Những người bạn


Những ngày này thật bận rộn, bạn bè từ nước ngoài về Việt Nam liên tục, trong đó có bốn người anh em mới chịu chức linh mục cách đây một tháng. Những cuộc gặp gỡ nối tiếp không ngừng -- ở nhà dòng, ở quán cà phê, ở quán ăn, thậm chí còn ở điểm karaoke nữa.


Sau những ngày làm 'hướng dẫn viên' cho cha mới LP ở Sài Gòn, mình sẽ đi Bảo Lộc vào ngày Chúa Nhật với một anh Việt Kiều Úc sẽ về nước để tham dự lễ mãn tang của người cha. Trở lại thành phố không được mấy ngày thì mình sẽ xuống Miền Tây để tham dự lễ tạ ơn của LP. Ngay khi xong sự kiện này thì mình sẽ ra Huế tham dự lễ tạ ơn của tân linh mục T.H. Nếu đến ngày 15 tháng 7 mà mình vẫn chưa xong visa để đi Thái Lan thì mình sẽ dự lễ tạ ơn của cha mới V.T. tại Sài Gòn. Whheewww... Hy vọng mình có đủ sức để 'chạy show' trong những ngày sắp đến.


Anh em với nhau trong một dòng là thế. Mặc dầu ở với nhau trong cộng đoàn suốt năm và không thiếu được những cuộc xung đột to nhỏ, nhiều khi nhìn mặt nhau trong lòng thấy cảm giác ngao ngán, nhưng trong kỳ nghỉ thì lại không ngừng tìm đến nhau để đi chơi. Âu cũng là vì có lẽ ít ai hiểu mình và thông cảm cho mình bằng những người anh em trong dòng. Có những vấn đề mà chỉ có họ mới hiểu được và chia sẻ được với mình, mà ngay cả người anh em máu mủ của mình cũng không thể làm được.


Có những người bước vào dòng tu ở với anh em trong dòng, đến hè về gặp lại bạn bè ngoài đời, bổng nhiên cảm thấy mình ngày càng ít chia sẻ được những gì trong cuộc sống với những người bạn đó. Mình quan tâm và trắc trở với những vấn đề mà họ không hề phải suy nghĩ tới, và ngược lại cũng vậy.


Bản thân mình có rất nhiều người bạn ngoài đời, đặc biệt là trong những năm học đại học. Nhưng một khi bước vào dòng, dường như những người bạn đó không còn nữa. Không phải vì mình xa lánh họ, hoặc họ xa lánh mình. Nhưng bổng nhiên mình thấy giữa mình và những người bạn đó có một khoảng cách tinh thần rất khó vượt qua được. Thế là mối quan hệ ngày cảng trở nên tẻ nhạt và có một kết cuộc không thể tránh được.


Nói vậy không có nghĩa là mình không có bạn bè ngoài đời. Trên thực tế, hiện nay mình có rất nhiều người bạn mới, trong dòng có ngoài dòng cũng có. Những người bạn ngoài đời của mình là những ai gặp mình khi mình đã là một 'ông thầy' hoặc là một 'ông cha'. Mình làm bạn với họ và họ làm bạn với mình với sự ý thức rằng mình là một tu sĩ hay một linh mục. Vì thế họ phải sẵn sàng chia sẻ đời sống của mình khi làm bạn với mình, cho dầu có nhiều điều trong đời sống tu trì họ không mấy thấu hiểu. Ngược lại, mình cũng sẵn sàng đồng hành và chia sẻ với những người bạn này trong đời sống xã hội, gia đình, và công việc của họ.


Sống trên đời thì ai cũng cần phải có bạn, cho dù đó là người sống ngoài đời hay trong đời sống tu trì. Mình cảm thấy rất may mắn là những năm qua mình luôn có được những người bạn tốt, luôn quan tâm, lo lắng, và thương mến mình. Sự nâng đỡ của người bạn là điều mà mình chưa hề thấy thiếu vằng trong cuộc sống. Và mình cảm nhận được rằng đây là một hồng ân rất lớn lao mà Chúa đã ban tặng mình. Những ngày nay, tiếp đón và gẵp gỡ những người bạn tại Việt Nam, trong dòng cũng như ngoài dòng, đôi khi mình thấy quá bận rộn và đôi khi còn mệt mỏi. Nhưng giờ đây, ngồi viết nhật ký, chờ điện thoại của một thằng bạn gọi tới để chở nó đi đây đó, mình thấy trong lòng thật hạnh phúc vì mình thực sự có những người bạn để cùng chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống.


Sài Gòn, ngày 29.6.2007

Ngồi học trong quán cà phê Soho










Chưa tới 7h sáng ngày thứ ba mình đã có mặt tại quán cà phê Soho ở 185 Nguyễn Thị Minh Khai. Mình là người khách đầu tiên của quán. Bước vào bên trong nhân viên còn đang làm vệ sinh quán. Tuy nhiên mình đến không được mấy phút thì đã có người khách thứ hai bước vào.

Mình thích đến đây vì quán có wifi mạnh và cách trang trí hiện đại sáng sủa. Mặt tiền của quán được làm hoàn toàn bắng kiếng. Mình chọn một ghế nệm cạnh cửa sổ rất thoải mái và dễ chịu. Mình có thể nhìn ra đường và thấy tất cả các sinh hoạt buổi sáng của người dân trên một trong những con đường tấp nập nhất thành phố. Mặc dầu giữa mình và đường phố có một khoảng cách nhất định, đó là mình ngồi uống cà phê trong một quán tương đối sang trọng, sạch sẻ, có máy lạnh, nhưng vì mặt tiền hoàn toàn được làm bằng kiếng nên mình vẫn cảm thấy nhữ đang hòa mình vào nhịp sống thành phố.

