Một chuyến đi U.



Chiều qua mình đi xe đò từ Nong Bua Lamphu đến Udon Thani để làm lễ tiếng Việt cho người Việt tại đó. Đây là thánh lễ hàng tháng mà người đến dự lễ chủ yếu là các bạn trẻ Việt Nam lao động tại Thái Lan. Khác với ở Bangkok nơi mỗi lần tổ chức lễ có khoang 500 người dự lễ, ở đây chỉ có khoảng 60 người. Vì thế sự an toan không phải là một mối quan ngại lớn.

Thánh lễ diễn ra trong ngôi nhà thờ nhỏ bé của cha John. Mình chủ tế và cha John đồng tế. Thánh lễ tối qua có nhiều khuôn mặt mới. Một bạn tên Thi nói với mình:

- Đây là lần đầu tiên con đi lễ ở đây.

- Vậy hả. Sao lâu nay không đi lễ? – Mình hỏi.

- Dạ tại vì con không biết nơi này. – Thi trả lời.

- Nhà em ở đâu?

- Thưa cha gần đây thôi.

- Vậy ai giới thiệu cho biết nơi này?

Thi chỉ một bạn gái đang ngồi trước mặt.

- Em đi lễ đây nên biết rồi giới thiệu cho Thi phải không? – Mình hỏi bạn gái ấy.

- Thưa cha không ạ. Con là người bên lương. Đây cũng là lần đầu tiên con đến đây. Con biết nơi này có lễ vì nghe người khác nói a. – Bạn gái trả lời.

- Ồ. Hay thiệt! – Mình tặc lưởi. – Người bên lương chỉ cho người Công giáo nơi đi lễ. Rồi cả hai cùng rủ nhau đi. Đúng là một chuyện vui.

- Vâng, hôm nay có khoảng 5 bạn bên lương đi lễ đó cha ạ. – Một bạn khác cho hay.

- Tuyệt vời quá.

Sau lễ mọi người ăn cháo do một người giáo dân Việt Kiều Thái nấu. Người giáo dân này nghe nói là từ rất nhiều năm rồi không đi lễ vì bất mãn về chuyện gì đó liên quan đến nhà thờ. Nhưng giờ đây nghe nói có lễ Việt Nam lại đến đi lễ và hôm qua còn xin lễ cầu cho linh hồn của người thân nữa. Bà ta nói chuyện với mình bằng tiếng Việt, cũng như nhiều người Việt Kiều khác ở giáo xứ này.

Ngoài ra có cô Thảo cũng đến tặng cho mình một gói thịt kho để đem về ăn cơm. Cô còn gởi cho mình một nải chuối sứ rất ngon, một thùng bánh ngọt, và mấy trái ‘trứng gà’. Đây là một trái cây mà thời còn nhỏ mình thấy trong vườn nhà hàng xóm có trồng. Nhưng bây giờ ở Việt Nam không thấy ai ăn nữa. Nhưng ở Thái Lan thì thỉnh thoảng vẫn thấy có người ăn trái cây này. Khi chín, bên trong vàng như trái hồng và ăn bở như lòng đỏ trứng gà.

Vì lễ xong đã trể nên mình về nghĩ lại ở nhà dành cho các cha trong giáo phận. Sáng nay, cha John chở mình qua nhà thờ chánh tòa gặp cha Gowit để lấy một số đồ cần thiết tại đây. Sau đó, hai chị Noi và Koi đến chở mình đi ăn sáng ở một quán ăn gần tiệm bánh của chị Khek.

Chị Khek thấy mình đi ngang thì gọi mình vào để tặng một số đồ cho mình và cho những trẻ mồ côi ở trung tâm. Chị cho mình một bao đồ chơi, rồi mấy bao bánh ngọt. Chị lại tặng cho mình một máy nướng bánh mì và hộp đồ nghề như kềm búa.

Mình biết chị Khek khi còn ở Udon Thani, và đã từng đến nhà chị đọc kinh hai lần. Chị là một người rất thương các cha và thường xuyên giúp đỡ cho nhà thờ. Mỗi lần đi đọc kinh ở nhà chị xong mình cũng nhận được mấy gói đồ ăn từ tiệm của chị để mang về. Chị Khek cũng là một người Thái gốc Việt.

10h30 thì mình trở lại nhà nghỉ của các cha để lấy hành lý ra về. Cha John đã kêu người đưa mình về vì ngài không muốn mình phải đi xe đò với nhiều đồ đạc như thế. Cha John còn đi theo trên xe tiễn mình đến Nong Bua Lamphu nữa. Mình thật cảm động vì ngài sức khỏe rất yếu và bị bệnh đau lưng. Thế mà ngài lại chịu khó tiễn mình một chặng đường gần 50 cây số.

Mình đi Udon Thani lần này như là một người nhà quê lên phố. Khi trở về nhà thì tay xách tay bưng với những món đồ đem từ thánh phố trở về. Trong lòng cảm thấy thật vui với những tình cảm mà mình đã nhận được từ những người giáo dân ở Udon Thani. Và mình đặc biệt hạnh phúc khi mình đã tạo cho những bạn trẻ Việt Nam có niềm vui vì được tham dự thánh lễ bằng tiếng Việt của mình.

Nong Bua Lamphu, ngày 28.4.2008

Dự định tương lai


Hôm qua thầy Damien nhờ mình viết vài dòng gởi cho nhà mẹ tỉnh dòng ở Úc để chia sẻ về mục vụ mới của mình cũng như những dự định của mình cho tương lai và sẽ cho đăng trong tờ thông tin liên lạc của dòng. Mình nghĩ mới đến nhận xứ hai tuần cũng chưa có nhiều điều đáng kể, nên chủ yếu là hướng về tương lai. Mình chia sẻ với hội dòng những điều như sau:

Reflecting on the present and thinking about the future


As of today, Thursday 24 April, 2008 I have arrived to my new assignment at the SVD built parish of St. Michael Archangel Church in Nong Bua Lamphu province exactly two weeks. I have celebrated two Sunday Masses and 12 weekday Masses. I find that day by day, I am gradually having to spend less time on looking over the various parts of the Mass as I gain more ability to make out Thai words quickly.

A challenging but a very beneficial activity that I am going through at this time is preparing a Sunday homily that lasts at least 10 minutes. The process of preparing a homily in Thai takes me about four days. The first day is to reflect on the reading. The second day is to write a rough draft by hand on paper. The third day is reserved for typing up the rough draft onto the computer. This is by far one of the most tedious things that one has to do as the Thai language has a total of 44 consonants and 32 vowels. The characters are spread all over the keyboard, and it takes great patience to punch the right keys to form the words on the screen. It takes me over three hours to type up a homily that I have already handwritten. Finally, I spend another day revising the homily in the hope that it achieves an acceptable degree of clarity and insightfulness. I was very happy when I have received feedbacks from parishioners that I preached well. When all that is done, I spend the days left over to practice on my delivery.

The reason I spend a great deal of time on the homily is because it is a great exercise in advancing my language skills as in many ways, I am still in a learning stage. The other purpose for why I spend a great deal of time on my homily is because I am trying to shape a series of messages that I think are important for the parishioners in Nong Bua Lamphu to hear at this time. That message is an encouragement for parishioners to take a more pro-active role in participating in church life and taking stewardship of the church that Br. Damien Lunders has spent a tremendous amount of time, energy, and resources to have built up. It is now due time for the local community to take charge of this church, to see it as theirs, and to realize that the future of the parish community depends on their participation and sense of responsibility.

Nong Bua Lamphu is a very small parish. There are estimates that put the number of Catholic in the area at about 100 people. But the actual number of people who go to church regularly is small. My effort at this time is to encourage a sense of “mission” in the regular church going Catholics to be more active in inviting their friends and families to go to church.

My immediate goal is also to make small but tangible changes to aspects of the parish life, for example, introduce altar server, invite more people to participate in reading the Scriptures, encourage the parishioners to take charge of things such as decorating the church, and make clear various aspects of parish finances.

I also make an effort to invite the HIV/AIDS patients and staff from the hospice to attend daily mass, even though all but one are not Catholic. In fact, on some days, even four or five attend. There is one patient who has volunteered to come everyday to read the reading in Thai.

In the near future, Fr. Truc Phan and I hope to start an English program at the church as a way to attract more young people, Catholic and non-Catholic, to the church in order to make the church a more lively place and introduce various activities into the parish environment.

Unless there are change of assignments either from the SVD side or from the diocesan side, if my stay in Nong Bua Lamphu is a significant amount of time, I plan to initiate or participate in some ministerial work that would expose me more to the larger Nong Bua Lamphu community, such as social work or education.

On the side, I have initiated a Vietnamese language Mass once a month at a church in the nearby Udon Thani province for Vietnamese migrant workers who are very grateful that they are able to celebrate Mass in their mother tongue. Ministry with Vietnamese migrant workers in Bangkok and now in the Udon Thani Diocese is something that I have engaged in since I first came to Thailand, and is something I plan on continuing during my time serving in this country.

Recently, I have been asked by the Bishop of Udon Thani diocese to collaborate with a Vincentian priest to direct youth ministry for the diocese. However, as I am in my initial period of adjusting to my new work at Nong Bua Lamphu, I have not been able to dive into this area of ministry. But I am hopeful that this is something that I can engage in more extensively in the future as I am very interested in working with the youth.

It is certainly too early at this time to evaluate the effectiveness or the value of my work in Nong Bua Lamphu and in the Udon Thani Diocese. However, I do hope that as I become more familiar with my working environment, more in tune with the issues and needs of the local church, and more fluent in the Thai culture and language, I will be able to initiate or participate in some meaningful ministries that would contribute to building up the local church as well as the SVD District of Thailand.





Lễ thường lạ kỳ


Hôm nay là ngày có nhiều người đến dự lễ ngày thường nhất trong hai tuần mình đến nhận xứ ở Nong Bua Lamphu. Ngoài 5 seour và 2 sư huynh ra còn có thêm 5 bệnh nhân từ trung tâm chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS của thầy Damien vào dự lễ. Trong 5 bệnh nhân đó, chỉ có một người là có đạo. Bốn người con lại là người theo đạo Phật. Nhưng một điều xảy ra trong giáo xứ của mình mà có lẻ không có nơi nào khác có là người đọc bài đọc trong lễ thường hằng ngày là một anh chàng thanh niên đồng tính luyến ái, mắc bệnh AIDS và theo đạo Phật giáo.

Lý do mình phải nhờ anh ta đọc (và anh ta sẵn sàng giúp đỡ) là vì mình cử hành thánh lễ bằng tiếng Thái. Các seour và các thầy đáp bằng tiếng Thái được, nhưng lại không đọc tiếng Thái thạo vì không có vị nào là người Thái. Vì thế nếu các seour đọc thì sẽ phải đọc bằng tiếng Anh. Từ ngày đến Nong Bua Lamphu, mình chưa thấy một giáo dân nào bên ngoài đến dự lễ ngày thường, mặc dầu mình đã mời họ và cũng làm lễ vào 6h chiều để thuận tiện cho họ. Không có giáo dân từ bên ngoài, những người tham dự lễ duy nhất vẫn là các seour, các sư huynh, và một vài bệnh nhân từ trung tâm SIDA.

Có người hỏi tại sao lễ ngày thường mình không làm bằng tiếng Anh cho khỏe. Các seour khỏi phải căng tai để nghe tiếng Thái. Khỏi phải tìm người đọc bài đọc bằng tiếng Thái. Nhưng mình trả lời rằng, nhập gia thì phải tùy tục. Đây là một giáo xứ của người Thái. Cho dù hôm nay không có người Thái đến dự lễ thường, nhưng biết đâu mai sau sẽ có. Nếu ta làm lễ bằng tiếng Anh, thì khả năng ngày sau có người ngoài đến dự lễ còn ít hơn nữa vì họ nghĩ rằng lễ tiếng Anh thì hiểu gì mà đến dự. Vì thế mình cứ làm lễ bằng tiếng Thái với niềm hy vọng rằng một ngày nào đó, sẽ có người bước qua cánh cửa để đến với bí tích Thánh Thể trong ngày thường của tuần làm việc. Dù sao đi nữa thì hiện nay, mặc dầu không có giáo dân từ bên ngoài đến dự lễ, nhưng có những bệnh nhân vào dự. Đó cũng đã là lý do chính đáng tại sao mình cần phải làm lễ bằng tiếng Thái.

Nong Bua Lamphu, ngày 23.4.2008



Rửa tội


Hôm nay mình rửa tội một đứa trẻ ba tuổi. Cha có đạo mẹ thì theo đạo phật. Hai người chưa làm đám cưới trong nhà thờ. Nhưng giờ đây họ muốn cho con họ được rửa tội vì muốn cho con theo học trong trường Công giáo có tiếng ở Udon Thani. Mà hình như nếu là người Công giáo thì có phần ưu tiên như thế nào đó mình không rõ lắm. Quả thực khi nghe trình bày hoàn cảnh gia đình, mình không mấy vui khi mục đích chính để cho con rửa tội chỉ là vì muốn thăng tiến trong đời sống. Tuy nhiên với lời khẳng định từ phía gia đình là sẽ nuôi con theo đạo Công giáo thì mình cũng không thể từ chối bí tích rửa tội cho đứa trẻ.

Bí tích rửa tội được cử hành sau lễ sáng Chúa Nhật. Nhưng trong thánh lễ mình đã giới thiệu gia đình có con rửa tội với cộng đoàn để mọi người hiệp ý cầu nguyện cho gia đình, và đặc biệt cho đứa trẻ sắp lãnh nhận bí tích thanh tẩy.

Sau khi rửa tội xong, gia đình dọn bữa ăn với xôi vò, chả giò, và những món ăn Việt Nam khác để đãi khách. Tuy nhiên người ăn chỉ có những người trong gia đình, vì những người giáo dân khác không ở lại để tham gia nghi thức rửa tội. Các seour có ở lại, nhưng không ăn chung. Cô Kutu cho hay là các seour thường chỉ ăn riêng nên sẽ đem thức ăn đến gởi sau đó. Còn cặp vợ chồng với đứa con mới rửa tội cũng đi từ lúc nào mình không hay. Khi thu dọn đồ đạc trong nhà thờ xong, ra ngoài phòng ăn thì không còn thấy họ nữa.

Hôm nay gia đình có con rửa tội đem đồ tới cúng cho nhà thờ khá nhiều. Có sửa hộp, cà phê, bánh trái. Những thứ đó mình đem về dùng, tuy nhiên sửa thì mình không uống được nên đưa qua cho các seour để cho mấy đứa trẻ uống. Đồ ăn gia đình đãi ăn không hết cũng có để lại cho mình một gói.

Sáng nay số người đến nhà thờ chỉ hai mươi mấy người, tính cả tu sĩ và giáo dân, trong đó có một số em trong trung tâm của các seour. Số người đi lễ thật ít ỏi. Biết rằng nhiều người ở Nong Bua Lamphu có đạo, và thỉnh thoảng cũng có đi lễ, nhưng không thường xuyên. Mình muốn tìm cách để lôi kéo họ trở lại nhà thờ nhưng khó quá, không biết nên làm gì để đốt lên lòng kính mến Chúa và tinh thần Kitô giáo trong những người này. Nghĩ đến đây mình cũng thấy công việc quá khó. Nhưng trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu đã phán rằng Ngài là đường, là sự thật, và là sự sống. Hy vọng rằng với sự nương tựa vào Ngài mình sẽ tìm ra một đường hướng để phát triển giáo xứ theo chiều hướng sống động và tích cực hơn.

Nong Bua Lamphu, ngày 20.4.2008

Đi chợ, nấu ăn



(Chiếc xe Honda Wave mà thầy Ron mua lại từ một học sinh cũ của thầy để cho mình sử dụng)

Sáng nay mình dậy sớm để đi chợ sáng. Phiên chợ bắt đầu lúc mấy giờ không rõ, nhưng nghe nói tan vào khoảng 8 giờ. Vì thế hơn 6 giờ mình đã ra chợ để mua hoa đem về đưa cho các seour cắm chưng nhà thờ. Các seour chỉ chịu trách nhiệm cắm hoa chứ các seour không chịu trách nhiệm đi mua hoa.

Mình ra chợ, tìm đến hàng hoa mua bốn năm thứ khác nhau, màu vàng có, trắng có, tím có. Mình đi bằng xe máy nên việc đem hoa về khá cực nhọc. May là ở cổ xe có cái giỏ để đặt hoa vào. Nhưng mình cũng không dám chạy nhanh vì sợ hoa sẽ bay ra khỏi xe.

Về đến nhà mình đưa hoa cho các seour để cắm, rồi lại quay ra chợ thêm một lần để mua một số thức ăn như thịt gà, rau, mì gói, và một vài thứ khác để nấu ăn. Đã lâu lắm rồi mình không phải làm những việc này. Trước đây khi còn ở trong Đại chủng viện ở Mỹ thì các cha thầy trong dòng cũng thay phiên nhau nấu ăn, nhưng lâu lâu mới đến phiên mình. Nhưng bây giờ mình phải chịu trách nhiệm hết từ khâu chợ búa, cho đến nấu nướng, làm vệ sinh nhà cửa, quét dọn. Nói chung có kinh nghiệm này cũng tập cho mình được cái tính đảm đang và ngăn nắp hơn. Nhà không nhiều đồ đạc nên giữ cho sạch sẻ cũng không phải khó khăn lắm.

Chỉ có một điều mình không thể nào khắc phục được là kiến. Thùng rác lúc nào cũng có hàng ngìn con kiến bu xung quanh, mặc dầu thùng có nắp đậy hẳn hoi. Bỏ trong nhà thì thấy bẩn, bỏ ngoài thì sợ tối gió thổi lật thùng rác khiến rác rến văng khắp nơi. Còn đồ ăn nào mà muốn giữ để ăn thì phải mau mau đưa vào tủ lạnh chứ để bên ngoài thì sớm muộn gì cũng có kiến tới đánh chén.

Ba bốn ngày qua mình bị đỏ mắt bên phải. Triệu chứng nhức mắt, đỏ mắt, bị ghèn và chảy nước mắt bắt đầu từ ngày thứ 4. Mình không hiểu nguyên do đến từ đâu. Nhưng sáng thứ năm thấy bệnh tình không suy giảm nên quyết định tìm đến bệnh viện tư nhân trong huyện để khám. Bác sĩ cho ba loai thuốc uống và thêm một lọ thuốc nhỏ mắt. Uống đều đặn ba ngày nay thấy có phần đỡ hơn. Mắt không còn nhức nữa, chỉ hơi ngứa ngứa. Ghèn ít hơn, và cũng bớt sưng. Hy vọng thêm ngày hai ngày nữa thì sẽ bớt hẳn.

Trước khi bắt đầu viết nhật ký hôm nay thì nhận được điện thoại của cha Tiến Đức ở Bangkok. Cha cho biết nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Min Buri, sau sự cố hàng chục lao động Việt Nam bị bắt trong lần tổ chức lễ Phục Sinh vừa qua, thì các ngài không thể cho cộng đoàn tiếp tục tổ chức lễ ở đó nữa vì vấn đề trật tự an ninh. Chiều mai sẽ có một cuộc họp với một số người trong cộng đoàn để bàn về tương lai của cộng đoàn, mà trước mắt thì chỉ có sự bế tắc. Cha mời mình đi tham dự nhưng không thể nào vì mình ở mãi tận Nong Bua Lamphu. Cha bảo nếu vậy thì nhờ viết vài ý kiến xuống rồi gởi cho cha qua email.

Cuộc đời lắm điều trái ngược. Ở đây ta có nhà thờ và trông sao cho có người đến dự lễ. Ở đó có hàng trăm người muốn đi lễ lại không có nhà thờ.

Nong Bua Lamphu, ngày 19.4.2008




Chú Hòa, anh chàng Thái, và chủ quán ăn người Đức


H
ôm qua khi dâng lễ chiều vừa xong, mình nhận được điện thoại của chú Hòa mời mình ra ngoài ăn. Chú Hòa là người Việt đầu tiên mình gặp tại Nong Bua Lamphu, cách đây một năm khi lần đầu mình đến đây để thăm thầy Ron. Chú có một tiệm bán gỗ và dụng cụ xây dựng, máy móc. Mặc dầu chú sinh ra và lớn lên ở Thái Lan, nhưng chú nói tiếng Việt rất chuẩn, không bị lớ giọng một tí nào.

Hiện nay gia đình của chú có kinh tế khá ổn định với hai cửa hàng, nhưng sự thành công hôm nay là một quá trình lăn lội và phấn đầu mà chú đã trải qua từ hai bàn tay trắng. Chú Hòa rất vui tính và cởi mở. Nói chuyện với chú nói hoài không thôi.

Tối qua chú hẹn mình ra một quán ăn cách giáo xứ chỉ khoảng 1 cây số. Chủ quán ăn là một người đàn ông có quốc tịch Đức tên Christian, nhưng lấy vợ Thái và sinh sống ở đây. Chủ quán năm nay ngoài 40 tuổi, vừa làm chủ quán vừa làm đầu bếp. Anh ta cũng cởi mở và thân thiện, đón tiếp khách một cách chú đáo. Khách nào đến cũng ngồi chuyện trò với họ. Anh ta bảo là thích nói chuyện với mọi người. Nhưng lý do anh làm được điều ấy là vì số lượng khách hàng vào cái quán rộng thinh thang quá ít. Tối qua ngoài bàn của mình và chú Hòa thì chỉ có thêm hai bàn có khách với 5 người ăn. Christian thú nhận mình đã nhầm khi đầu tư rất nhiều vào quán ăn trong khi nền kinh tế Thái Lan đang bị xa sút, khiến số lượng vào quán rất khiêm tốn.

Buổi tối ở Nong Bua Lamphu thời tiết dịu xuống nên ngồi ngoài trời cảm thấy rất thoải mái. Ngoài mình và chú Hòa có thêm một người quen của chú Hòa là người Thái. Khi nghe giới thiệu mình là linh mục, anh không hiểu linh mục là như thế nào. Khi mình giải thích về ơn gọi linh mục cho anh nghe thì anh cũng tỏ ra khâm phục sứ mệnh cao cả ấy. Tuy nhiên, anh lại thắc mắc: - Tại sao không đợi đến lúc nào tuổi cao rồi hãy đi làm linh mục? Bây giờ còn trẻ và có những nhu cầu thân xác mà đi theo con đường này thì rất đáng tiếc.

Quả thật trong thâm tâm của nhiều người ngoại giáo, ơn gọi thánh hiến và những hy sinh liên quan rất khó hiểu đối với họ. Từ chối những nhu cầu cá nhân để phục vụ Thiên Chúa là một điều trái luật tự nhiên và không cần thiết. Tuy nhiên, chú Hòa thì lại tỏ ra rất thông cảm đối với mình. Mặc dầu chú là người ngoại giáo, nhưng chính chú đã rất tích cực để phân tích cho anh bạn người Thái nghe về sự hy sinh mà một nhà tu trì phải có khi quyết định thánh hiến chính mình cho Thiên Chúa. Những gì chú nêu lên cũng thực sự đúng với chí hướng và tâm niệm của nhà tu trì.

Mình ngồi nói chuyện với chúa Hòa, Christian, và anh bạn người Thái đến hơn 11h đêm thì xin phép ra về. Christian hứa sẽ đến thăm trung tâm HIV trong khuôn viên giáo xứ. Còn chú Hòa thì chắc chắn mình sẽ còn gặp nhiều lần vì chú là một nơi mà mình có thể tìm đến để hiểu biết thêm về đời sống và những con người tại Nong Bua Lamphu, cũng như là một người mà mình có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm sống.

Nong Bua Lamphu, ngày 18.4.2008



Lễ ban chiều


Ngoài 4 seour trong dòng Mẹ Têrêxa và hai sư huynh đến tham dự lễ hằng ngày, chưa thấy giáo dân nào đến tham dự lễ ngày thường. Lễ Chúa Nhật qua mình có thông báo về giờ lễ và mời mọi người đến tham dự. Hiện nay mình dâng lễ vào lúc 6h tối để hy vọng rằng lúc đó giáo dân sẽ tiện đi lễ. Nhưng mỗi ngày vào giờ lễ thì không thấy bóng dáng người nào đến.

Thỉnh thoảng có một vài bệnh nhân trong trung tâm HIV/AIDS đến dự lễ theo lời mời của mình. Một anh chàng tuổi ngoài 30 đồng ý đọc bài đọc bằng tiếng Thái, mặc dầu anh ta không phải là người Công giáo. Một bệnh nhân nữ khác là người Công giáo, nhưng bà ta sức khỏe yếu nên cũng không mấy đi lễ. Bình thường lễ không có giáo dân nên việc đọc sách Thánh được dành cho các seour. Nhưng các seour chỉ đọc bằng tiếng Anh, không đọc bằng tiếng Thái. Tuy nhiên, mình vẫn làm lễ bằng tiếng Thái. Nhập gia thì tùy tục. Vã lại mình cũng cần làm lễ bằng tiếng Thái thường xuyên để mau thông thạo hơn.

Nhà thờ ở đây lúc nào cũng mở cửa, ngay cả chìa khóa nhà thờ mình cũng không có. Hình như lập trường của thầy Damien là luôn mở cửa nhà thờ nên thầy không muốn giao cho mình chìa khóa. Thầy tin rằng sẽ không bao giờ bị mất đồ trong nhà thờ. Tuy nhiên, cũng có người không an tâm lắm nên mỗi lần làm lễ Chúa Nhật là phải sách giàn âm thanh ra vào khỏi phòng chứa đồ.

Thường thì lễ ngày thường không dùng âm thanh vì số người tham dự lễ không nhiều. Nhưng mình vẫn thích có micrô vì đọc đỡ mệt hơn, đặc biệt là đọc tiếng Thái. Gần đây cha Trực mới mua một bộ micrô wireless, có thêm cái micrô gắn nơi cổ áo cho vị chủ tế. Micrô loại này rất tiện vì không phải đặt một chiếc micrô trên bàn thánh nhìn rất vướng víu. Trên bàn thánh mình chỉ thích đặt những gì cần thiết nhất trong việc cử hành bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, ở Thái Lan mình đã chứng kiến rất nhiều thứ linh tinh trên bàn thánh nhìn rất hỗn loạn và ngược với chỉ dẫn của phụng vụ.

Ngày đầu tiên mình đến xứ, gặp seour Helga, seour bề trên của cộng đoàn ở đây, mình hỏi seour. Trong thánh lễ có ai giúp chuẩn bị không? Seour trả lời: - Cha làm tất cả.

Mình hỏi lại: - Vậy từ trước giờ các seour có làm gì ở nhà thờ không?

Seour Helga trả lời: Không, cha xứ làm hết. Các seour chỉ giúp cắm hoa vì trước đây cha Kunu có nhờ. Nhưng thầy Damien cũng cắm hoa giỏi, nếu thầy làm thì tốt.

Mình hỏi tiếp: - Hình như nghe cha Kunu nói là các seour có giặt những khăn trải bàn phải không?

- Không có. – Seour Helga khẳng định. - Cha hỏi cô Fốn xem cô có giặt không?

Có lẽ lát nữa mình sẽ đi kiểm soát xem tình hình những tấm khăn và áo trong nhà thờ đang nằm trong tình trạng như thế nào.

Nghĩ về trách nhiệm gầy dựng giáo xứ trước mắt thấy không đơn giản chút nào.

Nong Bua Lamphu, ngày 15.4.2008



Lễ Chúa Nhật đầu tiên tại giáo xứ mới


Sáng nay mình làm lễ Chúa Nhật lần đầu tiên ở giáo xứ mới. Số người đi tham dự khoảng trên 30 người, tính cả một số em trong trung tâm của các seour. Nhìn qua nhìn lại cũng thấy "đầy" nhà thờ, nhưng với nhà thờ bé tí xíu như thế này thì muốn đầy cũng không khó.

Đây là lần đầu tiên mình làm lễ Chúa Nhật một mình bằng tiếng Thái từ đầu đến cuối. Do mình cũng chăm chỉ chuẩn bị trong tuần qua nên thánh lễ diễn ra khá êm xuôi. Bài giảng mình soạn dài khoảng trên 10 phút. Có lẽ đó là bài giảng lễ tiếng Thái dài nhất mà mình soạn từ trước đến nay.

Sau lễ mình đứng nói chuyện với một số giáo dân, trong đó có vài người là Việt Kiều Thái. Họ nói chuyện vui vẻ, tuy nhiên không phải là sự "nồng hậu" mà ta thường thấy nơi người Việt Nam khi gặp gỡ các linh mục. Sống ở Thái Lan lâu năm, họ đã mất đi thái độ này của người Việt.

Anh Edi, một người Thái cho biết là ở Nong Bua Lamphu có vài chục gia đình gốc Việt là Công giáo, nhưng nhiều năm qua họ không đi lễ. Anh khuyên mình nếu ở đây lâu thì nên đi thăm viếng họ để kêu gọi họ trở lại nhà thờ. Mình cũng muốn như vậy, nhưng trước tiên mình cần có người giới thiệu mình đến họ mới tới được. Chứ tự mình đi đến gõ cửa nhà người ta thì không dám làm.

Những người giáo dân nói chuyện với mình một lúc rồi ra về. Không ai tỏ ra muốn mời mình đến nhà thăm hay có cử chỉ gì thân thiện đối với mình. Mình biết để xây dựng giáo xứ này lên sẽ đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và sự sáng tạo. Không biết mình sẽ có đủ khả năng để thực hiện điều này hay không?

Nong Bua Lamphu, ngày 13.4.2008

Chơi nước



Cuối tuần nay người Thái mừng Tết truyền thống mà người ta gọi là Songkran. Năm ngoái mình mừng lễ Songkran tại Bangkok. Những ngày nay thánh phố thủ đô nước Thái ít hẳn dân số vì nhiều người về quê đón tết với gia đình và họ hàng thân quen.

Năm nay mình không còn ở Bangkok nữa. Đến Nong Bua Lamphu mình còn phần lạ nước lạ cái nên không có chương trình gì đặc biệt để đón tết. Tuy nhiên sáng nay mình ra sân chơi với các em trong trung tâm nuôi trẻ.

Người Thái có truyền thống chơi trò tạt nước trong dịp Songkran, một trò chơi được dựng nên đúng vào tháng nóng nhất trong năm. Suốt buổi sáng các em đổ nước vào những cái thùng lớn đem ra đường rồi lấy ca và súng nước để tạt và bắn vào những người đang qua lại trên đường. Các em đặc biệt nhắm vào những người đang đi trên xe máy và những chiếc xe ba bánh vì những người trên xe này không có cửa bảo vệ.

Những người qua lại cũng mỗi người mỗi kiểu. Có người thấy các em chuẩn bị tạt nước thì tránh qua bên kia đường. Có người thì phóng nhanh hơn một chút để hy vọng không bị tạt nhiều. Có người thì dường như dừng hẳn lại để cho các em tha hồ tạt.

Bọn trẻ chơi hoài không thấy chán. Nhưng chơi quá lâu không được vì sợ các em bị cảm nên nhân viên chăm sóc bắt các em phải ngường chơi lúc khoảng 10 giờ sáng. Du sao đi nữa thì những đứa trẻ này không khỏe lắm, nên cũng dễ mắc bệnh.

Trở vào bên trong sân của trung tâm, các em vẫn tiếp tục chơi nước, bây giờ lại tạt cho nhau. Mình cũng bị bọn chúng tạt ướt từ trên xuống dưới không tha. Đứa thì lấy súng bắn, đứa thì lấy nước bình thường tạ. Có đưa lấy đâu ra nước đá tạt lạnh ngắt.

Đang chơi nước thì Sr. Helga, seour bề trên đến nói với mình:

- Thưa cha, bình thường cha Kunu (cha xứ trước đây) mua hoa về cho các seour cắm cho ngày Chúa Nhật. Con quên nói với cha điều này.

- Thế à. Hmm…em chưa từng đi mua hoa cho nhà thờ bao giờ. Không biết chọn hoa như thế nào nữa. Hay là em đưa tiền cho các seour rồi lúc nào các seour đi chợ mua hoa được không?

Seour Helga tỏ ra không muốn nhận trách nhiệm này. – Bình thường cha Kunu mua rồi chỉ đưa cho các seour cắm thôi. – Seour nói lại.

Mình hiểu ý seour nên nói: - Vậy cũng được. Vậy seour chỉ chỗ cho em mua được không?

- Cha có thể mua ở chợ dưới kia.

Seour chỉ một cách mơ hồ, mình không biết phải đi như thế nào. Sau đó mình đi họi người giúp việc. Bà bảo: - Hay là cha kêu đứa nào dẫn cha đi cũng được.

- Có được không? Các seour có cho đi không? – Mình hỏi lại.

- Đi đuợc cha ạ. – Bà ta trả lời.

Mình kêu con bé lớn nhất trong trung tâm, khoảng 14 tuổi đi chung với mình. Mình chạy xe máy, nó ngồi sau chỉ đường. Hiện nay mình chỉ có chiếc xe máy Honda Wave cũ mà thầy Ron đã mua lại trước đây từ một học sinh của thầy.

Đi mua hoa bằng xe máy trong dịp Songkran, mình phải để bóp ở nhà, chỉ mang theo cái bằng lái xe gắn máy, và một ít tiền bỏ trong bao nylon. Điện thoại di động cũng để lại ở nhà. Mình biết chắc chắn trên đường sẽ bị tạt nước nên không dám đem theo những gì không cần thiết.

Mình đoán không sai. Dọc đường mình bị tạt nước tứ tung. Có người tạt bằng ống xịt nước. Có người đem nguyên một cái sô ra đổ vào người. Có người thì đem súng ra bắng. Đa số mọi người chơi ngay trước nhà của họ. Nhưng vài người lại bỏ nguyên một thùng nước thật lớn trên chiếc xe pick up truck rồi chạy vòng vòng thành phố tạt nước lên những người đi xe trên đường. Dừng lại ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ mà gặp họ thì không cách nào để tránh được. Đành phải hứng hết một sô nước đổ lên đầu.

Trời nóng cháy da người nên bị tạt cũng cảm thấy sướng. Nhưng mình chỉ sợ là hoa bị hư nên kêu con bé phải giữ cho kỹ không thôi bị hư thì không có gì cho các seour cắm.

Giờ đây đã đến trưa. Mình đang bắt một nồi cơm, bỏ thêm vào hai quả trứng trong xoong để luộc. Mình mới đến chưa có dịp đi chợ nên lúc này trong nhà bếp chỉ có gạo, trứng gà, một số mì gói, và vài trái chuối. Nếu không làm biếng thì mình có thể chạy xe năm phút để mua đồ ăn về ăn với cơm. Nhưng trời năng chang chang đi đâu cũng ngại. Có lẽ trưa nay mình sẽ ăn cơm với trứng luộc vậy.

Nong Bua Lamphu, ngày 12.4.2008





 

Toàn cảnh nơi làm việc của mình

Đây là ngôi nhà thờ Michael Tổng Lãnh Thiên Thần mà mình mới vừa lãnh nhận công việc đảm trách từ chiều hôm qua. Ngôi nhà thờ xinh xắn nằm trong một khuôn viên đất nhỏ bé nhưng rất đẹp. Nhà thờ rất ít giáo dân, một phần vì số người Công giáo trong tỉnh ít ỏi, một phần vì có người e ngại vì xung quanh nhà thờ đều là những trung tâm chăm sóc người bị nhiễm HIV nên không dám đi lễ.





Trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nằm đối diện với nhà thờ và được điều khiển bởi thầy Damien. Trung tâm hoạt động về lĩnh vực HIV/AIDS trong cộng đồng. Phía sau trung tâm cũng có nhà chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS. Có thêm một phòng ICU cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối.



Con suối này chạy ngang qua đất nhà thờ và trung tâm nuôi trẻ nhiễm HIV của các seour dòng Mẹ Têrêxa. Để nối liên hai bên, thầy Damien đã cho xây môt chiếc cầu.


Trong khuôn viên giáo xứ có cái "sala" dùng để tổ chức sinh hoạt. Hôm nay trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tổ chức chương trình phát quà cho những gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS trong vùng nhân dịp Tết truyền thống. Nhà tài trợ lạ hội Hồng thập tự. Quà phát bao gồm chăn mền và thức ăn. Thấy có nhiều viên chức trong tỉnh đến tham dự. Đài truyền hình địa phương cũng đến quay phim lấy tin. Thấy có rất nhiều thành phần muốn "lấy điểm" bằng cách làm từ thiện. Họ trao qua cho người nghèo và rất quan tâm đến cách chụp hình để cho thấy rõ ràng họ đang làm gì.




Một trong nhưng căn nhà trong trung tâm nuôi trẻ mồ côi bị nhiễm HIV do các seour dòng Mẹ Têrêxa đảm trách. Nhà này nằm đối diện với "nhà xứ" nơi mình đang ở hiện nay.

Hôm nay mình chính thức trở thành nhà truyền giáo


Chuyến bay 9210 của hãng hàng không giá rẻ Nok Air đáp xuống sân bay Udon Thani lúc 2 giờ chiều. Hôm nay hành khách đi rất đông vì có nhiều người về quê “ăn tết”. Chỉ vài ngày nữa là người Thái sẽ mừng tết truyền thống của họ mà gọi là Songkran. Ngày này, các gia đình người Thái cũng tụ họp để ăn mừng như người Việt Nam vậy.

Mình thì lại không phải về quê ăn tết mà đang trên đường đến Nong Bua Lamphu để nhận công việc mới. Vừa bước xuống máy bay, cái nóng khủng khiếp của vùng này đập vào mặt mình như lửa thiêu. Mới trở về từ Úc với khí hấu mát mẻ của mùa thu nên đối diện với thời tiết ở đây lại càng thấy khó chịu hơn.

Ở nơi lấy hành lý, mình đứng bên cạnh một thầy chùa. Thầy nhờ mình bốc hành lý cho thầy khi nó được chuyển ra bên ngoài. Thầy có tới ba hộp đồ, gói bằng giấy carton. Hình như thường thì thầy chùa không cúi xuống bốc vác đồ nên phải nhờ người khác làm hộ. Mình vui vẻ lấy hành lý cho thầy.

Sau đó thì cái vali của mình cũng xuất hiện và mình lấy nó đem ra ngoài. Thầy Ron đang chờ mình trong đám đông có hàng trăm người cũng đang đón người thân từ xa về ăn tết. Vì ngày lễ nên mới có nhiều người đứng chờ như thế.

Mình không đi thẳng đến Nong Bua Lamphu, mà ghé qua nhà thờ chánh tòa để lấy số đồ đạc còn lại ở nhà xứ. Luôn tiện mình chào Đức Giám Mục. Cha Gowith và cha Miếu không có ở nhà. Có lẽ hai ngài có cuộc họp nào đó.

Thầy Ron đưa mình về giáo xứ thánh Micaen, một giáo xứ nhỏ bé trong tỉnh Nong Bua Lamphu. Đây là giáo xứ mà chính tay thầy Damien đã xây dựng lên. Nhưng thời gian qua, tình hình ở đây rất bất ổn nên số giáo dân chỉ vỏn vẹn vài chục người. Trong khuôn viên giáo xứ có một trung tâm nuôi trẻ mồ côi bị nhiễm HIV do các seour dòng Mẹ Têrêxa đảm trách. Ngoài ra thầy Damien cũng điều khiển trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cũng có những hoạt động trong lĩnh vực HIV trong cộng đồng.

Nhà xứ của mình khá rộng, nằm bên cạnh nhà của các em mồ côi. Một mình ở không hết. Nhưng căn nhà này mình chỉ ở tạm thời vì một căn nhà mới đang được xây bên cạnh nhà thờ để cho tiện lợi hơn. Dự định vài tháng nữa thì công trình xây dựng sẽ hoàn tất. Căn nhà mới không lớn, chỉ có hai phòng ngủ. Vài tháng nữa anh Trực sẽ lên ở với mình, mỗi người một phòng.

Đất nhà thờ ít quá, nên không có nơi để sinh hoạt. Trung tâm nuôi trẻ HIV và trung tâm ĐMHCG đã chiếm hết phần đất còn lại. Căn nhà xứ đang xây phải nằm sát bên nhà thờ và cũng sát với con đường lớn chạy qua trước nhà thờ. Mình sợ rồi sau này xe cộ đi lại nhiều nằm ngủ trong phòng mà cứ nghe tiếng xe chạy bên tai.

Tuy khuôn viên nhỏ, nhưng thầy Damien thuê người chăm sóc rất chu đáo. Bước vào đây có cảm giác như bước vào một công viên với nhiều cây xanh được trồng trong vường và dọc hàng rào. Người làm vườn cũng trồng hoa và luôn chăm bón rất kỹ lưỡng. Thoáng nhìn thì thấy rất mát mẻ. Chỉ có một điều là nếu có tổ chức dạy giáo lý hay họp hành hội đồng giáo xứ gì đó thì không biết sẽ làm ở đâu vì không có nơi sinh hoạt. Muốn xây thêm cũng không có đất để làm. Đó là một thách đố mà anh Trực và mình đang suy nghĩ không biết phải khắc phục bằng cách nào.

Giáo xứ còn có nhiều vấn đề khác nữa mà giờ này mình nói ra bao nhiêu cũng không xong. Hôm nay mình tạm gác những vấn đề đó qua một bên. Giờ đây mình chỉ muốn ngồi yên lặng để ý thức được rằng, sau những tháng ngày học ngôn ngữ, hội nhập văn hóa, và đi thực tập nơi này nơi khác, giờ đây mình đang ngồi trong một nhà xứ, làm lễ trong nhà thờ do mình đảm trách, và chính thức làm một nhà truyền giáo. Một bước mới trong hành trình ơn gọi của mình đã chính thức bắt đầu.

Nong Bua Lamphu, ngày 10.4.2008

Trở về Thái Lan


Mình rời Sydney sáng thứ hai trên một chuyến bay của hãng hàng không Thái, đến Bangkok lúc 5h chiều. Mình không bay thẳng về Udon Thani nhưng ở lại Bangkok vài ngày để làm một số việc.

Sáng thứ ba mình ra đại sứ quán Việt Nam để làm đơn xin miễn thị thực cho người Việt Kiều. Mình đưa ra các đơn cần thiết theo chỉ dẫn của nhân viên ở văn phòng lãnh sứ quán Việt Nam tại Khon Ken, cũng như những gì trong bản chỉ dẫn lấy từ trên mạng xuống. Nhưng khi nhân viên ĐSQ, một người đàn ông khoảng ngoài 40 tuổi nhìn qua đơn của mình thì trả lại với lời nói như sau: - Phải có hai người bảo lãnh. Một người bảo lãnh chưa đủ.

Thế là mình ra về mà chẳng được việc. Quả thực bây giờ mình mới hiểu tại sao số người Việt Kiều làm giấy miễn thị thực rất ít. Vì việc xem ra đơn giản đối với thủ tục trên thực tế không đơn giản tí nào. Ở nơi này nói một đường, ở nơi khác bảo một nẻo.

Trước khi ra về, mình hỏi nhân viên ĐSQVN rằng: - Tại sao ở văn phòng LSQ, anh Bằng nói với tôi chỉ cần một người công dân Việt Nam bảo lãnh, và trong giấy hướng dẫn cũng không nói gì đến phải có hai người bảo lãnh, mà bây giờ lại nói là phải có 2 người?

Nhân viên ĐSQ trả lời: - Nếu anh Bằng nói vậy thì đưa lên anh Bằng làm.

Mình không biết nói gì hơn trước thái độ của ông ta nên đành ra về. Sau đó, mình tìm đến văn phòng của bộ giáo dục để lấy chứng chỉ “thi đậu” tiếng Thái. Việc này diễn ra êm xuôi và cuối cùng mình cũng cầm được trong tay chứng chỉ bảo đảm rằng mình có kíến thức tiếng Thái tới mức lớp 6. Và với khả năng này, mình được phép dạy học trong các trường tư trên đất Thái.

Ngày còn lại ở Bangkok, mình đến bệnh viện St. Louis để khám và chăm sóc răng. Tối hôm qua, mình có gặp Đoàn một bạn trẻ Việt Nam cũng như anh Thắng và vợ con mà anh mới đưa từ Việt Nam qua Thái Lan để làm việc.

Giờ nay mình đang ngồi trên máy bay đi về Udon Thai rồi Nong Bua Lamphu, nơi một công việc mới và một cuộc sống mới đang chờ mình. Mình nhìn về những gì trước mắt với một chút hồi hộp cũng như náo nhộn. Từ này trở đi, mình sẽ là một nhà truyền giáo thực sự. Rồi mình sẽ làm được việc gì chăng?

Chuyến bay từ Bangkok đến Udon ngắn ngủi quá. Mình chưa kịp viết thì nhân viên đã thông báo máy bay chuẩn bị hạ cánh. Những gì muốn ghi lại đang còn năm dỡ dang trong tư tưởng. Phải nhường lại cho một dịp khác vậy.

Trên máy bay từ Bangkok đến Udon Thani, ngày 10.4.2008

Chuyến đi về Emmaus



Tối qua anh Việt gọi điện thoại đến mời mình dâng lễ chiều thứ bảy ở giáo xứ của anh. Mình đồng ý và lật sách ra xem các bài đọc và bài Phúc Âm của tuần thứ ba mùa Phục Sinh là gì? Hóa ra là câu chuyện về chuyến đi về Emmau của hai môn đệ của Chúa Giêsu.

Sáng nay, thức dậy sớm, mình soạn một bài chia sẻ để chuẩn bị cho thánh lễ cuối tuần. Mình hy vọng rằng những ý tưởng trong bài chia sẻ sẽ giúp cho người nghe vượt qua được những đau buồn và khó nhọc trong cuộc sống để nhận ra rằng Chúa Kitô Phục Sinh đang đồng hành với họ trong cuộc sống. Chỉ có điều nhiều khi mình chưa nhận ra Ngài mà thôi. Nếu mình nhận ra Ngài, mình sẽ cảm nhận được niềm vui thực sự, niềm vui lâu dài, chứ không phải là niềm vui thoang thoảng vui qua chống hết sau khi mùa Phục Sinh đã trôi qua và mọi sự trở lại "bình thường" trong cuộc sống.
__________________

Brothers and sisters in Christ, it has been 15 days since we celebrated Easter Sunday. How many of us are beginning to feel like the Easter spirit and joy is beginning to fade away? By next week, this Easter feeling is going to be mere traces. And then, everything is gone. If we want to rekindle that Easter feeling again, we'd have to wait for another year. In the meantime, we wade through life in our ordinary ways, with our work and our responsibilities, and our familiar mistakes and shortcomings.

Have you wondered why this feeling fades away so soon? I think it’s because a lot of times, we never really allowed ourselves to feel the joy of Easter in our heart. As we hear the preaching about Jesus dying for us, and how he rose from the dead after three days, as we saw the celebrations, the candles, and the decorations; as we heard the songs and the choir singing Alleluia --we kinda got excited and felt like something was stirring in our heart. But in reality, we never really felt truly joyful about Christ’s resurrection. We only go along with the crowd because that’s what the church says we’re supposed to feel.

Sisters and brothers, if what I’m saying fits somewhat with what you’re feeling, you’re probably not alone. I think many of us are this way. Easter comes, and easter goes. We get a little excited by all the hoopla around the celebration, but that excitement doesn’t last very long.

In some ways, many of us are feeling the same way the two disciples feel as they travel to Emmaus. They are dejected because their hopes and dreams haven’t come true. They are disappointed because their leader has been put to death. They’re like a snake with its head chopped off. It twists around spasmodically without any direction. Even when Jesus appears to them on the road, they cannot recognize him because their mind and heart is immersed in misery.

Like the disciples, some of us are wounded by our past, our history, and our unrealized expectations. Some of us suffer from disappointment and a lack of direction in life. We go to Mass on Sundays, celebrate the Eucharist but we don’t see Christ. We journey through Lent, and the Easter season, but we don’t feel joy.

Like the disciples, we are journeying, sometimes alone, sometimes with others, with heavy hearts and heavy burdens. Yet, what I would like to share with you today is that this journey does not have to continue forever this way. Whether we sense it or not, Jesus is there traveling with us. Perhaps, it is in a way that we don’t recognize or sense at first. But he is there, trying to educate us,
Trying to help us understand about who he is, and what is the meaning of his death and resurrection for our lives, and for the life of the world.

What we have to remember is that sometimes Christ appears to us in ways that we don’t expect, and we must allow ourselves to be open to all the possible ways
that He may be with us. The disciples recognized Christ when he broke bread with them in the evening meal. Chist is indeed with us in the Word. Christ is truly with us in the Eucharist. And Christ is with us in many other wonderful ways in our life. But we will only know what those ways are if we allow ourselves to believe in this reality.

There is a painting in a museum by the Dutch painter, Rembrandt, of Jesus sitting at table between the two disciples. The painting tries to capture the rapturous joy on the faces of the disciples at the moment when they recognized Jesus. A guide would explain that painting to visitors by telling the story behind it, the story we just heard, in a routine kind of way. Then his wife got cancer and died a slow, agonizing death. He could see absolutely no meaning in her terrible suffering and untimely death. It was as if the world had come to an end for him.

Nevertheless, he was persuaded to go back to work at the museum. Once again he found himself telling the story, only more mechanically than before. Then one day something clicked inside him, and suddenly he realized that the story was not just about those two forlorn disciples but about him too. Like the two disciples, he was going down a sad and lonely road. Even though he was a believer, regrettably, up to that point Jesus had been little more than a shadowy figure who lived only in the pages of the Gospels.

But now Jesus came alive for him. He felt his presence at his side,
the presence of a friend who knew all about human suffering. “It was as if my eyes were opened and I saw things differently,” he told a friend. “My heart began to burn within me. As I went on telling the story, a healing process was at work inside me. Even though at times I’m still fragile, I have begun to hope and live again.”

Sisters and brothers in Christ, each of us have our own stories of pain and disappointment. But as we make our personal life journeys, healing is possible if we know that Christ himself also suffered at the hands of wickedness, betrayal, and disappointment. But Christ himself overcame death and returned to life.
And Christ himself seeks out those who are still suffering in order to comfort them and help them overcome hopelessness and despair, helping them to again feel joy inside knowing that the dark road on which they travel will brighten up,
will have flowers growing on either sides of the path, and the one waiting for them at the end of their journey is none other than the Resurrected Christ.

As we prepare to break bread in this Eucharist and share in the body and blood of Jesus Christ, let us remember and know that in this bread and wine, there is the presence of our Lord Jesus Christ –
The one who lived 33 years as a man;
The one who preached the beautitudes to us in his sermon on the mount;
The one who carried the cross on which he was hung to die;
The one who went out of the tomb as the Resurrected Christ;
The one who walked alongside the two disciples to teach and comfort them
As they made their forlorn journey away from Jerusalem;
And….sisters and brothers,
The one who is traveling side by side with each and everyone of us in our life.

Do you recognize him?
If you do, may you feel great joy, truly great joy, in your heart,
Because this is the Resurrected Christ -
Who is the source of our hope and our salvation.

Macquarie Fields, NSW, AU, ngày 3.4.2008