Mừng lễ các Thánh tử đạo Việt Nam trên đất Thái Lan
Hôm nay trên cả nước Thái Lan có hai Thánh Lễ Việt Nam để mừng kính các Thánh tử đạo Việt Nam. Một thánh lễ diễn ra tại thành phố du lịch Pattaya, nơi có một số lao động di dân Việt Nam đang làm việc. Thánh lễ thứ hai diễn ra tại tỉnh Udon Thani. Nhưng thánh lễ ở Udon Thani có phần khác ở Pattaya vì ở đây không chỉ có các bạn trẻ lao động di dân Việt Nam đến tham dự mà còn có nhiều người Thái gốc Việt cũng đến tham dự. Các cô bác còn nấu các món ăn như xôi, chả, gỏi mang đến đễ đãi mọi người sau Thánh lễ.
Lễ diễn ra tại nhà thờ Ban Chic, một ngôi nhà thờ nhỏ trong tỉnh, nơi mà hàng tháng mình vẫn đến đó để dâng lễ bằng tiếng Việt. Thường thì dâng lễ vào tối Chúa Nhật cuối tháng, nhưng vì hôm nay là lễ đặc biệt nên dâng vào ban chiều. Lý do tổ chức lễ vào buổi chiều là vì muốn tạo điều kiện cho một số người ở xa có thể đến tham dự. Hôm nay có một số bạn trẻ đến từ Khon Kaen, cách Udon Thani hơn một trăm cây số. Một số cô bác đến từ huyện Thabor, Sri Chiangmai, tỉnh Nong Khai, cũng cách Udon hơn một trăm cây số.
Trong ngôi nhà thờ nhỏ bé này, tinh thần đồng bào dân tộc được thể hiện một cách rõ rệt. Mặc dầu nhiều thế hệ khác nhau, mặc dầu hoàn cảnh sống rất khác nhau, nhưng trong thánh lễ hôm nay, mọi người đã hiểu được rằng, tất cả đều là con cháu của các Thánh tử đạo Việt Nam. Nhờ các ngài mà chúng ta đã thừa hưởng một gia sản đức tin thật quý báu. Trong bài giảng của mình hôm nay, mình cố gắng nhấn mạnh cho mọi người ý thức được giá trị của gia sản to lớn đó, và tìm cách bảo vệ và phát triển nó trong bất cứ mọi hoàn cảnh sống.
Nong Bua Lamphu, ngày 27.11.2011
Trổ lá trong mùa đông
Ở Thái Lan thời tiết không được lạnh như ở các nước khác, vào mùa thu, lá không đổi màu vàng màu đỏ, nhưng thường thì lá khô đi rồi rụng xuống đất để lại những thân cây và nhành cây thưa thớt hơn so với mùa mưa. Nhìn trong khuôn viên của nhà thờ thì thấy một số cây đã bớt lá rất nhiều, ngay cả cây hoa đại cũng ít hẳn lá đi.
Sáng hôm qua mình đi qua nhà sơ đễ dâng lễ buổi sáng thì phát hiện một cây trong vườn có tính cách rất lạ. Những ngày cuối mùa thu và thời tiết chuẩn bị bước qua mùa đông, lá cũ đã rụng gần hết. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà cái cây này đã trổ nụ. Những lá non mọc đầy cây, trong khi trên nhành chỉ còn lại một ít lá cũ. Chúng nó đã rụng hết rồi. Thế là cây này nó rất hiên ngang. Chuẩn bị bước vào mùa đông mà nó không hề quan tâm, cứ thản nhiên trổ lá như thế đang chuẩn bị sang xuân.
Hai ngày hôm nay thời tiết hơi âm u. Nắng ít, gió nhiều. Trời như chuyển mưa, mặc dầu mùa mưa thì đã chấm dứt từ cách đây hơn một tháng. Mình đi Chiang Mai về thì bị cảm vì lên vùng núi thì giá rét, xuống đồng bằng thì nóng, làm cho thân thể không kịp thích nghi. Nhưng khi đi bộ ngang nhìn cây đang trổ lá trong mùa đông, mình bổng nhiên cảm thấy thật vui và thích thú. Hôm qua trong giờ sinh hoạt với bệnh nhân HIV, mình cũng đã kể cho họ nghe về cây này. Nó cũng là một điều nhắc nhở cho chúng rằng, cho dù ở hoàn cảnh nào trong cuộc sống, cho dù ở môi trường nào đi chăng nữa, có khi ta phải chủ động mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho dù điều đó khiến ta phải đi ngược dòng với mọi thứ xung quanh ta.
Nong Bua Lamphu, ngày 24.11.2011
Nhật ký trên đồi
Chuyến đi Chiangmai không được êm xuôi như những lần đi xe đò khác vì xe vừa ra khỏi tỉnh Leuy thì gặp phải sự cố. Phía trên xe nơi dành cho những hành lý sách tay phát ra nhựng tiếng kêu thật lớn nghe như tiếng mày cày. Mới đầu mình tưởng đó là tiếng từ loa am thanh vì nhà xe đang cho khách xem một bộ phim hành động với nhiều cảnh bắn nhau thật ngoạn mục.
Nhưng hoá ra không phải là âm thanh từ phim nhưng là từ hệ thống máy lạnh trong xe. Lơ xe tìm cách khắc phục nhưng không hiệu quả. Một phút sau thì thấy khói bốc ra từ trên trần xe và có mùi cháy, mọi người trên xe ngồi bật lên vì tưởng đâu xe cháy. Xe không bị cháy, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho biết chuyến đi này sẽ không có máy lạnh. Cũng may là do thời tiết mát mà lại đi vào ban đêm nên việc không co máy lành cũng không mấy bất tiện cho hành khách. Tuy nhiên với loại xe chất lương cao mà bị những sự cô như thế này thì thật là không vui cho khách hàng.
Mình đến Chiangmai vào lúc 5 giờ sáng. Chalom ra bến xe đón mình, và sau đó cả hai đều lên đừong về nhà của em ở làng Huay tong ở trên đồi. Nhưng việc đi lại không hề đơn giản. trước tiên môt người bà con của Chalom đang làm việc tại Chiangmai chở mình ra trạm xe lam để đón xe đi đến một huyện cách thành phố khoảng 30km. Từ đó Chalom lấy xe máy chở về nhà nằm ở trên núi, khoảng 30km nữa. Mình hỏi Chalom xe máy của ai. Em trả lời là của cha xứ. Hôm qua em mượn xe cha xí7 để đI đón mình. Cha xứ đã đồng ý. Nhưng cha không có ở nhà. Tuần nay cha đi tĩnh tâm.
Con đường lên làng Huay tong khá tốt vì đả trãi nhựa, ổ gà cũng không nhiều. Hai bên đường có nhiều loại cây rừng và nhiều loại hoa đẹp. Đường đi có đi qua một số địa điểm dành cho khách du lịch cởi voi và chơi water rafting. Đến một nơi Chalom rẽ vào con đường đất và nói: - Cuối con đường này là tới nhà con.
Thời tiết vùng núi rất mát mẻ, ban sáng và tối thì lạnh. Ngủ phải mặc áo ấm và đắp nhiều chăn. Thời tiết như thế này người ta cũng rất làm biếng tắm nêu không có nước nóng. Mùa lạnh có nhiều hoa nở trên lưng đồi, đặc biệt là hoa màu vàng, tiếng Thái gọi là bùa tòong, nhìn như hoa mặt trời nhưng nhỏ hơn. Ở nhiều nơi, người ta gặt mùa màng xong, nhường chỗ lại cho hoa bùa tòong tung hòanh mọc lên và nở rộ. Năm ngoái đi Chiang Mai, nhìn cảnh hoa bùa tòong nở trên lưng đồi thật sặc sở và đẹp, mình rất ấn tượng nên tìm loại hoa này trồng ở nhà Welcome House, bây giờ cũng đang ra hoa.
Người vùng Pakinyo chất phác và hiền lành và cũng rất hiếu khách. Bà con họ hàng Chalom rất đông, có ông bà ngoại và nhiều cô cậu. Bên nộI của Chalom thì ở một tỉnh khác khá xa. Nghe nói có linh mục tới, nhiều người ghé tới thăm, đặc biệt ông ngoại bửa ăn nào cũng qua ăn chung, và con mang rượu trắng qua đễ đãi mình. Ông nói không biết là mình sẽ đến nên không chuẩn bị rượu tốt hơn, có nghĩa là rượu đã nấu và đề một thời gian tương đối lâu để có độ nồng cao hơn.
Tối qua mình ngủ trên lầu hai, có một phòmg riêng để ngủ. Mình ngủ khá ngon mặc dầu phải nằm trên sàn nhà và chỉ có một tấm nệm mỏng đề lót phía dưới. Có lẽ do tối trước ngồi xe không ngủ được nhiều và đI cả ngày nên cũng mệt. Chiều nay mình đã trở lại Chiangmai, hẹn đI ăn tối với mấy anh chị của Chalom, và bây giờ thì đang ngồi trên xe đề về lại NBL. Xe vẫn đang còn ở bến, mặc dầu đã quá giờ ấn định. Thế mà mình phải tất tưởi chạy ra bến xe không kịp ăn cho đàng hoàng. Cuối cùng thì cũng chỉ ngồi chờ. Đời thì cứ trớ trêu như thế đấy. Dù Sao đi nữa thì mình cũng đã có một chuyến đi bổ ích và ý nghĩa.
Chiangmai, ngày 18.11.2011
Đi Chiangmai
Mình gọi cho Cha Trực hỏi rằng có thể giúp làm lễ cho mình hai buổ không. Cha Trực đồng ý giúp. Thế là mình lái xe tới bến xe của tỉnh, mua vé đi chiều tới lúc sáng. Mình gọi cho Chalom bảo rằng sẽ lên thăm, em nói sẽ đến Chiangmai đón mình. Đó là lý do tại Sao bây giờ mình đang ngồI ở bến xe đề viết những dòng nhật ký này.
Một chuyến đi rất đột ngột, nhưng với mục đích rất thiết yếu. Đó là tìm ơn gọi địa phương để phát triển hội dòng và tìm thêm nhà truyền giáo cho giáo hội. Mình hy vọng rằng với ơn Chúa, sẽ có được kết quả tốt đẹp.
Nong bua lamphu, ngày 16.11.2011
Đám cưới Đại Sương
Sau khi trải qua những thử thách thì cuối cùng lễ đám cưới cho hai bạn trẻ tên Đại và Sương cũng đã diễn ra trong thánh lễ ngày Chúa Nhật mỗi tháng một lần tại nhà thờ thánh Gerard ở tỉnh Khon Kaen. Sau giải quyết những vấn đề liên quan đến hành vi không đúng đắn và thiếu trưởng thành của hai bạn, có dịp tiếp cận với bố mẹ của hai bạnh ở bên Việt Nam, mình cũng đã tiến hành việc làm lễ cưới cho hai bạn trong một Thánh lễ có sự hiện diện của khoảng 100 các bạn trẻ lao động di dân.
Đại và Sương có phần đầu tư vào đám cưới của mình nhiều hơn một số đôi bạn trẻ khác mà mình đã từng biết tại Thái Lan. Hai đứa đã bỏ tiền ra thuê đồ cưới, trang điểm, và mở tiệc ngọt mời mọi người sau thánh lễ, và mở tiệc mặn ở một nhà hàng để mời các bạn bè thân quen cũng như "họ hàng" hai bên.
Vì lễ đám cưới của hai đứa trùng với lễ tiếng Việt hàng tháng ở Khoen Kaen nên số người đi tham dự khá đông và dĩ nhiên là có phần long trọng hơn. Không khí trong nhà thờ cũng rất vui nhộn. Đại và Sương cũng mời mình đi tham dự tiệc tại nhà hàng vào 6 giờ tối. Mới đầu mình định từ chối vì ngoài mình ra còn có một số bạn trẻ đi theo mình từ Nong Bua Lamphu. Mình sợ rằng nếu đi tham dự thì dĩ nhiên các bạn phải đi theo, và như vậy sẽ thêm phần tốn kém cho hai đứa. Nhưng Đại và Sương nói là chuyện đó không thành vấn đề, và cũng muốn mời các bạn đến từ NBL. Thế là mình quyết định đi.
Hai đứa đặt tiệc ba bàn ở một nhà hàng trong phố. Nhà hàng thuộc loại bình thương, nhưng cũng có một căn phòng tương đối sạch sẽ với giàn máy âm thanh cho khách có thể xử dụng. Nhưng ba bàn đó đã trở thành 6 bàn vì số người đến dự đông hơn dụ định. Có lẽ một số bạn bè kéo nhau đi nên con số tăng gấp đôi. Khi vào nhà hàng, mình thấy các bạn không có người nào đứng ra để điều khiển buổi tiệc nên mình đã chủ động hỏi nhân viên nhà hàng xem có dụng giàn máy âm thanh được không? Nhân viên nói là được, và kêu người gắn máy vào cho minh. Thế là mình tự chỉ định mình làm M.C. của buổi tiệc cưới của hai đứa để giới thiệu cô dâu chú rể, gia đình "hai họ," cũng như khuấy động bầu không khí cho buổi tiệc được thêm hào hứng bằng những tiết mục hát hò và những trò chơi với cô dâu và chú rễ. Và như thế một bữa tiệc cưới tưởng đâu sẽ rất đơn giản và bình thường đã trở nên một "sự kiện" rất tuyệt vời cho hai bạn. Những anh em của hai đứa đến nới với mình, "Hôm nay không ngờ là vui và tuyệt với đến thế. Mặc dầu là không được đầy đủ như ở Việt Nam, nhưng phải nói vở Việt Nam thì có lẽ sẽ không có cha xứ đến tham dự tiệc cưới, mà còn có vị linh mục làm M.C. nữa."
Riêng hai em Đại và Sương, sau khi bị mình "làm khó dễ" mấy tuần qua sau sự việc trốn trại đi uống rượu và bỏ về thì cũng đã đến cám ơn và một lần nữa nói lời xin lỗi đối với những gì đã xảy ra. Sau hai em làm sai và đã làm những gì mình yêu cầu để đến đáp hành vi sai lầm, mình đã làm những gì có thể để giúp cho hai em có một ngày lễ cưới có ý nghĩa và đáng nhờ trong đời sống, cho dù điều kiện ở Thái Lan thì bị hạn chế ở nhiều mặt.
Khi lái xe về nhà, thằng Thắng là một bạn trẻ ngồi trong xe với mình nói một câu mà có thể rất chính xác để "minh oan" cho mình. Em nói rằng, "Sau ngày hôm nay có lẽ các bạn ở Khon Kaen đã hiểu cha nhiều hơn." Đúng vậy, trong nhà thờ, trong các buổi sinh hoạt, mình luôn tỏ ra rất nghiêm khắc với cán bạn ở đây. Nhưng rồi các bạn cũng sẽ thấy, bên cạnh sự nghiêm khắc là một sự hòa đồng và "chịu chơi" không kém gì các bạn trẻ. Và hơn thế nữa, mình sẵn sàng làm những gì có thể để mang lại điều tốt nhất cho các bạn. Có lẽ những ngày qua, khi mình "giam" hồ sơ đám cưới của Đại và Sương, tụi nó cũng rất bực bội, và có những lời nói không tốt về mình sau lưng mình. Nhưng sau ngày hôm nay, mình tin chắc rằng hai đứa cũng đã cảm nghiệm được rằng, hóa ra ông cha này rất là quan tâm đến mình và đã làm điều cho mình một cách rất bất ngờ. Việc mình đã lên xe, nỗ máy để ra về, nhưng Đại vẫn đến đứng một bên, nói lời xin lỗi thâm lần nữa, làm cho mình nghĩ em đã ngộ nhận ra điều đó. Và mình cảm thấy rất vui. Không phải vui vì có ai đó đến xin lỗi mình, vì họ thừa nhận mình đúng họ sai. Nhưng mình vui vì cuối cùng "tình yêu đã chiến thắng." Tình yêu bằng sự nghiêm khắc khi tình huống đòi hỏi sự nghiêm khắc. Tình yêu bằng sự hòa đồng và thông cảm khi hoàn cảnh cần đến sự hòa đồng và thông cảm. Mình đã thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với hai đứa. Cuối cùng thì tụi nó cũng đã nhận ra điều đó.
Nong Bua Lamphu, ngày 13.11.2011
Nhóm Hy Vọng
Sau khi mình trao đổi và chia sẻ với Sr. Tum về nhu cầu của các bạn trẻ Việt Nam tại Udon Thani cần địa điểm để sinh hoạt vào mỗi tối Chúa Nhật, Seour Tum cũng đã thông cảm và nói là vui lòng cho các bạn đến sinh hoạt tại nhà thờ Ban Jic như cũ. Tối hôm qua mình đến sinh hoạt với các bạn và đã nhắc nhở các bạn về những điều mà mình phải chấp thuận và thi hành trong khi đến sinh hoạt tại nhà thờ, như là phải kiểm soát tiếng nói, nơi đậu xe máy, xe đạp, v.v. Các bạn có lẽ cũng đã hiểu được việc mình phải làm và sẽ cố gắng duy trì nhóm sinh hoạt để các bạn có nơi đến để gặp gỡ.
Bình thường các bạn sinh hoạt trong nhà thờ, nhưng tối hôm qua mình thử nghiệm việc xử dụng ngoài trời. Mặc dầu bị bất tiện về một số vấn đề như không có điện và quạt để đuổi muổi, nhưng nói chung cũng nơi thuận tiện. Chỉ với ba cây nến trên sàn gạch xung quanh cột cờ của trường tiểu học và ánh trăng trên trời cũng đủ làm cho mọi người cảm thấy gần gũi và thân mật. Đặc biệt tối hôm qua các bạn đã chia sẻ rất cảm động. Một bạn trẻ tên Cương, từ ngày đến sinh hoạt với các bạn bên giáo đã khẳng định rằng bạn đã bắt đầu tin có Chúa, điều mà trước đây bạn chưa bao giờ nói ra với ai. Bạn ao ước có sách Kinh Thánh để đọc, và sau đó thì bạn Thắng đã nhường sách của mình lại để cho Cường có sách đem về đọc.
Một bạn trẻ khác tên Tính mới 18 tuổi cũng chia sẻ rằng, nhiều khi trong cuộc sống cảm thấy buồn chán. Công việc nặng nhọc và cũng không ít khi gặp phải rắc rối liên quan đến việc làm, có những lần nghỉ rằng sẽ đi nơi khác để kiếm việc làm. Nhưng cân nhắc qua lại rồi cũng không thể nào rời khổi Nong Bua Lamphu, nơi bạn đang sinh hoạt trong nhóm Hy Vọng, được ở gần nhà thờ, gần cha và gần các bạn. Được đi lễ và sinh hoạt trở nên yếu tố quan trọng trong đời sống của bạn, làm cho bạn không thể nào rời khỏi nơi đây để đi kiếm một công việc khác với đồng lương cao hơn và có thể nhẹ nhàng hơn.
Nghe lời chia sẻ của các bạn làm cho mình cảm động và thêm nghị lực để tiếp tục dấn thân phục vụ cho các bạn trẻ Việt Nam. Thật ra cũng có nhiều lần mình cảm thấy buồn với các bạn, vì chúng nó thiếu ý thức và thiếu tôn trọng với mình. Cũng có những lúc mình muốn buông thả không dấn thân với các bạn nữa. Nhưng rồi mình nghe được những lời chia sẻ như thế thì không thể nào dừng chân được. Thế là phải tiến tới trên con đường mục vụ, phục vụ tha nhân, truyền giáo cho người Thái và đào tạo, giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam. Đây là sứ mệnh của mình trên vùng đất Thái này.
Nong Bua Lamphu, ngày 7.11.2011
Chuyện thằng Đại con Sương
Đáng ra là mình đã làm lễ cưới cho thằng Đại với con Sương. Cả hai đứa đang làm việc tại tỉnh Khon Kaen. Thằng Đại quê Nghệ An còn con Sương thì quê Hà Tỉnh. Tụi nó cần đám cưới gấp vì gặp phải sự cố. Nó liên lạc với mình cách đây khoảng gần hai tháng và mình cũng đã tìm cách giúp tụi nó bằng cách dạy giáo lý hôn nhân cho hai đứa nhanh nhất và vắn tắt nhất có thể. Cũng tội nghiệp tụi nó vì dại dột và không có ai dạy bảo nên mới rơi vào tình trạng như thế. Tụi nó phải ngồi xe hơn 100 km để đến học giáo lý hôn nhân với mình. Con Sương thì lại đi xe không được, nôn lên nôn xuống, nhưng tụi nó cũng phải chấp nhận tại vì ở Khon Kaen chẳng có ai giúp nó được cả.
Sau khi dạy xong trong vòng hai tuần, mình đưa ra thêm một yêu cầu cho hai đứa là hai đứa phải đi tham dự chương trình họp trại giới trẻ Việt Nam được tổ chức vào ngày 21-23 tháng 10 để trau dồi thêm tâm linh tại vì tụi nó còn quá non nớt. Nhưng đến gần ngày họp trại thì tụi nó dỡ chứng. Mình bảo thằng Tăng gọi điện thoại cho nó bảo là phải đi, nếu không thì cha không làm đám cưới cho nó. Cuối cùng tụi nó cũng đến tham dự họp trại, nhưng chưa chịu đóng tiền trại. Tụi nó đến với thêm một thằng tên Bảo, và tham dự chương trình cho đến sau giờ chầu. Sau đó mọi người phải về nơi nghỉ ngơi. Nhưng tụi nó không đi, mà lại trốn qua quán nơi thằng Từ làm việc để uống bia uống rượu, và sáng hôm sau là tự giác lên xe về lại Khon Kaen, không hề nói với mình một tiếng.
Sáng đó, mình gọi điện thoại cho thằng Đại. Mình hỏi nó đang ở đâu. Nó trả lời đang ở quán thằng Từ. Mình hỏi tại sao ở quán thằng Thằng Từ. Nó nói là nó không ở lại tham dự trại được, nên qua đây ngủ để mai lên xe về. Mình hỏi việc không ở lại được thì liên quan gì đến việc trốn ra ngoài chơi suốt đêm mà không hề xin phép xin tắc gì một tiếng. Nó không có câu trả lời. Mình mắng nó là coi mình như hạt cát và bảo nó cứ về đi. Còn việc đám cưới của nó thì mình không thể lo cho nó nữa, rồi cúp điện thoại. Nó vẫn lên xe về.
Sau đó tụi nó điện thoại cho mình. Mình không thèm bắt điện thoại. Cha Nam đến từ VN để giúp mình làm chương trình bảo đừng bắt. Nhắn tin cũng đừng có trả lời. Mấy trường hợp như thế này cha cũng đã trải qua nhiều, đừng để cho tụi nó nghỉ nó làm gì cũng được. Nhưng sau nhiều lần gọi thì mình cũng đã quyết định bắt điện thoại. Nhưng có khi nó gọi đến, mình đang bận việc, đang đi bên ngoài đường, hoặc đang họp thì mình cũng bắt cho nó gọi lại. Nhưng khi nói chuyện với nó thì mình cũng chỉ nói vắn tắt trên điện thoại. Mình bảo hai đứa phải đến gặp mình trực tiếp, đem theo cả thằng Bảo và thằng Từ, là hai đứa cùng đi chơi và uống bia rượu với nhau rồi hãy giải quyết. Chừng nào chưa gặp cả bốn đứa thì mình không thể làm gì hơn.
Sau đó ít ngày, tụi nó hẹn lên gặp mình. Mình hỏi có thằng Bảo không? Nó nói là nó sẽ cố gắng nhưng không biết thằng Bảo có chị đi không? Mình nói vậy thì không cần lên. Hai ba hôm sau, tụi nó lại gọi và hẹn lên gặp mình. Mình hỏi có cả 4 đứa không? Con Sương trả lời thằng Bảo nói là nó không lên được tại vì nó phải đi làm, không có thời giờ để đi. Mình nói, nếu mấy đứa có giờ để rủ nhau trốn trại để đi uống bia với nhau được thì cũng có thể tìm giờ để đến gặp mình. Còn không thì miễn lên.
Cuối cùng thì cả bốn đứa cũng đã đến gặp mình sáng hôm qua. Mình dạy bảo tụi nó về hành vi và thái độ của tụi nó. Mình hỏi tụi nó là mình có làm quá đáng với những yêu cầu của mình không, đối với việc học giáo lý và tham dự trại so với những yêu cầu mà chúng nó phải đáp ở Việt Nam để được đám cưới? Tụi nó nói không? Mình hỏi đối với yêu cầu mình đưa ra sau khi tụi nó phạm lỗi so với những gì mà các cha bên Việt Nam sẽ làm thì có quá nặng không? Tụi nó trả lời không? Mình hỏi nó có ý thức được về những lỗi lầm của nó không? Tụi nó trả lời là có. Cả bốn đứa lần lượt nói lên lời nhận lỗi và xin lỗi.
Cuối cùng thì mình cũng đã quyết định không “giam” quá trình làm lễ hôn nhân cho tụi nó nữa và đã liên lạc với cha xứ ở bên Việt Nam để cho ngài biết về quyết định của mình. Phần cha xứ bên Việt Nam cũng “giam” khi nghe mình kể về hành vi của các em.
Trong tháng 11 này, mình sẽ làm lễ cưới cho tụi nó. Không biết tụi nó có ý thức được thực sự về lỗi lầm của mình chưa. Dù sao đi nữa, mình cũng phải khắt khe một chút để răn đe những đứa khác, tại vì các bạn trẻ lao động ở đây rất kém về ý thức cũng như đạo đức. Đào tạo cho tụi nó phát triển về những chiều kích này quả thật là một quá trình gian nan.
Nong Bua Lamphu, ngày 4.11.2011
Giải quyết khó khăn với mục vụ giới trẻ VN
Sáng nay mình gọi điện thoại cho Sơ Tum, là một sơ thuộc dòng Mến Thánh Giá tại Thái Lan. Sơ cũng là hiệu trưởng của trường tiểu học của giáo phận tại phường Ban Jic. Nhà ở của các seour chăm sóc trường học nằm ngay bên cạnh nhà thờ Ban Jic, một nhà thờ rất nhỏ bé được chăm sóc bởi cha John Tabor. Đây cũng là địa điểm mà hơn ba năm qua, cứ mỗi tối Chúa Nhật cuối tháng là có thánh lễ bằng tiếng Việt cho các bạn trẻ lao động di dân Việt Nam.
Từ tháng tư cho đến nay thì vào các tối Chúa Nhật thì cũng cò một số bạn trẻ đến để cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa, từ 7h30 cho đến 9h tối. Nhưng cách đây vài tuần, mình nhận được một cuộc điện thoại từ cô Đào Rường, là cô giáo dạy giáo lý tại nhà thờ và là người trợ giúp đắc lực cho Cha John. Cha John, tuy trông nom nhà thờ Ban Jic, nhưng ngài lại ở tại nhà dành cho các linh mục cách đó khoảng bốn cây số. Cô Đào Rường trên điện thoại cho hay, Seour Tum không hài lòng với việc các bạn trẻ đến sinh hoạt tại nhà thờ vào giờ tối, vì nó ảnh hưởng đến thờ gian nghỉ ngơi của các seour. Ngày thứ hai các seour còn phải đi dạy học. Nhưng các bạn trẻ thì sinh hoạt khuya, Seour đề nghị các bạn trẻ đi tìm một nơi khác để sinh hoạt.
Khi mình nghe cô Đào Rường nói như thế trên điện thoại thì mình đã rất bất bình với những gì mình nghe, vì xem ra seour Tum không mấy thông cảm cho hoàn cảnh của các bạn trẻ, và không muốn ủng hộ sinh hoạt bổ ích mà các bạn trẻ làm, đó là tù tập để cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa. Trong thời buổi này, khi giới trẻ ngày càng thơ ơ với việc đạo đức, thì các linh mục tu sĩ đáng ra phải ủng hộ và tạo điều kiện cho các bạn trẻ có cơ hội để sinh hoạt, cho dù mình phải hy sinh một chút nghỉ ngơi.
Mình dự định viết cho seour một lá thư để bày tỏ suy nghĩ, cũng như gởi lá thư ấy đến ĐGM để ngài cũng được biết vấn đề. Nhưng trước khi viết thư, sáng nay mình đã gọi điện thoại cho seour để nói chuyện với seour trực tiếp, để tìm hiểu suy nghĩ của seour xem thực hư như thế nào. Trên điện thoại thì seour Tum lại nói rất tử tế. Seour nói rằng seour chỉ muốn biết giờ giấc sinh họat rõ ràng của các em, cũng như đề nghị nên có linh mục hay tu sĩ ở đó để quản lý các em. Ngoài ra, seour cũng trình bày việc các bạn không ý thức trong việc giữ yên lặng khi ra về, nhiều khi rú xe máy to tiếng.
Mình cũng trình bày với seour về việc tại sao các em phải tụ hợp tại nhà thờ vào giờ hơi khuya, cũng như bày tỏ sự thông cảm với các seour vì sự thiếu ý thức của một số bạn làm cho seour không hài lòng. Mình cũng hứa sẽ dạy dỗ các bạn thêm để các bạn ý thức về hành động của mình.
Sau cuộc nói chuyện đó thì mình cũng đã phần nào giải bày những suy nghĩ của mình, cũng như giúp cho seour giải tỏa một số vấn đề mà seour cảm thấy chưa hài lòng. Rốt cuộc mình cảm thấy không cần phải viết thư cho seour nữa, và seour cũng nói rằng, seour sẵn sàng cho các bạn đến sinh hoạt tại nhà thờ vào giờ tối, với điều kiện các bạn được quản lý tốt hơn để tránh khỏi những hành động gây ảnh hưởng đến người khác.
Việc đào tạo các bạn trẻ là thế đó, rất khó khăn. Đôi khi có người thông cảm, nhưng cũng nhiều khi không tìm được người thông cảm. Trên thực tế thì nếu các seour không muốn cho sinh hoạt tại nhà thờ thì cũng đã có một giáo dân sẵn sàng cho các bạn trẻ đến sinh hoạt ở nhà mình. Đó là một điều tốt. Nhưng thiết nghĩ, tại sao các bạn trẻ Công giáo lại không thể sinh hoạt ở nhà thờ mà phải đi một nơi khác. Đó chưa phải là phương pháp tốt nhất. Điều tốt nhất là mọi người phải ý thức, phải hy sinh, và phải chỉ bảo lẫn nhau, để mục vụ cho giới trẻ và mục vụ cho người di dân được diễn ra trong các nhà thờ Công giáo của chúng ta.
Nong Bua Lamphu, ngày 1.11.2011