Gần hai tháng qua mình làm một thí nghiệm nhỏ về cách những người theo dõi mình trên mạng xã hội, cụ thể nền tảng Facebook, tiếp cận với nội dung mình đăng. Mình có một trang Facebook Fanpage có 30.000 người theo dõi, nên đã dùng nó để thực hiện "thí nghiệm" này. Kết quả của thí nghiệm mang tính thực nghiệm này gợi lên một số điều khá thú vị cũng như đáng quan ngại.
1. Nội
dung những bài đăng (post) bao gồm như sau:
a. Bài viết ngắn (1 câu caption,
hoặc một đoạn 4-6 câu) kèm theo một tấm hình của mình để minh họa đăng trực tiếp
trên trang FB Fanpage. Tấm hình được chụp từ phía sau nên chỉ thấy phần sau và cảnh
vật nơi hình được chụp.
b. Bài viết ngắn (4-6 câu) kèm
theo một tấm hình của mình để minh họa đăng trực tiếp trên trang FB Fanpage. Tấm
hình được chụp từ phía trước, thấy mặt và cảnh vật nơi hình được chụp.
c. Bài viết ngắn (4-6 câu) kèm
theo một tấm hình minh họa liên quan đến bài viết, nhưng không phải hình của mình,
đăng trực tiếp trên trang FB Fanpage.
d. Bài viết ngắn (4-6 câu) có hình
minh họa, nhưng đăng trên trang blog của mình và được chia sẻ vào trang FB Fanpage.
e. Bài viết dài (khoảng 3-5 đoạn)
có hình minh họa, nhưng đăng trên trang blog của mình và được chia sẻ vào trang
FB Fanpage.
2. Mức
tiếp cận qua số lượng ‘like’ và tương tác được xếp theo thứ tự như sau:
* Bài đăng trực tiếp trên trang
FB Fanpage mà có hình của mình thấy mặt với nội dung ngắn nhận được số lượng
like và tương tác cao nhất – trung bình khoảng 600.
* Tiếp theo là những bài đăng trực
tiếp trên trang FB Fanpage có hình của mình chụp từ phía sau. Những bài viết này
nhận được số lượng like và tương tác thấp hơn – trung bình khoảng 400.
* Thấp hơn đáng kể là những bài
viết có hình minh hoạ được đăng trên FB Fanpage, nhưng không phải hình của mình
– dưới 100 like.
* Thấp nhất là những bài viết được
chia sẻ từ trang blog của mình – trung bình khoảng 20-25 like.
3.
Nhận định
Kết quả
của thí nghiệm này gợi lên những điều sau đây:
1. Những
người theo dõi trên trang Facebook bấm ‘like’ và tương tác với hình ảnh hơn là
nội dung của bài viết. Rất có thể nhiều người chỉ bấm like khi thấy hình của mình
hiện lên trên tường của họ, nhưng không hề tiếp cận với nội dung mà mình đăng tải.
Lý do bấm like có thể vì thích tấm hình của mình hoặc muốn khuyến khích chủ nhân
tấm hình, nhưng không phải vì ấn tượng với nội dung của bài viết. Dĩ nhiên vẫn
có một số có đọc nội dung nên đã phản hồi trong phần bình luận. Tuy nhiên, số lượng
người phản hồi về nội dung rất ít nên không thể biết được có bao nhiêu người có
đọc nội dung.
2. Nhiều
người theo dõi mình trên trang Facebook không đọc bài viết của mình và không tương
tác nếu không có kèm theo hình của mình để minh họa. Điều này có thể thấy được
trong sự khác biệt một cách ngoạn mục giữa những bài đăng có hình của mình và
không có hình của mình về số lượng ‘like’ và ‘tương tác’ do Facebook cung cấp
cho mình. Ngoài ra, những bài viết được
chia sẻ từ trang blog mà người theo dõi phải “mất công” bấm vào mới có thể tiếp
cận với nội dung thì càng nhận được ít sự tương tác.
3. Văn
hóa của mạng xã hội thúc đẩy một lối tiếp cận và tương tác nhấn mạnh hình ảnh hơn
nội dung chữ viết, nhấn mạnh hình thức hơn là chất lượng. Văn hóa này đề cao hình ảnh của
người viết hơn là tư tưởng của người viết. Vì thế sự tiếp cận chỉ nằm ở mức độ ‘nhìn’ bên ngoài chứ không ở mức độ ‘cảm nhận’ bên trong. Văn hóa này cũng không thúc đẩy thói quen đọc hiểu mà chỉ khuyến khích nhìn và phản ứng. Điều này rát đáng quan ngại cho việc xây dựng kiến thức của mỗi người. Khi người ta không còn thích đọc thì sẽ bị thiệt thòi về việc nâng cao kiến thức.
4. Kết luận
Thí nghiệm nhỏ này cho thấy bản chất MXH không thúc đẩy một lối tương tác và xây dựng mối tương giao một cách sâu xa, có ý nghĩa. Người dùng MXH, nếu không chủ động để tạo cho mình một cách sử dụng nó một cách có ý thức, tạo nên sự nối kết một cách có ý nghĩa, thì dễ dàng rơi vào tình trạng sử dụng MXH như một hình thức giải trí vô bổ để tiêu khiển thời giờ. Mặc dù MXH có tiềm năng nối kết giữa người này với người khác rất lớn, nhưng để cho sự nối kết trở nên hiện thực và có giá trị đòi hỏi mỗi người phải tận dụng những lợi thế của nó để đạt được sự tương tác đích thực. Sự nối kết đích thực không nằm ở chỗ số lượng like để khuyến khích hoặc làm thỏa mãn nhu cầu được like, được chấp nhận, được tăng bốc của người đăng ảnh, nhưng qua những chia sẻ và đón nhận những tâm tình của nhau với thái độ cởi mở và sự thấm cảm.
No comments:
Post a Comment