Ngày mai mình giảng lễ cho thánh lễ giới trẻ và bố mẹ của những em đến nhà thờ học giáo lý. Lễ bằng tiếng Anh, nội dung của bài chia sẻ Lời Chúa của mình như sau:
Các bạn thân mến, cách đây hai tuần kênh truyền hình MTV và Thông tấn xã Associated Press đã phổ biến kết quả của một cuộc tham khảo về đề tài những gì làm cho giới trẻ tại Hoa Kỳ cảm thấy hạnh phúc. Những câu trả lời được đúc kết từ 1280 bạn trẻ tuổi từ 13 đến 24. Sau đây là một vài điều mà họ đã tìm thấy:
Điều quan trọng nhất mà các bạn trẻ nói mang lại cho họ niềm hạnh phúc là có được mối quan hệ tốt với bạn bè và gia đình. Sau đó là có mối quan hệ với Thiên Chúa. Và điều quan trọng tiếp theo mang lại cho các bạn trẻ niềm hạnh phúc là những thú vật nuôi trong nhà, và các sinh hoạt thư giãn như nghe nhạc. Một điều làm cho nhiều người bất ngờ là chỉ 1% trong các bạn trẻ trả lời cho rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất mang lại cho họ niềm hạnh phúc.
Khi tôi mới đọc kết quả này, tôi cảm thấy rất thú vị và vui mừng. Nó cho thấy, trên thực tế, giới trẻ ngày nay (ít nhất là ở Hoa Kỳ) vẫn còn cần đến gia đình, bố mẹ, và bạn bè. Nhiều người trẻ vẫn cần Thiên Chúa. Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải chủ đích đối với họ. Tôi cảm thấy lạc quan hơn đối với tương lai của thế hệ mai sau.
Tôi vẫn lạc quan như thế. Nhưng sau khi đọc bài Tin Mừng hôm nay, tôi nhận thấy rằng chúng ta vẫn còn được lời của Chúa Giêsu thách thức rất nhiều. Tại sao? Có 85% các bạn trẻ nêu lên rằng bạn bè rất quan trọng đối với niềm hạnh phúc của mình. Có 76% các bạn trẻ cho rằng gia đình rất quan trọng đối với niềm hạnh phúc của mình. Nhưng các bạn có thể đoán được bao nhiều phần trăm cho rằng Thiên Chúa rất quan trọng đối với họ? Thưa các bạn, đó là con số 44%. Dù sao đi nữa thì Thiên Chúa cũng đứng trước các con thú nuôi trong nhà và việc nghe nhạc thư giãn.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta một cách rõ ràng và thẳng thắn rằng Thiên Chúa phải đứng đầu trong đời sống của chúng ta. Nếu các bạn nhớ lại trong bài Phúc Âm, khi Chúa Giêsu đang rao giảng có nhiều đám đông cùng đi với Ngài. Nhưng việc họ đi cùng với Ngài không có nghĩa tất cả đều đi theo Ngài. Trong đám đông đó, chỉ có một ít người là các môn đệ thực sự của Ngài.
Nếu chúng ta nhìn lại đới sống của mình, chúng ta có thể nói rằng có rất nhiều người xung quanh chúng ta, nhưng trong số người đó, bao nhiêu người thực sự là bạn thân của mình? Có bao nhiêu người chúng ta có thể nhờ vả vào trong lúc khó khăn? Nếu chúng ta nhìn vào Giáo hội, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người đi lễ. Nhưng trong số đó có bao nhiêu người là người Kitô giáo đúng nghĩa? Kinh Thánh nói rõ rằng: Chỉ vì người ta nói “Lạy Chúa, Lạy Chúa” không có nghĩa là tất cả trong họ đều làm những gì Chúa yêu cầu nơi họ.
Các bạn thân mến, để trở nên những người Kitô giáo thực sự, để trở nên những người tin vào Thiên Chúa thực sự, để trở nên môn đệ của Chúa Giêsu thực sự, chúng ta phải đặt Thiên Chúa trước trong đời sống của mình. Nhưng khác với ấn tượng ban đầu khi đọc bài Tin Mừng, Chúa Giêsu không muốn chúng ta ghét bỏ gia đình và bạn bè để mến Ngài. Chúa Giêsu dạy chúng ta không ghét bất cứ ai, nhưng yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù của mình. Vậy Chúa Giêsu có ý gì khi Ngài phán rằng: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”? Điều Ngài muốn nói ở đây là chúng ta phải sẵn sàng đặt bản thân và tất cả những người quan trọng đó thứ hai trong đời sống của mình, để chúng ta có thể dấn thân thực hiện công việc của Thiên Chúa trao phó cho chúng ta.
