Một vị sư, một người Hồi giáo, và mình


Tối qua trên chuyến bay từ Sài Gòn đến Bangkok có một vị sư Phật giáo. Ông ta bay qua Thái Lan để đón chuyến bay đi Miến Điện. Vị sư này đã cao tuổi và hình như chưa từng đi nước ngoài nên tỏ ra khá lo lắng. Sư nói là sư phải chờ ở sân bay từ tối cho đến sáng hôm sau mới lên máy bay đi Miến Điện. Nhưng sư không ra ngoài thuê khách sạn ở mà chỉ ở trong sân bay chờ.

Khi xuống máy bay sự tỏ ra lúng túng. Có một anh chàng Việt Nam dẫn sư đến gặp nhân viên sân bay. Họ cho sư vào hàng hải quan dành cho các nhà ngoại giao nên sư ra ngoài rất mau. Sau đó mình đến gặp sư ở nơi quầy nhận hành lý. Vali của sư là một trong những cái đến cuối cùng. Sự sợ bị mất.

Mình nói với sư là ở đây người ta tôn trọng các nhà sư lắm. Sau khi sư nhận hành lý xong thì con sẽ đi hỏi nhân viên về nơi nào mà sư có thể nghỉ ngơi qua đêm. Sư cám ơn mình rồi đi theo mình lên lầu 4.

Ở đây mình chỉ cho sư nơi mà sư phải vào đăng ký để đi Miến Điện ngày hôm sau. Rồi mình hỏi nhân viên sân bay có nơi nào cho sư nghỉ không. Cô nhân viên nói là có, để co đi xem. Vài phút sau cô trở lại nói:

- Bên trong có phòng nghỉ, nhưng ở đây chỉ dành cho những người đã tới đăng ký chuyến bay rồi. Giờ bay của sư ngày mai mới tới nên e rằng sẽ không vào bên trong được. Nếu muốn thì đi hỏi nhân viên chuyến bay AirAsia xem có vào trong được không. Nếu không được thì dưới lầu hai có một phòng tụng kinh. Sư có thể vào đó nghỉ ngơi.

Mình cám ơn cô nhân viên sân bay rồi đi đến gắp nhân viên hãng bay AirAsia để hỏi xem có làm thủ tục cho sư vào sớm được không. Họ nói không được, phải chờ đến ngày mai.

Mình dẫn sư xuống lầu hai để đi tìm phòng tụng kinh. Tìm một lúc không thấy, mình hỏi một anh trong đồng phục an ninh nhờ chỉ đường. Anh nói phải lên lầu 3. Mình và sư đi thang máy lên lầu 3. Cách thang máy khoảng 100 mét có phòng tụng kinh. Hóa ra đây là phòng tụng kinh danh cho người Hồi giáo.

Mình nghỉ trong long có lẽ phòng này cũng chỉ là một căn phòng mà ai cũng có thể vào để cầu nguyện và tìm sự yên tỉnh. Mình và sư mở cửa vào thấy trong phòng có những miếng thảm cho người ta ngồi để tụng kinh. Thấy mình và sư bước vào một chàng thanh niên trạc 35 tuổi đang ngồi ở ghế bên ngoài phòng cầu nguyện đứng lên hỏi:

- Anh đi đâu thế?

- Vị sư này đến từ nước ngoài. Sư phải chờ rất lâu mới được lên máy bay đi Miến Điện. Sư cần nơi yên tỉnh để nghỉ ngơi. Tôi hỏi nhân viên sân bay thì họ chỉ vào đây. - Mình trả lời.

- Nhưng ngài không thê vào đây được. - Người thanh niên Hồi giáo nói.

- Tại sao không được?

- Vì ở đây chỉ dành cho người Hồi giáo. Ai vào đây phải có cùng niềm tin, phải ăn mặc theo luật của người Hồi giáo và phải làm những nghi thức rửa sạch trước.

- Tôi hiểu điều đó. Nhưng vị sư này đang rất mệt mỏi và sư được nhân viên sân bay chỉ vào đây. Không lẽ ở đây không chấp nhận cho ngài nghỉ ngơi một lúc hay sao?

- Có lẽ là không. Ví dụ như nếu tôi vào nhà thờ của anh (người thanh niên ấy biết mình là Ki-tô giáo vì thấy mình đeo dây Thánh giá trên cổ) mà tôi mặc những áo quần của người Hồi giáo rồi đội nón thì anh sẽ nghỉ sao.

- Tôi chẳng nghỉ sao cả. Ai vào nhà thờ cũng được cả.

- Nhưng ở đây thì không được.

- Tôi cũng biết các tôn giáo có những điều luật. Nhưng không lẽ quý vị không thể đón tiếp một người lạ và giúp đỡ người đang gặp khó khăn hay sao?

- Có lẻ anh phải học thêm về tôn giáo Hồi giáo. Vấn đề ở đây không phải đón tiếp hay không đón tiếp mà là việc giữ điều luật tôn giáo.

Cuộc đối thoại giữa mình và người thanh niên Hồi giáo chỉ xoay vòng như thế. Anh ta cố giải thích cho mình hiểu tại sao vị sư này không thể nghỉ chân trong phòng cầu nguyện của người Hồi giáo. Còn mình thì tìm cách giải thích cho anh hiểu tại sao người ta nên gác qua những lề luật để giúp đỡ những người đang gặp khó. Vị sư vì không nói được tiếng Thái nên chỉ đứng nhìn mình nói chuyện. Ngài không hề biết mình là một linh mục Công giáo.

Sau một lúc cuộc trao đổi có vẻ không tiến bộ là bao nên mình quyết định dẫn vị sư ra khỏi phòng tụng kinh. Mình chúc lành cho người thanh niên Hồi giáo và chào anh đi. Lời chúc lành của mình không mấy nhiệt tình.

Mình định dẫn vị sư trở lại lầu 4 nơi có những hàng ghế dành cho hành khách ngồi thì tình cờ gặp một cô gái trong bộ đồng phúc màu đen. Mình tưởng cô ta là nhân viên sân bay, nhưn hóa ra chỉ là nhân viên của một cửa hàng. Mình hỏi cô ta có phòng nào ngoài phòng tụng kinh của người Hồi giáo để dẫn sư đi nghỉ ngơi không? Cô ta nói có. Mình hỏi ở đâu? Cô ta trả lời đi xa hơn phòng tụng kinh một khúc. Phòng này dành cho các sư cũng như chú tiểu nghỉ ngơi.

Mình dẫn sư quay lại chổ cũ, đi quá phòng tụng Kinh khoảng 50 mét. Ở đó có những căn phòng khá rộng nhưng đã khóa hết. Chỉ có một phòng không khóa là phòng có bảng ghi là dành cho các sự và chú tiểu. Hóa ra là cũng có một căn phòng như thế.

Mình mở cửa cho Sư đi vào. Trong phòng có bàn và một số ghế. Ngoài ra không có gì nhiều. Nhưng ở đây yên tỉnh, sạch sẻ, và riêng biệt. Sư bảo phòng như thế tốt rồi. Mình nói thế thì mình xin chào sự ra về. Trước đó mình có gởi sư một ít tiền Baht để sư mua thức ăn. Sư cám ơn mình đã giúp sư tìm nơi nghỉ ngơi và hướng dẫn sư trong việc các thủ tục.

Mình ra bên ngoài sân bay. Lúc đó đã gần 9h tối. Mình leo lên một chiếc xe taxi để đi vào thành phố. Mình kể cho ông tài xế taxi nghe chuyện vừa xảy ra. Không ngờ chỉ ngẩu hứng mà mình đã có một cuộc "gặp gỡ liên tôn" như thế. Kinh nghiệm nhỏ bé này cũng cho ta thấy vấn đề liên tôn còn là một hành trình dài cho các tôn giáo muốn xích lại với nhau để hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn.

Bangkok, này 13.11.2009

2 comments:

HOANG said...

Hi Antony,
I am glad that you are back safe. It seems like you had a good and productive visit. Know that you are always in my prayers.
thank you for sharing your experiences.
simon

phototapluc said...

Ông bạn bị đuổi ra là quá đúng, vì bên trong lòng của mosqué chỉ dùng để cầu nguyện chứ đâu phải hotel đâu mà đến đó xin nghỉ ngơi, ngay cả tín đồ HG họ củng không được làm như thế. Muốn nghỉ ngơi thì ngồi vòng bên ngoài ( hành lang ) của mosqué . Theo chổ tôi biết thì phi trường nào củng có chổ để nghi ngơi tạm chứ đâu cần đến nơi thờ phượng.