Mục tiêu chính yếu mà mình đến đây là để....học tiếng Thái. Cảnh mình ôm máy mỗi sáng hoặc chiều đi quán cà phê không còn lạ lùng với mấy người trong hẻm nữa. Sáng chạy xe ra hẻm, Quang một cậu sinh viên ở gần nhà thấy mình liền nói:

- Lại sách balô ra quán cà phê học bài phải không anh?

- Chính xác. - Mình trả lời.

- Hôm nay anh đi quán nào?

- Chắc anh trở lại với quán Soho trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.

- Anh có đi quán Cát Đằng trên đường Sư Vạn Hạnh chưa?

- Anh chưa đi. Quán đó như thế nào?

- Em thích quán đó. Nếu anh chọn chỗ ngồi gần cửa sổ anh sẽ nhìn ra một hồ cá. Ở đó họ nuôi cá rất đẹp. Vào kỳ thi mỗi lần ở nhà trời nóng, em với thằng bạn đều ôm balô ra đó học bài. Ngồi từ sáng tới chiều. Có máy lạnh, có người phục vụ nước trà đá liên tục, có TV để coi khi cần thư giản một chút, chán chán thì nhìn ra hồ cá.

- Anh cũng vậy. Học ở nhà hay trong thư viện đôi khi dễ bị buồn ngủ lắm. Ra quán tuy hơi ồn ào một chút nhưng học được lâu hơn. Vã lại bây giờ anh ở nhà không có internet, mà anh lại cần sử dụng từ điển tiếng Thái-Anh online.

Với mục tiêu và lý do chính đáng, ngày ngày mình đều đi cà phê. Sáng cà phê, chiều cũng cà phê, và có khi tối cũng cà phê nữa. Ai đó đi cà phê để đốt thời giờ, để 'lên đồng', để cà kê dê ngỗng với bạn bè, còn mình đi cà phê chính yếu là để học bài. Mình cũng đã cố gắng săn lùng một quán lý tưởng gần nhà để học, và có lẽ mình đã tìm ra nó ở Soho. Tuy nhiên tìm ra được nơi này đã mất mình hơn một tháng.
Sài Gòn ngày 26.6.2007

Sôi động và yên tỉnh


Thế mà đã hơn một tháng từ ngày mình rời Thái Lan đến Việt Nam chờ visa. Tưởng đâu chuyến đi này sẽ khá ngắn ngủi, một tuần, hai tuần, lâu lắm thì kéo dài đến ba tuần. Nhưng giờ đã bốn tuần rưởi rồi mà từ Thái Lan vẫn chưa nhận được bất cứ tin tức gì về việc giấy tờ visa được chấp thuận.

Ngày 22 vừa qua tại Bangkok lại bắt đầu một khóa học mới. Trước đó hai ngày cha Tr. gọi mình từ Nha Trang hỏi:

- Có nghe bên Thái Lan nói gì chưa?

- Không nghe gì hết anh ạ. – Mình trả lời.

- Vậy là kỳ học này anh em mình lại phải bỏ nữa rồi.

- Chắc vậy đó. Hy vọng kỳ sau sẽ kịp.

Miệng thì nói thế nhưng trong lòng thì không dám khẳng định điều gì. Mình cũng hiểu được rằng trong vấn đề giấy tờ, đặc biệt là liên quan đến visa làm truyền giáo, việc thời gian bị kéo dài ngoài dự định, có những trục trặc lớn bé chính là những điều thông thường mà mình phải trông chờ có thể xảy ra. Chỉ khi mọi sự êm xuôi, xuôn xẻ thì đó mới là điều bất thường.

Vừa qua mình đã phải bỏ ra thêm 122 USD để gia hạn vé máy bay thêm hai tháng nữa (nếu cần thiết). Trước khi rời Thái Lan, mình rút số tiền từ ngân hàng với dự kiến sẽ ở lại Việt Nam 20 ngày, nhưng sự việc trước mắt cho thấy điều đó hoàn toàn không đúng. Cũng may là mình có thủ một ít tiền riêng từ gia đình nên những ngày ở thêm tại đây không đến nỗi vất vả.

Hôm qua mình hội ngộ với nhiều anh em trong dòng, nói đúng hơn là các em mà trước đây mình từng quen biết khi còn là đệ tử. Giờ đây các em đã hoàn tất chương trình thỉnh sinh của Hội dòng ngoài Nha Trang. Hôm qua các em có cuộc thi vào triết viện ở Sài Gòn. Thi xong một số đứa hẹn mình ra quán nghêu sò ốc hến ở Gò Vấp. Thế là mình chạy xe xuống đãi các em một chầu nghêu sò ốc hến và bia Sài Gòn đỏ. Ngồi ở một quán ngon, vui, mà rẻ của một cụ bà gọi là Bà Bảy trên đường Nguyễn Thái Sơn, mình và các em ngồi ôn chuyện cũ khi các em còn là đệ tử ở Sài Gòn, và mình là một ông thầy từ Mỹ về Việt Nam để thực tập. Mặc dầu giữa mình và các em ấy có một khoảng cách xa nếu tính về con đường tu trì, nhưng ngồi lại thì chỉ là anh và em với nhau. Bọn ấy vẫn coi mình như một người anh và vẫn thích xưng hô như vậy.

Nhậu đến 5h chiều, T. bảo:

- Tối nay ở nhà anh em có bữa ăn chung như là để chia tay trước khi anh em ai nấy về nhà nghỉ một tuần. Anh đến chơi luôn nhé.

Mình tỏ ra ái ngại:

- Hình như đây là việc nội bộ, có mình sẽ không hay lắm.

- Ồ, không sao đâu. – S. nói vào. - Anh biết trong lớp thỉnh sinh những đứa cũ đều biết anh hết. Còn những đứa mới thì cũng đã nghe tụi em nói về anh. Mấy tụi ở nhà cũng muốn gặp anh lại, vì lâu rồi đâu có cơ hội.

Mình chần chờ thêm một lúc nữa, nhưng vì bọn nó thuyết phục tiếp nên cuối cùng mình bằng lòng về nhà chơi với cả lớp. Thế là có thêm sự hội ngộ, gặp gỡ, ôn lại chuyện cũ, hỏi han về chuyện mới, và dĩ nhiên là ăn uống ở nhà nơi anh em đang ở. Trong căn nhà phố ở một khu dân cư yên tỉnh, căn nhà của các thấy chứa 24 người nhộn nhịp như chưa từng thấy. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát vang vọng cả một khu phố.

Vui thế nhưng đến gần 8h tối thì mình cũng phải tạm biết ra về. Mình nghĩ rằng sau đó sẽ là những giờ thư giản yên tỉnh khi đã rời khỏi đám đông. Nhưng mình chưa kịp tìm được cảm giác yên ắng đó thì điện thoại di động đã reo lên khi mình đang còn chạy xe trên con đường Nguyễn Kiệm. Hai người anh em mới từ Mỹ về Việt Nam thăm gia đình trong dịp hè lại tổ chức hội ngộ với một số bạn bè. Thế là mình bị kéo đến, niềm hy vọng tìm được chút bình yên phải tạm thời gác qua một bên.

Hôm qua là một ngày dài với nhiều sinh hoạt và nhiều cuộc gặp gỡ. Còn hôm nay là một ngày yên tỉnh. Mình thức dậy sớm, có giờ cầu nguyện, đi ăn sáng một mình, đi tập thể dục một mình, đi ra quán cà phê học bài một mình, ăn dĩa cơm bình dân trên đường Cao Thắng một mình, đi lễ chiều một mình, ngồi ở quán cốc bên cạnh nhà thờ Đức Bà uống ly nước ngọt, ngắm cảnh thành phố một mình, va giờ đây ngồi trên ban công một mình với chiếc laptop để ghi nhật ký. Mình thấy tâm hồn giờ đây thật thảnh thơi và nhẹ nhỏm.

Có khi đời sống là những cuộc gặp gỡ liên tiếp với những người xung quanh, và kèm theo đó là những lới nói, tiếng hát, tiếng cười không dứt. Nhưng rồi có khi cuộc sống là sự yên tỉnh mà mình có thể ngồi thật yên, thở thật nhẹ, nhìn thật lâu, và biết rằng mình thực sự đang sống.

Sài Gòn, ngày 24.6.2007

Người bán bánh mì dạo


Sáng nay Sài Gòn trời mưa nhẹ, một trong ít cơn mưa xảy ra ban sáng trong thời gian qua. Thường Sài Gòn nóng suốt ngày, đến chiều tối thì đổ mưa làm hỏng hết những dự định đi chơi tối của người thành phố.

Mình thức dậy, xuống lầu tìm tờ báo Tuổi Trẻ mà người đưa báo thường nhét dưới cửa, nhưng không thấy. Có lẻ trời mưa người bán báo cũng ngại đi bỏ cho khách hàng. Mình mở cánh cửa chính nhìn ra ngoài. Chú bán bánh mì dạo đang trú mưa dưới hiên nhà mình. Chú không già lắm, nhưng trông thật yếu ớt. Chú đang cầm đếm một xấp tiền, phần lớn là tờ 1.000, 2.000. Đếm tiền mà thấy chú làm cũng có vẻ vất vả.

Mình quay vào bên trong bếp nấu một tô mì udon của Nhật để ăn sáng. Thường buổi sáng mình ra ngoài ăn tô bún bò huế, tô bánh canh, hay dĩa bánh cuốn nóng. Nhưng sáng nay đi ra ngoài không tiện. Vả lại một tô mì udon nóng hổi cũng ngon không kém gì một tô bún bò Huế trong lúc này.

Nấu xong mình bưng tô mì ra trước vừa ăn vừa ngắm mưa rơi. Chú bán mì dạo không còn đứng đếm tiền nữa. Chú dẫn chiếc xe đạp đi ngang qua mình, thấy mình chú hỏi:

- Anh mua mì không?

- Dạ con có thức ăn sáng rồi ạ. – Mình đáp.

Chú lại gác chống xe đứng dưới hiên tiếp tục trú mưa. Chiếc áo ca-rô trên người chú đã ướt hơn một nửa.

- Trời mưa vậy chú đi ban sao không có áo mưa? – Mình hỏi.

- Không có áo mưa. – Chú trả lời.

- Con có dư cái áo mưa trong nhà. Chú có cần áo mưa không?

- Mưa không tó lắm.

Chú tiếp tục trú mưa. Mình tiếp tục ăn mì. Mình chợt nghĩ, nếu mưa suốt sáng, trưa này sẽ không có gì ăn. Mua ổ mì để trưa ăn với trứng chiên cũng tốt. Mình lật đật chạy lên lầu tìm tiền lẻ rồi chạy ra trước. Chú bán mì dạo đã biến mất.

Thế là trới khiến, sáng nay mình không có cơ hội mua mì của chú bán mì dạo. Mình trở lại với tô mì udon. Nhưng một lúc sau mình thấy chú trở lại hẻm, đạp xe qua nhà mình. Mình bảo:

- Chú ơi, cho con mua hai ổ bánh mì.

Chú dừng xe lại, dỡ lớp nylon che đậy những ổ bánh mì trong sọt mây được cột trên yên xe đạp. Chú nhìn vào bên trong sọt, mình cũng nhìn vào bên trong. Rồi hai người nhìn nhau. Không ai thấy ổ bánh mì nào.

- Mì hết rồi. – Chú nói cười, giọng cười nhẹ nhàng và hạnh phúc của một người đã bán hết hàng khi còn sớm.

- Mới sớm mà sao chú bán hết mì mau thế?

- Có lẻ hôm nay trời mưa nên người ta ngại ra ngoài ăn sáng, mua mì ăn ở nhà.

- Thôi ngày mai con mua mì chú vậy.

- Ờ, ngày mai mua mì.

Nói xong, chú leo lên xe đạp đi tiếp vào trong hẻm. Mình trở lại lần nữa với tô mì udon. Thế là trời khiến, hôm nay mình không được ăn mì của chú bán mì dạo.

Sài Gòn, ngày 22.6.2007

Người Thái trong hẻm


Tối nay mình ở nhà một mình. Cha M. đã về Úc để nghỉ hè, còn cha Q. thì đi Nha Trang tĩnh tâm. Mình ở lại Sài Gòn coi nhà và chờ visa. Tối nay mình cũng không đi đâu. Mình đã mạnh dạn để làm quen với mấy người Thái trong xóm, thế là mình qua bên nhà họ nói chuyện bằng tiếng Thái. Nói chuyện hơn hai tiếng đồng hồ. Đây là lần thứ hai mình được nói chuyện bằng tiếng Thái. Lâu nay mình nhìn những khuôn mặt của người Thái trong xóm, họ tòan là những người thanh niên đến từ Thái Lan đang làm việc cho một công ty quảng cáo có chi nhánh tại Việt Nam. Nhìn các khuôn mặt hơi ‘bậm trợn’ mình cảm thấy ngán không dám đến làm quen. Nhưng đã gặp họ rồi mình mới thấy họ rất vui vẻ và cởi mở.

Lý do mình làm quen được cũng vì mình đã chịu làm quen với những người Việt trong xóm. Họ thấy mình đi qua đi lại nhiều lần nên họ cũng hỏi thăm. Hôm qua mình nói chuyện với một chú trong xóm, luôn tiện hỏi thăm về những người Thái trong căn nhà bên cạnh. Mình tiết lộ mình làm việc ở Thái Lan nên muốn thực tập nói lắm nhưng không dám làm quen với những người này vì thấy họ có vẻ ‘ngầu ngầu’.

- Oh em đừng có sợ. Nhìn họ vậy thôi chứ họ hiền lắm. – Chú bảo.

- Tại vì họ làm việc liên quan đến nghệ thuật nên có phong cách vậy thôi, chứ họ vui vẻ lắm anh ạ. – Thằng con trai của chú nói thêm.

Một cô ở cùng hẻm cũng nói vào khi nghe câu chuyện về người Thái: - Trong xóm mấy đứa nhóc chạy vào nhà chơi hoài. Em qua nói chuyện với họ đi.

Nghe được những lời nhận xét tích cực như vậy làm mình rất mừng. Hóa ra trong con hẻm này, hàng xóm đã biết hết về những người thanh niên quốc tịch Thái Lan đang sống giữa họ. Mình đến đây không bỏ thời giờ để quen biết xóm giềng nên không biết những thông tin mà ai ở đây cũng đã biết. Chính cha M. cũng không biết gì về họ vì cha sống theo kiểu Tây nên ít quan tâm đến đời riêng tư của hàng xóm. Còn những người Việt trong hẻm thì ai như thế nào họ đều biết hết. Ai đến ở, ai mới đi họ đều nắm chặt thông tin không thua gì một cơ quan thông tấn xã hiện đại. Họ chuyển tin tức nhanh không kém mạng lưới toàn cầu đối với những gì xảy ra trong hẻm.

Mình lấy làm tiếc vì đến bây giờ mình mới can đảm đến làm quen. Mình lãng phí mấy tuần rồi. Thời gian qua mình học tiếng Thái bằng sách vở, nhưng học như thế thì hoàn toàn không đủ và ít hiệu quả. Tập nói là một phần cực ký thiết yếu trong việc học ngoại ngữ. Nghĩ lại việc đợi đến bây giờ mới đến làm quen, mình thấy tự trách mình rất nhiều. Đã bao lần mình giảng thuyết về việc phải có thái độ và tâm hồn cởi mở để vượt qua những rào cản về văn hóa, chính trị, kinh tế… để khám phá sự tuyệt vời nơi người khác. Thế mà mình lại không thực hành việc mình giảng thuyết và cũng rất tâm đắc.

