Kỷ niệm 1 năm chịu chức linh mục


Hôm nay là ngày kỷ niệm một năm mình chịu chức linh mục. Thấm thoát mà đã đúng 12 tháng trôi qua từ ngày mình nhận chức thánh. Mình mừng dịp này trong không khí khá yên ắng. Sáng nay mình đi lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở quận 3. Mình có ra đài Đức Mẹ để tạ ơn Ngài đã gìn giữ mình trong suốt năm qua và xin Mẹ giúp mình nỗ lực hơn, để hoàn thiện con người và sứ vụ của mình.


Hôm nay cũng là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trong thánh lễ mình cảm thấy rất xúc động. Mình chỉ tham dự thánh lễ như một người giáo dân khác, và tham dự rất sốt sắng. Suốt thánh lễ có nhiều lúc mình có cảm giác như nổi da gà khi cảm nhận được sự mầu nhiệm và huyền bí của biến cố Chúa Thánh Thần ngự đến trong tâm hồn của mình.


Hôm qua mình đã dâng thánh lễ tạ ơn với một nhóm đệ tử năm nhất thuộc hội dòng ở quận Tân Bình. Chỉ là một thánh lễ bình thường trong ngày tại một căn nhà phố đơn sơ, nhưng mình thấy rất đầy đủ ý nghĩa. Mình chia sẻ hồng ân của mình với các bạn lớp thấp nhất trong dòng, nhưng thấy rất vui và hạnh phúc. Trong thánh lễ, mình cũng chia sẻ một vài suy nghĩ đơn sơ về sứ mệnh truyền giáo và thái độ sống giữa đời. Mình kể:


Thời còn đi học đại học ở thành phố Berkeley, California, ở đó có khá nhiều người vô gia cư. Trong số họ có những người rất trí tuệ, thông minh. Còn có nhà văn nhà thơ nữa là khác. Nhưng có một người vô gia cư mà mình đến bây giờ vẫn không quên được. Đó là một người đàn ông tuổi trung niên, tóc màu đỏ hung. Ông có một bộ râu dài cũng màu đỏ hung như vậy. Ông luôn mặc một bồ đồ màu nâu rách rưới. Điều ấn tượng về người đàn ông này là ông không bao giờ nói gì hết. Suốt ngày ông đi lang thang trên đường xung quanh trường. Ông không bao giờ xin xỏ ai cái gì. Ai cho ông gì thì ông lấy cái nấy. Ông cũng chẳng màng buông lời cám ơn.

Mà điều ấn tượng nhất về ông là cái mùi trên người ông. Đi ngang qua ông, nếu ai đó hơi yếu sức có thể sẽ nôn mữa vì ông ấy rất hôi. Ông chẳng khác gì một đống rác thối biết đi bộ. Vì vậy mỗi khi mình đi trên đường mà thấy ông đến từ đàng xa, khi sắp sửa phải đương đầu với mùi hôi, mình sẽ thở ra hết hơi trong phổi, rồi hít vào một hơi thật sâu. Khi nào người đàn ông đó đi qua khỏi, thấy khoảng cách an toàn mình mới dám thở ra vào bình thường. Có vài lần mình quẹo ở góc đường không biết ông đang đến, không kịp lấy hơi, nín thở không kịp. Thế là phải chịu đựng một mùi khai khủng khiếp.

Ở Sài Gòn mình thì trước đây có kênh Nhiêu Lộc cũng bốc mùi khá nồng. Lần đầu tiên về VN, mỗi lần mình đi ngang qua cầu Lê Văn Sỹ mình cũng làm cái chiêu nín thở đợi lúc nào qua khỏi cầu rồi mới thở lại bình thường.

Sau này mình hay suy niệm về hai kinh nghiệm này vì một cách nào đó, hình ảnh nín thở khi sắp sửa đương đầu với những cái không thơm không đẹp trước mắt mình là một hình ảnh nói lên những điều rất sâu sắc về thái độ của mình với đời và với người. Trước những cái xấu xí và hôi hám của đời, việc thu hẹp và khép kín trở nên như một phản ứng tự nhiên và hợp lý. Không ai muốn tiếp xúc với những cái làm cho mình khó chịu và mất vui. Vì thế mình nhắm mắt khi thấy cái không hay, quay mặt đi khi tiếp xúc với điều gì không đẹp, và đóng tai lại khi nghe gì đó không vừa ý.

Thái độ và hành động này nói lên thái độ thờ ơ lảnh đạm của mình trước hoàn cảnh và thực trạng của cuộc sống con người. Nó nói lên tinh thần trái ngược với điều mà chúng ta mừng trong ngày lễ hôm nay và ngày mai, đó là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần đến với chúng ta và hiện diện trong thế giới là với mục đích làm mới những gì không tốt. Ngài đến với chúng ta để giúp cho chúng ta có can đảm cộng tác với Chúa trong việc rao giảng Tin Mừng của Ngài. Ngài canh tân đổi mới tâm hồn chúng ta để chúng ta canh tân đổi mới xã hội nơi chúng ta đang sống.

Chúng ta nhận Chúa Thánh Thần cũng có nghĩa chúng ta nhận ơn trợ lực và trọng trách mà Chúa trao phó cho chúng ta. Vì thế, khi Chúa Giêsu bắt đầu hành trình rao giảng của Ngài, Ngài đã tuyên bố rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

Là các nhà truyền giáo tương lai, sứ vụ mà Chúa Giêsu nêu lên cũng là sứ vụ của chúng ta. Nhưng để chúng ta thực hiện được sứ vụ đó, điều đầu tiên chúng ta phải làm là ngừng nín thở, nhắm mặt, bịt tai, và quay mặt đi trước những gì chúng ta thấy được trong cuộc sống, cho dù đó là những điều tồi tệ nhất. Có thể chính những nơi ấy là nơi cần chúng ta đến nhất, để rao giảng Tin Mừng và tình yêu của Chúa.

Trịnh Công Sơn nói rất đúng khi ông ta bảo rằng: Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi. Chắc chắn trên thế giới làn gió đổi mới và huyền bí của Chúa Thánh Thần đang chờ đợi mỗi người chúng ta mở mắt, mở tai, mở lòng, và cởi mở tâm hồn để Ngài có thể cuốn chúng ta đi khắp nơi, đặc biệt là đến nơi có người khốn cùng đang trông chờ chúng ta.


Một năm làm linh mục, mình thấy mình chưa làm được gì đáng kể. Mình còn quá yếu đuối và thiếu trưởng thành. Mình vẫn hy vọng rằng Chúa sẽ kiên nhân với mình, không sa thải mình quá sớm, và để cho mình thêm cơ hội để phục vụ cho Ngài tốt hơn.


Sài Gòn, ngày 27.5.2007

D.A.

Hôm qua mình uống cà phê với D.A. trên vỉa hè đường Tú Xương. D.A. trông vẫn khỏe mặc dầu thời gian gần đây kết quả thử nghiệm cho thấy chỉ số bạch cầu (WBC) của em hơi thấp. Em đang uống thuốc do chương trình Mỹ tài trợ nhưng kết quả không được khả quan như những bệnh nhân HIV khác.

- Dạo này em còn chơi không? - Mình hỏi

- Hết rồi thầy ạ. Tới tháng 6 này là em bỏ đúng 3 năm.

- Vậy sao thầy nghe có người nói em vẫn còn chơi.

- Thì đó là họ nói. Nhưng tự em biết. Em đâu cần dấu thầy làm gì? Em uống thuốc mà chơi hàng thì thuốc đâu có hiệu quả.

- Dạo này em làm việc gì?

- Em mới nghĩ việc được vài tháng. Trước đây em đi làm pha chế rượu nhưng em nghĩ vì thấy người không được khỏe. Em thường phải về khuya và ngủ trể. Về tới nhà nằm coi TV tới khi nào mỏi mắt mới ngủ được. Vả lại làm những nơi đó có khi khách mời mình uống. Em thì không thích bia rượu, mà uống thuốc rồi uống rượu vào thì không được.

- Ở nhà em thấy thoải mái không?

- Khi mới nghĩ việc em khó chịu lắm, vì em đi làm quen rồi. Em cứ sách xe đi tìm việc làm lại, nhưng giờ thấy cũng thoải mái. Em cũng đang chuẩn bị tìm việc làm mới, chứ em cũng không thích ở nhà cả ngày.

D.A. dáng cao, da trắng, có mái tóc hoe vàng tự nhiên, nụ cười rất duyên dáng, phong cách thanh lịch. Ai nhìn vào cũng bảo là rất thư sinh. Thế nhưng thực tế đời sống và ngoại hình con người không mấy phù hợp với nhau. Dù sao đi nữa, gặp lại D.A. sau gần ba năm, sau 5 năm từ ngày em bị nhiễm, thấy em còn tương đối khỏe mạnh, vẫn với cái dáng thư sinh, mình mừng thầm cho em. Nếu đời sống ổn định, có việc làm, có bồi dưỡng, có thuốc điều trị, đời sống của em vẫn có thể rất tốt đẹp và đáng sống. Mình vẫn hy vọng thế.

Sài gòn, ngày 25.5.2007

Những người bạn trẻ

Mấy hôm nay mình bỏ ra thời giờ để gặp gỡ những bạn trẻ mà mình đã từng giúp trong chương trình cai nghiện ma túy tại Việt Nam. Gặp lại các bạn ôn lại chuyện cũ thời còn đồng hành với nhau trên con đường khó khăn với căn bệnh nghiện ngập. Gặp N., N. cho hay bây giờ em là một giám đốc trong công ty về vi tính.

- Tháng 11 này em sẽ đám cưới. – N. thông báo. – Nếu thầy sắp xếp được thì về tham dự nha thầy.

- Thế sao. Chúc mừng trước nhé. Đây quả là một tin vui đó. – Mình nói. – Mình không dám hứa là sẽ về Việt Nam được vì cũng khó xin phép bề trên để đi xa, đặc biệt là ra khỏi nước. Nhưng nếu hai anh chị quyết định sang Thái Lan chơi tuần trăng mật thì mình sẵn sàng đón tiếp đó nghen.

Hôm qua, mình gặp Th. Bây giờ em không còn chơi ma túy nữa, nhưng cũng bỏ chưa được lâu lắm. Nhà Th. mở tiệm net nên Th. ở nhà coi tiệm, cũng ít đi đây đó. Mỗi ngày Th. đi tập tạ để bớt mập vì ở nhà nhiều mà lại ăn nhiều quá.

Gặp Th. xong, mình đi gặp T. Em mới lấy vợ cách đây một tháng. Bây giờ đang làm thợ hồ. Nhưng đời sống chưa mấy ổn định do tính ăn nhậu chưa bỏ được, đó là chưa nói đến việc chơi ma túy chưa hẳn chấm dứt.


Mình đi uống cà phê với T. và cô vợ mới cưới. Thầy trò nói chuyện với nhau thật vui, ôn lại kỷ niệm trước đây sống với nhau ở nơi hậu cai ngoài tỉnh. Rồi cập nhật những tin tức về những người bạn khác. Có đưa đã đi Mỹ rồi, có đứa bị bắt gần về rồi. Có đứa không chiến đấu được với căn bệnh ma túy và AIDS nên đã chết. Có đứa đã lập gia đình, đi lấy vợ, bỏ được thời gian, rồi rớt lại. Trường hợp không thành công đáng tiếc nhiều hơn chuyện để vui mừng.

Sáng nay mình nói chuyện trên điện thoại với sr. H. Sơ bảo:

- Thầy ơi, bây giờ mấy tụi nó rớt lại nhiều lắm.

- Sơ có còn giúp ở phòng trực không?

- Sơ vẫn còn đến như thường lệ.

- Hôm nay Sơ có đến không, em sẽ đến thăm Sơ.

- Vậy hả. Vậy hẹn thầy chiều nay gặp nhé.

Mình gọi điện thoại cho D. Mình hỏi D. dạo này có khỏe không? D. bảo em đang uống thuốc nên cũng khỏe. T. nói với mình:

- D. nhìn nó vẫn như trước đây. Nó vẫn trắng trẻo, ăn nói lịch sự, ăn mặc lúc nào cũng chỉnh tề. Nhìn nó chẳng ai nghĩ là dân chơi hay bị nhiễm.

Mình rũ D. chiều nay đi với mình đến thăm Sơ H. Thế là hai thầy trò có một cuộc hẹn với nhau. Gặp lại những khuôn mặt cũ như vậy gợi lên cho mình thật nhiều kỷ niệm vui buồn trong những ngày làm mục vụ tại Việt Nam.

Về đây, gặp lại những bạn cũ và những phụ huynh của các em, ai cũng gọi mình bằng thầy như trước đây. Họ thấy gọi vậy thân tình hơn. Mình cũng nghĩ vậy nên rất vui với cái danh xưng đó. Họ bảo: - Gọi thầy bằng cha sao thấy nó xa lạ quá. Như vậy thấy xa lạ thật. Mình thích được làm thầy với các em, thích duy trì được cái tình cảm gắn bó vì đã đồng hành với nhau trong một quãng đường tuy ngắn ngủi nhưng rất đầy ý nghĩa trong cuộc sống của mình và của các em.

Sài gòn, ngày 23.5.2007

Mưa Sài Gòn


Tối hôm nay Sài Gòn mưa tầm tả. Từ chiều, những áng mây đen thui đã kéo về phủ ngập bầu trời thành phố. 4h30 chiều, mình từ trong khách sạn bước ra ngoài, định đi tìm chỗ để tập thể dục, nhưng thấy trời đen tối, lòng trở nên e ngại. Mình quay về phòng đợi đến 6h chiều thì đi gặp một người chị mà mình rất quý ở Sài Gòn. Hai chị em hẹn nhau đi ăn tối, rồi sau đó đi xem ca nhạc.


Mình cởi chiếc xe Nouvo mượn của một đứa em chạy từ đường Bùi Thị Xuân (q. 1) đến nhà chị ở Tân Bình. Đường Cách Mạng Tháng 8 xe cộ tấp nập, không khí ngột ngạt như mọi khi, đặc biệt là vào giờ cao điểm như thế này. Những giọt mưa lắc rắc báo hiệu cơn mưa sắp đến, ai nấy đều vội vã đi đâu đó, về đâu đó trước khi cơn mưa đổ xuống. Mình cũng cố gắng len lõi giữa dòng xe để đến nơi hẹn trong tình trạng chưa bị ướt.


Đến nơi, hai chị em quyết định ra đường Phạm Văn Hai ăn bún thịt nướng. Vừa tới quán thì mưa ào ào như thác từ trời xuống. Hai chị em ngồi ăn bún, nói thật nhiều chuyện với nhau. Ăn xong rồi, nói nhiều chuyện rồi, mà cơn mưa vẫn chưa dứt. Chương trình sau khi ăn là đi nghe ca nhạc ở phòng tra Văn Nghệ của nhạc sĩ Phạm Duy ở quận Bình Thạnh. Hơn 8h, thấy mưa nhẹ bớt, hai chị em quyết định đội áo mưa đi tới phòng trà. Đường nước nhiều, xe máy chạy ngang qua nhiều khi làm nước văng lên người nhưng cũng phải chịu khó chạy. Người chị ngồi sau, ẩn dưới vạt áo mưa bảo:


- Có lẽ không ai yêu âm nhạc như hai chị em mình. Trời mưa như vậy mà cũng muốn đi nghe hát.


- Mình đi kiểu này mới có chuyện để nhớ. - Mình nói.


Qua khỏi ngã tư Nguyễn văn Đậu, rẽ vào đường nhỏ Lam Sơn tới quán Văn Nghệ. Nhìn bảng tên quán thấy tối om. Mình dừng xe trước cửa quán. Một anh nhân viên bước ra lắc tay qua lại. Mình biết có điều không hậu. Anh nhân viên bảo:


- Tối nay quán không có mở cửa.


- Sao vậy? - Mình hỏi.


- Trời mưa quá nên không có khách. Quán đóng cửa. - Nhân viên quán cho hay.


Nếu ai đó nghĩ rằng sau khi lội mưa đến quận Bình Thạnh không có ca nhạc thì hai chị em sẽ nản lòng trở về, người ấy sẽ lầm to. Người chị đưa ra ý kiến:


- Hay là mình đi phòng trà 2B trên đường Lê Duẫn.


- OK! Đi đó cũng được. - Mình tán thành ý kiến của chị.


Thế là hai chị em lao mình vào cơn mưa dai dẳng của thành phố để đi nghe hát ở phòng trà 2B, quận 1. Tối thứ hai, mà trời lại mưa nên hai chị em bước vào gian phòng dường như trống không.


- Coi chừng tối nay mình được ca sĩ hát phục vụ cho riêng mình. - Mình nói.


Nhưng không như thế. Một lúc sau có thêm khách vào. Ca sĩ lần lượt lên hát. Mình và người chị ngồi lắng nghe, bình luận về nam ca sĩ này, nữ ca sĩ kia. Hai chị em ngồi nghe cho đến khi chương trình chấm dứt lúc 11h.


Giờ này Sài Gòn không còn mưa nữa. Sài Gòn về khuya, sau cơn mưa, không khí vừa mát vừa trong lành. Mình chở chị về rồi một mình chạy xe máy về khách sạn. Chưa muốn đi ngủ, mình ngồi ghi xuống kỷ niệm một đêm Sài Gòn, một đêm rất Sài Gòn với cơn mưa tầm tả, với dĩa bún thịt nướng ở một quán đối diện Công Viên Hoàng Văn Thụ, với chiếc xe gắn máy chạy rong rong trên đường phố, và với những bài hát bất hữu ở một phòng trà nổi tiếng.


Sài Gòn, ngày 21.5.2007

Thói quen


Sau hơn một giờ trên chuyến hàng không Pháp, mình cũng đã đến Sài Gòn từ chiều hôm qua. Như thường lệ không khí vui nhộn và tấp nập quen thuộc của thành phố đón chào mình ngay từ những giây phút đầu tiên rời khỏi sân bay TSN. Đến Việt Nam không còn là một kinh nghiệm đầy bở ngở như lần đầu tiên mình trở lại Việt Nam năm 1999. Sau những chuyến về Việt Nam, và đặc biệt là hai năm làm mục vụ tại Việt Nam, nơi đây đã trở thành rất thân quen đối với mình. Ngay cả anh lái taxi cũng không đánh lừa mình được về giá cả xăng dầu tại Việt Nam hiện nay.


Sau gần ba tháng tại Thái Lan, mình đã thấy một chút thay đổi trong thói quen của mình. Đó là những thay đổi đến rất tự nhiên sau khi mình hòa nhập vào một môi trường và lối sống mới. Ngồi trên máy bay Pháp, mình đã phát hiện ra mình đã trở nên hơi lúng túng khi sử dụng ngôn ngữ.


Thời gian qua, mình hay quen cám ơn bằng tiếng Thái, hay xin lỗi bằng tiếng Thái khi va vào người nào trên đường. Thế là khi mình vào máy bay, tình cờ dẫm chân lên một vị khách người Pháp, mình đã buông tiếng "khó thôt" mà không kịp suy nghĩ rằng người đó không hề hiểu mình nói điều gì. Sau đó, cô tiếp viên đến ghế trao cho mình khăn lau mặt, mình lại phản xạ bằng câu cám ơn "khorb khun khrab" mà quên hẳn cô tiếp viên cũng là người Pháp, không hề nói tiếng Thái. Nghĩ lại mình thấy hơi buồn cười, một người Việt kiều Mỹ lại đi nói tiếng Thái với một cô tiếp viên người Pháp. Quả thật là chuyện lạ.


Ngoài ra còn có những thay đổi khác mà mình cũng đã phát hiện ra. Trước đây khi còn ở Mỹ hay ở Việt Nam, mình rất hay ngồi tréo chân vì đó cũng là một tư thế thoải mái và phổ biến ở cả hai nước. Nhưng ở Thái Lan thì việc ngồi tréo chân là điều cấm kỵ. Đối với người Thái, bàn chân là bộ phận thấp nhất của con người. Vì thế mình không thể cho ai thấy bàn chân của mình. Đưa bàn chân cho người khác nhìn là một hành động mang tính chửi rũa và bất lịch sự. Vì thế từ ngày đến Thái Lan mình cố gắng không quên điều này khi ngồi ở những nơi có người khác cùng ngồi. Ngồi không tréo chân đã phần nào trở nên thói quen. Đôi khi mình vẫn làm theo thói quen trước, nhưng chợt nhớ lại thì không làm nữa.


Mình rời khỏi đất Thái rồi. Qua Việt Nam ngồi tréo chân không có gì là cấm kỵ. Thế mà mình lại ít làm như vậy hẳn. Có khi vừa mới bắt đầu tréo thì rút ra, vì ngở rằng mình đang ở Thái Lan. Rút ra xong rồi mới phát hiện mình không còn ở Thái Lan nữa.


Chỉ vài tháng ở đất nước khác mà mình cũng đã có những thay đổi một cách tự nhiên đến thế. Không biết sau nhiều năm thì nhân sinh quán của mình sẽ trở nên như thế nào? Mình không nghĩ rằng mình sẽ trở nên như người Thái, nhưng chắc chắn mình sẽ phần nào tiếp thu những phong tục tập quán và cung cách của người địa phương nơi mình sống và làm việc. Đó là một điều rất hiển nhiên. Đi được nhiều nơi, tiếp xúc với được nhiều người, và sống trong nhiều môi trường khác nhau, mình thấy đời sống con người thật sự muôn sắc muôn mau và quả là thú vị.


Sài Gòn, ngày 18.5.2007

Mong đợi


Sáng nay Bangkok trời đang mưa to. Một người bạn chọc ghẹo mình ông trời khóc tiễn chân người đi, nhưng việc mình phải ra khỏi nước Thái vài tuần chẳng có gì là gây cảm động hết. Nó chỉ là một công việc trong bao nhiêu công việc khác phải làm khi phải đương đầu với thực tế của xã hội chính trị. Không phải mình có ý định làm việc tốt ở nơi nào đó là mình sẽ hiển nhiên được chiêu đãi và mọi chuyện sẽ êm xuôi. Một nhà truyền giáo như mình trên thực tế sẽ bị nhiều nơi canh me và không chấp nhận. Một việc mình cho là tốt người khác có thể cho là nguy hiểm và tiêu cực.


Mình đã tiến hành làm visa truyền giáo ở Thái Lan ba tháng qua, nhưng hiện nay vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên mình quan niệm rằng trong vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ, khi nào mọi việc xuôi chảy thì mới đáng gây bất ngờ, chứ có sự trục trặc là chuyện mà mình có thể hoàn toàn mong đợi. Nếu mình cảm thấy bất ngờ khi có sự không thuận tiện xảy ra, chắc hẳn mình sẽ rất bức xúc và bực tức. Còn nếu mình biết trước có thể có những điều không hay xảy ra thì khi nó đến tinh thần mình đã sẵn sàng đón nhận nó. Vậy trước sự xáo trộn của đời sống mình vẫn có thể duy trì sự bình thản.


Việc mình phải đi Việt Nam vài tuần dĩ nhiên gây nên sự xáo trộn cho mình, đó là việc học hành và những việc mục vụ khác ở đây. Tuy nhiên mình tin rằng trong tương lai sẽ còn nhiều việc rắc rối hơn nữa. Nếu mình không biết xử lý vấn đề tương đối nhỏ này thì làm sao có thể đương đầu với các vấn đề phức tạp hơn?


Trong đời ai cũng có những điều mà mình mong đợi từ bản thân, từ công việc, từ gia đình, và từ xã hội. Mình mong đợi họ đáp ứng những nhu cầu và tiêu chí mà mình đã đặt ra. Tuy nhiên, nhiều khi ta mang những sự mong đợi quá thiếu thực tế làm cho không ai có thể đáp ứng được. Rồi ta lại đau khổ khi không được những gì mình mong muốn. Đức Phật nói không sai khi ngài dạy rằng mình càng mong muốn chừng nào thì lại càng đau khổ chừng đi.
Bangkok ngày 17.05.2007

Lại đi Việt Nam


Ngày mai mình lên đường đi Việt Nam, lần thứ hai trong năm này. Lần trước là vào dịp Tết, mình đến Việt Nam để ăn Tết. Còn lần này đi vì visa ở Thái Lan hết hạn mà visa mới thì làm chưa xong. Thế là phải ngồi ở Việt Nam chờ cho đến khi nào giấy tờ hoàn tất thì mới trở lại Thái Lan tiếp tục công việc học hành.


Đáng ra cuối tuần này mình sẽ dâng lễ đồng tế và giảng trong thánh lễ của người Việt Nam ở Bangkok. Mình rất muốn tham dự thánh lễ này vì một năm chỉ có vài dịp như thế. Thánh lễ có rất nhiều bạn trẻ từ Việt Nam sang Thái lao động, dường như tất cả đều là thành phần bất hợp pháp. Nhưng vì giấy tờ chưa hoàn tất nên đành phải chịu. Coi như là ý trời. Chỉ tiếc mình đã bỏ ra gần một tuần để soạn bài giảng nhưng rồi không được sử dụng.


Những lần trước đi Việt Nam mình thấy trong lòng có phần háo hức vì mình có dịp thăm nhiều người thân quen. Nhưng lần này đi mình không hồ hởi cho lắm vì do hoàn cảnh chứ không phải do ước muốn. Đi Việt Nam, mình phải ngừng học tiếng Thái một thời gian. Hy vọng khi trở lại sẽ không bị đơ lưỡi đến nỗi không nói gì được. Tháng trước trong lớp có cặp vợ chồng New Zealand học chung với mình. Hai vợ chồng nghĩ một tuần đi Singapore có công chuyện, khi về nói không ra câu. Cô giáo quyết định cho xuống lớp để học lại từ đầu. Nghĩ lạicảnh phải học lại mấy cái âm mà cảm thấy ngao ngán trong lòng.


Mình đi Việt Nam lần này không chuẩn bị gì nhiều. Mình đem một mớ áo quần để thay, máy vi tính, và sách vở để học bài. Mình dự định sẽ "cắm trại" ngoài mấy quán cà phê có internet hi-fi để học tiếng Thái. Lý do là ở đấy sẽ có máy lạnh mát. Còn internet là vì mình hay phải lên tra từ bằng từ điển trực tuyến trên mạng. Nhiều người không làm việc hoặc tập trung được nơi có đông người hay có nhiều âm thanh. Nhưng mình thì vô tư, miễn sao có chỗ ngồi tương đối thoải mái, có tách nước là học được. Thời còn học đại học, mình cũng thường xuyên ra quán cà phê học bài hàng giờ đồng hồ. Học xong rồi đứng dậy ra về. Ngồi ở nhà trong căn phòng yên tĩnh mà chưa chắc đã học tốt vì có nguy cơ muốn...đi ngủ. Còn ngoài quán cà phê thì có buồn ngủ cũng chịu. Ngày mai về tới nơi, mình sẽ hỏi thăm xem dạo này có quán cà phê nào được được, mình sẽ chọn nơi ấy làm "phòng học" cho những ngày tới đây.


Bangkok, ngày 16.5.2007

Mang niềm vui đến với người bất hạnh







Hôm qua mình, anh Tr. và thầy Damien đi huyện Nong San cùng với hai nhân viên của trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là TT mà thầy Damien đã thành lập ở tỉnh Nong Bua Lamphu nhằm hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS. Ngoài việc trực tiếp chăm sóc một số bệnh nhân HIV/AIDS, TT còn tổ chức các chương trình giáo dục học sinh về căn bệnh thế kỷ cũng như chương trình hỗ trợ về xã hội và kinh tế cho những người đã bị nhiễm.

Hôm nay, lý do đoàn đi Nong San là để phân phát khoảng 90 bộ đồng phục học sinh cho các trẻ em nơi đây bị nhiễm HIV hoặc có bố mẹ bị nhiễm. Tất cả các gia đình đều lâm vào cảnh túng thiếu, vì thế việc sắm một bộ áo quần cho các em đi học trong tuần lễ khai giảng ở Thái Lan cũng là một vấn đề khó khăn.

Cô S. nhân viên của TT, cũng là một người bị nhiễm HIV cho mình biết đây chỉ là một trong năm nơi mà TT sẽ đến để phân phát đồng phục học sinh. Mặc dầu hôm qua là ngày lễ ở Thái Lan, mọi người được nghĩ việc, nhưng ở TT các nhân viên đều không ngại bỏ ra thời giờ để giúp đỡ những người khốn cùng.

Mình và anh Tr. chỉ được mời đi theo chứ hai anh em không có vai trò gì trong sinh hoạt này. Đó là vì hiện nay hai anh em đang trong giai đoạn học tiếng Thái. Vì có dịp lên Nong Bua Lamphu vào hai tuần nghĩ học nên thầy Damien mời hai anh em đi để làm quen với việc mục vụ của Dòng. Thầy cũng không quên nhắc nhở hai anh em: - Sau này các cậu sẽ là người điều hành TT cũng như giáo xứ, vì thế các cậu phải làm quen với công việc ở đây.

Đến nơi hẹn là một bệnh viện của huyện lúc 10h sáng đã có những người lớn dẫn con dẫn cháu đi nhận quà. Họ ngồi nghe một thầy chùa giảng rất chăm chỉ. Thầy chùa giảng xong, ông chào ra về. Đến lượt đoàn làm việc. Anh Nat là nhân viên của TT bình thường có vẻ ít nói dường như thay đổi 180 độ. Anh đứng lên phát biểu về nhiều điều làm cho mọi người rất phấn khởi. Rất tiếc là tiếng Thái của mình kém quá nên chưa hiểu hết nội dung mà anh nói.

Sau đó các em học sinh được kêu tên lên nhận quà. Khi mọi người đã có quà, các em cùng một lượt ai nấy đem đồ ra thử xem có vừa hay không. Không khí trong phòng thật nhộn nhịp. Có vài em quần rộng quá, hay áo nhỏ quá phải đổi lấy cái khác. Nhưng dường như em nào cũng vừa văn theo số đo đã lấy trước. Mặc đồng phục mới xong, tất cả xếp hàng để chụp hình làm kỷ niệm.

Nhìn các em phấn khởi với bộ đồ mới để đi đến trường, mình cảm thấy vui lây. Em nào cũng có những khuôn mặt hồn nhiên, xinh sắn. Đâu ai ngờ đàng sau những nụ cười dè dặt đó là những mãnh đời rất đáng thương vì các em là những nạn nhân vô tội của HIV/AIDS. Thoạt đầu mình tưởng là tất cả các em đều đã bị nhiễm. Nhưng sau đó thầy Damien cho hay là có em chưa bị nhiễm, chỉ có bố mẹ bị nhiễm. Mình thấy mừng lên. Hóa ra trong số những đứa trẻ này không hẳn đứa nào cũng đang đứng trước một tương lai vô cùng đen tối.

Được đi cùng với thầy Damien để chia sẻ niềm vui với những con người bất hạnh, mình cảm thấy nóng lòng học cho mau để được bắt đầu công việc mục vụ. Nhưng mình cũng ý thức được rằng cái gì cũng có thời gian của nó, và mình phải tuân theo quy trình đã định sẵn. Sự kiên nhẫn cũng là điều tối quan trọng cho một người làm mục vụ hiệu quả.

Nong Bua Lamphu, ngày 11.5.2007

Viết về mẹ


Nhân dịp ngày lễ mừng các bà mẹ sắp đến, mình đã viết một bài báo về chủ đề "mẹ" cho giới trẻ trong báo Dân Chúa Úc Châu. Sau đây là nội dung của bài báo.





Mother dearest



Every month, Dân Chúa Úc Châu magazine gives me space for an article written for English speaking readers, especially those in the teen and young adult age group. Every month before the deadline, I sift through ideas in my head and try my best to come up with something that might be of interest to those who care to read what I have to say. To be honest, it’s not an easy task. There are so many things I could talk about, and yet I wonder if any of it is worth reading. It’s not that the topics that come to my mind aren’t important or relevant, but I keep asking myself: “Are they going to say ‘Jeez, there’s another article on so and so…how boring!’”

But this month, the month of May, I’m going to risk it. I’m going to talk about something that’s been said over and over before. I’m going to talk about….mothers. Still if we think about it, it never really gets old talking about someone who is as important to our life as the one who gives us life. The more we talk about them, the more we are able to appreciate who they are and what they do for us.

A while back, a newspaper in Vietnam sponsored an essay writing contest on the topic of “My Mother”. They received 1,199 responses from all over Vietnam. When the judges read all the entries, to their surprise, they found that the vast majority of the sons and daughters who wrote about their mothers had one thing in common. In over 90 per cent of the essays, the author expressed some regret that they had never recognized, appreciated, or did enough to repay for all the love and sacrifices that their mothers had done for them…until it was too late. When they discovered the true value of a mother’s love, she was already gone.

In life, one thing is for sure. It doesn’t matter who you are – you can be the Pope, the President of the United States, a priest, a burger flipper at McDonald’s, or a drug addict – you have a mother. For some people who are unlucky, they have lost their mother early in life. Others have mothers who don’t know how to take care of their children very well. But for most people, they have mothers who love them, sacrifice themselves for them, and adore them. And if the mother is lucky in life, she has children who adore her back.

But in Vietnamese, there is a saying that goes like this: “Tears never flow upward”. What this proverb means is that it’s always the parents who worry over their children. They stay up at night trying to figure out the best ways to take care of their children. They lose sleep when their children become sick or get into trouble. They work two or three jobs to buy the things that their children need or want. But hardly is it ever the other way around. We children sleep soundly at night without knowing what our mothers and fathers are doing. When our parents get sick, we don’t sit and worry like the way they do for us. Tears always flow downward!

I still remember vividly a bittersweet memory that I have with my mother. When I was about 13 years old, my older brother got into a big argument with my father. My brother decided to take his clothes and move out of the house. My mother couldn’t stop him from doing this foolish thing. But her heart ached for him. And when her heart ached, she would sing. She sang songs about a mother’s love for her children.

Ever since I was small, I had heard my mum sing on many different occasions. She sang to lull me to sleep. She sang in church. She sang at wedding receptions. I remember my mother had a good voice. And whenever she sang “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào,” from the sound of her voice, I could feel in my heart that she meant every word.

So when my brother left the house, my mother comforted herself by singing these same songs. One day, she asked me to give her a cassette recorder. Back then, we were still using cassette recorders, and CD players were just becoming popular. She told me to push the record button, and she started to sing. She poured her heart and soul into that tape recorder that afternoon, as I sat and quietly listened to how painful it was for a mother to have to stand and watch her son make mistakes in life.

I have no idea what I did with that cassette tape. We probably threw it out the trash when we did spring cleaning, or moved house. But sometimes when I think about that tape, I regret so much that at that time I did not see how valuable it would be for me.

There are many things that our mother offers us but we have a hard time seeing because we don’t think it’s really important. When she buys us clothes, we don’t wear it because it’s the wrong style and our friends would laugh at us. When she hugs us in public, we get embarrassed because we don’t want to be seen as mama’s boy or mommy’s little girl. When she reminds us to do our homework so that we will have a better future than her, we call it nagging. When she gives us advice with some problems we’re facing, we call it meddling in our business.

Last week, I received a letter from my mother in Orange County, California. It wasn’t just an email, or a Yahoo Messenger or MSN message, but an honest to goodness letter written by hand on white paper, sent through airmail with stamps on the envelope. In her letter, my mum wrote:

I wish that you will always learn good and right things from the people around you, because you are still young. You are new to living in the world, with little experience. So you have to try to learn from those who are above you. I share with you what is in my heart, but as I write this, I wonder if you would think…. ‘I already know, you don’t need to remind me….’ Still, it is a mother’s way to remind and give advice. Perhaps one day in the future, I will not be able to hold a pen…or will not have an opportunity to speak. So whenever I am able to speak I should do it, don’t you think?

What my mom said in the letter is very true. It is something we don’t think about or don’t even like to think about, but there will be a day when there will not be any letter, any advice, any reminders from mum. And when that happens, even if we long for any word, even a little ‘nag’ we’re not going to get it.

If in over 1000 essays about mothers, over 90% of the author expressed regret at not having done enough to show appreciation for their mothers until it was too late, I think chances are very high that each of us will also be included in that number. In a way, it’s almost impossible to not have regret. After all, considering how much our mother do for us, can anything that we do ever be enough to repay her? It’s inevitable that we’ll end up wishing that we could have said something more or done something more.

Still, regrets don’t have to be absolute. For me that’s what I am trying to do. I live half the world away from my mother now, but daily I think about her. I pray for her, and whenever I can, I give her a call. Even now, as a priest, and as a missionary, the encouragement, the words of comfort, the prayers, and the advice from mum, they are all important to me. I don’t think it really matters in life who you are, you can’t go wrong if you’re willing to listen to your mother just a little bit more.

So, this is my take on what mothers are like and how we should be with our mothers. I hope this short article inspires you to give a little bit more thought about your relationship with the woman who gave you life. So the next time, when you see your mother wipe the sweat off her eyebrows, when you see her kneel on her knees and pray the rosary, when you see her pull into the driveway from grocery shopping at the supermarket, when she scolds you for not having done the dishes on time, when you see her crash down on the sofa after a full day working at the nail salon, you’ll see and know and understand that, she’s doing all of that for you. And then you’ll remember to thank God for having a mother like that in your life.

Nong Bua Lamphu, ngày 10.5.2007

Thanh


Trước đây mình từng giúp một bạn trẻ tên Thanh bỏ ma túy. Thanh ở Sài Gòn. Thời gian mình làm việc ở Việt Nam, mình cố gắng giúp Thanh thật nhiều, nhưng kết quả không mấy tốt. Cho đến khi mình rời Việt Nam, Thanh đã về quê làm việc để trốn công an. Thỉnh thoảng Thanh có lên thành phố. Gặp mình Thanh bảo là bây giờ không còn chơi ma túy nữa nhưng mình không biết chuyện thực hư như thế nào?

Sau khi đã trở về Mỹ, Thanh viết email bảo rằng nó cần một số tiền cho việc làm ăn. Mình tìm ra một số tiền gởi về cho Thanh, nhưng sau đó thì không thấy Thanh liên lạc với mình để báo là có nhận được hay không và đã làm gì với số tiền mình gởi về? Thực sự mình không có nhiều tiền vì thế việc gởi tiền về cho một ai đó phải là chuyện quan trọng mình mới làm. Mình giận nên nhủ lòng là quên người không biết điều sau khi được giúp đỡ.

Một thời gian dài mình không nghe gì từ Thanh. Sau đó rất lâu, mình lại nhận được một nhắn tin chào hỏi. Mình đọc xong rồi xóa như bao nhiêu lời nhắn tin khác trên YM mà mình nhận được. Sau đó một thời gian dài, mình lại nhận được lời thăm hỏi qua YM. Mình đọc xong rồi xóa như trước, không màng lòng trả lời.

Tối hôm nay mình lại nhận được thêm những lời nhắn tin nữa. Lần này đọc lời nhắn tin của Thanh, mình lại thấy nhớ người bạn trẻ này. Sau hơn hai năm cơn giận của mình đã nguôi, mình lại cảm thấy quan tâm đến nó và thực sự muốn biết đời sống của nó bây giờ như thế nào?

Lời nhắn tin của Thanh cũng làm cho mình thấy cảm động:

- Lâu lắm không được nói chuyện với thầy (Thanh vẫn gọi mình là 'thầy' như trước) em nhớ lắm. Không biết dao này thầy ra sao, có thay đổi gì không? Em mong gặp lại thầy lắm dù chỉ để thấy gương mặt người mà em luôn yêu thương và kính trọng như người cha, người anh của em vậy. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn hồng an xuống cho thầy. Em xin Thiên Chúa chúc phúc cho thầy được mạnh khỏe và xin Ngài thêm sức cho thầy phục vụ, yêu thương và chăn dắt đàn chiên của người biết vâng lời, sống giữ đạo và làm theo những gì mà Thiên Chúa là Đấng quyền năng đã yêu thương và dạy bảo.

Trước đây mình đã đồng hành với Thanh những ngày trong viện cắt cơn khi nó đang vật vả với các triệu chứng đau nhức, rồi những tháng sau đó ở nhà hậu cai ngoài quê tỉnh Bà Rịa. Có lẫn Thanh và hai đứa khác rủ nhau trốn về thành phố. Mình phải đi tìm chúng nói ngoài quán cà phê, rồi thuyết phục tụi nó phải về nhà. Mới đầu không có đứa nào chịu, tụi nó đòi về quê tìm việc làm. Mình thuyết phục thật lâu tụi nó mới đồng ý đứa nào về nhà đứa đó.

Khi bước ra khỏi quán cà phê, trời bắt đầu mưa. Không ai mang theo áo mưa, nhưng mình không dám dừng lại trú mưa mà quyết phải đưa hết ba đứa về tới nhà cho bằng được vì sợ rằng nếu dừng lại, tụi nó sẽ đổi ý.

Thanh là đứa cuối cùng mình đưa tới nhà. Khi về gần tới nhà thì nó lại đổi ý, không muốn về nữa. Nó bảo nó chỉ đồng ý để cho hai đứa kia chịu về, chứ nó thực sự không muốn về. Mình lại phải dừng lại ở quán cà phê bên lề đường, làm việc tư tưởng với nó một lúc nữa, nó mới chịu cho mình đưa về nhà.

Sau này mình thấy nó không tốt với mình, mình tự ái và buông tay. Nhưng hôm nay, mình lại đọc những lời nhắn tin của nó, lần thứ ba thứ tư gởi cho mình sau hai năm qua, bổng nhiên mình không còn thấy giận nó nữa. Có lẽ đây là lần đầu tiên mình thấy nó có những lời nói thật đạo đức. Đồng hành với nó thời gian khá dài mình không nhớ nó hay nói những câu nói kiểu này.

Bây giờ nó cũng đã lớn rồi, có lẽ cũng đã 27 tuổi. Chắc là nó trưởng thành hơn, và sâu sắc hơn. Mình tò mò muốn biết hoàn cảnh nó bây giờ như thế nào? Vì thế mình đã nhắn tin lại, hỏi thăm về cuộc sống, chia sẻ về tình hình của mình, và hẹn dịp gặp sẽ nói chuyện với nhau.

Mình thấy vui trong lòng vì mình đã vượt qua cái tự ái nhỏ nhoi mà mình mang trong lòng thời gian qua. Nghĩ lại nhiều khi mình cũng nhỏ nhoi quá, và để bụng cái không đáng để. Phải chăng mình còn quá tính toán nên chưa yêu thương vô điều kiện được, không dễ dàng tha thứ cho ai làm tổn thương đến mình, và so đo tính toán nhiều thứ? Con đường đi đến sự hoàn thiện sao mà thấy xa vời vợi quá nhỉ?

Nong Bua Lamphu, ngày 9.5.2007

Visa hết hạn

Từ tối Chúa Nhật, mình, anh Tr. và cha bề trên từ Úc sang đón chuyến bay lên tỉnh Nong Bua Lamphu để có cuộc họp chu kỳ với các suy huynh dòng đang phục vụ tại đây. Chuyến tham viếng của cha bề trên tỉnh dòng từ Úc mang tính cách thăm viếng cũng như tìm hiểu về đời sống và công việc của các thành viên tại Thái Lan, đặc biệt là tình hình của mình và anh Tr. là hai người mới đến Thái Lan và đang theo học ngôn ngữ tại Bangkok.

Chiều hôm qua có cuộc họp với Đức Giám Mục George của giáo phận Udon Thani tại nhà thờ chánh tòa Udon Thani. Ngài là một vị giám mục năm nay đã 74 tuổi, chủ tịch của Hội đồng giám mục Thái Lan, nhưng tính tình rất dễ thương và vui vẻ. Khi các cha thầy trong dòng đến gặp ngài, ngài tiếp đón ân cần và niềm nở. Ngài không bao giờ thiếu những câu chuyện nho nhỏ để kể cho mọi người nghe.

Sẵn dịp gặp ĐGM, cha bề trên dòng bàn với ngài về chương trình mục vụ tương lại của mình và anh Tr. sau khi việc học tiếng và văn hóa Thái kết thúc. Đây cũng là lần đầu tiên anh Tr. được chính thức giới thiệu với ngài, mặc dầu hai tuần trước đây, khi mình và anh Tr. đi tham dự một chương trình đại hội giới trẻ Công giáo tại Bangkok, hai anh em đã gặp ngài ở đó.

Ngoài mục đích gặp ĐGM, sư huynh Damien còn phải gặp bà thư ký để hỏi về tiến trình làm visa cho mình và anh Tr. Visa tạm thời của mình chỉ còn hai tuần nữa là hết hạn, nhưng visa mới thì chưa có. Và để có visa mới mình phải ra khỏi nước Thái mới có thể làm được. Thế là trong những ngày gần đây, có thể mình sẽ phải đi Việt Nam hay Mỹ. Mình muốn đi Việt Nam hơn vì Việt Nam gần, đi sẽ mau và đỡ tốn chi phí. Nhưng cũng có khả năng mình sẽ phải đi Mỹ vì mình có hộ chiếu Mỹ, và phải trở về nước của mình mới có thể làm giấy tờ được.

Tình hình giấy tờ của mình hiện nay hơi nhiêu khê. Mình hy vọng rằng mọi sự sẽ xuôi chảy để việc học của mình không bị gián đoạn. Thứ sáu vừa qua, mình vừa kết thúc tháng thứ hai trong chương trình học tiếng Thái. Nhà trường nghĩ học đến ngày 22 tháng 5. Mình hy vọng rằng có vấn đề gì thì có thể giải quyết được trong những ngày này để đến khi trở lại học thì không có gì chia phối.

Sống và làm việc ở một quốc gia khác, vấn đề khó khăn về giấy tờ là chuyện bình thường hay xảy ra. Mình phải chấp nhận với thái độ bình thản và kiên nhẫn. Nếu mình lo lắng và nóng nảy cũng không giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Dù sao đi nữa thì mình cũng đã có người giúp mình làm giấy tờ. Tuần trước, mình gặp cha Đ. đang du học tại Thái Lan. Ngài thuộc dòng Đ. ở Việt Nam. Ngài hỏi mình có cách nào chỉ cho ngài để làm giấy tờ ở lại Thái Lan được sau khi ngài hết visa du học. Ngài có ý muốn phát triển dòng tại nước Thái, nhưng mình không biết cách nào để chỉ cho ngài. So sánh hoàn cảnh của cha Đ. và mình thì mình còn khỏe chán, nên mình không có gì phải than phiền. Mình đến đây có sự nâng đỡ và hướng dẫn của các sư huynh trong dòng, được sự đón tiếp và nâng đỡ của các chà DCCT, được đi học, và được quen biết nhiều người tốt, mình thấy mình thật may mắn. Đó là tất cả những hồng phúc mà Chúa ban cho mình trong lúc này. Và mình cảm tạ Chúa vì tất cả những ân sủng mà Ngài hằng tuôn đổ trên mình từng ngày một trong đời sống truyền giáo.

Nong Bua Lamphu, ngày 8.5.2007

Thư giản


Tối qua mình đi dạo thương xá với anh Tr., Th. và Ph. Bốn anh em đi một vòng trong thương xá Central World, là một điểm mua sắm sang trọng và xầm uất ở trung tâm thành phố. Đi vào tiệm bán những đồ massage, anh Tr. và Th. thử những chiếc ghế có giá đến 99,000 baht. Còn mình thì thử một cái máy cầm tay massage có giá 8,000 baht. Chiếc máy này có thể massage cổ, lưng, chân. Mình rất muốn mua vì mình hay bị cứng cổ. Ngồi ở máy vi tính chỉ vài phút là mình bắt đầu thấy khó chịu nơi cổ. Mình bị như thế này hai năm rồi, cực nhọc lắm nhưng không biết phải làm sao cho hết được. Bạn bè từng đặt vấn đề: - Tại sao cậu còn trẻ mà có triệu chứng như cụ già vậy? Mình cũng bó tay không biết trả lời ra sao.


Tuy nhiên với giá 8,000 baht (hơn 200 USD) thì mình phải cân nhắc kỹ lưởng xem có thực sự cần thiết hay không vì đó cũng không phải là một số tiền nhỏ. Cuối cùng mình quyết định sẽ suy nghĩ thêm và chưa chịu móc tiền ra để mua.


Bốn anh em liền bước ra bên ngoài thương xá ngồi trò chuyện. Bên ngoài đường phố tấp nập người qua lại. Các gian hàng trên lề đường bày bán đủ thứ từ thức ăn đến áo quần. Thay vì vào quán cà phê nào đó, cả bốn người đều đồng ý rằng mua nước ngồi trước thương xá uống và trò chuyện là vui và hợp lý nhất. Những ngày qua, trời mưa nhiều nên không khí dễ chịu lắm.


Trong bốn người, mình và anh Tr. là người truyền giáo. Th. là nghiên cứu sinh người Việt đang du học tại Thái Lan. Còn Ph. là một người Việt đang lao động tại đất Thái. Bốn người đều không xê xích tuổi tác nhiều lắm nên nói chuyện với nhau rất vô tư và thoải mái. Giữa khung trời Thái, giọng nói Hà tỉnh, Bắc, Nam lẫn lộn với nhau. Thỉnh thoảng có vài câu bằng tiếng Thái chêm vào để gọi là thực tập những gì đã học được.


Trò chuyện đến hơn 10 giờ khuya, Ph. đưa ra nhận xét:


- Hình như thấy có mưa giọt.


- Từ chiều đến giờ nó cứ như vậy. - Th. nói lại.


- Đúng rồi. Lúc chiều hai anh em đi đến đây cũng mưa lắc rắc. - Mình nói thêm.


- Nhưng hình như bây giờ nó rơi nhanh hơn. - Ph. nói.


Nói dứt câu, Ph. không cần phải bào chữa cho quan điểm. Những giọt mưa lắc rắc đã biến thành nặng hạt trong chớp nháy. Bốn anh em không cần phải dài dòng với lời chia tay. Đường ai nấy chạy. Mình và anh Tr. qua bên kia đường để đón xe về. Còn Ph. và Th. thì chạy trú mưa ở trạm xe buýt bên này đường.


Thế là kết thúc một buổi tối thứ sáu nhẹ nhàng, vui vẻ. Đó là những giờ thư giản thật bổ ích và thân tình của bốn anh em người Việt đang học, sống, và làm việc tại thành phố Bangkok.


Bangkok, ngày 5.5.2007

Mùa mưa đến


Năm nay người ta nói mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Bình thường tháng năm mới bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa, nhưng trong tuần cuối cùng của tháng tư vừa qua, ở đây có những trận mưa rất to, sáng trưa chiều tối đều mưa. Nghe nói bị ảnh hưởng áp thấp ở đâu đó. Mình không hiểu nhiều tiếng Thái nên cũng ít xem tin tức bằng tiếng Thái để tìm hiểu vấn đề.


Trời mưa nhiệt độ ở đây dịu hẳn xuống, trong người cũng thấy dễ chịu hơn. Buổi tối ngủ ngon hơn và chặng đường đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà cũng thấy đỡ mệt hơn. Tuy nhiên mưa nhiều quá, nhiều con đường trong thành phố bị lụt và giao thông ùn tắc khủng khiếp. Phòng ngủ của anh Tr. kế bên mình cũng bị dột ở nơi anh bỏ giày dép. Anh đã báo với cha xứ nhưng vấn đê chưa được khắc phục.


Tuần nay, mỗi sáng mình quyết định đi tham dự lễ trong nhà thờ bằng tiếng Thái. Đây là một quyết định đúng đắn. Hiện nay đi lễ mình không hiểu lắm, vì thế nên nhiều khi làm biếng đi lễ tiếng Thái mà chỉ muốn đi tham dự lễ tiếng Anh. Nhưng mình biết rằng không sớm thì muộn mình sẽ không chỉ phải biết lễ tiếng Thái mà còn dâng lễ bằng tiếng Thái nữa. Vì thế nên mình chịu khó một thời gian ngồi nghe lễ như vịt nghe sấm, rồi sau đó dần dần sẽ hiểu hơn.


Những lần đầu mình đi lễ, nghe người Thái đọc kinh Lạy Cha mình không thể nào đọc theo kịp, mặc dầu mình đã học trước bằng cách phiên âm những từ tiếng Thái cho dễ đọc, và đã đọc qua nhiều lần. Tuy nhiên, sau vài lần thì mình dần dần đã đọc theo được kinh Lạy Cha khoảng 80 phần trăm. Hy vọng không bao lâu nữa mình sẽ đọc kịp 100% kinh này, và còn các phần khác của Thánh Lễ nữa.


Mỗi sáng đi lễ cầm quyển sách để đọc theo, mình cảm thấy khá cực nhọc. Nhưng không hiểu sao mình lại thấy thánh lễ đi qua thật nhanh. Có lẽ là vì mình cứ ước trong lòng làm sao cho người ta đọc chậm hơn cho mình theo kịp nên cái gì cũng thấy đi nhanh quá. Suy ra cũng buồn cười, đi lễ không mấy hiểu tiếng, mà thấy trôi qua thật nhanh. Còn có khi đi lễ hiểu hết mọi thứ mà thấy thánh lễ dài lê thê.


Bangkok, ngày 3.5.2007

Người trẻ biết quan tâm

Báo Dân Chúa Úc Châu tháng 4 có một bài viết của mình như thường lệ. Vì ở xa nên đến nay mình vẫn chưa nhận được số báo này. Hy vọng không bao lâu nữa sẽ nhận được để mình được đọc. Nhưng đây là nội dung của bài viết mà mình dành cho giới trẻ:

Young People Also Care

It was the eve of Tết Nguyên Đán 2007, and the major streets of Sài Gòn were full of people, especially the streets in District 1 like Đồng Khởi, Lê Lợi, and Nguyễn Huệ where the New Year Flower Festival was taking place. Even though many people living and working in Việt Nam’s largest city had already gone to their home provinces to celebrate Tết with their family, on this night, Sài Gòn still seemed as bustling as ever.


I had been assigned to mission in Thailand, but was fortunate enough to be able to drop by Việt Nam during this most sacred holiday to celebrate with relatives and friends. I could not resist joining the crowds of Saigonese, mostly young people, as they made their ways down the various streets to bring in the Year of the Pig. I took a friend on the back of a motorbike that I borrowed from my cousin and we navigated through the chaotic city streets to take in the festive air all around us. But our fun could only last until 11 o’clock. Because at this time, I had made an appointment with a group of young people to help them do something very important.

This group of young Saigonese knew that on a night like this, while most people were making merry with family and friends, there were in fact many people in the city who had to go hungry, who had no one to share the holiday joy with, and had no one to wish them a happy and prosperous new year. Through their connection with an overseas charity group, they managed to have the fund to buy gifts that they would distribute to people who were wandering the streets late at night because they had nowhere to go. It was hoped that these small gifts of food and sweets would bring a little bit of joy to these people who were so miserable.

At 11 o’clock, the members of the group gathered at Thảo’s house in Tân Bình District. The leader of the group distributed the gifts to everyone present and divided up the ‘territories’. One group would go to District 1, another to District 4, and so on. I was assigned to the group that would distribute the gifts to the people in Gò Vấp District. The young people, two for each motorbike, with bags of gifts in hand, started to take off to their assigned destinations.

From Lê Văn Sỹ street in Tân Bình District, I and my companions made our way out to Trường Sơn, then to Nguyễn Thái Sơn, then to Bến Hải. At first, we could not find anyone to give the gifts to. We rode around for nearly an hour and the two large bags I had on my motorbike were still full. Khiêm, who went with me on my motorbike said anxiously, “I hope we don’t have to take these gifts home.”

I myself became a bit impatient. It was nearly one o’clock and I was getting a backache from riding around. But just as our worries peaked, we spotted a man wandering aimlessly on the street, his head in bandage. He had just come out of a nearby hospital. We stopped and inquired what happened. He told us he had been selling vé số, but was stopped and beaten up by a gang of men, no doubt gamblers or drug addicts. They took his money. He had gone to the hospital emergency room. He was told that he needed a scan, but he had no money. So they bandaged him up haphazardly and let him go. But he had nowhere to go, and no money to treat his wound. In the pocket of his worn out shirt, a stack of lotto tickets remain unsold. We gave him two portions of the gifts and an extra 100.000 đồng, but that was hardly enough compared to what he really needed.

Just as we turned the corner, we spotted four elderly people walking one behind the other. From afar, we could tell that their clothes were torn and ragged. I made a U-turn and stopped by their side. We greeted them and they stopped to return the greetings. Their accent told us that they were not Vietnamese but belonged to one of the ethnic minorities. From faraway, they looked poor, but when we saw them close up, they were simply pitiful. Parts of their hands were missing, parts of their feet were missing, and parts of their faces were missing. They had bandages in numerous places. These people were stricken with leprosy. We did not have time to ask where they were going and why they were wandering the streets. But we offered each person our small gift, gift that they could not accept with their fingerless hands, but had to receive with their old nón lá.

After the ‘dry spell’ of not meeting any poor people on the streets for nearly an hour, we came upon one after another after another – people who had no place to go or wherever they were going was not much to look forward to. At two in the morning on the day of Tết, a blind man was still holding his hat out begging in front of a Buddhist temple. A group of people were sleeping on the cement steps of a store. An old cyclo rider was still on the street corner waiting to be hired. And there were many others just like them. Our fear of having to take the gifts home turned out to be our disappointment and sadness at not having enough packages to hand out.

I have now left Việt Nam for my mission in Thailand, but since then I have been thinking a lot about this New Year’s Eve night. Even though I related mostly about the poor people that we were looking for and trying to bring a bit of happiness to, these days I am not thinking so much about them. As I write this article for the young readers of Dân Chúa Magazine, I am thinking more of the young friends in Sài Gòn who spent their New Year’s Eve in a vastly different way than most people in the city.

On that night, while everywhere you went in the city, you can see people having parties, sharing in drinks, congregating in joyous places, there was a group of young people who set their priority somewhere else. And that place was the dark corners of the city where the homeless slept, the cold streets where the poor wandered with no particular place to go, and the cement benches where the downtrodden sat to rest but had nothing to wait for.

These young people of Sài Gòn could have easily gone out to have fun at one of the many places that their peers were congregating in the city. If they had, no one would have complained or questioned them. After all, it was the eve of Tết, the biggest holiday there was in Việt Nam. They could have easily chosen another day to distribute the gifts. After all, tomorrow the poor would still be with us. Or the next day, or the day after that. There would never be a shortage of poor people. Instead, these compassionate young people felt that it was most meaningful if they shared with the poor, even if only in a modest way, during the first minutes and hours of the New Year. They wanted to bring just a little bit of joy to these miserable people during these sacred moments.

In recent years, young people in Việt Nam, and for that matter, young people all over the world continue to be the target of much anxiety, discomfort, and restlessness for parents, teachers, and leaders. Teachers worry that their students will go down the path of drugs and alcohol. Parents are afraid that their children will become addicted to internet porn. Leaders are afraid that young people can’t be responsible for the fate of the country in the future. As a priest, I have some of the same worries. Yet, when I consider the group of young people that I was lucky enough to share a brief time with on New Year’s Eve in Việt Nam, I feel much more optimism and greater peace of mind.

I decided to write this article because I believe that this sort of awareness, compassion, enthusiasm, and good-will exhibited by this group of young people does not have to be rare, isolated, and extraordinary. Instead, it can be very widespread and routine. It is my hope that by writing about them, the young people who read this article will become ‘infected’ by their spirit and display this spirit in your own family, in your own community, and in the entire world.