Từ ngữ tiếng Thái mang tính miệt thị trong cách nói về lao động nước ngoài



Tại Thái Lan, lao động di cư Việt Nam, cũng như lao động di cư từ Cambodia, Lào và Myamar luôn được gọi là “คนต่างด้าว/khồn tạng đao” hoặc “แรงงานต่างด้าว/rèng ngàn tạng đao”. “Khồn” có nghĩa là người và “rèng ngàn” có nghĩa là lao động. Từ “tạng đao” có nghĩa nước ngoài. Từ ngữ này được sử dụng trong văn bản chính thức của chính phủ cũng như trong truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, khi nói về những người nước ngoài khác, đặc biệt là người Tây phương, thì từ “tạng đao” không được sử dụng mà thay vào đó là từ “คนต่างชาติ/tạng chat” hoặc “ต่างประเทศ/tạng pra-thêt”. Mặc dầu trong từ điển tiếng Thái, các từ “tạng đao,” “tạng chat” và “tạng pra-thêt” được cho là đồng nghĩa, nhưng do có sự phân biệt trong cách sử dụng nên từ “tạng đao” mang một hàm ý tiêu cực khiến cho đối tượng được gọi là “khồn tạng đao” cảm thấy mình bị phân biệt đối sử và miệt thị. Sự phân biệt trong cách sử dụng có thể thấy rõ ràng khi tìm kiếm trên Google với từ khóa “คนต่างด้าว” (khồn tạng đao) thì chỉ thấy xuất hiện hình ảnh về cán bộ chính phủ và cảnh sát họp báo về vấn đề lao động nước ngoài cũng như hình ảnh cá nhân và nhóm người nước ngoài bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ và bắt bớ vì làm việc trái phép. Tuy nhiên, khi dùng từ khóa  คนต่างชาติ” thì trên Google chỉ xuất hiện các  hình ảnh về những người đang tươi cười vui vẻ, ăn mặc lịch sự đến từ các đất nước khác nhau.

Bangkok, ngày 23.9.2019

No comments: