Những mối quan hệ


Nhờ có facebook mà mình quen biết nhiều người, nhưng cũng chỉ quen xã giao và phần nhiều là không hề được gặp nhau ngoài đời. Nhưng gần đây mình gặp được một người tên là K., một người thái gốc Việt.  Khi bà K. biết mình chuẩn bị đi tỉnh Tha Khek dạy học cho các thầy và sẽ đi qua tỉnh Nakhon Phanom thì bà ngỏ ý mời mình lưu lại Nakhon Phanom để tham dự lễ giỗ của bố bà. Mình đồng ý vì việc đến Tha Khek cũng không phải gấp gáp. Bà mua vé máy bay cho mình và nói sẽ có ba người cháu cùng đi vào sáng thứ bảy. Đến sân bay sẽ có xe ra đón đến khách sạn nơi đại gia đình đang tụ họp để tham dự lễ giỗ.

Sáng sớm thứ bảy, mình đi taxi ra sân bay Don Mueng tại Bangkok và gặp ba người – T. và vợ là S. và Te là em gái. Cả ba đều ở lứa tuổi ngoài 30 hơn kém mình vài năm. Cả ba vui vẻ nói chuyện và làm quen với mình. Khi máy bay đáp xuống sân bay Nakhon Phanom thì có xe đến đón và đưa về khách sạn Riverview nằm ngay một bên sông Mekong. Hóa ra khách sạn này mình quen biết và đã từng đến ngủ lại một đêm khi có chuyên đi thăm Việt Nam với các cha trong bốn giáo phận vùng đông bắc Thái Lan. Chủ của khách sạn là cô Nh., một Việt kiều Thái bên đạo Công giáo.

Khi bước vào khách sạn thì cô K. ra đón chào và dẫn vào phòng ăn. Ở đó cô giới thiệu các anh chị của cô trong đại gia đình, có hai chị gái và một anh trai. Mình không khỏi bất ngờ khi nhận ra người anh trai là ông Ch., một thương gia tại Bangkok và là một ân nhân đã từng giúp đỡ nhà thờ mình khi bị sự cố bão làm mái nhà sinh hoạt bì xụp đỗ năm trước. Ông Ch. Cũng chỉ quen biết mình qua facebook và trên điện thoại nhưng chưa từng gặp nhau ngoài đời. Và ba người cùng đi trên chuyến bay với mình chính là những người con của ông. Sự trùng hợp này quả là thú vị và những người dường như lạ hóa ra cũng khá quen khi đã có mối quan hệ trước đây, cho dù không gần gũi.

Ngày đó, cả gia đình đưa nhau đi viếng đền thánh các Á thánh tử đạo Thái Lan tại Song Khon. Ở đó mình gặp lại cha Lọ, là linh mục phó của giáo xứ, và cùng ngài dâng lễ cầu bình an cho đại gia đình. Sau khi ăn trưa ở một quán nổi tiếng trong vùng xong, ông Ch dẫn gia đình đi thăm một ngôi chùa cổ nổi tiếng trong vùng. Ở đây người ta nói có thánh tích của Đức Phật được đưa đến Thái Lan từ thời xa xưa. Chúa có một cái tháp cao, bên trong có thang cho người ta có thể leo lên tới đỉnh. Mỗi tầng có trưng bày tượng Phật và trang trí khá sặc sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vào mà phải có phép đặc biệt và phải là đàn ông. Dĩ nhiên ông Ch là một thương gia giàu có nên việc xin phép không khó, đặc biệt là việc xin phép sẽ kèm theo việc “làm phúc” cho chùa. Mình và các người đàn ông trong đoàn được nhân viên chùa mở cánh cửa vào bên trong và lần lượt leo thang lên các tầng, cả thảy có bảy tầng.

