Tuổi thọ của kiến thức (The Longevity of Knowledge)


Theo các nhà khoa học, tính đến năm 1900 thì lượng kiến thức của nhân loại được nhân đôi mỗi 100 năm. Vào thời điểm 1980 thì lượng kiến thức được nhân đôi mỗi 12 tháng. IBM ước tính vào năm 2020, lượng kiến thức sẽ được nhân đôi mỗi 12 giờ đồng hồ!

Cùng một lúc lượng thông tin càng ngày càng gia tăng với tốc độ khủng khiếp thì “tuổi thọ” của kiến thức lại ngày càng thuyên giảm. Nếu như cách đây 100 năm, để cho 1/2 vốn kiến thức của một kỹ sư trở nên lạc hậu hoặc bị loại bỏ phải mất tới 35 năm thì hiện nay, quãng thời gian đó chỉ còn 2,5-5 năm.

Thực trạng này cho thấy đừng ai nghĩ rằng những gì mình biết là đúng mãi mãi, là đủ và không cần học hỏi gì thêm. Bởi lẽ kiến thức, giống như chất phóng xạ, cũng có chu kỳ nửa phân rã. Và kiến thức lạc hậu và lệch lạc, cũng như chất phóng xạ, có thể gây vô số tác hại cho con người và xã hội.

****

According to scientists, up to the year 1900 it took a century for human knowledge to double. By 1980, the doubling rate was approximately every 12 months. However, IBM estimates that the doubling rate by the year 2020 will only be 12 hours!

At the same time that there is exponential increase in knowledge, the "longevity" of knowledge has been decreasing. 100 years ago, in order for 1/2 of the knowledge of a well-trained engineer to be disproved or replaced by new knowledge took about 35 years. However, presently the amount of time is estimated to only be between 2.5 and 5 years.

This reality shows that no one should feel that whatever he/she knows is always going to be right, and his/her knowledge is adequate. Knowledge, like radioactive matter, has been proven to also have a half-life. And like radioactive matter, outdated and inaccurate knowledge can cause all sorts of damage for the individual and for society.

Bangkok, 25.09.2019

No comments: