Có lẽ khi mới đến Thái Lan mình sẽ không ngờ rằng mình sẽ có một cái Noel đậm tình Việt Nam như dịp Noel vừa trôi qua. Từ 6h chiều ngày 24 ba bạn trẻ Việt Nam là Thắng, Đoàn, và Nhung đi taxi đến gặp mình ở giáo xứ. Vì còn sớm nên mình dẫn các bạn đi dạo bộ trong công viên Lumpini, rồi đi đến một nhà hàng Việt Nam trong khu thương mại Silom để ăn tối. Nói về thức ăn ở đây thì không thể nói là ngon vì không phải làm theo khẩu vị của Người Việt. Nhưng mọi người cũng ăn để hồi tưởng chút nào về quê hương.
An xong mình lại đưa các bạn đến trung tâm thương mại Central World nơi có cây Noel được đặt ở phía trước rất hoành tráng. Cây Noel cao phải mấy chục mét là điểm thu hút hàng ngìn người đến thay phiên nhau chụp hình. Mình cũng chụp hình với các bạn để làm kỷ niệm.
Một lúc sau Thuấn gọi điện thoại đến hẹn gặp nhóm ở nhà thờ. Thế là mình và các bạn lật đật quay lại để đón Thuấn. Vì có dự định đi lễ nửa đêm mà lúc ấy chỉ mới 10h nên mình mời mọi người vào phòng của mình để trò chuyện. Luôn tiện mình chia sẻ với các bạn những sự việc đang xảy ra liên quan đến vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa mà các bạn rất ít biết thông tin.
Đến 11h30 mọi người sang nhà thờ để tham dự lễ. Tưởng đâu giờ đó vẫn còn sớm, nhưng khi đến nhà thờ thì mình phát hiện rằng bên trong nhà thờ đã không còn một chỗ ngồi nào. Người ta đã đến từ rất sớm để dành chỗ ngồi vì biết rằng thánh lễ này giáo dân đến tham dự rất đông. Thế là cả nhóm phải tìm ghế ngồi ngoài hiên nhà thờ ở phía bên phải gần nơi đặt hang máng cỏ. Một điểm đặc biệt về hang máng cỏ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là được xây theo văn hóa Thái Lan. Hang máng cỏ trên thực tế là một nhà sàn kiểu Thái. Bên dưới còn có đặt một con gà mái đang ấp trứng. Chung quanh nhà sàn có những bụi chuối, cây dừa và những biểu tượng văn hóa khác của địa phương. Tuy nhiên, một điều mình thấy khá nghịch lý là mặc dầu hang máng cỏ mang đậm tính chất Thái, nhưng các nhân vật từ Chúa Giêsu cho đến người chăn cừu đều có khuôn mặt Tây. Ở Á Châu chúng ta việc hội nhập văn hóa đều còn mang tính rất nửa vời.
Chiều nay Thước mời mình, cha Đức và nhiều bạn bè đến nhà mừng Noel cũng như là sinh nhật của Thước. Mọi người ngồi bệt trên sàn nhà để dùng những món ăn mà Thước và các bạn gái đã chế biến để đãi khách. Thước ở trong một khu phố quận Din Deng mà dường như mọi nhà đều có tổ chức việc kinh doanh chính là may áo quần. Chủ người Thái, nhân viên là người Miến Điện, Lào, hoặc Việt Nam. Căn nhà nơi buổi tiệc diễn ra cũng là nơi Thước làm việc và ở với những nhân viên khác. Chủ nhà cũng ở tại đó.
Hôm nay là ngày thứ ba, một ngày làm việc bình thường của người Thái. Ở đây không có việc nghỉ Noel. Thước được chủ cho phép nghỉ để mừng sinh nhật. Nhưng mọi người khác đều vẫn làm việc như thường lệ. Để lên phòng dọn tiệc, mình phải đi qua nhiều máy may, những lớp vải, áo quần, và các nhân viên đang ngồi làm việc. Trong phòng tiệc, tiếng nói chuyện và hát hò của các bạn Việt Nam được diễn ra trên một âm thanh nền, đó là tiếng chạy của máy may ở phòng bên cạnh.
Tuy thế, nhưng tiếng hát của gần 20 người ngồi san sát trong căn phòng bé nhỏ cũng lướt được sự ồn áo của cái máy may, và một hồi sau thì không còn ai để ý đến âm thanh đó nữa. Chỉ còn lại là tiếng cười, tiếng nói, và tiếng hát của những người Việt xa quê đang chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với nhau bằng những món ăn đơn sơ và những ly bia Leo.
Sau khi cha Đức ra về, mọi người còn lại tổ chức trình diễn hát. Mỗi người phải hát một bài, và hát xong thì có quyền chỉ người phải hát tiếp sau mình. Phải khó khăn lắm các bạn nữ mới chịu hát khi bị chỉ định. Bạn nào cũng cứ nêu lên những lý do như “Con nõ biết hát.” “Con nõ thuộc bài hát.” Hoặc “con run hát không được.” Nhưng theo luật chơi, ai không chịu hát phải uống một cốc bia. Vì thể các bạn nữ đành phải hát cho được một bài vì không ai muốn bị phạt một ly bia đầy nhốc.
Đến 8h30 tối, mình chia tay ra về, còn các bạn vẫn tiếp tục ở lại chơi với nhau. Một số bạn tiễn mình xuống nhà. Có đứa mình đã biết nhiều tháng nay, có đứa hôm nay mới gặp lần đầu tiên. Nhưng ai cũng tỏ ra thân thiện và nhiệt tình khi tiễn mình về.
Ngày Giáng Sinh chính thức sắp hết. Mình ngồi ôn kỷ niệm Noel đầu tiên trên đất Thái thấy nó đậm chất tình người Việt làm sao. Ngay cả trưa nay, đi ngang qua nhà thờ khi ra đón xe đến nhà Thước, bổng nhiên mình nghe giáo dân trong thánh lễ đang hát bài “Hang Bê Lem” của Hải Linh để kết lễ. Mình tự hỏi: “Ủa sao họ lại hát bài ‘Hang Bê Lem?” Hóa ra người Thái không biết từ bao giờ đã đặt lời Thái cho bài nổi tiếng của nhạc sĩ Hải Linh và cũng dùng cho phần kết lễ chẳng khác gì người Việt. Mình đoán có lẻ bài hát này đã du nhập vào giáo hội Thái do có quá nhiều người Công giáo gốc Việt ở nước này. Họ là những người đã giới thiệu bái hát này với người Thái và từ đó đã được sử dụng như một bài hát phổ biến trong mùa Giáng Sinh.
Nhưng Noel vẫn chưa kết thúc. Vì hoàn cảnh cộng đoàn nên đến ngày 30 tháng 12 cộng đoàn Việt Nam mới chính thức mừng lễ Noel. Vì thế, trong khi tuần trước mình đón Noel sớm với sinh viên Việt Nam tại đại học Assumption, thì tuần tới mình sẽ đón Noel trể với cộng đoàn Việt Nam tại Thái Lan.
Bangkok, ngày 25.12.2007
An xong mình lại đưa các bạn đến trung tâm thương mại Central World nơi có cây Noel được đặt ở phía trước rất hoành tráng. Cây Noel cao phải mấy chục mét là điểm thu hút hàng ngìn người đến thay phiên nhau chụp hình. Mình cũng chụp hình với các bạn để làm kỷ niệm.
Một lúc sau Thuấn gọi điện thoại đến hẹn gặp nhóm ở nhà thờ. Thế là mình và các bạn lật đật quay lại để đón Thuấn. Vì có dự định đi lễ nửa đêm mà lúc ấy chỉ mới 10h nên mình mời mọi người vào phòng của mình để trò chuyện. Luôn tiện mình chia sẻ với các bạn những sự việc đang xảy ra liên quan đến vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa mà các bạn rất ít biết thông tin.
Đến 11h30 mọi người sang nhà thờ để tham dự lễ. Tưởng đâu giờ đó vẫn còn sớm, nhưng khi đến nhà thờ thì mình phát hiện rằng bên trong nhà thờ đã không còn một chỗ ngồi nào. Người ta đã đến từ rất sớm để dành chỗ ngồi vì biết rằng thánh lễ này giáo dân đến tham dự rất đông. Thế là cả nhóm phải tìm ghế ngồi ngoài hiên nhà thờ ở phía bên phải gần nơi đặt hang máng cỏ. Một điểm đặc biệt về hang máng cỏ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là được xây theo văn hóa Thái Lan. Hang máng cỏ trên thực tế là một nhà sàn kiểu Thái. Bên dưới còn có đặt một con gà mái đang ấp trứng. Chung quanh nhà sàn có những bụi chuối, cây dừa và những biểu tượng văn hóa khác của địa phương. Tuy nhiên, một điều mình thấy khá nghịch lý là mặc dầu hang máng cỏ mang đậm tính chất Thái, nhưng các nhân vật từ Chúa Giêsu cho đến người chăn cừu đều có khuôn mặt Tây. Ở Á Châu chúng ta việc hội nhập văn hóa đều còn mang tính rất nửa vời.
Chiều nay Thước mời mình, cha Đức và nhiều bạn bè đến nhà mừng Noel cũng như là sinh nhật của Thước. Mọi người ngồi bệt trên sàn nhà để dùng những món ăn mà Thước và các bạn gái đã chế biến để đãi khách. Thước ở trong một khu phố quận Din Deng mà dường như mọi nhà đều có tổ chức việc kinh doanh chính là may áo quần. Chủ người Thái, nhân viên là người Miến Điện, Lào, hoặc Việt Nam. Căn nhà nơi buổi tiệc diễn ra cũng là nơi Thước làm việc và ở với những nhân viên khác. Chủ nhà cũng ở tại đó.
Hôm nay là ngày thứ ba, một ngày làm việc bình thường của người Thái. Ở đây không có việc nghỉ Noel. Thước được chủ cho phép nghỉ để mừng sinh nhật. Nhưng mọi người khác đều vẫn làm việc như thường lệ. Để lên phòng dọn tiệc, mình phải đi qua nhiều máy may, những lớp vải, áo quần, và các nhân viên đang ngồi làm việc. Trong phòng tiệc, tiếng nói chuyện và hát hò của các bạn Việt Nam được diễn ra trên một âm thanh nền, đó là tiếng chạy của máy may ở phòng bên cạnh.
Tuy thế, nhưng tiếng hát của gần 20 người ngồi san sát trong căn phòng bé nhỏ cũng lướt được sự ồn áo của cái máy may, và một hồi sau thì không còn ai để ý đến âm thanh đó nữa. Chỉ còn lại là tiếng cười, tiếng nói, và tiếng hát của những người Việt xa quê đang chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với nhau bằng những món ăn đơn sơ và những ly bia Leo.
Sau khi cha Đức ra về, mọi người còn lại tổ chức trình diễn hát. Mỗi người phải hát một bài, và hát xong thì có quyền chỉ người phải hát tiếp sau mình. Phải khó khăn lắm các bạn nữ mới chịu hát khi bị chỉ định. Bạn nào cũng cứ nêu lên những lý do như “Con nõ biết hát.” “Con nõ thuộc bài hát.” Hoặc “con run hát không được.” Nhưng theo luật chơi, ai không chịu hát phải uống một cốc bia. Vì thể các bạn nữ đành phải hát cho được một bài vì không ai muốn bị phạt một ly bia đầy nhốc.
Đến 8h30 tối, mình chia tay ra về, còn các bạn vẫn tiếp tục ở lại chơi với nhau. Một số bạn tiễn mình xuống nhà. Có đứa mình đã biết nhiều tháng nay, có đứa hôm nay mới gặp lần đầu tiên. Nhưng ai cũng tỏ ra thân thiện và nhiệt tình khi tiễn mình về.
Ngày Giáng Sinh chính thức sắp hết. Mình ngồi ôn kỷ niệm Noel đầu tiên trên đất Thái thấy nó đậm chất tình người Việt làm sao. Ngay cả trưa nay, đi ngang qua nhà thờ khi ra đón xe đến nhà Thước, bổng nhiên mình nghe giáo dân trong thánh lễ đang hát bài “Hang Bê Lem” của Hải Linh để kết lễ. Mình tự hỏi: “Ủa sao họ lại hát bài ‘Hang Bê Lem?” Hóa ra người Thái không biết từ bao giờ đã đặt lời Thái cho bài nổi tiếng của nhạc sĩ Hải Linh và cũng dùng cho phần kết lễ chẳng khác gì người Việt. Mình đoán có lẻ bài hát này đã du nhập vào giáo hội Thái do có quá nhiều người Công giáo gốc Việt ở nước này. Họ là những người đã giới thiệu bái hát này với người Thái và từ đó đã được sử dụng như một bài hát phổ biến trong mùa Giáng Sinh.
Nhưng Noel vẫn chưa kết thúc. Vì hoàn cảnh cộng đoàn nên đến ngày 30 tháng 12 cộng đoàn Việt Nam mới chính thức mừng lễ Noel. Vì thế, trong khi tuần trước mình đón Noel sớm với sinh viên Việt Nam tại đại học Assumption, thì tuần tới mình sẽ đón Noel trể với cộng đoàn Việt Nam tại Thái Lan.
Bangkok, ngày 25.12.2007
No comments:
Post a Comment