Cha Kang In-Gun, SJ - Tri thức Hàn Quốc tại Campuchia
Trong chuyến đi này mình được gặp gỡ và chia sẻ với cha Kang In-Gun một vị linh mục dòng tên người Hàn Quốc. Mình được biết ngài qua sự giới thiệu củ cha Vincent. Khi cha Vincent biết mình làm luận án tiến sĩ về Phật giáo ngài đã giới thiệu cho mình biết cha In-Gun vì ngài cũng đã thực hiện công trình luận án liên quan đến tư tưởng của một vị sư nổi tiếng người Thái đó là sư Buddhadasa.
Mình đến gặp cha In-Gun tại cộng đoàn chính của dòng Tên ở Phnom Penh. Ngài đón tiếp mình rất nồng hậu. Ngày đã kể cho mình nghe veề những công việc truyền giáo và xã hội của Dòng Tên tại Campuchia cũng như dẫn mình sang trung tâm điều hành bên cạnh để giới thiệu về công việc.
Tại Campuchia Dòng Tên có một quán cà phê có tên là Peace Café (Quán Cà Phê Hòa Bình). Quán cà phê ngoài việc bán thức uống mà người ta thường tìm thấy trong bất cứ quán cà phê nào còn bày bán những sản phẩm như tranh ảnh, đồ thủ công, đồ thêu v.v. do những người khuyết tật trong trung tâm của dòng làm ra. Khách đến uống cà phê có thể mua về những thứ đồ này để ủng hộ cho công việc xã hội của dòng.
Qua những gì cha In-Gun chia sẻ về công việc của Dòng Tên tại Campuchia, mình thấy rằng sự cống hiến của Dòng đối với Giáo hội Công giáo tại đất nước này nói riêng và cả đất nước Campuchia nói chung là một điều thật quý giá. Ở Campuchia không có nhiều dòng tu, nhưng dòng Tên là một trong những hội dòng truyền giáo được đón nhận và có uy tín tại đất nước này.
Bản thân cha In-Gun cũng là một người rất ấn tượng. Ngoài việc giữ trách nhiệm giáo dục và đào tạo trong hội dòng, ngài còn làm mục vụ cho cộng đoàn Hàn Quốc sinh sống tại Campuchia. Ngài giảng dạy các môn triết học ở ĐCV cũng như ở trường đại học hoàng gia của chính phủ. Hiện nay ngài đang thực hiện việc dịch thuật từ điển triết từ tiếng Anh sang tiếng Miên để phục vụ cho việc học tập môn này. Và sắp tới ngài sẽ qua Thái Lan để tham dự chương trình hội nghị của Hội Đồng Giám Mục Á Châu về Đối thoại liên tôn.
Cha In-Gun đã tặng cho mình cuốn sách luận án tiến sĩ của ngài để làm kỷ niệm trong lần gặp gỡ này. Chắc chắn trong tương lai mình sẽ còn đượ gặp ngài nữa và cả hai người đều hy vọng rằng sẽ có cơ hội để hợp tác trong công việc liên quan đến chuyên môn của mình.
Siem Reap, ngày 5.11.2015
Giáo dân Việt tại Campuchia cầu cho các linh hồn
Tháng 11 là tháng cầu cho các linh hồn. Ở Campuchia giáo dân Việt Nam cũng không quên tổ chức những Thánh lễ và giờ cầu nguyện cho các linh hồn, đặc biệt là những người thân trong gia đình đã mất. Phía sau nhà thờ thánh Phanxicô Xavier có một nghĩa trang nhỏ. Vì đất không có nên nghĩa trang nằm sát nhà thờ và nhà giáo dân. Hiệnnay khu nghĩa trang đó cũng đã không còn chỗ trống nữa nên cha xứ đã mua thêmmột miếng đất khác để có nơi chôn cất những người mới qua đời.
