing projects of southside Chicago, from the high school classroom of Tokyo to the suburbs of Sydney, young people are turning to clothes and car, internet porn and premarital sex, crystal meth and heroin to fill up their days and nights. And few realize that these things are only fun until something goes awry – an unwanted pregnancy, a deadly accident, or an overdose.
But those who do find themselves struggling to resist the current sweeping at them with tsunami strength force. That’s why we can’t help but ask ourselves the question: When we are being tossed in this world of a million attractions, all promising to be the thing that we need and want above all else, which way do we go?

And what if we refused to listen to any of the messages bombarding our ears and eyes like email SPAM that won’t go away, which way do we go?

And if we refused to get caught up in material things and short-lived amusements, which way do we go?

My experience with Tuan in the Saigon rehab center keeps telling me that he had the right idea when he decided to make his way to the front gate of the church. He knew that there was something beyond those church doors that could save him from the nightmare that was his young life.


Unfortunately, he didn’t have enough faith, confidence, or courage to take those heavy steps beyond the fence, to walk inside the church, where he would encounter the only person who was powerful enough, who was loving enough, who was merciful enough, and who was forgiving enough to set him off on an entirely new way of life. And that person was Jesus Christ.

Tuan didn’t know that if anyone were able to heal him of his pain and suffering, it would have been Jesus. And he didn’t realize that if anyone were going to free him from his heroin addiction, it would also have been Jesus.

The way to Jesus was never meant to be such a difficult path. It is as easy as walking into a church. But Jesus isn’t just waiting for us inside the church, He is also reaching out to us through friends and strangers, whispering to us in the middle of a sleepless night, and listening to us every moment we care to pray to Him. The way to Jesus is so near, yet can be so far. But He is far only because we choose to ignore Him at every turn, shut our ears to every mention of Him, and close our minds at every thought of Him.

Only one day after I read to Tuan the Our Father prayer, he jumped the gate of the rehab center and escaped, still in his white hospital clothes. The withdrawal symptoms were too much for him to bear. And my guess is that once he made it past the gate, his next stop would be some place where he could get a desperately needed fix. But Tuan wasn’t the only one who jumped the gate during those days, a few more followed suit. By the end of the 10-day detox program, only 20 of the original number remained. Of those 20, over 10 tested positive for HIV – the virus that has made its way into the body of hundreds of thousands of Vietnamese, most of whom are from the ages of 15 to 30.

I still often wonder what happened to this young man who held on to my hands and cried one day, only to flee the center the next. If he is like many of his peers, he might have been arrested and sent to government camps, or perhaps caught HIV from sharing needles and would eventually die of AIDS, or suffer an overdose in some dark karaoke room or under a dirty bridge.

I never heard from Tuan again after that. But in my heart, I always carry a small hope that Tuan would no longer just lean against the fence looking towards the church but didn’t dare to take the potentially life-changing steps inside. I hope that he would somehow work up the courage and determination to find his way to Jesus. And if he were to choose that way, it would make all the difference!


Bangkok, ngày 14.3.2007


Tối thứ bảy ở khu đèn đỏ


Tối qua thứ bảy, mình và anh Tr. muốn thư giản không phải học hành tiếng Thái nên đi dạo phố cho biết ở đây có gì. Mình hỏi:

- Anh muốn đi nơi nào?

- Thì nơi nào người ta đi mình đi cho biết - Anh trả lời.

- Vậy khách du lịch đến Thái Lan hay đi chỗ này em dẫn anh đi.

Hai anh em leo lên xe Taxi hướng về đường khu phố Silom. Đường từ nhà đến đây không xa, cước phí cho hai cây số đầu là 35 baht. Nhưng cuối cùng phải trả tới 50 baht vì tính tiền....chờ. Tới ngã tư đèn xanh đèn đỏ mà phải chờ cả 10 phút. Giao thông ở khu trung tâm rất ùn tác.

Hai anh em xuống xe đi bộ trên con đường có trưng bày đủ thứ đồ đạc mà người ta bán cho dân du lịch. Nhìn cho vui vậy thôi chứ mình không có nhu cầu mua, mà cũng không dám mua vì biết ở đây họ nói thách khủng khiếp. Mà mình thì chẳng biết giá cả như thế nào để trả cho khỏi bị hớ.

Đi một lúc, hai anh em tạt qua khu vực người ta gọi là "Quận đèn đỏ". Ở đây rất nhiều quán bar để đáp ứng nhu cầu ăn chơi của khách nước ngoài. Mà rất nhiều bar lại có bảng tiếng Nhật, và những cô gái ăn mặc khiêu gợi đứng trước bar khi thấy khách người Á Châu đi ngang qua đếu liên tục mời khách bằng những câu tiếng Nhật. Có lẽ lượng khách người Nhật đến Thái Lan để hưởng thụ rất cao. Họ cũng là dân có tiền nên được người Thái chiếu cố mạnh mẻ.

Trước quán bar ngoài những cô gái còn có những anh chàng cò và có lẽ các mami đứng mời khách vào nữa. Hai anh em đi qua, các anh cò tiến tới đưa trước mặt cho thấy một tờ bướm với những bức hình bốc lửa, mời mọc vào coi show. Mình và anh Tr. đi qua nhiều người như vậy, nhưng trên khuôn mặt luôn cố tỏ ra phớt tỉnh Ang-lê.

Nguyên một khu phố lớn, toàn là cảnh bar và dịch vụ massage như thế này. Mà mình nghe nói là ở Thái Lan, chính thức là việc mãi dâm là bất hợp pháp. Nhưng rõ ràng là "Phép vua thua lệ làng" - ít nhất là cái làng đèn đỏ này.

Chứng kiến cảnh này, anh Tr. nói:

- Lâu nay mình nghe người ta nói về Thái Lan rất kinh, nhưng mình không hình dung ra được nó như thế nào. Cả tuần nay, mình chỉ đến trường học tiếng Thái, rồi về nhà. Đi trên xe điện, đi bộ ngoài đường cũng đâu thấy gì ghê gớm đâu. Nhưng bây giờ mình mới hiểu được nó như thế nào. Phải nói lần đầu tiên đi qua con đường đó mình có cảm giác sợ.

- Đúng rồi, trường học của mình là trường dạy tiếng Thái. Mà trường đó là trường của Giáo hội Tin Lành. Anh đi đến trường không thì làm gì anh chứng kiến sự phức tạp của xã hội. - Mình nhận xét.

- Uh hen.

- Anh có biết bà Sarah trong lớp mình không? - Mình hỏi. - Bà ấy là trong một tổ chức ở Thái Lan. Hằng đêm bà đi cùng một phụ nữ người Thái đến những quán bar ở đây để tiếp cận với những cô gái trong bar, rồi hỏi dò xem họ có muốn thoát ra hoàn cảnh này không. Nếu cô gái nào đồng ý thì họ sẽ giúp.

Đời sống ở Thái Lan có nhiều điều đối nghịch. Khi mình đi ngang qua một quán bar trong khu đèn đỏ, trên màn ảnh TV mình lại thấy cảnh một thầy chùa đang phát biểu. Ở đây họ rất tôn trọng các thầy chùa, và đời sống đạo đức rất cao. Nhưng dường như lòng đạo đức cao bây nhiêu thì sự đồi trụy cũng không mấy thua kém trong một số vấn đề của xã hội.

Bangkok, ngày 11.3.2007

Chuyện một người đàn bà

Trong giáo xứ có một người phụ nữ người Thái rất tội nghiệp. Bà tuổi khoảng ngoài bốn mươi, thoáng nhìn không có gì bất thường. Nhưng khi tiếp cận vài lần thì mình thấy đây là một trường hợp hơi phức tạp.

Lần đầu tiên làm lễ xong, bà ra sau nhà thờ gặp mình. Bà đưa mình một mảnh giấy nhỏ. Trên giấy có ghi tên của bà và ý chỉ: 'Xin cha cầu nguyện cho chồng của tôi, ông W., 66 tuổi để ông đến thăm tôi và cho tôi tiền.'

Mình không hiểu trường hợp riêng tư như thế nào, nhưng rồi cũng hứa sẽ cầu nguyện cho bà. Hai hôm sau mình lại dâng lễ, và sau lễ bà cũng đến gặp mình đưa cho mình bốn mảnh giấy khác. Trên những mảnh giấy đó lại có những ý chỉ như cũ, và kèm theo ý chỉ mới: 'Xin cha cầu nguyện cho những kẻ trộm cắp và giết người.' Trên mảnh giấy còn ghi tên tuổi của những người mà ba ta muốn mình cầu nguyện. Mình hỏi những người này là ai, nhưng bà trả lời không rõ lắm vì tiếng Anh của bà không thông thạo.

Thấy trường hợp này hơi bất thường, mình đem chuyện hỏi một cha trong nhà thì được biết tâm thần của người phụ nữ này không ổn. Bà vốn không phải là một người có đạo, nhưng hằng ngày đến nhà thờ và có lúc còn đi xin được giải tội. Bà cũng thỉnh thoảng bỏ tiền vào phong bì để 'xin lễ'. Cha nói với bà là bà không cần phải làm điều đó, chỉ cần viết điều bà cần lời cầu nguyện là được rồi. Nhưng bà trả lời, "Phải bỏ tiền mới có công".

Chiều qua mình cũng dâng lễ và thêm một lần nữa, người phụ nữ này đến đưa mình một xấp giấy với những lời nguyện. Lần này như lần trước, thay vì mình hứa cầu nguyện mà thôi, thì mình nói với bà là mình sẽ cầu nguyện cho ba ngay lúc ấy. Bà cúi đầu xuống, làm dấu thánh giá, và mình cầu nguyện cho bà. Cầu nguyện xong, mình ban phép lành cho bà rồi ra về.

Mình không biết nhiều về hoàn cảnh của người phụ nữ này. Cha P. cho hay ngài đang cố giúp bà. Mình cũng nghĩ mình không có khả năng để đi sâu vào đời riêng của bà vì mình vốn chân ướt chân ráo tới đây nên phải dè dặt phần nào trong việc dấn thân vào đời sống mục vụ. Nhưng quả thực, tham gia vào đời sống của giáo xứ, mình thấy có rất nhiều điều thú vị mà chỉ khi đã tiếp cận với giáo dân mới nhận ra được.

Bangkok, ngày 10.3.2007

Trò chuyện với anh bảo vệ

Mình nghĩ cũng hay thật. Vốn liếng tiếng Thái của mình không được mấy chữ mà mình có thể ngồi gần hai giờ đồng hồ để trò chuyện với anh bảo vệ cổng nhà thờ. Anh bảo vệ làm đêm nên tối nào mình cũng thấy anh có mặt. Từ ngày anh phát hiện mình là linh mục, anh rât thân thiện. Mỗi lần thấy mình anh đều tươi cười chắp tay chào theo kiểu người Thái. Mình cũng đã làm quen với cử chỉ này, mặc dầu khi mới đến mình cảm thấy rất ngượng khi phải chắp tay trước mặt chào người khác. Từ trước đến nay, cử chỉ đó dường như chỉ dành cho Chúa Mẹ.

Làm quen được với anh bảo vệ, mình tận dụng cơ hội để thực tập tiếng Thái. Trong nhà có các cha người Thái, nhưng ngồi trong bàn ăn thì dường như chỉ dùng tiếng Anh. Mình không dám làm mất giờ của các ngài với nhiều câu hỏi linh tinh. Còn với anh bảo vệ thì mình muốn nói gì cũng được, miễn sao mình nhớ ra từ để mà nói.

Có lúc anh nói cho mình một tăng mình chẳng hiểu anh đang nói về cái gì. Lần trước là như vậy. Nhưng tối nay, với những chữ bập bẹ mà mình học được, mình đã có cái tạm gọi là trao đổi. Mình biết quê anh ở đâu, và anh đã tới Bangkok được bao lâu. Mình cũng đưa những câu mà mình viết trên giấy để anh đọc và sửa lỗi.

Anh nhiệt tình lắm. Anh đem cuốn lịch ra giúp mình đọc ngày, tháng, và cách nói giờ của người Thái. Phải công nhận người Thái chia giờ rất phức tạp. Từ 1 giờ sáng tới sáu giờ sáng có một cách, từ 6 giờ tới 12 giờ trưa có cách khác, rồi chiều tối lại có các cách khác.

Chiều nay mình lại được cha chánh xứ nhờ dâng lễ thế một cha phải đi vắng. Mình vui vẻ nhận lời. Mình thấy làm lễ thật là một công việc mang lại niềm hành phúc cho mình. Lễ 5h30 chiều. Hơn 5h, mình tới nhà áo thì gặp một ông người Tây đang đi về phía mình. Ông hỏi:

- Cha có biết ở đây có cha nào giúp tôi xưng tội không? Tôi rất muốn được giải tội để tôi có thể đi rước lễ.

Mình trả lời:

- Tôi có thể giúp ông. Nhưng tôi không có nhiều giờ lắm vì 20 phút nữa là tôi phải dâng lễ. Nếu ông thấy được thì tôi sẵn sàng giúp.

Ông ta đồng ý, và mình đưa ông đến chỗ bên cạnh nhà thờ nơi có hai chiếc ghế được đặt bởi ai đó, nhưng không có ai ngồi. Mình nghe ông bày tỏ tâm sự. Trong nước mắt, ông ta chia sẻ rằng ông đã đến Thái Lan vì lý do quan hệ tình dục với thanh niên Thái. Nhưng ông cảm thấy rất bức rức và xấu hổ với hành vi của mình. Nên ông muốn xưng tội để tìm lại sự bình an trước khi ông rời đất Thái. Mình đã khuyên răn và giải tội cho ông.

Ngoài người đàn ông này thì không biết còn bao nhiêu người khác như vậy nữa đang tìm đến đất nước này để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Mà có lẽ cũng chẳng bao nhiêu người sau khi thực hiện hành vi thì cảm thấy hối hận để phải tìm đến tòa giải tội. Chắc chắn những thú vui giây lát, sau khi tan biến đi, thì để lại trong mình một khoảng trống rất to lớn, mà chỉ có Thiên Chúa mới vun lấp được. Nhưng rồi, ngoài kia vẫn có rất nhiều người đang đi đây đó, đang làm những công việc hằng ngày, đang vui chơi, đang trò chuyện với nhau, nhưng trong lòng họ thì một hố sâu thẳm vẫn tồn tại mà họ chẳng biết hay chẳng muốn tìm cách lấp đầy để họ cảm thấy mình trọn vẹn và cân bằng hơn.

Bangkok, ngày 8.3.2007

Ngày đầu tiên đến trường


Hôm nay mình có hai 'cái đầu'. Cái đầu thứ nhất là dâng lễ trong nhà thờ Chúa Cứu Thế cho người giáo dân ở đây, trong đó có người Thái lẫn người ngoại quốc. Mặc dầu lễ ngày thường không có nhiều người, nhưng mình cảm thấy rất vui khi được dâng lễ lần đầu tiên tại thành phố này. Phải nói Chúa Nhật qua, mình cũng đã dâng lễ tiếng Anh, nhưng chỉ trong vai trò đồng tế chứ không phải chủ tế. Thánh lễ đó lại được dâng trong hội trường cho những em học sinh giáo lý và cha mẹ của chúng. Lễ này được cha Picharn, CSsR đảm trách. Số người tham dự lễ cũng rất đông, và có nhiều dân tộc khác nhau như người Mỹ, Phi, Ân Độ, Âu Châu, cũng như người Thái. Phải công nhận giáo xứ này thực sự là hiện thân của tính quốc tế.

Cái đầu thứ hai là ngày đầu tiên đến trường học tiếng Thái. Số người đi học tiếng Thái rất đông. Trường dạy tiếng Thái của mình nằm ở quận Ratchathewi, trong một tòa nhà mới cao 14 tầng của Liên giáo hội Tin Lành Thái Lan. Học sinh đến từ nhiều nơi trên thế giới, hầu hết là những người có liên quan đến công việc truyền giáo tại Thái Lan.

Trong số học sinh còn có 3 người Việt Nam, ngoài mình và 1 người anh em trong dòng cũng có bài sai phục vụ ở Thái Lan. Ba người Việt đó học trước mình vài tháng. Họ đến từ Việt Nam và được bảo trợ bởi dòng Carmelo. Thế là có cả thảy 5 người Việt. Trước khi giờ học bắt đầu, một trong ba người Việt có tên H. đã tìm đến để làm quen và giới thiệu các 'đồng minh' khác. H. bảo:

- Tháng đầu đối với người Việt thì dễ lắm. Vì phát âm tiếng Thái khá giống tiếng Việt nên mình sẽ không gặp nhiều khó khăn. Mấy người Tây mới thấy khó khăn với một số âm.

H. cho mình hay hai tháng đầu giáo viên chỉ dạy cách phát âm và những câu đối thoại bình thường. Còn viết chữ Thái thì tới tháng thứ ba mới bắt đầu. Mình nghe vậy vừa mừng vừa không vui. Mừng vì biết là mình sẽ được học những gì căn bản nhất, không bỏ qua bất cứ một gì. Nhưng không vui vì mình đã tự học viết được, nên muốn đi nhanh hơn. Nhưng mình không dám nhảy lớp vì sợ rằng mình sẽ bỏ xót nhiều điều căn bản. Mình cũng cảm thấy phấn khởi khi H. cho hay, sau hai tháng đầu thì có thể nói chuyện giao tiếp được với người Thái.

Tối nay mình ra cổng nhà thờ làm quen với hai ông bảo vệ. Trước đây họ cũng đã thấy mình lẩn quẩn, nhưng không biết là linh mục. Hôm nay họ thấy mình làm lễ, biết là "koon po" (linh mục) nên tỏ ra thân thiện hơn. Một anh bảo vệ lấy ghế mời mình ngồi. Mình cũng ngồi. Mình giới thiệu tên, rồi hỏi anh tên gì. Sau đó dường như là....ngọng. Anh bảo vệ nói một tăng mình cũng không biết đường nào mò. Mình ú ớ lại mấy chữ học được những ngày qua anh cũng không hiểu lắm. Thế là nhìn nhau mà cười.

Nói không được mình cũng buồn. Nhưng mình tự an ủi là thời gian ngắn ngủi vừa qua mình chỉ tự học thì mang tính 'sách vở' nhiều hơn, chứ chưa thực sự học để giao tiếp. Hy vọng rằng sau khi bước vào lớp rồi mình sẽ được nâng cao về mặt giao tiếp. Học một ngôn ngữ mới cũng cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn, dĩ nhiên là bên cạnh sự cần cù và một chút mạnh dạn và tự tin để thực tập những gì mình đã học hỏi. Ít nhất là mình có các anh bảo vệ nhà thờ để cho mình đem vốn ngôn ngữ ít ỏi ra để thí nghiệm. Hôm nay mình đã làm quen được với họ là coi như đã 'phá rào' được rồi. Có người để nói chuyện rồi đó. Chỉ cần có điều để nói mà thôi.

Bangkok, ngày 6.3.2007

Đàn ông Tây và những chàng trai bao, gái gọi


Ngày nọ mình bước ra khỏi ngân hàng với sư huynh Ron. Thầy nói:

- Nhiều khi tôi ước gì mình là người Á châu.

- Tại sao thầy ước một điều kỳ lạ vậy? – Mình hỏi lại.

Thầy trả lời:

- Ở Thái Lan, khi người ta thấy một người đàn ông Tây lớn tuổi đi trên đường với một cô gái hay chàng trai Thái trẻ tuổi, điều đầu tiên họ liên tưởng đến là người đàn ông đó và người Thái đó là tình nhân.

Thầy nói tiếp:

- Thiết nghĩ đây cũng là một điều rất đáng tiếc. Đâu phải người đàn ông Tây nào đi xuống đường với một cô gái hay chàng trai người Thái đều là tình nhân, điển hình là trong trường hợp của chúng ta. Nhưng nghĩ cho cùng thì cũng không trách họ được. Vì ở đất nước này, dường như tất cả các trường hợp có người đàn ông Tây lớn tuổi đi với một cô gái hay chàng trai Thái trẻ tuổi đều là tình nhân, hoặc là trai bao gái gọi. Vì vậy nên tôi ước gì tôi không phải là người Tây để không bị người ta nhìn vào với những suy nghĩ như thế mỗi lần tôi đi đâu với một người Thái hay người Á châu.

Nghĩ cũng thấy hãi khi trong xã hội người ta phải đánh giá nhau qua những kinh nghiệm tiêu cực như thế. Những ngày qua, mình đi xuống phố với thầy Ron hay thầy Damien đều rất vô tư. Mình không nghĩ phải ngần ngại khi đi công chuyện với các thầy. Nhưng lời nói của thầy Ron đã làm mình suy nghĩ. Không lẽ khi bước vào ngân hàng để mở tài khoản, những khách hàng và nhân viên ở đó lại nghĩ rằng người đàn ông Tây này đang mở tài khoản để ‘trả công’ cho mình?!? Như vậy thì làm sao mình có thể đi đâu với các thầy sau này một cách ‘hiên ngang’ mà không e ngại có những suy nghĩ không tốt về mình trong đầu họ?

Mình nghĩ đến đây cũng thấy buồn vì thực trạng xã hội đã khiến cho người ta trở nên quen thuộc với tình trạng trai bao gái gọi lan tràn trong thành phố và ở các tỉnh. Sự chênh lệch kinh tế giữa người giàu và người nghèo tại Thái Lan, cũng như giữa đất nước này và những nước khác, kèm theo tệ nạn tham nhũng lan tràn là một trong những nguyên do lớn nhất gây nên thực trạng này. Chính vì thế mà du lịch tình dục vẫn là một trong những sinh hoạt kinh tế lớn nhất tại Thái Lan. Ở các tỉnh làng, những người trẻ vẫn tiếp tục khăn gói lên thành phố để làm những nghề như bán bar và mãi dâm. Vì thế, ở đây du khách dường như có thể được đáp ứng mọi nhu cầu thể xác với giá cả tương đối mềm. Và cũng vì thế mà cơn dịch HIV/AIDS đã trở nên một trong những vấn nạn xã hội nghiêm trọng nhất mà người dân Thái đang đối diện.

Phải trách ai khi một người đàn ông Tây lớn tuổi đi xuống đường với một cô gái hay cậu trai người Thái trẻ tuổi, người ta thường cho rằng họ có quan hệ tình cảm hay tình dục? Và loại trừ một số trường hợp ngoại lệ, đa phần những phán đoán của họ là chính xác.

Bangkok, ngày 3.3.2007

Tập thể hình trong công viên


Hôm qua mình tìm đến công viên Lumpini là một công viên rất lớn ngay trong khu vực gần trung tâm thành phố Bangkok. Từ nhà mình đi bộ ra đây chưa đầy 10 phút. Công viên có rất nhiều người đến vui chơi và tập thể dục, đặc biệt là chạy bộ. Công viên cũng có khá nhiều cảnh sát giữ trật tự nên xem rất sạch sẻ và an toàn.


Ở Thái Lan cũng như ở Việt Nam, vào dùng các nhà vệ sinh công cộng phải trả tiền. Trong công viên, sử dụng nhà vệ sinh mất hết 2 baht, nếu muốn tắm rửa thì hết 5 baht.


Trong công viên cũng có những nơi sinh hoạt như câu lạc bộ người cao niên, nơi chèo xuồng, hồ bơi và nơi tập thể hình... Các dụng cụ tập thể hình được đặt ngoài trời, khá nhiều, nhưng rất giả chiến. Tuy nhiên, nếu ai có nhu cầu tập mà không cần phải có dụng cụ cao cấp như trong các câu lạc bộ khác trong thành phố thì có thể đến đây với giá cả bình dân. Trong các câu lạc bộ cao cấp, lệ phí thành viên cho mỗi tháng có thể lên đến 100 USD. Nhưng ở đây, lệ phí cho mỗi lần dùng chỉ 30 baht, khoảng .90 USD, hoặc 300 baht cho mỗi tháng. Mình quyết định đến đây để tập thể hình vì điểm này tương đối gần nhà, có thể đi bộ được, và giá cả phù hợp với túi tiền của một nhà tu. Tuy nhiên, mình đang phân vân khi mùa mưa đến thì làm sao có thể tập được mà không phải vừa tập vừa được tắm mưa. Không bao lâu nữa thì mùa mưa cũng sẽ trở lại với thành phố này.


Chiều hôm qua ở công viên, mình cũng hòa nhập vào dòng người chạy bộ. Mình đang chạy thì bổng nhiên thấy mọi người dừng lại đứng im như tượng. Mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng ít giây phút sau mình phát hiện trên hệ thống phát thanh trong công viên có nhạc đang được phát ra. Mình đoán đây là bài quốc ca của Thái Lan, và cũng đứng lại để thể hiện sự tôn trọng đối với tập tục ở đây. Mỗi ngày vào lúc 8h sáng và 18h tối ở những nơi công cộng người dân dừng lại khi bài quốc ca được phát ra ở những nơi có loa phát thanh. Dĩ nhiên mình đến sống ở đất nước người ta thì cũng phải tôn trọng tục lệ của họ. Nếu không người ta sẽ mất hết thiện cảm đối với mình và coi mình là bất lịch sự.


Sẽ còn rất nhiều phong tục tấp quán khác mà mình sẽ học hỏi và khám phá ra dần dần. Mình chỉ hy vọng rằng trong thơi gian tìm hiểu mình sẽ không mắc phải những lỗi lầm quá đáng mà ngay cả người Thái, vốn có tính tình khá hiếu khách cũng không thể chấp nhận được.


Bangkok, ngày 3.3.2007

Mồ mã người Việt trong nghĩa trang Thái

Sáng hôm qua, sư huynh Ron va Damien đưa mình đến Tòa tổng giám mục của giáo phận Udon Thani (trong đó bao gồm Nong Bua Lamphu) để gặp Đức giám mục George Yod Phimphisan. Lý do cho cuộc hẹn này chỉ là để gặp gỡ làm quen, coi như là trình diện Đức giám mục vì sau khi học tiếng Thái ở Bangkok xong, mình sẽ trở lại giáo phận của ngài để phục vụ.

Xe đến nhà thờ chánh tòa sớm nữa giờ đồng hồ, mình và hai sư huynh chưa thể vào nên tiến về hướng nghĩa trang để 'tham quan' những mồ mã của giáo dân được chôn cất ở đây. Nghĩa trang không lớn lắm. Người Thái cũng thích xây mồ cao cao như người Việt mình. Tuy nhiên có một điều khá thú vị là trong nghĩa trang có rất nhiều ngôi mồ của người Việt, nếu không nói là chiếm đa phần trong số mồ. Mình đọc các tấm bia thì thấy có nhiều người quê quán ở Ninh Bình, Nam Định, Quảng Bình... Có một bà cụ già sinh năm 1895 và từ trần 1984. Trên bia mộ, những thông tin về người quá cố đều được khắc bằng tiếng Việt. Có lẽ đó là cho các thế hệ trước, sau này tiếng Thái sẽ trở nên thông dụng hơn.

Đến giờ, mình và hai sư huynh vào gặp ĐGM George. Ngài là một vị giám mục cao niên, năm nay đã 74 tuổi. Ngài có vóc dáng trung bình, khuôn mặt thông minh và thân thiện. Mặc dầu đang bị cảm, nhưng ngài vẫn chào đón mình và các sư huynh một cách rất vui vẻ và thân thiện. Ngài tỏ ra rất phần khởi trong việc chia sẻ những câu chuyện giản dị, và dường như không mấy quan tâm đến việc ngài có thời gian bao lâu để ngồi trò chuyện.

Đức cha cho hay ở giáo xứ nhà thờ chánh tòa có rất nhiều giáo hữu gốc Việt. Trước đây người ta còn sử dụng tên Việt, nhưng bây giờ các thế hệ trẻ thường lấy tên Thái, và chúng không còn nói được tiếng Việt nữa.

Ngồi một lúc, sư huynh Ron nói với ngài:

- Chúng con không muốn lấy thêm thời giờ của Đức Cha. Còn phải để cho Đức Cha làm việc.

- Tôi đang tìm cách để khỏi phải làm việc - Ngài trả lời vui vẻ.

Được biết Đức Cha có sở thích dịch thuật. Ngài thường xuyên dịch những sách và tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Thái. Khi ra về, ngài tặng cho mình một serie sách cho giới trẻ về các nhân vật trong Thánh Kinh. Sách có 6 tập, nội dung là song ngữ và có tranh ảnh kèm theo để hấp dẫn độc giả trẻ. Ngài nói:

- Con đọc sách này để học hỏi thêm tiếng Thái.

Mình cầm lấy các cuốn sách ngài tặng, nói lời cảm ơn, rồi chào ngài ra về.

Sau khi mình kết thúc chương trình học tiếng Thái thì sẽ đã qua năm 2008, lúc đó ĐGM đã 75 tuổi. Không biết ngài có còn tiếp tục phục vụ hay không? Nhưng dù sao đi nữa, mình thấy ngài vui vẻ và hiền lành trong lần gặp gỡ đầu tiên cũng là một điều làm cho mình hy vọng rằng sau này sẽ có một kinh nghiệm tốt khi phục vụ trong giáo phần của ngài.

Nhưng đó là chuyện của tương lai. Hôm nay mình thức dậy sớm để chuẩn bị ra sân bay trở về Bangkok. Mình mua vé của hãng hàng không Nok, là hãng bay giá rẻ nhưng khá uy tín của Thái Lan.

Nong Bua Lamphu, ngày 1.3.2007