Đây là một sự kiện thiết thực để nhắc nhở mình rằng mình phải không chỉ giảng mà thôi, mà còn phải thực hành điều mình nói nữa. Mình không thể chỉ yêu cầu người khác làm điều mà chính mình không chịu làm. Như vây thì lời nói của mình sẽ trở nên sáo rổng.

Bây giờ đã hơn 11 giờ khuya. Mình ngồi viết nhật ký trên ban công để thưởng thức trời mát của Sài Gòn vào khuya và không gian yên tỉnh trong hẻm. Mình thật quý giây phút này. Nó như một liều thuốc bổ cho đời sống con người. Sống trong môi trường tấp nập và chật chội như Sài Gòn, những giấy phút yên tỉnh để bình tâm rất quý hiếm nên khi có được thì phải tận dụng. Giờ đây mình cũng sẽ ngừng viết nhật ký để rồi….chỉ ngồi yên và cảm nhận rằng mình đang sống.

Sài Gòn, ngày 18.6.2007

Dừng lại


Tối nay Sài Gòn trời mưa. Mình tự nhủ mình sẽ không đi đâu hết. Trời mưa là dịp tốt cho mình không đi ra ngoài. Mình sẽ ở nhà, đọc sách, đọc báo, học tiếng Thái. Có người mời mình đi xem ca sỹ Mỹ Tâm trình diễn ở phòng trà Không Tên, nhưng mình sẽ không đi. Mình sẽ chỉnh sửa bài báo mình đang viết cho một tạp chí Công giáo. Mình sẽ viết nhật ký. Mình sẽ sống thật chậm. Ngồi trên ban công nghe mưa. Nghe xe máy chạy từ con đường lớn 3 tháng 2 vào hẻm. Nghe người trong xóm ngồi trước cửa nhà trò chuyện những câu chuyện linh tinh. Đói bụng mình sẽ ăn mì gói, bỏ vào một hai quả trứng cho có chất đạm. Tủ lạnh không có cọng rau nào, chỉ có 5-6 lon bia Heinekein cha Q. mới mua về hôm qua.

Mấy tuần qua nhịp sống của mình thay đổi hẳn. Mỗi ngày mình đi hết nơi này đến nơi khác, gặp gỡ hết người này đến người khác. Mình cảm thấy mệt. Mệt nhưng vẫn phải đi, hay là muốn đi? Mình tự nhủ mình ở Việt Nam không bao lâu. Tại sao không vận dụng cơ hội để gặp gỡ những người thân quen mà sau này mình sẽ ít khi gặp lại được. Thế là sáng đi uống cà phê với người này, trưa ăn với người kia, tối hẹn với người nọ. Khi không gặp ai, mình đem sách vở ra quán cà phê ngồi học tiếng Thái một mình.

Một ngày của mình là những sinh hoạt tiếp nối. Nhờ gần nhà có câu lạc bộ thể hình ở Trung tâm văn hóa quận 10 nên mình đăng ký đi tập để xã stress. Mỗi lần tập xong, mình thấy trong người sảng khoái hơn.

Mình rời Thái Lan gần 1 tháng rồi, mình tự học gần xong quyển sách văn phạm tiếng Thái dài 400 trang. Nhưng giấy tờ visa mình vẫn chưa xong. Mình sợ mình sẽ quên những gì mình đã học được vì không có cơ hội thực tập. Ở Việt Nam mình không quen ai người Thái. Gần nhà mình đang ở có một nhóm thanh niên người Thái thuê nhà vì họ có công ty tại Việt Nam. Mình có để ý và thấy họ đi ra đi vào. Có khi đi ngoài về vào buổi tối, mình đi ngang qua thấy nhà họ mở cửa và họ đang ngồi ghế salon xem truyền hình. Mình rất muốn đến gõ cửa chào làm quen để thực tập mớ tiếng Thái khiêm tốn của mình, nhưng mình lại…..nhát như thỏ đế. Mình tự nhủ nếu là cha Tr. (cùng đang học tiếng Thái với mình tại Bangkok) thì anh đã làm quen với họ từ lâu rồi. Tính anh là vậy, không sợ tiến đến bắt chuyện với người lạ. Còn mình thì không dạn như anh, mặc dầu khi đã quen rồi thì mình ‘miệng mồm’ cũng không thua ai.

Mấy hôm nay anh em cùng dòng từ Mỹ về Việt Nam chơi nhiều. Mùa hè là mùa du lịch, cũng là mùa về thăm quê của nhiều anh em. Ai chưa khấn thì đi tự do không cần sự chấp thuận của bề trên dòng, miễn sao kiếm ra tiền để tiêu sài cho chuyến đi. Còn những anh em khấn rồi thì đi cần phải xin phép. Thành phần được cha bề trên chấp thuận cho đi là những ai có gia đình ở Việt Nam. Trong thời gian khấn tạm, họ được về thăm quê một lần. Thành phần thứ hai được đi là những ai vừa chịu chức linh mục, có gia đình ở Việt Nam, và muốn về quê để làm lễ tạ ơn. Thành phần thứa ba là các cha có thân nhân ở Việt Nam, họ có quyền về quê thăm một lần mỗi ba năm.

