Tiến thoái lưỡng nan


Sau khi dâng lễ xong, mình đứng trước nhà thờ để trò chuyện với các bạn trẻ. Người đến nói chuyện với mình là hai cô gái. Một trong hai bạn gái nói:

- Thưa cha hôm nay con đi lễ nhưng con không được rước lễ. Đã lâu rồi con đã không rước lễ cho dù con có đi lễ.

Mình hỏi: - Tại sao không rước lễ?

- Con không dám rước lễ vì con không có đi xưng tội.

- Thế sao không đi xưng tội để được rước lễ?

- Nếu con xưng tội sáng nay thì tối nay con sẽ phạm tội lại. Con biết trước như vậy nên con không đi xưng tội.

- Thế là mình đã biết trước mình không có dốc lòng chừa.

- Đúng rồi, thưa cha.

- Vậy tại sao không thể dốc lòng chừa?

- Vì công việc của con bắt con phải lừa đảo người ta con mới kiếm ra tiền.

- Thế à?

- Cha có cách nào để giải quyết vấn đề này không?

- Có. Đi tìm việc khác để làm, việc mà không đòi mình phải lừa đảo.

Hai người bạn trẻ không trả lời. Dường như rất khó để làm ăn một cách chân chính trong một xã hội mà buộc mình phải có mánh khóe và gian dối mới thăng tiến được. Nếu không dập tắt tiếng nói lương tâm thì không thể tồn tại, không thể đạt được những gì mình mong muốn. Áp lực của xã hội thời nay là thể. Nó dường như buộc con người phải bịt tai bịt mắt trước những điều sai trái mà bước tới. Có người đi quá xa đển nổi không biết đường để lùi lại. Tuy nhiên có khi ta cũng phải đặt cho mình câu hỏi: Bao nhiêu tiền mới gọi là đủ? Và có tiền có phải là có tất cả hay không?

Bangkok, ngày 10.9.2015

No comments: