Từ Bảo Lộc trở về Sài Gòn, anh Tr. (Việt kiều Úc) nhận xét nhiều lần: - Đường này nhiều nhà thờ thật.
Đúng vậy, quốc lộ từ Bảo Lộc đến Ngã Ba Giầu Giây rồi sau đó là quốc lộ 1 từ Ngã Ba Giầu Giây đến Ngã Ba Vũng Tàu có vô số nhà thờ. Ai đi trên hai tuyến đường này cũng không bỏ qua được cảnh một ngôi nhà thờ quen thuộc hiện lên sau mỗi năm mười phút. Nếu đi vào ngày Chúa Nhật thì ta sẽ thấy có rất nhiều người giáo dân đi lễ. Người Việt vẫn vốn rất sùng đạo và đi lễ rất đều đặn. Ở vùng miền quê thì có nơi như Gia Kiệm 3h30 sáng thì chuông nhà thờ đã rung. Lễ ngày thường ở một nhà thờ Việt Nam còn đông hơn lễ Chúa Nhật của rất nhiều nhà thờ bên Mỹ hay Châu Âu.
Lễ ở nhiều nơi, giáo dân tràn ra bên ngoài nhà thờ vì bên trong có khi không đủ chỗ. Nhưng không phải ai đứng bên ngoài nhà thờ cũng vì bên trong không có chỗ ngồi. Ở nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn vốn có rất nhiều chỗ ngồi, nhưng mỗi thánh lễ đều có nhiều chục người không thèm đi gửi xe để vào bên trong dự lễ. Họ đứng hoặc ngồi trên yên xe trên đường nhìn vào trong, mặc dầu trước mắt họ là những cánh cổng nhà thờ rất cao và những bức tường gạch che khuất bất cứ những gì đang diễn ra bên trong. Nhà thờ không hề gắn loa bên ngoài nên âm thanh duy nhất mà họ nghe được là tiếng xe cộ inh ỏi trên đường phố. Thế nhưng họ vẫn đứng, hoặc ngồi trên yên xe mãi một tiếng đồng hồ đến khi họ thấy có dấu hiệu thánh lễ bên trong kết thúc thì họ nhanh chóng dọt về.
Tuần trước mình đi lễ 4 giờ chiều, sau đó ngồi lại ở một quán cóc bên lề đường để quan sát cảnh vật trong khuôn viên quảng trường Hòa Bình trước nhà thờ chính tòa. Nhìn những người giáo dân đứng bên ngoài nhà thờ nhìn vào trong, trong số họ có không ít người đã tuổi được xưng bằng chú bằng bác, có vợ chồng và con trẻ, có cô cậu thanh niên, mình có cảm giác muốn giăng một băngrôn trước mắt họ với lời khuyên: Quý vị đi lễ như thế này thì ở nhà tốt hơn! Thật vậy, tại sao phải làm khổ chính mình khi đứng bên ngoài, không nghe được gì, không thấy được gì? Nếu họ nghĩ rằng họ đứng đó thì họ đã làm trách nhiệm đi lễ, họ không cần phải đi xưng tội “Thưa cha con có bỏ lễ ngày Chúa Nhật” thì mình cho rằng họ đã lầm to. Tới đứng trước ngôi nhà thờ nào đó một tiếng đồng hồ rồi cho rằng mình đã đi lễ là một điều vô lý nếu không nói là ngu xuẩn.
Đúng vậy, quốc lộ từ Bảo Lộc đến Ngã Ba Giầu Giây rồi sau đó là quốc lộ 1 từ Ngã Ba Giầu Giây đến Ngã Ba Vũng Tàu có vô số nhà thờ. Ai đi trên hai tuyến đường này cũng không bỏ qua được cảnh một ngôi nhà thờ quen thuộc hiện lên sau mỗi năm mười phút. Nếu đi vào ngày Chúa Nhật thì ta sẽ thấy có rất nhiều người giáo dân đi lễ. Người Việt vẫn vốn rất sùng đạo và đi lễ rất đều đặn. Ở vùng miền quê thì có nơi như Gia Kiệm 3h30 sáng thì chuông nhà thờ đã rung. Lễ ngày thường ở một nhà thờ Việt Nam còn đông hơn lễ Chúa Nhật của rất nhiều nhà thờ bên Mỹ hay Châu Âu.
Lễ ở nhiều nơi, giáo dân tràn ra bên ngoài nhà thờ vì bên trong có khi không đủ chỗ. Nhưng không phải ai đứng bên ngoài nhà thờ cũng vì bên trong không có chỗ ngồi. Ở nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn vốn có rất nhiều chỗ ngồi, nhưng mỗi thánh lễ đều có nhiều chục người không thèm đi gửi xe để vào bên trong dự lễ. Họ đứng hoặc ngồi trên yên xe trên đường nhìn vào trong, mặc dầu trước mắt họ là những cánh cổng nhà thờ rất cao và những bức tường gạch che khuất bất cứ những gì đang diễn ra bên trong. Nhà thờ không hề gắn loa bên ngoài nên âm thanh duy nhất mà họ nghe được là tiếng xe cộ inh ỏi trên đường phố. Thế nhưng họ vẫn đứng, hoặc ngồi trên yên xe mãi một tiếng đồng hồ đến khi họ thấy có dấu hiệu thánh lễ bên trong kết thúc thì họ nhanh chóng dọt về.
Tuần trước mình đi lễ 4 giờ chiều, sau đó ngồi lại ở một quán cóc bên lề đường để quan sát cảnh vật trong khuôn viên quảng trường Hòa Bình trước nhà thờ chính tòa. Nhìn những người giáo dân đứng bên ngoài nhà thờ nhìn vào trong, trong số họ có không ít người đã tuổi được xưng bằng chú bằng bác, có vợ chồng và con trẻ, có cô cậu thanh niên, mình có cảm giác muốn giăng một băngrôn trước mắt họ với lời khuyên: Quý vị đi lễ như thế này thì ở nhà tốt hơn! Thật vậy, tại sao phải làm khổ chính mình khi đứng bên ngoài, không nghe được gì, không thấy được gì? Nếu họ nghĩ rằng họ đứng đó thì họ đã làm trách nhiệm đi lễ, họ không cần phải đi xưng tội “Thưa cha con có bỏ lễ ngày Chúa Nhật” thì mình cho rằng họ đã lầm to. Tới đứng trước ngôi nhà thờ nào đó một tiếng đồng hồ rồi cho rằng mình đã đi lễ là một điều vô lý nếu không nói là ngu xuẩn.
Du khách đến Việt Nam chứng kiến người Việt đi lễ phổ biến họ rất thán phục. Nhưng thiết nghĩ khi họ chứng kiến cảnh vô số người đi lễ như những người ở Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, chắc trong lòng họ cũng có một cảm giác buồn cười. Còn mình thì thấy phẫn nộ lắm.
Sài Gòn ngày 5.7.2007
No comments:
Post a Comment