Mình cũng leo để được nhìn thấy vẽ đẹp của Chùa. Tuy nhiên, mình hơi bất ngờ khi thấy những người Công giáo vừa mới đi nhà thờ, khi đến đây thì chắp tay lạy Phật thật trang nghiêm, không chỉ một lần mà nhiều lần, và có người còn đứng trước tượng Phật như vẽ đang khấn vái điều gì đó. Mình không dám xác định suy nghĩ và niềm tin của họ, nhưng cũng không khỏi đặt vấn đề khi xem như họ hơi “ba phải” trong đức tin của mình.  Và thái độ của họ cũng là thái độ của nhiều người Công giáo tại Thái Lan là “đạo gì cũng tốt”. Mặc dầu đạo gì cũng dạy những điều tốt, nhưng thiết nghĩ người tự cho mình là Công giáo cũng nên có một đức tin vững chắc để biết phân biệt những gì nên làm và những gì không nên làm khi đã chọn cho mình một tôn giáo.

Tha Khek, Lao, ngày 30.4.2013

Nhìn lại một chuyến đi


Hà Nội
Hà Nội

Mình trở lại Thái Lan chỉ được hai ngày thì bay qua Việt Nam trong một chuyến thăm viếng đầy ý nghĩa, tiếp nối những ngày tháng thăm gia đình, bà con, bạn bè và anh em dòng SVD tại Mỹ trong thời gian gần 3 tháng. Điểm đầu tiên mình dừng chân là Hà Nội. Chỉ lưu lại ở Hà nội một đêm, nhưng mình đã có thời giờ đi viếng một số nhà thờ như nhà thờ Lớn, nhà thờ Thái Hà và nhà thờ Cửa Bắc, gặp gỡ một đệ tử của dòng SVD tại Hà nội. Hai bố con đi thăm và chụp hình ở các nhà thờ, rồi đi về nhà của Đ. ở ngoại ô Hà Nội để dùng bữa ăn trưa thân mật với gia đình. Ăn trưa xong, mình ghé thăm ngôi nhà thờ quê của Đ., một ngôi nhà thờ cổ được xây từ cuối thế kỷ 19.

Sau khi rời Hà Nội, mình bay vào Vinh để thăm một số gia đình tại giáo xứ Xã Đoài. Lý do mình đến đây là do có mối quan hệ với một số bạn trẻ thuộc giáo xứ này đang hoặc từng làm việc tại Thái Lan. Làm mục vụ cho các bạn nhiều năm, mình cũng muốn có dịp làm quen với gia đình và quê hương của các em, nên đã tận dụng kỳ nghỉ của mình để đi thăm viếng và tìm hiểu nhiều hơn về đời sống của họ tại Việt Nam.

Đến đây mình được giáo dân đón tiếp vô cùng niềm nở, đó là thái độ của những người quê chất phác và đạo đực, luôn tôn trọng cha cụ. Nhiều gia đình biết mình đã từng hướng dẫn và giúp đỡ con em của mình khi mưu sinh xa nhà nên muốn mời mình đến thăm và dùng bữa tại nhà họ. Và cứ thế trong năm ngày lưu lại đây, mình đi ăn hết nhà này đến nhà khác. Thằng Hùng là người phải nghỉ việc một tuần để làm “tài xế xe máy” cho mình nói, “Cha ở đây một tháng cũng vẫn có người mời cha đến ăn.” Mình nói với nó, “Cha mà ở đây một tháng chắc cha béo như con heo.” Gia đình họ cũng khó khăn thật, nhưng vì quý mến khách nên họ cố gắng làm những món ngon để đãi, cho dù mình không phải là người thích ăn nhiều.

Giáo dân ở Giáo họ Trung Hậu không chỉ mời mình ăn mà còn mời mình dâng lễ nữa. Mình cũng không từ chối vì ở đây họ rất muốn có thánh lễ trong nhà thờ của giáo họ, nơi mà thánh lễ không được diễn ra thường xuyên do cha xứ thì tuổi đã 80, mà phải phụ trách cả thảy 6 giáo họ bao gồm trên 9,000 giáo dân. Mình dâng Thánh lễ tại giáo họ Trung Hậu, nơi có xác của thánh tử đạo Phêrô Hoàng Khanh được đặt trong nhà thờ, ba tối, giảng đặc biệt cho giới trẻ, và sau lễ còn sinh hoạt và giao lưu với giới trẻ nữa. Giáo dân cứ nói với mình, nếu ở đây có người như cha thì chắc giới trẻ sẽ mạnh lắm. Mình nói với họ, bây giờ không có cha nào ở đây nên có ai tới thì cũng có thể giúp cho giới trẻ ở đây mạnh lên. Một trong những ấn tượng để lại cho mình là ở vùng quê miền bắc Việt Nam, các nhà thờ luôn có bộ âm thanh lớn trên nóc nhà thờ để thông báo cho giáo dân biết về giờ lễ hoặc các thông báo khác trong giáo xứ. Vì thế mà một thánh lễ được tổ chức rất gấp cũng có số người đến tham dự không ít. Mà ngay cả những người vì bận việc không thể đến nhà thờ cũng có thể theo dõi thánh lễ và bài giảng của linh mục qua giàn phát thanh của nhà thờ.

Ở Vinh mình tiếp tục đi “hành hương” thăm một số linh địa trong giáo phận, như đền thánh Antôn tại Trại Gáo và nhà thờ đá Bảo Nham. Mình thích đi những nơi này lắm vì ở đây mình cảm nhận rất rõ ràng lòng đạo đức của người Việt Nam ở các vùng quê. Đặc biệt khi đi viếng Thánh Antôn thì mình có cảm giác rất lạ khi đứng trước tượng Thánh ngài. Người cứ ơn lạnh lên và nổi da gà vì biết mình đáng đứng trước tượng một vị thánh vĩ đại và linh thiêng trong giáo hội. Mà theo những gì giáo dân kể lại cho mình nghe thì Thánh Antôn ở đây linh thiêng lắm. Trước đây người ta đã từng muốn xây cho ngài một cái đền thờ to lớn hơn cái đền nhỏ bé như bây giờ, nhưng ngài dường như không muốn. Cứ mỗi lần bắt đầu công trình xây dựng hoặc muốn di chuyển tượng của ngài thì có sự cố xảy ra khiến dự án không thực hiện được. Về sau mọi người hiểu rằng, ngài không muốn có một đền thờ to lớn sang trọng nên bỏ hẳn ý định xây đền thờ khác cho ngài. Giờ đây giáo phận có dự án xây đền thờ Thánh Antôn mới, nhưng chỉ là xây thêm phía trên, chứ không thay đổi nơi đặt tượng của ngài.

Sau khi ở lại Vinh năm ngày, đi thăm nhiều nhà thờ, được mời ăn ở nhiều nơi, và đi dã ngoại với các bạn trẻ mà mình quen biết thì mình đã lên đường rời vùng đất này. Chuyến máy bay của hãng hàng không Việt Nam đưa mình từ Vinh vào Sài Gòn, rời vùng đất mà trong những ngày mình ở đó thật mát mẻ và thoải mái, không chỉ vì thời tiết dễ chịu, không khí trong lành, mà còn vì những con người vủi vẻ niềm nở tại vùng đất miền trung này. Ngày đến Vinh, các bạn trẻ ra sân bay đón mình với những bó hoa và nụ cười. Khi rời Vinh, mình mang theo những kỷ niệm đẹp và cũng không khỏi tự mỉm cười khi nhớ lại những ngày ngắn ngủi ở đây.

Tha Khek, ngày 29.4.2013
Sinh hoạt giới trẻ giáo họ Trung Hậu, gx Xã Đoài, Vinh
Dâng lễ tại giáo họ Trung hậu, gx Xã Đoài, Vinh
Đi thăm đền thánh Anton, gp Vinh
Đi thăm một số nhà thờ trong GP Vinh
Dâng lễ ở nhà thờ chánh tòa Xã Đòai, gp Vinh


Còn 3 ngày ở Mỹ

Ngày cuối cùng ở Mỹ
Chỉ còn 3 ngày nữa là chuyến thăm gia đình của mình lần này kết thúc. Mình đang sắp xếp đồ đạc, kiểm tra lại những thứ mà mình đã mua thời gian qua, cũng như những món quà mà người này người nọ tặng cho mình, có áo quần, thuốc men, đồ dùng.... Hóa ra lần này mình mua khá nhiều thứ đồ để mang đi Thái Lan. Ngoài những thứ đồ thường mua như áo quần thì lần này có khá nhiều những thứ đồ để chăm sóc sức khỏe, cụ thể là cái bệnh đau nhức cổ và vai. Và hôm nay mình đã mua những món đồ cuối cùng để mang đi Thái Lan, đó là những hộp chocolate để tặng những người thân quen bên đó. Hai chiếc vali của mình có lẽ sẽ bị tận dụng hết không gian của nó.

Vì là tuần cuối cùng ỡ Mỹ nên mình cũng tranh thủ đi gặp gỡ những bạn bè và người thân trước khi chia tay. Chúa Nhật này tất cả mọi người trong gia đình của mình sẽ tập trung tại nhà ba mẹ để chia tay mình trước khi lên máy bay. Năm này mình đã quyết định phải có mặt ở nhà vào ngày Chúa Nhật để được gặp mọi người trong gia đình chứ không lập lại điều đã làm trong chuyến về thăm gia đình lần trước.

Chuyện là trong chuyến "homeleave" hơn ba năm trước, suốt thời gian ở Mỹ mình phải tranh thủ để đi dâng các Thánh lễ đây đó để xin hỗ trợ cho công việc truyền giáo của mình tại Thái Lan. Điều này khá vất vả vì mình cũng rất e ngại với việc quyên góp vốn đã trở nên một vấn đề tế nhị trong các cộng đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nhưng vì nhu cầu truyền giáo nên mình cũng phải cố gắng và cũng đã đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên có lẽ mình đã làm hơn những gì mình nên làm. Một ngày nọ, mình gọi điện thoại hỏi thăm một người bạn linh mục đang giúp xứ tại tiểu bang Louisiana. Cha L. đề nghị mình nên đến giáo xứ của ngài để giảng và quyên góp. Giáo xứ này đa số là người Mỹ da đen, và theo cha L. thì họ rất cởi mở và rộng rải. Nhưng mình nói với cha L. là mình sặp phải trở lại Thái Lan và không còn thời gian để đi đâu nữa. Chỉ còn một cái cuối tuần cuối cùng là chưa phải đi đâu. Cha L. liền thúc dục mình qua giáo xứ của ngài. Mình suy đi nghĩ lại về đề nghị của người cha bạn. Thực ra mình đã dự định không đi đâu vào những ngày cuối tuần đó để ở với gia đình trước khi lên đường vào tối Chúa Nhật. Nhưng nghe bạn thúc dục và cũng muốn có thêm điều kiện để làm việc truyền giáo nên mình quyết định hoãn chuyến bay hai ngày để có thể đi Louisiana dâng lễ.

Sau khi quyết định sẽ đi Louisian mình liên mua vé máy bay gần 600 USD, hơi mắc vì mua cận ngày và phải quá cảnh ở Texas rồi mới đi tiếp đến Lousisiana. Đến nơi cha L. và cha chánh xứ đón tiếp nồng hầu. Ngày thứ 7 và Chúa Nhật mình dâng khoảng 4 thánh lễ và chia sẻ về công việc truyền giáo tại Thái Lan. Giáo dân ở đó quả thật rất vui vẻ và cởi mở, và thánh lễ rất sinh động. Sau khi dâng lễ xong thì chiều Chúa Nhật cha L. đưa mình ra sân bay để đi về lại California. Tuy nhiên, chuyến bay từ Lafeyette đến Fort Worth lại bị trể giờ do thời tiết xấu nên khi mình đến Texas thì cũng đã đến giờ chuyến bay tiếp theo của mình khởi hành. Thế mà sân bay ở Ft. Worth thì rất lớn. Mình phải đi bộ khá xa đến nơi lên tàu điện để đi đến cái ga có chuyến bay đi Orange County. Lúc đó mình vô cùng nóng lòng vì theo thông tin trên vé máy bay thì chỉ còn vài phút nữa thì máy bay sẽ cất cánh. Khi bước xuống xe điện thì mình chạy hối hả đến cổng lên máy bay. Khi đến nơi thì mình thở phào nhẹ nhỏm khi thấy hành khách còn đang xếp hàng lên máy bay. Thế là mình chưa bị trể chuyến bay. Mừng quá.

Tất cả hành khác lên máy bay và đã ổn định chỗ ngồi. Mình cũng thế. Mình thầm nghĩ trong đầu chỉ vài tiếng đồng hồ nữa là sẽ về lại California, và được nghĩ ngơi trước khi lên đường. Nhưng hóa ra việc ngồi chờ đó không phải chỉ vài phút mà biến thành hai giờ đồng hồ khi thoạt đầu thì lý do chậm trể là đoàn bay chưa kịp đến. Sau đó thì do thời tiết xấu nên máy bay không được cất cánh. Không ngờ mình đã lo lắng không kịp máy bay trước đó chỉ là không.

Cuối cùng thì máy bay cũng được phép cất cánh và thêm lần nữa mình lại mơ tới cái giường trong phòng ngủ ở nhà để được nghỉ ngơi sau chuyến đi vất vả. Nhưng sự trục trặc vẫn chưa xong. Giữa chuyến bay thì nhân viên hàng không đã thông báo rằng do chuyến bay chậm trể và sẽ đến California sau 12h đêm nên phi trường John Wayne ở Orange County đã đóng cửa. Vì thế sẽ phải đáp máy bay ở phi trường Los Angeles, cách nhà mình một tiếng đồng hồ thay vì 10 phút nếu xuống ở Orange County. Và đến nơi lúc 1h sáng thì cũng không có ai để đến đón mình được. Mình buộc phải bỏ tiền thuê taxi về nhà.

Về đến nhà thì ba mẹ đã đi ngủ từ lâu. Sáng hôm sau, ba mẹ hỏi thăm về chuyến đi của mình và hỏi quyên góp được bao nhiêu? Bình thường khi quyên góp ở các cộng đoàn Việt Nam thì cha quản nhiệm sẽ giao cho mình số tiền ủng hộ ngay. Nhưng ở nhà thờ Mỹ thì họ không làm như vậy. Cha xứ nói sẽ đếm tất cả số tiền thu được từ các Thánh lễ rồi sẽ chuyển đến cho mình sau. Vì thế mình trả lời với ba mẹ là mình không biết được bao nhiêu. Nhưng cũng hy vọng được một số tiền kha khá cho việc truyền giáo. Mặc dầu không được ở nhà vào ngày Chúa Nhật cuối cùng để gặp gỡ các anh chị và các cháu trước khi lên đường, nhưng mình cũng tự an ủi rằng điều mình làm là cần thiết cho việc truyền giáo. Ba mẹ và các anh chị cũng thông cảm.cho sự hy sinh đó.

Hai hôm sau mình lên chiếc máy bay của hãng hàng không EVA về lại Bangkok sau hơn hai tháng tại Mỹ. Một thời gian sau thì mình nhận được một lá thư từ cha xứ của nhà thờ nơi mình đi dâng lễ và được cho hay, số tiến nhận được từ tất cả các Thánh lễ là khoảng hơn 750 USD. Mình không tin mắt mình, đọc lại thêm lần nữa. Đúng là thế. Hóa ra sau khi trừ tiền mua vé máy bay và tiền đi taxi thì chỉ "lời" khoảng 150 USD. Đó là chưa kể công sức dâng các Thánh lễ, sự mệt nhọc trong chuyến đi, sự lo lắng vì sơ trể chuyến bay, và trên hết là cơ hội quý báu để ở bên cạnh ba mẹ và các anh chị cũng như các cháu trước khi lên đường.

Đọc thư xong mình tự trách bản thân, "Hay là tại vì 'tham' tiền không chịu ở nhà với gia đình vào Chúa Nhật cuối cùng mà còn đi quyên góp nên Chúa phạt cũng đáng." Rồi sau đó cũng tự an ủi, "Thôi dù sao đi nữa thì mình cũng đã có dịp chia sẻ về công việc truyền giáo cho những người giáo dân ở đó biết và thêm lời cầu nguyện. Và bên cạnh đó cũng được thăm viếng một số anh em linh mục trong dòng. Đó cũng là một điều đáng vui."

Cho dù mình không còn  buồn về sự cố này nữa, nhưng mình đã rút kinh nghiệm cho kỳ nghỉ lần này. Đó là vào Chúa Nhật cuối cùng mình không có bất cứ một sinh hoạt gì ngoài việc dành thời gian cho gia đình. Những ngày trước đó có thể đi gặp gỡ bạn bè hoặc ăn uốn đây đó. Nhưng ngày cuối cùng thì sẽ phải ở nhà. Vì thế mà lần này mình sẽ không phải hối hấn và luyến tiếc điều gì trước khi rời Mỹ để trở lại Thái Lan tiếp tục sứ vụ mà mình đã được Hội dòng giao phó.

Costa Mesa, CA ngày 4.4.2013

Bài chia sẻ trong Lễ Vọng Phục Sinh tại ĐCV Ngôi Lời



The season of Lent is always a time of prayer, reflection and soul searching.
but this year, our church got an extra dose of it
When as Lent began, Pope Benedict suddenly issued his resignation.
Many of us were bewildered and shocked. 
But no doubt Pope Benedict knew what he was doing.
The secular media attempted to present a rather worrisome picture
Of a Pope being forced to abdicate due to insurmountable problems in the Curia,
And of cardinals vying for the seat of Peter to lead a church
That was corrupt and out of touch with the times. 
Then, while we watched and prayed, the cardinals met and discussed,
Searched their hearts and searched for the Will of God.
Then, they began the conclave locked away from the world in the Sistine chapel,
Shunned from cell phone, mass media, or Twitter accounts,
Having the Holy Spirit as their only inspiration.
Two days later, after five ballots and two rounds of black smoke
Rising from the Sistine Chapel chimney,
Catholics that flocked to St. Peter Square and all over the world
Erupted in joy and thankfulness when white smoke billowed out of the chimney
signalling the election of an Argentinian cardinal Who would become Pope Francis. 
Emerging from inside the walls was a humble and gentle 76 year old man
Who was not on the list of projected candidates.
Once again, the Universal Church is able to celebrate, hope, and journey forward
With its new shepherd granted by God.

This episode of confusion and uncertainty
Followed by tremendous joy and gratefulness in the life of our Church this Lent
Reflects greatly the spirit of what we are celebrating
in such a grand manner this evening.
And that is the story of Jesus Christ who was crucified on the Cross
And then buried in a tomb;
Yet on the third day, when his sad and forlorn disciples came looking for him,
He was no where to be found.
What they discovered was just an empty tomb.
That empty tomb holds great importance for our faith.
For without that empty tomb, as St. Paul says,
We are just a bunch of pitiful fools and our faith is useless
Because we believe in something that isn’t true.

So if we are going to spend this much time and effort
Organizing this celebration tonight and throughout this Triduum,
 It must mean that we do insist
That there was a tomb in which the body of the crucified Jesus was laid,
But on the third day, that body was not found.
Behind that empty tomb is not some sort of intricate conspiracy
Carried out by the government or by the followers of Jesus,
But the belief that Jesus indeed resurrected from the dead.
And by His resurrection, he brings hope to the hopeless
peace to the distraught, and courage to those who are afraid to proclaim one’s faith.

The story of the empty tomb and the resurrected Christ
Will always be the most fundamental aspect of our faith
As individual Christians and as a Church in every age and place.
It is this very event that tells us that
There is a wonderful plan of salvation that God has for the world.
And the empty tomb is not just a malicious hoax or an urban legend,
But indeed, it is God's plan of salvation.
And what is salvation if it is not about
Helping us to be affirmed in God’s love and mercy,
And that never once did God want to toss us away
Like a failed experiment.
Instead, God desires to give us another chance,
To break out of chains and bondages that make us
Into slaves of sin and desolation.

The Pascal mystery of Jesus’ suffering, death, and resurrection
Affirms that life is not just about suffering or being downtrodden,
And however long the dark night seems to be,
In the end, the dawn will come and the rays of light
Will manage to break through the crevices in the caves of our lives.
We as individuals go through all sorts of trials and tribulations.
Failure in studies or in work, broken relationships, 
Actions and words that we'd rather didn't do or say.
Our Church as a whole continues to struggle to proclaim the Good News
Amidst attacks and criticisms by forces from both inside and outside,
Leaving us to wonder if these challenges can actually be overcome.
Fortunately, the way of the cross is the way for travelling, 
Not a place to stay to pitch tents.
If Christ refused to take the painful path to Calvary,
Then into the dark and abandoned tomb,
Then He would never have tasted the glory of the Resurrection.
The appointed place for us that we have to head towards
Is the empty tomb.
And that means not burying ourselves in the gloominess of Good Friday
But to make that journey forward to Easter Sunday,
Making ourselves become a joyful Easter people.

Jesus Christ resurrected from the dead.
But what good is that to us if this event
Does not change the way we talk, the way we act,
The way we lead our lives as Christians and as church?
What good is that to us if our heart is stuck back on Good Friday,
Or that we become like the cynics 
Who try to find every possible way
To come up with a conspiracy theory
to convince ourselves that either Christ did not resurrect,
or if he did, it’s not that significant to our lives.

Therefore, if we are going to be standing in this church,
Singing and praising the resurrection of our Lord Jesus Christ,
Then we should be ready to make some adjustments in our lives
To mesh with what our lips are saying.
And that means becoming more faithful in our prayer life,
Becoming more purposeful in our work and our studies,
Becoming more joyful in celebrating the sacraments,
Becoming more courageous in witnessing to the values of the Kingdom of God,
And becoming more collaborative with the Church
That Christ has built and entrusted
with the mission to proclaim the Good News.
We have a wonderful new Pope that we love and adore,
But isn't it too much to stand idly by expecting a 76 year old man
To do all the work?

Our belief in the Pascal mystery should help us to
Be able to continue to love even after having been rejected,
Continue to hope and try even after having failed,
And continue to stand for Christ and His Church
Even when Christ seems increasingly irrelevant to the world.
Sometimes, we do feel hopeless and afraid.
Our faith life is not as strong as it should be,
Even when we call ourselves Catholics, seminarians, and religious.
The secular media is always looking to find faults with the church.
And sometimes, it's right.
Even within the Church, there are disagreements and conflict.
And for many people, google has replaced Jesus 
as the go-to-place for any life problems.
But as we celebrate the Resurrection of Jesus Christ this evening,
We once again insist that
No pain or difficulties or great challenges can bring us down
Because we place our trust, confidence, focus and faith in the Risen Christ
Who has already overcome all those things.
And with faith and patience the black smoke that encompasses our lives
Will be cleared making way for hope and rejoicing.
Therefore, tonight, let us do what was urged by our newly elected Pope Francis.
We confess the Crucified Christ.
And we rejoice in his resurrection.

Epworth, IA 30.4.1013