Nhật ký Chiangmai




Những ngày qua tôi đã có dịp để đi tham quan những danh lam thắng cảnh của tỉnh Chiangmai thuộc vùng bắc Thái Lan, đặc biệt là ngọn núi cao nhất của đất nước là đỉnh Inthanon. Tôi đã được cha Physan, một linh mục dân tộc Pakinyo đưa đi thăm đỉnh núi Chiangdao gần giáo xứ cha phục vụ. Ngoài đi đến những nơi thiên nhiên tôi còn đi vào những bản làng của những người dân tộc, thăm những trẻ em trong trung tâm khuyến học, uống ly rượu với dân làng trong nhà của họ và lưu lại những tấm hình đẹp để kỷ niệm những nơi tôi đã đến. Mặc dầu đã ở Thái Lan hơn 10 năm và cũng đã có một số lần đến Chiangmai với những mục đích khác nhau, nhưng lần này tôi mới thật sự bỏ ra thời giờ để làm một du khách như bao nhiêu người khác đến với sứ xở này.

Mặc dầu Chiangmai là thành phố lớn thứ nhì của Thái Lan, nhưng so với Bangkok thì nó còn rất yên bình và chậm rải trong nhịp sống. Dân số của Chiangmai cũng chỉ một phần nhỏ so với dân số của thành phố thủ đô. Người ở đây tính tình hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, ngọt ngào. Ra khỏi thành phố đi lên vùng núi thì có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và họ cũng hiền lành, chất phác như người dân tộc thiểu số thường gặp ở Việt Nam. Họ cũng uống rượu gạo, ở nhà sàn, mặc những bộ áo quần vải tự dệt bằng những chất liệu khác nhau tìm thấy trong môi trường rừng núi nơi họ đang sống. Ngày lên đỉnh Inthanon, hai bạn trẻ hướng dẫn chúng tôi Mint và Miểu cũng thuộc về dân tộc Pikinyo nên rất thông thạo những nơi đáng đi cũng như đi thế nào cho thuận tiện nhất. Một điều may là vì đi với người địa phương nên ở một vài điểm được giảm giá vé hoặc miễn phí hoàn toàn.

Nhờ vào những người như họ và cha Physan mà chuyến đi của tôi không bị rơi vào tình trạng một chuyến du lịch thuần túy mà còn là dịp gặp gỡ, tìm hiểu, chia sẻ và xây dựng mối tương quan với nhau. Ngay cả người tài xế “xe đỏ” chở tôi đi suốt một ngày hôm qua cũng là bạn thân của cha Physan, một giáo dân có con trai đang theo học tại tiểu chủng viện dòng Tên gần Bangkok. Sáng Chúa Nhật, anh Jo-jo đã chở tôi đến nhà thờ Thánh Tâm để dự lễ trước khi lên đường đi tham quan các địa điểm du lịch.

Một đặc điểm ở nhà thờ tại Chiangmai là thấy có không ít những giáo dân đi lễ mặc áo quần truyền thống của các dân tộc khác nhau. Ngay cả linh mục chủ tế cũng thuộc về dân tộc thiểu số. Điều này phản ảnh tính chất của Giáo hội địa phương nơi không chỉ đa số giáo dân thuộc các dân tộc thiểu số mà đa số ơn gọi tu trì cũng đến từ đồng bào vùng núi. Cũng chính vì thực trạng này nên so với các giáo phận khác tại Thái Lan, Gp Chiangmai thiếu thốn hơn về vật chất, mặc dầu về diện tích thì đây là một giáo phận rất rộng. Giáo hội Thái Lan đang có kế hoạch chia Gp Chiangmai thành 2 giáo phận và đang trong quá trình tìm ra vị giám mục để phụ trách giáo phận mới. Tôi đang hy vọng rằng trong tương lai Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời của tôi sẽ có cơ hội để cộng tác vào sứ vụ truyền giáo ở vùng đất này để tiếp nối công việc mà các nhà truyền giáo Tây phương cũng như địa phương đã thực hiện hàng trăm năm qua.

Tôi vẫn còn lưu lại Chiangmai để tham dự chương trình cắm phòng của hội dòng. Chuyến đi đã kết thúc nhưng tôi vẫn đang phải bỏ ra thời giờ để ôn lại những gì tôi đã nghe, đã thấy, đã trải nghiệm trong những ngày qua. Với những ngày yên tĩnh mà tôi có được chắc chắn tôi sẽ nhìn lại không chỉ những hình ảnh mà tôi đã chụp trên máy mà những gì tôi đã ghi lại trong chính tâm hồn của tôi về cảnh vật và con người ở đây.

Chiangmai, ngày 31.7.2017

1 comment:

Anonymous said...

A Chiang Mai local stumbled upon your blog. I cannot read Vietnamese so I have to use Google translate. Hope it did its work.

After reading your posts I'm glad to know that overall you seems to enjoy your time in TH. Anyway sorry for some inconveniences you might encountered.

A little info very few outside TH know. There is a yearly tradition for Chiang Mai University students esp. freshmen which was practiced since it was established in 1964. On any specific day, students will walk 14 kms (including the path in the campus) up the road to Doi Suthep to pay respect for the temple up there. There's only one rule: leave no man behind. If you friend is tired, you have to help. If your friend is disabled person, you have to push his/her wheel shair. If you friend cannot walk, you have to carry him/her.

The ceremony gain more and more attention countywide each year. Below are some clips/news from the past 2 years trekking. Also a blog by a tourist.

http://wander-lush.org/chiang-mai-university-doi-suthep-temple-thailand/

https://www.facebook.com/teammorchor/videos/481998295506680/

https://youtu.be/tAeuN8t7tP4

https://youtu.be/EKoYxSDQKdc (For this vid you can hit Cc for subtitle)

https://www.bangkokpost.com/learning/advanced/1084301/shorty-the-dog-leads-chiang-mai-university-up-doi-suthep

TH (and also CM) is not different from every places. We have good and bad things, also good and bad people. Hope you see the first ones wherever you go.

Sorry for any typos. I always do them. Be our guest again any time. Most of us might be Thai Buddhist while you are Vietnamese Christian, but that's cannot blind the truth that we are all human. We all need love and accetance. Deep doen we are not different at all.

Have a good day.