Tháng 6 tháng 7 là thời gian tất cả các anh em thuộc các thành phần trên về Việt Nam. Mình không thuộc về thành phần nào trong số họ. Mình thuộc về thành phần phải rời Thái Lan về Việt Nam để làm visa truyền giáo tại Thái Lan. Nhưng về đây cùng lúc, mình có dịp hội ngộ với họ. Cũng vui lắm. Cuối tháng này sẽ có 5 tân linh mục trong dòng mới chịu chức tại Mỹ về Việt Nam làm lễ tạ ơn. Họ cũng là những người rất thân với mình. Nếu mình bị xui xẻo lo giấy tờ không xong để trở về Thái Lan trong vài tuần tới, thì ít nhất mình cũng được an ủi khi có cơ hội rất vui để gặp lại những người anh em thân thiết trong dòng. Mọi việc do Chúa an bài vậy.

Sài Gòn ngày 15.6.2007

Tìm đến cái thực











Tháng 6 mình lại đóng góp cho báo Dân Chúa Úc Châu thêm một bài viết cho giới trẻ. Số này báo có chủ đề về Tình yêu tuổi trẻ. Bài mình viết không phải về tình yêu nhưng về việc giới trẻ phải xây dựng mối quan hệ với những con người xung quanh thay vì tối ngày nhìn vào máy vi tính và những trò chơi trên internet, về bản chất chỉ là một thế giới ảo. Tuy nhiên, con người ngày càng thấy hứng thú hơn với thế giới ảo thay vì những gì có thực xung quanh mình. Đây là nội dung của bài báo:


Let’s logout of the chatroom and login to reality!

It’s probably disturbing to hear, but nowadays many of us are having relationships not with people, but with machines! Sounds weird right? Well, you might be one of them. No, you say? Let me ask you this, when was the last time you yelled at your computer when it froze on you? Or when was the last time you thanked your computer because it did what you wanted it to do? I bet some of you even talk to your computer from time to time. No, I don’t mean using your computer to talk to a friend living in another city or country, but actually talking to your machine like it can really hear, understand, and sympathize with what you’re saying. The experts are finding out that many people relate to their computer like it has feelings, and are even afraid to make their computer upset!

Nowadays, it’s not at all uncommon that the computer is the one thing in our life that we spend the most time with. Forget about mothers, brothers, or friends, the computer has replaced our parents, our siblings, and our pals. Have a problem? Go on the internet and google an answer. Bored? Turn on the computer and play games. Need a friend to talk to? Join a chat room and talk to countless anonymous people all over the world.

The computer has become the main gateway to happiness and fun for so many of us. With that much time spent with something, it’s inevitable that we begin to form a bond with the machine. But of course, we don’t just have relationships with computers alone. There are plenty of other machines that we pay attention to as well. I mean, when you’re riding on the bus or the subway, you gotta leave the computer at home. So, now comes the Ipod. Ever since this little machine was invented, lots of things have changed. You get on the train for a ride and you’ll see about half of the people have their ears tuned in to what’s playing on their Ipod or some other MP3 player. The Ipod makes sure that no matter where we go, we’ll never be bored because we’ve got our favorite tunes playing at the press of a button. You can be sitting in a crowded bus for an hour ride and see that no one really talks to each other, but many have got their ears attached to headsets. And the ones who aren’t listening to music are staring unconsciously at signboards along the sides of the road.

I know. Some of you may argue that the computer and the internet “connect” people because you can send out an email to a friend on some remote island on the other side of the world in mere seconds, and you can Skype your pals in Europe for free, or get to know total strangers from Africa without having to ever set foot outside of your bedroom. All that’s true. And I grant you the internet is reaaaallly wonderful. I don’t know what I would do without it.

But let me ask you this. When was the last time you sat down and chat with your dad for an hour, even though you’d spend hours and hours at a time chatting with some total stranger who plays the same online game as you? When was the last time you played ball with your little brother, and used actual balls instead of the mouse or the joystick? When was the last time you made friends with a real person outside that you can see their whole face, body, and can shake hands with?

True. People on the internet are people too, even though a lot of times, they lie about their gender, their age, their height, where they live, and whether they’re axe murderers or not. But the way I see it, if you can’t see someone’s face and smell their perfume/cologne or their breath, then it’s still not the real thing. Maybe some of us prefer it that way. When we spend time with the computer and the people on the internet, we do it the way we like it. If we don’t like some one in chat room A, we click on to chat room B. We can be 15 years old and tell the other person we’re 25, and they’ll still believe us. We can do and say all sorts of things and get away with it. And if we don’t feel like talking anymore, just log out.

Spending time with the computer is way easier than spending time with our family or even our friends outside. When we talk to people that we know, we can’t be saying things that are obviously false. Outside, we deal with real people with real issues. We see them and they see us. We know them and they know us. When there’s something difficult, we can’t just log out and shut down. But that’s what life is about. That’s what’s real.

Unfortunately, nowadays too many of us don’t like the real thing. We prefer the artificial, uncomplicated, made up world on the internet. We laugh, cry, get angry, hug, and even give kisses to people online, using the various “emotion” icons on the computer. But at the end of the day, none of those things leave us a warm feeling inside that’s hard to describe as when two people are actually laughing with one another, hugging one another, and kissing one another. Poets write poems about a gentle hug or a romantic kiss, but you’ll never see them extolling the beauty of an online laugh, hug, or kiss. The fact is giving someone an online hug has sentimental value less than giving someone a piece of old chewing gum.
You’re probably saying you know this and you can separate the real world from the fake world. Still, the way I see it, most of us are really great at avoid having relationships with the people around us. When we’re at home, we lock ourselves in the bedroom, most likely doing something on the computer. When we’re in the car, we’ve got music blasting on the stereo. When we’re on the metro, we have our ears glued to Ipod.
But when we do this, we’re really missing out because we don’t let ourselves have the opportunity to enjoy the people all around us, and the random friendliness that may occur. Let’s say you ride on a bus and see a girl or guy that you think is really really cute. But if that person’s got his/her ears attached to headseats, how could you ever strike up a conversation and let that person know you like them? And if you happen to be the cute one, how can anyone tell you if you’re too busy listening to music. In the end, you might even miss out on a great boy/girlfriend. You’ll never get any of those feelings that come from holding hands or a hug, or a gentle kiss. All you have left are those silly Yahoo Messenger icons that represent supposedly what your emotions are.

If you don’t know by now, life is about having relationships with real people, the ones who live with you, who you see at school, on the street, in your neighborhoods, and at your work. If you cannot have good relationships with these people, then it’s useless to try having good relationships with people who live faraway or who you cannot even see. The peoples close to you should be the ones you invest your time and emotions in first. You find love and friendship through these people because you can get to know them the best and they also know you the best. They are the ones who make you feel the most pain, but also the greatest love. The people around you show real emotions with their face. And they also want to see the same from you. Life is not found in chat rooms. Friendship is not just about sharing an interest in the same online game. And love is not about YM icons.
There is much for all of us to discover. We can do it on the computer. Through the internet, we can go many places far and wide. But don’t forget that all around us, there are still so many things we have yet to see and understand, and there are many people for us to get to know. So you have to decide. Do you want to have real relationships with real people or are you happy spending your days and nights with just online games, chatrooms, and artificial hugs and kisses?

Ánh sáng trong bóng tối


Mười ngày qua mình không viết nhật ký, không phải vì không có gì để viết nhưng vì quá bận rộn nên không có giờ để viết. Mình bận rộn không phải vì công việc mà vì mình phải bỏ ra khá nhiều thời giờ để gặp gỡ những người bà con, bạn bè thân quen, và những người mà trước đây mình đã từng đồng hành trong công việc mục vụ.

Tối hôm qua mình đến nhà D.A. (bạn trẻ trước đây nghiện ma túy và hiện tại đang gánh chịu hậu quả là bị nhiễm HIV) ở Xóm Mới, quận Gò Vấp để tham dự lễ giỗ mãn tang của bố em. D.A. có khoe với mình dịp lễ giỗ mãn tang của bố cũng là thời điểm đánh dấu ba năm từ khi em ngừng sử dụng ma túy.

Lễ giỗ mãn tang nên bà con của gia đình cũng như một số người từ giáo xứ đến khá đông. Vì gia đình D.A. điều kiện không nhiều nên cũng tổ chức tương đối đơn giản, tất cả 6 mâm, không mời cha xứ và ông trùm của giáo xứ. Vì nếu mời cha xứ và ông trùm thì sẽ liên quan đến nhiều nhân vật khác làm cho sự việc trở nên phức tạp hơn.

Không có cha xứ mình là “ông cha” duy nhất tại buổi tiệc. Nhưng khi được giới thiệu là cha thì mình lại được nghe lại điệp khúc quen thuộc mà mình đã từng nghe trước đây ở Thái Lan, Mỹ, Úc và Việt Nam:

- Cha sao mà trẻ thế?

- Cha ra đường ai mà biết là cha?

- Cha ra đường phải mặc áo dòng không thôi bị mấy cô theo đó.

Những câu bình luận như thế này mình đã nghe không biết bao nhiêu lần nên cảm thấy bình thường. Mình chỉ ngồi cười trừ vì không biết phải làm gì hơn.

Tiệc xong, mình và D.A. đi dạo phố, đi từ Gò Vấp lên trung tâm Sài Gòn, rồi ngược về phòng trà Champa ở đường Nguyễn Thông, Q.3 xem hài. D.A. bảo là em chưa từng đi xem hài nên đây cũng là một dịp tốt để thưởng thức.

Lần này về Việt Nam mình gặp D.A. nhiều hơn các bạn trẻ khác vì mình hy vọng rằng việc nâng đỡ tinh thần cho em sẽ giúp em tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống. Hiện nay em đang uống thuốc đặc trị HIV nên bịnh tình cũng có phần khả quan. Số CD4 của em lên gần 140, mặc dầu không thể nói là tuyệt vời nhưng trông em cũng khỏe. Khi sức khỏe tốt hơn em sẽ tìm một công việc vừa sức mình. D.A. có nghề làm bartender khá thạo, nhưng em lại không thích uống bia rượu, và uống thuốc HIV thì phải hoàn toàn bỏ bia rượu. Vì thế em phải bỏ công việc quản lý bar mà em đã từng làm vì khách đến thỉnh thoảng mời nhân viên uống, mà từ chối thì không được.


Thời buổi này bị HIV không hẳn là một bản án phải chết. Người bị nhiễm vẫn còn rất nhiều điều có thể làm được nếu người ấy có nghị lực, lòng tự tin, và lòng can đảm. Mình cầu nguyện và hy vọng rằng D.A. sẽ tiếp tục phấn đấu để thực hiện những gì em ước muốn với khả năng, nghị lực, và điều kiện của mình. D.A. còn trẻ, còn khỏe thì không gì em phải đầu hàng với căn bệnh này. Cuộc sống kéo dài được 5 năm, 10 năm, hay lâu hơn - nó có ý nghĩa hay không là do mình làm gì với thời gian mà Chúa ban cho mình. Đã biết bao nhiêu người sống nhiều chục năm mà lãng phí thời gian, trong khi chỉ trong vài ngày vài năm thì một con người cũng đã có thể thực hiện nhiều điều rất tuyệt vời. Mình hy vọng rằng D.A. sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời cho bản thân em, vì thế nên mình rất vui để gặp gỡ và nâng đỡ em trong những ngày ngồi chờ visa trở về Thái Lan.

Sài Gòn, ngày 12.6.2007

Tái ngộ với các bạn cai nghiện


Ngày thứ tư mình đi Châu Pha thăm các anh em trong chương trình Phục Sinh. Đây là chương trình cai nghiện ma túy theo phương pháp tâm linh mà trước đây mình đã cộng tác. Trở lại căn nhà hậu cai thấy có khuôn mặt mới khuôn mặt cũ. Những người cũ như anh D., Kh., Đ., và B. thì mình đã biết nhiều năm qua. Nhưng chương trình thì luôn tiếp nhận những người mới nên lúc nào mình trở lại thăm cũng có những người mới để làm quen.

Lần này có 5 khuôn mặt mình chưa từng gặp, trong đó có một bạn từng làm đàn anh đàn chị trong các trại cai nghiện nhà nước luôn bốc lột và đánh đập những thành viên khác. Ngoài ra cũng có một bạn trẻ xuất phát từ một gia đình rất giàu có, một bạn đền từ Hà Nội. Đây là người bắc gốc đầu tiên tham gia chương trình. Còn có anh K. là người ngoại đạo, nhưng bây giờ là người duy nhất trong nhà mỗi sáng đi lễ ở nhà thờ gần nơi anh em ở. Anh đang tìm hiểu và đang có ý muốn học giáo lý để vào đạo.

Mình đến với anh em luôn trong tinh thần thoải mái. Anh D., người anh cả của nhà, cũng là người từng nghiện ma túy, xem mình như một người em. Biết mình đến, các bạn chuẩn bị một buổi ăn tối để chiêu đãi gọi là cây nhà lá vườn. Anh em dạo này nuôi thỏ, nuôi gà, nên đã làm hai món đó cho mình ăn. Như thường lệ, không có bữa ăn nào có bia mà không có ca hát tiếp theo. Đ. là một thành viên chơi đàn guitar điêu luyện, còn anh em thì hát nghiệp dư, nhưng ai cũng thích hát. Thế là bao nhiêu bài đạo, bài đời, ngay cả bài hát trong giờ chầu Thánh Thể cũng được đem ra hát.

Nhiều khi mình nhìn cảnh anh em ngồi hát như thế này mà trong lòng dâng lên một cảm xúc khó tả. Chỉ có ở đây, những người được gọi là con nghiện, những tay bậm trợn, ai nấy đều có những hình xâm trên mình, mới hằng ngày đọc kinh sáng tôi, lần chuổi, đọc kinh nhật tụng, và hát những bài thánh ca thật tâm tình.

Tối hôm đó và sáng hôm sau mình đã cử hành bí tích hòa giải cho một số anh em. Đây là một dịp vô cùng quý báu để anh em hàn gánh lại sự sứt mẻ trong mối quan hệ giữa mình với Chúa, với những người xung quanh, và đặc biệt với chính bản thân. Đây là một cơ hội mục vụ mà mình cho là vô cùng quan trọng bởi vì có những anh em cảm thấy rất khó đi xưng tội với các cha vì có nhiều mặc cảm và nỗi sợ trong lòng về cách đối xử của các cha với họ như thế nào. Vì thế trong lúc này hơn bao giờ hết mình muốn khẳng định với các bạn tình yêu của Thiên Chúa bao la như thế nào, ngay cả với những người đã làm nhiều điều sai lầm như chính các bạn.

Sáng hôm qua mình dâng lễ cho các anh em tại nhà, có các seour Dòng Phaolo đến tham dự. Hôm qua cũng là ngày lễ kính Đức Mẹ đi viếng bà thánh Elizabeth. Mình đã bỏ ra thời giờ để đi viếng anh em. Mình phải thu xếp mới đi được, nhưng đi thăm anh em, mình cảm thấy vui hẳn ra. Mình thấy mình vẫn được anh em quý mến, ngay cả những người mới. Mình lại có cơ hội làm mục vụ với các anh em. Mình thấy thời gian bỏ ra đến với anh em rất bổ ích, không chỉ cho anh em mà còn cho bản thân mình nữa.

Lần sau về, một số người sẽ không còn ở đây nữa, có lẽ sẽ có người mới. Kết quả của chương trình cai ở đây không thành công như ước muốn, vì có nhiều bạn tái lại sau khi trở về với gia đình. Dù thế, đối với nhiều bạn ở đây, chỉ có trong những ngày ở với chương trình thì các bạn mới có một cơ hội để gặp gỡ Chúa. Nếu ai nắm lấy cơ hội này thì bản thân sẽ trở nên tốt hơn, còn ai không biết tận dụng cơ hội thì những gì phải đến thì sẽ đến. Ngoài ra không còn biết gì hơn.

Sài Gòn, ngày 1.6.2007