Vào ngày lễ nhớ đến các linh hồn (ngày 2 tháng 11), mình đã đến dâng lễ cho một cộng đoàn nhỏ bé ở Km 9. Ở đó họ không có nhà thờ mà chỉ có một nhà nguyện nhỏ. Thi thoảng có linh mục đến dâng lễ ở nhà nguyện này. Bình thường thì giáo dân ở đây đi lễ ở nhà thờ chợ Nhỏ cách đó vài cây số.
Khi biết có linh mục Việt Nam đến Phnom Penh thì ông trùm của giáo họ đã xin mình đến dâng lễ tiếng Việt cho giáo dân ở đó. Vì mình biết vấn đề nhạy cảm liên quan đến việc tổ chức lễ tiếng Việt trong Giáo hội Campuchia nên mình bảo ông phải liên lạc và xin phép cha xứ, là một vị thừa sai người Thái Lan. Sau khi đã nhận được xự đồng ý của cha xứ mình mới đến dâng lễ.
Thánh lễ ở trên tầng hai của một căn nhà phố rộng khoảng 5 mét và dài khoảng 15 mét. Nhà nguyện đơn sơ, chỉ có một ít tượng ảnh và bàn thờ để dâng lễ. Trước lễ mình tập hát cho cộng đoàn những Thánh ca bằng tiếng Việt và ôn lại một số bài hát thường dùng trong Thánh lễ. Đa số vẫn còn nhớ những câu đáp trong Thánh lễ cũng như những bài hát quen thuộc, đặc biệt là những người lớn tuổi. Họ cũng thuộc lòng các kinh tiếng Việt. Chỉ riêng kinh Vực Sâu mà giáo dân Việt Nam hay đọc để cầu cho linh hồn đã qua đời thì không ai biết. Có lẽ kinh này được phổ biến ở Việt Nam sau khi họ đã di cư nên không quen thuộc.
Nhìn cũng sẽ biết được không sớm thì muộn những Thánh lễ và giờ đọc kinh bằng tiếng Việt cũng sẽ dần dần vắng đi trong đời sống của giáo dân gốc Việt tại Campuchia và thay vào đó là những nghi thức hoàn toàn bằng tiếng Miên. Vài chục năm hoặc vài trăm năm nữa, những người Campuchia gốc Việt cũng sẽ như những người Thái gốc Việt nói rằng, lúc còn nhỏ có nghe ông ba đọc kinh bằng tiếng Việt nhưng bây giờ họ không nhớ nữa. Họ chỉ nhớ được vài câu. Mặc dầu biết rằng đây cũng là diễn tiến bình thường đối với người di cư đến sống trong một đất nước và xã hội khác, nhưng cũng có một chút chạnh lòng khi phải chấp nhận sự mất mát về ngôn ngữ và văn hóa mà cha ông đã truyền lại. Dù sao thì chỉ mong rằng cho dù có mất đi những thứ đó thì thế hệ người Việt tại Campuchia sau này sẽ không bao giờ đánh mất đức tin và lòng đạo đức vốn là tính chất của người Công giáo Việt Nam cho dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Siem Reap, ngày 5.11.2015
Hồng ân từ tượng thánh Phanxicô Xavier được vớt lên từ nước sông Mekong
Có một giáo xứ Công giáo ở ngoại thành Phnom Penh có tên là giáo xứ Phanxicô Xavier (ở Chumpa). Người dân ở đây sống cạnh sông Mekong. Đa số người dân đã lên bờ xây nhà ở, nhưng một số vẫn còn ở dưới bè hoặc chiếc ghe để sinh sống bằng nghề nuôi cá.
Một giáo dân của xứ này kể cho mình nghe rằng, trước đây khu vực này chỉ có năm bảy gia đình là người Công giáo. Một ngày nọ có một người Campuchia là người Phật giáo vớt dưới sông lên một bức tượng gỗ. Ông ta đóan rằng đây là tượng linh thiêng nên ông đem về thờ nơi nhà ông. Khi người Công giáo Việt Nam ở đó nhìn thấy bức tượng thì nhận ra đó là một vị thánh Công giáo. Mà hóa ra đó là thánh Phanxicô Xavier. Họ xin chủ nhân bức tượng cho họ đưa về. Mới đầu người tìm ra tượng không đồng ý, nhưng cuối cùng ông cũng đã chấp nhận bán lại bức tượng.
Sau khi bức tượng thánh Phanxicô Xavier hiện diện ở Chumpa, người Công giáo nghe tin và đưa nhau về sinh sống ở đây ngày càng đông hơn. Thầy Bun Ly là người con của giáo xứ kể rằng có một seour đã khuyên họ hãy khấn thánh Phanxicô Xaiver cho đất khỏi bị lở để có thể xây nhà. Sau khi tín hữu tổ chức rước kiệu thánh nhân thì dường như đất phía bên này ngày càng bồi nhiều hơn trong khi phía bên kia sông lại vẫn bị lở. Thế là người ta bắt đầu xây nhà để sống ở đó. Và cuối cùng thì một ngôi nhà thờ với cái tên nhà thờ thánh Phanxicô Xavier cũng đã được xây cất.
Hiện nay giáo xứ có hơn 300 gia đình. Đời sống người dân rất khó khăn. Có những tháng trong năm mực nước sống dâng lên cao thì cả làng phải sống trong tình trạng bị nước ngập. Ai cũng phải cố gắng hết mình mới xây được một căn nhà để sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục sinh sống dưới sông vì không có điều kiện để lên bờ. Cũng có những người không muốn lên bờ vì công việc và thói quen sống dưới bè của mình.
Giáo xứ Phanxicô Xavier là 100 phần trăm Việt Nam. Nhưng cha xứ đương nhiệm là một nhà thừa sai người Thái Lan. Hiện nay 3 trong 9 thầy trong ĐCV là người con của giáo xứ này.
Siem Reap, ngày 4.11.2015
Nhóm tìm hiểu ơn gọi Thánh Micae tại Phnom Penh
Tại Campuchia có một nhóm dành cho các bạn nam có tên là Nhóm ơn gọi Thánh Micae. Thành viên của nhóm đến từ nhiều xứ khác nhau. Mục đích mà họ tham gia vào nhóm này là để tìm hiểu và duy trì ơn gọi đi tu để trở thành linh mục. Nơi sinh hoạt chính và cũng là điểm nội trú cho các bạn trẻ trong nhóm này là ở giáo xứ Bungtumpun. Vào ngày Chúa Nhật các bạn cũng chia ra đi đến các giáo xứ khác nhau để giúp cho các sinh hoạt giới trẻ.
Trong chuyến đi Campuchia lần này mình có dịp gặp gỡ và lắng nghe một vài bạn trong nhóm chia sẻ về sinh hoạt của nhóm. Hiện nay trong đại chủng viên cũng có một số các thầy đã từng xuất thân từ nhóm. Điều này cho thấy việc tổ chức và duy trì nhóm tìm hiểu ơn gọi nói trên là điều cần thiết để hỗ trợ và củng cố ơn gọi cho các bạn trẻ trong bối cảnh Giáo hội Campuchia còn rất non trẻ và đang thiếu những linh mục bản xứ.
Siem Reap, ngày 3.11.2015
Nỗi niềm của thế hệ người Công giáo Việt lớn tuổi tại Campuchia
Giáo hội Campuchia đa phần là người Việt Nam. Người Công giáo gốc Campuchia chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên do tình trạng người Việt Nam tại Campuchia bị phân biệt đối xử nên vấn nạn này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mối tương quan giữa người Công giáo gốc Việt và gốc Miên. Những nỗ lực để đưa hai bên xích lại gần nhau và thông cảm cho nhau không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn.
Một điều đáng chú ý là các nhà truyền giáo và thừa sai nước ngoài không học tiếng Việt mà chỉ học tiếng Miên để làm việc mục vụ. Điều này cũng dễ hiểu vì các ngài đang làm việc trên đất nước Campuchia chứ không phải Việt Nam, nên việc phải biết tiếng Miên là điều chủ yếu. Ngoài ra, các vị lãnh đạo giáo hội Campuchia đang chủ trương Khmer hóa giáo hội để Giáo hội Công giáo tại Campuchia không chỉ là giáo hội của người di dân Việt Nam mà sẽ trở thành giáo hội của Campuchia thực thụ.
Điều này không phải dễ dàng vì đa số giới trẻ Công giáo gốc Việt bị thất học nên việc nói và đọc tiếng Miên cũng chưa thông thạo. Một sơ thuộc dòng Thừa sai Thánh Mẫu chia sẻ với mình rằng lý do sơ chưa giỏi tiếng Miên là vì đi học rồi lại không có mấy cơ hội để sử dụng khi sợ phục vụ trong một cộng đoàn của người gốc Việt. Ngay cả với trẻ em khi sơ hỏi chuyện chúng bằng tiếng Miên thì nó lại trả lời bằng tiếng Việt (Điều này ngược lại với trẻ em Việt Nam ở Mỹ hay ở Úc thường cha mẹ hỏi bằng tiếng Việt thì chúng lại trả lời bằng tiếng Anh).
Bên cạnh đó, những người lớn tuổi thì lại càng không nói được tiếng Miên và nhiều người không cảm thấy sốt sắng khi tham dự Thánh lễ bằng tiếng Miên. Nhiều người lớn tuổi không thể xưng tội bằng tiếng Miên mà phải xưng tội bằng tiếng Việt, trong khi linh mục là người nước ngoài không hiểu được tiếng Việt.
Để cho Giáo hội Công giáo tại Campuchia được hội nhập văn hóa thực sự khó khăn và đòi hỏi nhiều hy sinh, trong đó sự hy sinh lớn lao nhất sẽ đến từ lớp người Việt cao tuổi. Họ rất muốn duy trì những thánh lễ và những sinh hoạt tâm linh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Họ muốn sống đạo cách Việt Nam tại Campuchia. Nhưng nếu làm như vậy thì Giáo hội Công giáo sẽ khó có thể phát triển và đi sâu vào lòng dân tộc của người bản xứ. Vì thế tiến trình Khmer hóa giáo hội phải được thực hiện. Nhiều nơi bây giờ không còn lễ tiếng Việt nữa. Một số nơi làm lễ tiếng Miên xen kẻ với một ít tiếng Việt nếu vị linh mục chủ tế là người gốc Việt. Tuy nhiên, sẽ không có điều này khi vị linh mục là người Miên hoặc là người nước ngoài.
Những thay đổi nào cũng đòi hỏi phải có hy sinh và dường như sự hy sinh là món ăn hàng ngày của những bậc ông bà cha mẹ Việt Nam tại Campuchia không chỉ về xã hội và kinh tế, mà ngay cả trong đời sống tâm linh và đạo đức. Nghĩ đến bao nhiêu sự mất mát của họ mà không thể không cảm thấy thương tâm.
Siem Reap, ngày 4.11.2015
Cha Vincent
Mình gặp cha Vincent Senechal ở giáo xứ Bungtumpun thuộc Phnom Pênh. Ngài là một nhà thừa sai người Âu châu và cũng là một tiến sĩ Kinh Thánh. Giáo xứ ngài coi sóc có cả người Việt lẫn người Campuchia. Trong Thánh lễ Chúa nhật còn thấy có một số tu sĩ truyền giáo và một số người nước ngoài cũng đến tham dự. Trong số người nước ngoài đó có những tình nguyện viên cho các tổ chức Công giáo hoặc tổ chức phi chính phủ.
Vì số linh mục bản xứ còn quá ít ỏi nên Giáo hội Campuchia rất cần những nhà truyền giáo và nhà thừa sai nước ngoài đến để phục vụ. Ngay cả các giám mục ở đây cũng là người nước ngoài. Tuy nhiên mọi người đều phải học tiếng Miên để phục vụ cho giáo hội địa phương.
Trưa hôm đó cha Vincent mời mình và hai bạn trẻ đi cùng mình ăn trưa ở một nhà hàng buffet trong thành phố. Nhưng cha ăn ít tại vì mẹ của ngài nói là dạo này nhìn béo lên quá. Mình thì cũng không ăn nhiều vì lúc đó đang bị cảm nên không có tinh thần ăn uống. Hai bạn trẻ đi cùng mình có lẽ ngại nên cũng không ăn nhiệt tình cho lắm. Nghĩ lại mà thấy hơi tiếc vì nhà hàng mà cha Vincent đưa tới là một nơi nhìn khá sang trọng. Biết vậy đi ăn nơi bình dân sẽ đỡ tiếc tiền hơn.
Siem Reap, ngày 4.11.2015
Vì số linh mục bản xứ còn quá ít ỏi nên Giáo hội Campuchia rất cần những nhà truyền giáo và nhà thừa sai nước ngoài đến để phục vụ. Ngay cả các giám mục ở đây cũng là người nước ngoài. Tuy nhiên mọi người đều phải học tiếng Miên để phục vụ cho giáo hội địa phương.
Trưa hôm đó cha Vincent mời mình và hai bạn trẻ đi cùng mình ăn trưa ở một nhà hàng buffet trong thành phố. Nhưng cha ăn ít tại vì mẹ của ngài nói là dạo này nhìn béo lên quá. Mình thì cũng không ăn nhiều vì lúc đó đang bị cảm nên không có tinh thần ăn uống. Hai bạn trẻ đi cùng mình có lẽ ngại nên cũng không ăn nhiệt tình cho lắm. Nghĩ lại mà thấy hơi tiếc vì nhà hàng mà cha Vincent đưa tới là một nơi nhìn khá sang trọng. Biết vậy đi ăn nơi bình dân sẽ đỡ tiếc tiền hơn.
Siem Reap, ngày 4.11.2015
Những mảnh đời Việt Nam tại Campuchia
Cha Sok Na, một linh mục người Campuchia gốc Việt chỉ mới chịu chức 3 tháng, nhưng ngài hoạt động như một nhà chăn chiên kỳ cựu. Hiện nay ngài đang chăm sóc cho một giáo xứ nhỏ có tên là Kok Norea. Ở đây hầu hết các giáo dân là người gốc Việt. Họ sống trong môi trường và tình trạng rất khó khăn vì người Việt chưa được chấp nhận và đối xử công bằng tại Campuchia. Vì thế hầu hết các trẻ em trong làng đều không được đi học hoặc là đi học trể.
Trong Thánh lễ Chúa Nhật vừa qua, cha đã thông báo trong nhà thờ rằng sau khi ngài đi gặp gỡ và nói chuyện với hiệu trưởng của các trường học nhà nước thì cuối cùng cũng đã có một trường học sẵn sàng đón nhận con em Việt Nam đến học. Tuy nhiên trường học này hơi xa làng, các em còn nhỏ không thể đi bộ hoặc tự đạp xe đi học được. Vị hiệu trưởng cũng yêu cầu là nếu đến học thì phải học đều đặn, không được ngày đi ngày không.
Mặc dầu nơi học chưa được thuận tiện, nhưng việc họ cho các con em Việt Nam đến học cũng là một tin vui sau khi bị hiệu trưởng ở trường gần làng từ chối thẳng thừng. Cha Sok Na thông báo là chiều Chúa Nhật sẽ tổ chức cho các em đi thi để xếp lớp học ở trường. Mặc dầu việc đi học bằng phương tiện như thế nào chưa thể trả lời được, nhưng trước hết phải tranh thủ cho các em được ghi danh đi học để giúp cho các em có tương lai hơn. Hoàn cảnh nghèo nàn và trẻ em thất học là vấn nạn lớn của cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia. Đa số đang sống trong tình trạng không được chấp nhận ở đất nước sở tại, nhưng cũng không có điều kiện về kinh tế hoặc pháp lý để hồi hương về sinh sống tại Việt Nam. Nhiều gia đình đã qua Campuchia hơn 20 hoặc 30 năm, nhưng cuộc sống vất vả mà họ trốn tránh tại Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi họ trên xứ sở quê người.
Cha Sok Na là linh mục người Campuchia thứ 8 được chịu chức từ khi giáo hội Campuchia được tái lập, và là linh mục đầu tiên được chịu chức trong GP Phnom Phenh kể từ năm 2001. Cha Sok Na không chỉ phải chăm sóc cho đoàn chiên về mặt tâm linh mà con đang phấn đấu cho họ được thăng tiến về mặt xã hội và kinh tế. Đó là một thách đố không hề dễ dàng với bất kỳ vị linh mục nào, đặc biệt là một linh mục trẻ.
Cha Sok Na dâng lễ bằng hai thứ tiếng (Miên và Việt). Ca đoàn hát thánh ca tiếng Việt cũng như tiếng Miên. Sau lễ có sinh hoạt giới trẻ và thiếu nhi. Mặc dầu thiếu thốn đủ điều nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn đang cố gắng duy trì đức tin của mình và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu. Đó là một điều vô cùng đáng trân trọng nơi tinh thần của người Công giáo Việt Nam ở khắp mọi nơi.
Siem Riep, ngày 3.11.2015
Trong Thánh lễ Chúa Nhật vừa qua, cha đã thông báo trong nhà thờ rằng sau khi ngài đi gặp gỡ và nói chuyện với hiệu trưởng của các trường học nhà nước thì cuối cùng cũng đã có một trường học sẵn sàng đón nhận con em Việt Nam đến học. Tuy nhiên trường học này hơi xa làng, các em còn nhỏ không thể đi bộ hoặc tự đạp xe đi học được. Vị hiệu trưởng cũng yêu cầu là nếu đến học thì phải học đều đặn, không được ngày đi ngày không.
Mặc dầu nơi học chưa được thuận tiện, nhưng việc họ cho các con em Việt Nam đến học cũng là một tin vui sau khi bị hiệu trưởng ở trường gần làng từ chối thẳng thừng. Cha Sok Na thông báo là chiều Chúa Nhật sẽ tổ chức cho các em đi thi để xếp lớp học ở trường. Mặc dầu việc đi học bằng phương tiện như thế nào chưa thể trả lời được, nhưng trước hết phải tranh thủ cho các em được ghi danh đi học để giúp cho các em có tương lai hơn. Hoàn cảnh nghèo nàn và trẻ em thất học là vấn nạn lớn của cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia. Đa số đang sống trong tình trạng không được chấp nhận ở đất nước sở tại, nhưng cũng không có điều kiện về kinh tế hoặc pháp lý để hồi hương về sinh sống tại Việt Nam. Nhiều gia đình đã qua Campuchia hơn 20 hoặc 30 năm, nhưng cuộc sống vất vả mà họ trốn tránh tại Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi họ trên xứ sở quê người.
Cha Sok Na là linh mục người Campuchia thứ 8 được chịu chức từ khi giáo hội Campuchia được tái lập, và là linh mục đầu tiên được chịu chức trong GP Phnom Phenh kể từ năm 2001. Cha Sok Na không chỉ phải chăm sóc cho đoàn chiên về mặt tâm linh mà con đang phấn đấu cho họ được thăng tiến về mặt xã hội và kinh tế. Đó là một thách đố không hề dễ dàng với bất kỳ vị linh mục nào, đặc biệt là một linh mục trẻ.
Cha Sok Na dâng lễ bằng hai thứ tiếng (Miên và Việt). Ca đoàn hát thánh ca tiếng Việt cũng như tiếng Miên. Sau lễ có sinh hoạt giới trẻ và thiếu nhi. Mặc dầu thiếu thốn đủ điều nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn đang cố gắng duy trì đức tin của mình và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu. Đó là một điều vô cùng đáng trân trọng nơi tinh thần của người Công giáo Việt Nam ở khắp mọi nơi.
Siem Riep, ngày 3.11.2015
Bảo tàng tội ác diệt chủng Tuol Sleng
Từ năm 1975 đến 1979 quân Khmer Đỏ đã biến trường học phổ thông thành một trại tù để giam cầm, hành hạ và giết chết hàng chục ngìn người dân Campuchia mà họ cho là thuộc thành phần tri thức (giáo viên, sinh viên, bác sĩ, tu sĩ v.v.). Từ một cơ sở giáo dục thế hệ trẻ bọn Khmer Đỏ đã biến đổi và cải hoán nó như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn với đủ loại hình thức tra tấn khác nhau.
Trong hàng nghìn người đã bị giam cầm ở đây, chỉ có dưới 12 tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là "nỗi ác mộng" đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ thật đáng kinh khủng. Một số nơi còn có thể nhìn thấy những vết máu đã khô trên sàn nhà hoặc trên tường.
Mình đến bảo tàng từ sớm. Số người đến tham quan còn thưa thớt. Đi dọc những hành lang của trường bổng nhiên làm cho mình cảm thấy nổi da gà. Ly Thy người bạn trẻ đi cùng mình nói rằng trước đây người ta còn hay nghe những tiếng rên phát ra từ trong các lớp học. Nghĩ đến những gì con người có thể làm với đồng loại không khỏi làm cho ta kinh ngạc với sự độc ác có thể xuất phát từ trong chính mình.
Phnom Phenh, ngày 3.11.2015
Trong hàng nghìn người đã bị giam cầm ở đây, chỉ có dưới 12 tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là "nỗi ác mộng" đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ thật đáng kinh khủng. Một số nơi còn có thể nhìn thấy những vết máu đã khô trên sàn nhà hoặc trên tường.
Mình đến bảo tàng từ sớm. Số người đến tham quan còn thưa thớt. Đi dọc những hành lang của trường bổng nhiên làm cho mình cảm thấy nổi da gà. Ly Thy người bạn trẻ đi cùng mình nói rằng trước đây người ta còn hay nghe những tiếng rên phát ra từ trong các lớp học. Nghĩ đến những gì con người có thể làm với đồng loại không khỏi làm cho ta kinh ngạc với sự độc ác có thể xuất phát từ trong chính mình.
Phnom Phenh, ngày 3.11.2015
ĐCV Thánh Gioan Vianney của Giáo hội Campuchia
Trong chuyến đi Campuchia, mình đã ở lại tại Đại chủng viện John Mary Vianney tại Phnom Phenh là ĐCV duy nhất của Giáo hội Công giáo Campuchia. Với số người Công giáo chỉ được khoảng trên 20.000 ngìn người trên 14 triệu dân số, nên giáo hội Campuchia rất nhỏ bé. Đức giám mục của GP Phnom Penh là một vị giám mục trẻ, được tấn phong khi chỉ mới 40 tuổi. Và ngài cũng là một vị thừa sai người Pháp.
Tại ĐCV hiện nay có 9 thầy ở các lớp khác nhau. Giám đốc ĐCV là cha Bob, một linh mục thừa sai người Canada. Năm nay ngài đã 78 tuổi và đã phục vụ tại Campuchia 18 năm. Tuy nhiên, mỗi ngày Chúa Nhật ngài vẫn chạy một chiếc xe môtô khá to để đi làm lễ ở các nhà thờ. Trong ĐCV có 8 thầy là gốc Việt và chỉ có một thầy là thuộc về một dân tộc thiểu số. Điều này cũng phản ảnh rằng đa số những người Công giáo tại Campuchia đều là người gốc Việt, di cư sang từ các tỉnh miền tây Việt Nam khi còn nhỏ hoặc là sinh ra và lớn lên tại đất nước này.
Cho dù số người Công giáo tại Campuchia ít và ơn gọi cũng không nhiều, nhưng chúng ta thấy lòng đạo đức của người Việt Nam cho dù ở đâu trên thế giới đều rất cao. Và không chỉ ở các nước phương tây mà còn ở Thái Lan cũng như ở Campuchia đều cống hiến nhiều cho giáo hội địa phương để Tin Mừng của Chúa được hiện diện giữa những người khác tôn giáo.
Phnom Phenh, ngày 2.11.2015
Subscribe to:
Posts (Atom)