Chuyện Cụ Sa-Ngà

Cách đây vài tuần Sr. Clarisa, thuộc dòng Mẹ Têrêxa nhận bài sai mới đi phục vụ ở Campuchia. Rồi có Sr. Helensia đến để lãnh nhận việc mới tại Thái Lan. Trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật, cộng đoàn nói lời chia tay Sr. Clarisa cũng như chào mừng Sr. Helensia. Cô Mèm là người sắp xếp việc này. Nhưng cuối tuần đó cô đi vắng nên giao trách nhiệm phát biểu cho cô Tú. Còn Cụ Sa-ngà là người trao vòng hoa cho hai seour.

Nhưng sự việc không được suôn sẽ. Cùng ngày Chúa Nhật đó có hair Sr. Dòng Thánh Linh đến thăm thầy Damien và giáo phận. Hai seour cũng tham dự lễ Chúa Nhật. Cuối lễ khi đến giờ phát biểu thì bổng nhiên cô Fốn đứng lên để đại diện cho ban hành giáo, điều đó nằm ngoài chương trình. Cuối cùng thì người phát biểu không phải là cô Tú và người trao hoa không phải là Cụ Sa-ngà. Và xém là việc tặng hoa cũng không phải dành cho hai seour dòng Mẹ Têrêxa như trong chương trình. Do sự hiểu lầm và thiếu thận trọng đưa đến sự việc không may xảy ra làm mọi người mất vui.

Nhưng người không vui nhất đó là Bác Sa-ngà, là vị cao niên nhất trong cộng đoàn. Sau sự việc xảy ra, cụ không đến nhà thờ hai ba tuần. Trong tuần Thánh, cô Mèm gọi điện thoại mời cụ đến tham dự nghi thức rửa chân cụ cũng không bắt điện thoại. Mình thấy làm lạ tại vì bình thường cụ vẫn đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật nếu không có đi thăm con cháu ở xa. Mình dò hỏi thì nghe nói cụ vẫn còn ở NBL. Thế là mình bảo cô Mèm liên lạc với cụ thêm lẫn nữa để hỏi lý do. Hóa ra cụ rất buồn vì cụ nghĩ rằng có sự coi thường cụ và có sự chia bè phái trong cộng đoàn, nên cụ tự hứa là từ này trở đi sẽ không đi nhà thờ nữa. Và nếu có đi nhà thờ thì sẽ đi nơi khác.

Chiều qua cô Mèm gọi điện thoại cho mình và thuậtn lại những điều cụ Sa-ngà nói. Dĩ nhiên là một điều hiểu lầm rất lớn vì trong cộng đoàn ai cũng tôn trọng cụ và không có ý gạt cụ qua một bên trong sự việc đó. Chỉ là một sự bất cẩn và hiểu lầm dẫn đến sự cố mà làm cho cô Fốn cũng rất hổ thẹn.

Đối diện với việc Cụ Sa-ngà buồn và không đi nhà thờ nữa, mình nói với Cô Mèm: - Ta chỉ có một cách là ngày mai, nhân dịp lễ Tết Thái, chúng ta đến thăm Cụ và chúc mừng Cụ để làm cho Cụ hết giận.

Cô Mèm cũng đồng ý với ý kiến đó. Sáng nay, mình và Cô Mèm đưa nước và quà biếu đến nhà Cụ Sa-ngà. May là hôm nay Cụ có ở nhà. Cụ Sa-ngà vẫn đón tiếp mình và cô Mèm một cách vui vẻ. Cụ mời uống trà và nói chuyện này chuyện kia như mọi khi đến thăm cụ. Sau đó thì làm nghi thức chúc Tết cụ và Cụ cũng chúc lại.

Sau đó thì mình ngõ ý mời Cụ ngày Chúa Nhật đến tham dự nghi thức chúc Tết tại nhà thờ. Cụ từ chối và nói lại những điều làm cụ buồn. Thế là mình và cô Mèm phải giải thích, trấn an, và dĩ nhiên là xin lỗi Cụ. Mình cũng nói là nếu không có Cụ thì nhà thờ sẽ rất buốn, và các con cháu cũng sẽ rất buồn, đặc biệt là các bạn trẻ VN vì Cụ hay nói chuyện với các em bằng tiếng Việt. Cụ còn phải giúp dạy bảo cho tụi nó nữa. Sau khi năn nỉ và giải thích nhiều Cụ mới chịu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật này và có lời phát biểu vào cuối lễ trong nghi thức chúc Tết.

Trước khi ra về Cụ tặng cho mình một chai rượu trong dịp Tết. Trên xe về lại nhà thờ, Cô Mèm nói với mình: - Tôi cũng không nghỉ ra chuyện đi chúc Tết Cụ. Nhưng hóa ra điều này đã rất tốt.

Mình nói: - Đúng vậy. Chúng ta phải thông cảm cho người lớn tuổi. Họ cần chúng ta phải tôn trọng họ, và nhận ra giá trị của họ trong cộng đoàn. Họ cần chúng ta nhận ra trọng trách của họ và không bị gạt qua một bên. Những cử chỉ của chúng ta, nếu không thận trọng, sẽ làm cho họ hiểu lầm và cảm thấy buồn. Và khi người lớn tuổi buồn và giận, cho dù có cơ sở hay không có cơ sở thì việc chúng ta nhường nhịn người cao niên một chút không phải là điều thiệt thòi gì cả.

Nong Bua Lamphu, ngày 12.4.2012

No comments: