Đi họp Ủy ban mục vụ di dân
Hai ngày nay mình đị họp Ủy ban mục vụ di dân của HĐGM Thái Lan để bàn thảo và chia sẻ về những hoạt động của ủy ban trong thời gian 3 tháng qua, cũng như đưa ra chương trình cho tương lai. Sáng nay trong cuộc họp, các nhân viên trình bày về vấn đề tài chánh của ủy ban. Do mình không phải là thành viên thường trực của ủy ban, chỉ là công tác viên, và linh hướng cho các nhân viên ở vùng đông bắc, nên mình không mấy quan tâm đến vấn đề tài chánh ủa ủy ban. Mình mở nhật ký ra viết để giết thời giờ vì ngồi nghe báo cáo tài chánh thì thật là chán.
Từ chiều hôm qua, ĐGM Pibun ở Gp Nakhon Sawan, ở miền bắc Thái Lan đến để tham dự cuộc họp cũng như nâng đỡ tinh thần của các cộng tác viên của ủy ban. Một điều thật lạ trong ủy ban này, một phần do hoàn cảnh của GH Thái Lan, nên đa số các nhân viên/cộng tác viên đều là bên Phật giáo. Trong đội ngủ hơn 30 người mà chỉ có 3-4 người là bên Công giáo, không tính mình, cha Jun và hai seour. Ngoài ra trong số các cộng tác viên có một mục sư Tin Lành. Vì thế nên ngoài việc họp ra không có gì liên quan đến tâm linh. Sáng hôm qua, mình được mời khai mạc cuộc họp bằng một lời cầu nguyện. Nhưng ngoài ra lời cầu nguyện đó, không thấy một sinh hoạt tâm linh nào cả suốt quá trình họp. Chắc chắn rằng một trong những vấn đề thách đố cho các tổ chức Công giáo mà đa số các nhân viên/cộng tác viên đều là Phật giáo thì làm sao cho họ hiểu được linh đạo và sứ mệnh của đạo Công giáo là gì và ý nghĩa của việc tham gia vào hoạt động của tổ chức có nghĩa như thế nào. Mình không tin chắc nhiều cộng tác viên Phật giáo trong các tổ chức Công giáo có ý thức căn bản về những gì họ đang làm. Đó là một trong những yếu điểm và cản trở của các hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Thái Lan.
Khorad, ngày 30.9.2011
Chia tay với hóa chất?
Tuần trước mình đi thăm cô Trang tại tỉnh Udon Thani. Cô Trang là một người Thái gốc Việt, chủ một tiệm bánh nổi tiếng tại tỉnh này. Cô kể cho mình nghe, dạo này cô chỉ xử dụng chất "organic" không chơi đồ có chất hóa học nữa. Cô đưa mình tới nhà cô để xem "công trình" cô đang làm. Trong nhà cô có hàng chục thùng nhựa cở lớn, trong đó có những loại trái cây khác nhau - mít, mang cụt, chuối, ổi, dừa nước, dứa, chanh giây, v.v. Ngoài ra có những thùng chứa cồi bắp, vỏ mít, vỏ dứa, xác mía... Cô Trang nói: - Chúa cho chúng ta tất cả những điều tốt trong thiên nhiên. Chúng ta phải biết tận dụng nó.
Cô dùng những thứ này để làm gì? - Mình hỏi.
- Để dùng cho tất cả sinh hoạt hằng ngày - uống nước của nó để bồi dưỡng sức khỏe, rửa mặt, gội đầu, giặt áo quần, đánh răng, rửa chén bát, lau nhà. Tôi không dùng bất cứ cái gì có hóa chất nữa.
Cô Trang nói giờ nay cô không phải quăng đi bất cứ một cái trái cây héo nào, hoặc một cái vỏ trái cây nào, hay một cộng rau nào. Tất cả đều có thể xử dụng để làm những loại nước để xử dụng cho những sinh hoạt hằng ngày, và không còn phải tốn tiến để mua những loại thuốc mắc tiền và còn làm hại đến sức khỏe nữa.
Mình hỏi cô Trang: Để làm những nước này có khó không?
Cô trả lời: - Vô cùng đơn giản. Chỉ cần trái cây, đường (brown sugar), nước, và một ít bacteria là đủ. Sau khi cho nó lên men 4-5 tháng là có thể dùng được. Nếu uống thì lấy nước pha với mật ong uống và rất tốt cho sức khỏe. Cô nói rằng, năm ngoái phải giải phẩu não, uống thuốc nhiều. Nhưng chỉ sau một năm, từ ngày bắt đầu xử dụng những nước cider này thì sức khỏe tốt hẳn lên, da thịt hồng hào ra.
Cô Trang thúc mình làm như cô để giúp cho sức khỏe mình cũng như tiết kiệm ngân khoản của nhà thờ. Cô nói: -Bây giờ các nhà dòng gần đây, ai cũng làm như tôi cả.
Thứ bảy vừa rồi, cô Trang đến nhà thờ mang theo nhiều thùng nhựa, hàng loạt bao vỏ mít, bắp, trái cây, hàng chục kí đường để giúp mình bắt đầu dự án xử dụng nước "organic" thay thế cho những hóa chất. Cô cũng biếu cho mình một ít nước mà cô đã làm rồi và sẵn sàng để xử dụng. Bây giờ mình rửa mặt bằng nước organic và gội đầu bằng nước organic. Hy vọng sau thời gian nữa, sẽ bắt đầu có nước organic để làm vệ sinh nhà cửa.
Hành trình giã từ hóa chất đã bắt đầu!
Cô dùng những thứ này để làm gì? - Mình hỏi.
- Để dùng cho tất cả sinh hoạt hằng ngày - uống nước của nó để bồi dưỡng sức khỏe, rửa mặt, gội đầu, giặt áo quần, đánh răng, rửa chén bát, lau nhà. Tôi không dùng bất cứ cái gì có hóa chất nữa.
Cô Trang nói giờ nay cô không phải quăng đi bất cứ một cái trái cây héo nào, hoặc một cái vỏ trái cây nào, hay một cộng rau nào. Tất cả đều có thể xử dụng để làm những loại nước để xử dụng cho những sinh hoạt hằng ngày, và không còn phải tốn tiến để mua những loại thuốc mắc tiền và còn làm hại đến sức khỏe nữa.
Mình hỏi cô Trang: Để làm những nước này có khó không?
Cô trả lời: - Vô cùng đơn giản. Chỉ cần trái cây, đường (brown sugar), nước, và một ít bacteria là đủ. Sau khi cho nó lên men 4-5 tháng là có thể dùng được. Nếu uống thì lấy nước pha với mật ong uống và rất tốt cho sức khỏe. Cô nói rằng, năm ngoái phải giải phẩu não, uống thuốc nhiều. Nhưng chỉ sau một năm, từ ngày bắt đầu xử dụng những nước cider này thì sức khỏe tốt hẳn lên, da thịt hồng hào ra.
Cô Trang thúc mình làm như cô để giúp cho sức khỏe mình cũng như tiết kiệm ngân khoản của nhà thờ. Cô nói: -Bây giờ các nhà dòng gần đây, ai cũng làm như tôi cả.
Thứ bảy vừa rồi, cô Trang đến nhà thờ mang theo nhiều thùng nhựa, hàng loạt bao vỏ mít, bắp, trái cây, hàng chục kí đường để giúp mình bắt đầu dự án xử dụng nước "organic" thay thế cho những hóa chất. Cô cũng biếu cho mình một ít nước mà cô đã làm rồi và sẵn sàng để xử dụng. Bây giờ mình rửa mặt bằng nước organic và gội đầu bằng nước organic. Hy vọng sau thời gian nữa, sẽ bắt đầu có nước organic để làm vệ sinh nhà cửa.
Hành trình giã từ hóa chất đã bắt đầu!
Mừng lễ quan thầy tốt đẹp
Ngày thứ sáu và ngày mừng lễ quan thầy, ngày thứ bảy, không có một giọt mưa. Trời có ít mây, nhưng phần nhiều là nắng. Trời thương mình quá. Lễ quan thầy diễn ra thật tốt đẹp. Không khí ngày lễ ấm cúng và thân thiện. Đức Giám Mục nói trong thánh lễ rằng, lúc nào ngài đến đây ngài cũng cảm thấy được tiếp đón một cách rất ấm cúng. Các em thiếu nhi và giới trẻ cũng trình diễn những màn múa rất dễ thương. Nhóm giáo dân Phi Luật Tân hát thật hay trong thánh lễ và trong buổi tiệc sau lễ. Mình cảm thấy rất hãnh diện đối với gì cộng đoàn nhỏ bé của mình đã làm trong ngày lễ vừa qua. Mặc dầu chỉ là một cộng đoàn nhỏ, những nhà thờ mình luôn là một cộng đoàn rất "cá tính". ĐGM nói rằng cộng đoàn này quả thực là một cộng đoàn "international" đúng nghĩa vì thể hiện sự đa dạng về văn hóa cũng như ngôn ngữ tại đây.
Nong Bua Lamphu, ngày 25.9.2011
Nong Bua Lamphu, ngày 25.9.2011
Tăng tốc
Tuần này là tuần tăng tốc vì thứ bảy ngày 24 tháng 9 sẽ là ngày lễ mừng thánh quan thầy của nhà thờ mình (thánh Micae). Thánh lễ được chủ tế bởi ĐGM Giáo Phận, sẽ có các cha trong giáo phận đến tham dự, cũng như sẽ có giáo dân xa gần nữa. Đây là thánh lễ lớn nhất trong năm của giáo xứ và phải tốn nhiều công sức để chuẩn bị, từ việc phụng vụ cho đến thức ăn đãi mọi người đến dự lễ. Giáo xứ mình cũng may mắn vì luôn có những người giáo dân tốt bụng đóng góp để cho ngày lễ được thành công.
Sáng hôm nay đã phải nhờ xe cứu hỏa của tỉnh đến xịch nước sân nhà thờ để làm vệ sinh sạch sẽ cho ngày lễ. Mình và nhân viên nhà thờ, nhân viên trung tâm, và ngay cả một số bệnh nhân cũng ra giúp nhau quét sân. Thứ bảy vừa qua, nhóm giới trẻ đến nhà thờ để làm vệ sinh trong ngoài, lau chùi hàng rao trước nhà thờ, và treo cờ lên hàng rào.
Hôm qua, ngày Chúa Nhật, mình mời cha Thien-chai, dòng Chúa Cứu Thế để giảng tĩnh tâm cho cộng đoàn cũng như giới trẻ để chuẩn bị cho việc mừng lễ quan thầy. Ngoài việc chuẩn bị bên ngoài thì việc chuẩn bị tâm hồn cũng không kém quan trọng.
Tối nay mình đi đến nhà của một bạn trẻ tên Sôm. Sôm vừa mới đến nhà thờ được một tháng, vì là bên Phật giáo. Nhưng em có hứng thú muốn theo đạo. Hôm qua ông ngoại Sôm qua đời, nên mời mình tới viếng xác. Mình đến viếng xác cũng với một số bạn trẻ trong nhà thờ. Mọi người trong gia đình Sôm đều theo Phật giáo. Nhưng bây giờ, Sôm đang đeo một tràng hạt trong cổ một cách rất tự nhiên. Mình hy vọng rằng Sôm sẽ bắt đầu hành trình trên con đường tìm hiểu Chúa để hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống của mình, một cuộc sống mà mặc dầu mới 19 tuổi đời, em đã trải qua thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Nong Bua Lamphu, ngày 19.9.2011
Mưa vẫn mưa rơi
Chỉ còn 8 ngày nữa là lễ quan thầy của giáo xứ, có ĐGM, các cha, và giáo dân trong giáo phận đến tham dự. Đây là lễ lớn nhất trong năm của giáo xứ nhỏ bé này. Nhưng nhìn thời tiết mà không thể không bồn chồn lo lắng được. Tháng này dường như ngày nào cũng mưa. Không mưa ngày thì mưa đêm, không mưa tối thì mưa sáng. Ai đó hôm qua mới nói với mình là các chuyên gia dự báo thời tiết cho hay là tháng 9 này sẽ mưa cả tháng. Lễ quan thầy sẽ được tổ chức vào ngay 24 tháng 9. Thấy cơ hội tránh mưa sao mà mong manh quá.
Hôm nay mình mới gọi thợ tới để xem việc đóng khung sắt bên ngòai cửa sổ phòng ngủ và phòng tắm của mình để phòng ngửa kẻ trộm. Kẻ trộm vào nhà vài lần, cạy cửa, cạy tủ lấy đồ, làm mình cảm thấy bất an. Tốt nhất là phải bỏ ra một ít tiền để bảo vệ tài sản của cá nhân và giáo xứ. Nhưng để làm hết mọi cửa sổ thì tốn nhiều tiền quá, không thể làm được. Nên trước tiên là bắt đầu với cái cửa sổ phòng ngủ vả phòng tắm của mình đã.
Hôm nay đã đến ngày thứ năm rồi mà cảnh sát cũng chẳng có thông báo gì về kết quả điều tra kẻ trộm, không biết có manh mối gì chưa. Mình cho người gọi hỏi thăm cũng không nhận được câu trả lời gì cả. Thêm vài ngày nữa mình không nghe ngóng gì thì chắc cũng có nghĩa là không hy vọng bắt được kẻ trộm hoặc lấy lại những tài sản đã bị lấy trộm. Dù sao đi nữa thì những ngày qua, có nhiều người nghe nói mình gặp chuyện không may thì cũng đã gọi điện thoại hoặc nhắn tin an ủi vả hứa sẽ cầu nguyện. Những lời an ủi cũng làm cho sự bực bội do chuyện bị kẻ xấu vào nhà lấy trộm cũng nguôi ngoai hơn. Dù sao đi nữa thì hôm nay mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi thì so với nỗi đau khổ của Mẹ và Chúa Giêsu thì nỗi buồn của mình cũng chẳng là gì cả. Mọi sự đều dâng cho các Ngài phù trợ và che chở. Thế là cảm thấy an tâm hơn.
Nong Bua Lamphu, ngày 15.9.2011
Hôm nay mình mới gọi thợ tới để xem việc đóng khung sắt bên ngòai cửa sổ phòng ngủ và phòng tắm của mình để phòng ngửa kẻ trộm. Kẻ trộm vào nhà vài lần, cạy cửa, cạy tủ lấy đồ, làm mình cảm thấy bất an. Tốt nhất là phải bỏ ra một ít tiền để bảo vệ tài sản của cá nhân và giáo xứ. Nhưng để làm hết mọi cửa sổ thì tốn nhiều tiền quá, không thể làm được. Nên trước tiên là bắt đầu với cái cửa sổ phòng ngủ vả phòng tắm của mình đã.
Hôm nay đã đến ngày thứ năm rồi mà cảnh sát cũng chẳng có thông báo gì về kết quả điều tra kẻ trộm, không biết có manh mối gì chưa. Mình cho người gọi hỏi thăm cũng không nhận được câu trả lời gì cả. Thêm vài ngày nữa mình không nghe ngóng gì thì chắc cũng có nghĩa là không hy vọng bắt được kẻ trộm hoặc lấy lại những tài sản đã bị lấy trộm. Dù sao đi nữa thì những ngày qua, có nhiều người nghe nói mình gặp chuyện không may thì cũng đã gọi điện thoại hoặc nhắn tin an ủi vả hứa sẽ cầu nguyện. Những lời an ủi cũng làm cho sự bực bội do chuyện bị kẻ xấu vào nhà lấy trộm cũng nguôi ngoai hơn. Dù sao đi nữa thì hôm nay mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi thì so với nỗi đau khổ của Mẹ và Chúa Giêsu thì nỗi buồn của mình cũng chẳng là gì cả. Mọi sự đều dâng cho các Ngài phù trợ và che chở. Thế là cảm thấy an tâm hơn.
Nong Bua Lamphu, ngày 15.9.2011
Kẻ trộm vào nhà xứ
Tám giờ tối mình đi làm lễ cho người di dân ở tỉnh Khon Kaen về. Nhìn đồng hồ thấy còn sớm ngĩ rồi hôm nay có thể nghỉ ngơi sớm vì đã làm xong trách nhiệm của một ngày Chúa Nhật. Ngờ đâu vừa bước vào nhà, thấy cửa phòng ngủ của mình mở toang, còn cái học bàn có khỏa thì bị cạy. Tiền mặt và sổ ngân hàng bị kẻ xấu lấy. Còn tủ áo quần thì cũng bị bươi ra và cái ngăn kéo kệ bỏ đèn cũng thế. Mình kêu thằng Thắng: - Thắng ơi, vào xem nè. Nhà bị kẻ trộm vào lấy đồ rồi.
Thằng Thắng chạy vào xem. Nó đi xung quanh, phát hiện ra kẻ trộm leo qua cửa sổ của phòng tắm trong phòng dành cho khách. Nó cạy cửa vào phòng ngủ của mình, rồi cạy học bàn để lấy tiền. Tiền giáo dân cúng trong lễ ngày Chúa Nhật nó cũng lấy luôn. Sau đó thì nó chui ra bằng cửa sau của nhà xứ.
Thọat đầu nhìn xung quanh trong phòng thì thấy rằng những đồ đạc khác vẫn còn, không bị mất nên nghĩ rằng kẻ xấu chỉ cần lấy tiền thôi. Mình gọi cô Fốn. Cô Fốn gọi cảnh sát. Cảnh sát nói mình hãy đến đồn để báo cáo. Mình lên đồn cảnh sát để báo. Sau đó cảnh sát và nhân viên điều tra đến để xem tình hình. Họ hỏi về tình trạng và lấy dấu tay. Trong khi đang điều tra thì thằng Thắng phát hiện ra cái máy laptop trong văn phòng đã biến mất. Và sau đó mình phát hiện ra thêm một cái laptop cũ trong phòng khách cũng bị nó lấy đi. Nhưng cái máy laptop cá nhân của mình trong phòng ngủ thì nó để lại. Có lẽ nó còn biết thương hại cha xứ chăng. Mất cái laptop cá nhân của mình là mệt lắm.
Cái laptop dành cho việc của nhà thờ, mới được một người biếu cách đây chưa đầy 3 tháng thì giờ nó đã lấy đi rồi. Còn cái sổ ngân hàng, trong đó có sổ của nhà thờ và của cá nâhn mình thì mình cũng không biết nó lấy làm gì? Cảnh sát nói là nó không thể dùng sổ đó để rút tiền được. Vả lại hôm nay Chúa Nhật thì cũng chẳng có ngân hàng nào mở cả. Ngài mai mình phải đi đến các ngân hàng để báo cáo về chuyện sổ ngân hàng bị mất.
Nói chung thật là xui xẻo. Giờ đây cảnh sát đang điều tra. Hy vọng sẽ bắt gặp tội phạm.
Nong Bua Lamphu, ngày 11.9.2011
Thằng Thắng chạy vào xem. Nó đi xung quanh, phát hiện ra kẻ trộm leo qua cửa sổ của phòng tắm trong phòng dành cho khách. Nó cạy cửa vào phòng ngủ của mình, rồi cạy học bàn để lấy tiền. Tiền giáo dân cúng trong lễ ngày Chúa Nhật nó cũng lấy luôn. Sau đó thì nó chui ra bằng cửa sau của nhà xứ.
Thọat đầu nhìn xung quanh trong phòng thì thấy rằng những đồ đạc khác vẫn còn, không bị mất nên nghĩ rằng kẻ xấu chỉ cần lấy tiền thôi. Mình gọi cô Fốn. Cô Fốn gọi cảnh sát. Cảnh sát nói mình hãy đến đồn để báo cáo. Mình lên đồn cảnh sát để báo. Sau đó cảnh sát và nhân viên điều tra đến để xem tình hình. Họ hỏi về tình trạng và lấy dấu tay. Trong khi đang điều tra thì thằng Thắng phát hiện ra cái máy laptop trong văn phòng đã biến mất. Và sau đó mình phát hiện ra thêm một cái laptop cũ trong phòng khách cũng bị nó lấy đi. Nhưng cái máy laptop cá nhân của mình trong phòng ngủ thì nó để lại. Có lẽ nó còn biết thương hại cha xứ chăng. Mất cái laptop cá nhân của mình là mệt lắm.
Cái laptop dành cho việc của nhà thờ, mới được một người biếu cách đây chưa đầy 3 tháng thì giờ nó đã lấy đi rồi. Còn cái sổ ngân hàng, trong đó có sổ của nhà thờ và của cá nâhn mình thì mình cũng không biết nó lấy làm gì? Cảnh sát nói là nó không thể dùng sổ đó để rút tiền được. Vả lại hôm nay Chúa Nhật thì cũng chẳng có ngân hàng nào mở cả. Ngài mai mình phải đi đến các ngân hàng để báo cáo về chuyện sổ ngân hàng bị mất.
Nói chung thật là xui xẻo. Giờ đây cảnh sát đang điều tra. Hy vọng sẽ bắt gặp tội phạm.
Nong Bua Lamphu, ngày 11.9.2011
Từ linh mục truyền giáo thành thầy giáo toán-lý-hóa
Mình không biết tại sao bây giờ mình phát hiện ra mình đã trở thành một thầy giáo toán lý hóa. Ông thầy hiệu trưởng ở trường trung học Prajak Silapakhom mời mình đến giúp các giáo viên và học sinh trong trường của ông về Anh văn. Mình đồng ý vì từ ngày đến Thái Lan, mình đã nhiều lần dạy Anh Văn không chỉ ở một số trường học, mà còn dạy ở nhà thờ, bệnh viện, và hội tự thiện nữa. Nhưng cái trường học này họ không chỉ cần người dạy Anh văn, mà họ cần người dạy các môn học Toán Lý Hóa và Sinh học bằng tiếng Anh. Thế là mình trở nên một thầy giáo dạy đủ thứ môn khoa học. Cũng may là ngành học của mình thời đại học là ngành Sinh Hóa học nên cũng không đến nỗi quá khó.
Việc dạy thì không đến nỗi khó, nhưng cái ngành giáo dực ở Thái Lan thì đòi hỏi sự kiên nhẫn từ minh một cách lạ thường. Hôm nay theo thời khóa biểu thì mình phải dạy môn Hóa học cho lớp học sinh lớp 10/1 vào lúc 9h50 sáng. Mình đến đúng giờ hẹn. Nhưng khi đến nơi thì không thấy học sinh n ào cả. Cô giáo thường trực nói là có lẽ các em đang đến. Cô nói sáng thứ sáu giờ đầu tiên là giờ đạo đức, có khi ra hơi trể. Nhưng khi ra thì nhiều khi các em không đến lớp ngay mà đi la cà một lúc mới chịu vào lớp. Mình hỏi không có ai thúc các em nhanh chân vào lớp à? Cô giáo nói là không.
Mình chờ thêm 20 phút nữa cũng chưa thấy bóng dáng của học sinh nào trong lớp 10/1 bước vào. Mình hỏi cô giáo là học sinh sao chậm thế? Cố giáo ra ngòai xem thì nói là thầy giáo dạy môn lý đang nói chuyện với các em. Mình hỏi: - Tại sao thầy giáo môn lý lại nói chuyện với học sinh trong giờ học môn hóa?
Cô giáo trả lời: - Ở đây là vậy đó. Thầy có muốn gặp học sinh lúc nào thì gặp, bất kể giờ đó học sinh cần phải vào lớp khác.
Mình chẳng biết phải nói sao với điều này. Đến 9h30 thì mới thấy học sinh vào lớp. Mình hỏi bọn học sinh: -Sao giờ này mới vào lớp? Chỉ còn 10 phút nữa là hết giờ rồi?
Một nữ sinh trả lời: Thầy giáo môn lý muốn nói chuyện với tụi em về việc luyện thi.
-Tại sao thầy giáo không nói chuyện với các em trong giờ của thầy mà nói chuyện với các em trong giờ của người khác?
- Tụi em không biết.
Hệ thống giáo dục ở Thái Lan là thế. Tiếng chuông báo giờ vào lớp dường như chẳng có ý nghĩa gì quan trọng đối với giáo viên hoặc học sinh. Việc học sinh copy bài lẫn nhau là chuyện vô cùng bình thường mà cũng chẳng có hệ quả gì cả. Còn hàng chục vấn đề khác nữa làm cho thấy tại sao giáo dục ở Thái Lan càng ngày càng đi xuống. Muốn dạy ở trong các trường học ở Thái Lan này, đặc biệt khi đến từ một hệ thống giáo dực tiên tiến như ở Mỹ thì ta phải thực sự kiên nhẫn và chịu đựng mới không nổi điên lên vì những chuyện thực sự vô lý nhưng có thật trong hệ thống giáo dục ở đất nước này.
Nong Bua Lamphu, ngày 9.11.2011
Việc dạy thì không đến nỗi khó, nhưng cái ngành giáo dực ở Thái Lan thì đòi hỏi sự kiên nhẫn từ minh một cách lạ thường. Hôm nay theo thời khóa biểu thì mình phải dạy môn Hóa học cho lớp học sinh lớp 10/1 vào lúc 9h50 sáng. Mình đến đúng giờ hẹn. Nhưng khi đến nơi thì không thấy học sinh n ào cả. Cô giáo thường trực nói là có lẽ các em đang đến. Cô nói sáng thứ sáu giờ đầu tiên là giờ đạo đức, có khi ra hơi trể. Nhưng khi ra thì nhiều khi các em không đến lớp ngay mà đi la cà một lúc mới chịu vào lớp. Mình hỏi không có ai thúc các em nhanh chân vào lớp à? Cô giáo nói là không.
Mình chờ thêm 20 phút nữa cũng chưa thấy bóng dáng của học sinh nào trong lớp 10/1 bước vào. Mình hỏi cô giáo là học sinh sao chậm thế? Cố giáo ra ngòai xem thì nói là thầy giáo dạy môn lý đang nói chuyện với các em. Mình hỏi: - Tại sao thầy giáo môn lý lại nói chuyện với học sinh trong giờ học môn hóa?
Cô giáo trả lời: - Ở đây là vậy đó. Thầy có muốn gặp học sinh lúc nào thì gặp, bất kể giờ đó học sinh cần phải vào lớp khác.
Mình chẳng biết phải nói sao với điều này. Đến 9h30 thì mới thấy học sinh vào lớp. Mình hỏi bọn học sinh: -Sao giờ này mới vào lớp? Chỉ còn 10 phút nữa là hết giờ rồi?
Một nữ sinh trả lời: Thầy giáo môn lý muốn nói chuyện với tụi em về việc luyện thi.
-Tại sao thầy giáo không nói chuyện với các em trong giờ của thầy mà nói chuyện với các em trong giờ của người khác?
- Tụi em không biết.
Hệ thống giáo dục ở Thái Lan là thế. Tiếng chuông báo giờ vào lớp dường như chẳng có ý nghĩa gì quan trọng đối với giáo viên hoặc học sinh. Việc học sinh copy bài lẫn nhau là chuyện vô cùng bình thường mà cũng chẳng có hệ quả gì cả. Còn hàng chục vấn đề khác nữa làm cho thấy tại sao giáo dục ở Thái Lan càng ngày càng đi xuống. Muốn dạy ở trong các trường học ở Thái Lan này, đặc biệt khi đến từ một hệ thống giáo dực tiên tiến như ở Mỹ thì ta phải thực sự kiên nhẫn và chịu đựng mới không nổi điên lên vì những chuyện thực sự vô lý nhưng có thật trong hệ thống giáo dục ở đất nước này.
Nong Bua Lamphu, ngày 9.11.2011
Điện thoại bị nhiễm...virus
Sau khi trở lại Thái Lan từ Việt Nam, bỏ cái thẻ SIM của Thái vào lại trong máy mình thì phát hiện ra nó có triệu chứng không ổn. Cả tuần mình đi vắng mà máy nó im như tờ, không có một cái tin báo nào cho biết là những ngày qua đã có những ai gọi vào máy mình mà không thành công. Rồi triệu chứng thứ hai là những cuộc gọi ra, gọi vào và gọi nhỡ không hề được lưu lại trong máy. Còn có ai mà gởi nhắn tin vào máy mình thì biết là có tin nhắn, mà mở ra đọc thì chẳng thấy gì xuất hiện cả. Mình loay hoay với cái máy điện thoại LG Smart phone hàng giờ mà mình không đủ smart để biết cách sửa chữa. Mình gọi điện thoại cho dịch vụ SIM thì nhân viên trả lời là SIM làm việc bình thường, không có vấn đề gì cả. Vấn đề là ở máy.
Sáng nay mình đưa máy đi vào một cửa tiệm sửa điện thoại trong phố, đưa cho cái thằng chủ tiệm xem (Cái thắng chủ tiệm này là người Công giáo, nhưng từ ngày nó được rửa tội cho đến giờ chưa bao giờ bước vào nhà thờ lần thứ hai. May là mình không phải là người rửa tội cho nó, không thôi mình sẽ thấy xấu hổ lắm). Mình trình bày về tình hình của máy thì nó cho mình một câu trả lời ngắn gọn và dứt khoát: Máy bị vi-rút.
Vi-rút? Sao lại bị vi-rút? Bỏ cái SIM Vinaphone vào, sài vài ngày, rồi lấy nó ra, bỏ cái sim 1-2 Call của Thái vào, mà bị vi-rút làm sao? Bó tay. Chẳng biết giải thích sao nữa.
Mình hỏi cái thằng chủ tiệm sửa điện thoại bây giờ phải làm sao? Nó nói phải cài đặt chương trình lại từ đầu. Mình hỏi nó làm được không? Nó nói làm được. Mình hỏi nó còn những số điện thoại trong máy thì sao? Nó nói sẽ bị xóa hết. Nhưng như vậy thì sao được? Tại vì mình cần những số đó. Mà giờ đâu mà đi ngồi ghi lại từng số? Nó nói là nó sẽ tìm cách làm cho mình. Mình mừng gần hết lớn. Mình giao điện thoại cho nó. Ra về với niềm hy vọng trong lòng vì sắp giải quyết được cái khó khăn với cái điện thoại, là mạch máu của đời sống thời đại mới.
Chiều nay mình ra cửa tiệm lấy điện thoại. Mình hỏi thằng sửa điện thoại có được không? Nó nói là được. Mình trả tiền công cho nó rồi bước ra khỏi tiệm. Về tới nhà, mở điện thoại lên, tìm số của ông thầy hiệu trưởng nơi mình dạy học để gọi. Số chẳng thấy đâu cả. Tất cả các số trong điện thoại mất hết, chỉ còn số được lưu trong SIM.
Thế là mình nổi giận với cái điện thoại, Smart phone mà không biết tránh vi-rút. Mình giận cái thằng ở tiệm điện thoại, nói là sẽ làm cho không mất số, mà cuối cùng một số cũng không còn. Lần đầu tiên trong đời, dùng smart phone, cuộc sống vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm.
Nong bua lamphu, ngày 5.9.2011
Một chuyến đi Việt
Tuần qua mình có trách nhiệm đi Việt Nam để gặp 4 anh em Ngôi Lời được bài sai đi phục vụ ở tỉnh dòng Úc trong tương lại đề trao đổi với anh em về những công việc truyền giáo trong tỉnh dòng Úc, bao gồm các nước Úc, New Zeanland, và Thái Lan. Mình cũng trao đổi và giúp anh em hiểu về quá trình làm giấy tờ xin visa đi Úc cũng như thúc đẩy anh em xúc tiến việc này vì sự hiện diện của họ trong tỉnh dòng mới sau khi họ chịu chức rất khẩn cấp cho công việc của dòng. Hiện nay trong 4 anh em được bổ nhiệm đi Úc thì có hai người đã chịu chức linh mục, và thêm hai người đã chịu chức phó tế. Tuy nhiên, chưa có ai bắt đầu quá trình làm giấy tờ để đi nhận bài sai trong khi ở Úc thì đang rất nóng lòng chờ đợi thêm nhân lực để cộng tác vào những mục vụ của tỉnh dòng, đặc biệt ở Thái Lan.
Quá trình co một nhà truyền giáo đến Thái Lan cũng không đơn giản. Họ phải đến Úc một thời gian để hội nhập văn hóa, làm quen với các thành viên của dòng tại đây, trau dồi tiếng Anh nếu cần thiết. Chương trình này có thể mất đến 6 tháng. Sau đó, nhà truyền giáo mới đến Thái Lan, bắt đầu chương trình học tiếng Thái, có thể mất hết một năm cho việc này. Tiếp theo là chương trình thực tập khoảng 6 tháng. Cuối cùng là chính thức nhận trách nhiệm trong giáo hội Thái Lan. Vì thế quá trình chuẩn bị cho một nhà truyền giáo Ngôi Lời gia nhập tỉnh dòng Úc, và phục vụ ở Thái Lan trực thuộc tỉnh dòng Úc có thể mất hết khoảng thời gian 2 năm.
Vì thế việc anh em được bổ nhiệm bài sai ở Úc và phải nhanh chóng trong việc làm thủ tục để đi nhận bài sai là điều rất khẩn cấp. Sau khi mình trao đổi với anh em thì anh em cũng đã hiểu thêm về tỉnh dòng Úc cũng như những gì đòi hỏi nơi anh em. Mình hy vọng rằng với ý thức đó tiến trình làm thủ tục sẽ được sớm xúc tiến một cách tích cực.
Trong những ngày lưu lại Việt Nam trong tuần qua, mình cũng đã có dịp để thăm một số người quen cũng như nghỉ ngơi. Một tuần rời khỏi giáo xứ cũng làm cho mình cảm thấy phấn khởi, đặc biệt là vì trong tuần qua mình được ăn rất nhiều thức ăn ngon tại Việt Nam. Trong bữa ăn cuối cùng của mình tại Sài Gòn, mình ăn gỏi cá trích, cá diêu hồng chắm wasabi, và lẩu riêu. Buổi trưa hôm qua thì lại ăn các món Huế ở nhà hàng Nam Giao. Nhưng sáng hôm nay, trên đường ra sân bay thì chỉ kịp mua hai ổ bánh mì trong khi chờ máy bay. Mà thế cũng đã ngon rồi.
Chuyến đi Việt Nam hoàn tất tốt đẹp. Giờ đây mình trở lại Thái Lan, lái xe về nhà từ sân bay, trời mưa ở nhiều nơi, mây đen che mù mịt, giăng kín bầu trời. So với những ngày qua ở Sài Gòn, nơi truyền giáo bây giờ của mình có vẻ ảm đạm quá. Không thể tránh một chút nuối tiệc sự sôi động của Sài Gòn.
Nong bua Lamphu, ngày 3.9.2011
Subscribe to:
Posts (Atom)