Gia đình rất quan trọng. Bạn bè rất quan trọng. Họ là nguồn hành phúc lớn cho mỗi người chúng ta. Gia đình của tôi ở tận bên Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng tôi gọi qua hỏi thăm, và bố mẹ anh chị cũng thỉnh thoảng gọi điện thoại cho tôi. Mỗi khi được nói chuyện với nhau, chúng tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc vì nghe được tiếng nói của nhau. Những đứa cháu của tôi thường xuyên gởi email nói rằng chúng rất nhớ tôi và mong chờ được sớm gặp lại. Nhưng tôi biết rằng để làm môn đệ của Chúa Giêsu tôi phải xa cách những người thân yêu trong lúc này. Tôi phải sẵn sàng bỏ qua một vài điều vui mà gia đình của tôi mang lại cho tôi. Tuy nhiên, tôi biết rằng tôi rất thương gia đình tôi cũng như gia đình tôi cũng rất thương tôi. Nhưng tôi cũng biết rằng không ai yêu tôi bằng Chúa Giêsu yêu tôi. Tôi trở nên môn đệ của Ngài bởi vì tình yêu này, và gia đình tôi ủng hộ tôi trở nên môn đệ của Ngài vì họ cũng thấu hiểu được tình yêu này.
Có thêm một thông tin về công trình tham khảo trên mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Trong số các bạn trẻ cho rằng Thiên Chúa rất quan trọng hoặc là điều quan trọng nhất trong đời sống của mình, có 80% cho rằng các bạn thấy hạnh phúc với đời sống của mình, trong khi chỉ có 60% các bạn trẻ cho rằng Thiên Chúa không hề quan trọng đối với họ cảm thấy mình hạnh phúc.
Các bạn thân mến, đây không phải là điều tình cờ. Khi chúng ta đặt Chúa Giêsu trước trong đời sống của mình, chúng ta sẽ tìm ra niềm hạnh phúc. Chúa Giêsu sẽ không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta gặp phải rủi ro. Ngài sẽ không quay mặt đi khi chúng ta đang gặp phải hoạn nạn. Ngài sẽ không đẩy chúng ta ra ngoài khi không còn nơi nào để đi. Cuộc sống rất khó nhọc. Cuộc sống có nhiều thử thách. Nhưng khi chúng ta đặt Chúa Giêsu trước trong đời sống của mình, những thử thách và sự khó nhọc trở nên bớt căng thẳng bởi vì chúng ta có được sự an ủi và nâng đỡ nơi Thiên Chúa luôn ở với chúng ta.
Bài Phúc Âm hôm nay cũng nói khá rõ ràng với chúng ta rằng, việc trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không dễ dàng. Có những đồ đạc vật chất mà chúng ta phải từ bỏ. Có những người quan trọng mà chúng ta phải đặt thứ yếu để chúng ta có thể đặt Thiên Chúa vào vị trí tối quan trọng trong trái tim và lý trí của mình. Và một khi chúng ta đi theo Chúa Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận nhiều sự hy sinh. Vì thế, việc trở nên môn đệ của Chúa không phải là điều chúng ta có thể làm được trong vài ngày, vài tháng, hoặc thậm chí vì năm. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra nếu chúng ta sẵn sàng để cho chính mình biến đổi dần dần mặc lấy hình dạng của một môn đệ của Chúa.
Có một câu chuyện như sau. Có một cậu bé đến nhà của người chú thăm ở một thành phố khác. Chú cậu bé là một nhà điều khắc, ông ta tạo ra những tượng hình tuyệt đẹp từ những tảng đá cẩm thạch to lớn. Khi cậu bé đến nhà chú chơi thì thấy ông ta đang làm việc điêu khắc với một tảng đá rất lớn. Cậu ngồi nhìn người chú làm việc một lúc, ông ta đục từng mảnh đá một rất chậm và công phu. Một lúc sau, cậu bé thấy chán nên chạy ra sân nhà chơi đá banh với những đứa trẻ trong xóm. Chiều đó cậu bé ra về, nhưng một tháng sau thì trở lại thăm người chú. Nơi mà trước đây cấu bé thấy một tảng đá cẩm thạch thật lớn, bây giờ không còn là đá nữa mà một con sư tử hùng vĩ và tuyệt đẹp. Cậu bé thấy vậy bèn hỏi người chú với giọng nói tỏ ra rất ngạc nhiên.
- Chú ơi, con sư tử này đến từ bên trong tảng đá to lớn mà lần trước con thấy chủ đục phải không chú?
- Đúng rồi đó cháu. – Người chú trả lời.
- Nhưng chú ơi. – Cậu bé hỏi tiếp. – Làm sao mà chú biết được trong tảng đá có con sư tử đang ngồi mà chú đem nó ra?
Các bạn thân mến, nếu chúng ta nhìn vào chính mình một cách thành thật, trong lúc này, chúng ta thực sự nhìn giống như những tảng đá to lớn. Chúng ta nhìn không giống những môn đế của Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta không nên nản lòng, bởi vì bên trong sự cứng rắn và thô sơ ấy có một môn đệ của Chúa đang chờ để được đưa ra bên ngoài. Điều cần thiết trước tiên là phải cần một ít gọt dũa để loại đi những gì cản trở chúng ta trở nên môn đệ. Có nghĩa là phải dũa đi sự ích kỷ luôn đặt mình trên hết; gọt đi sự ham muốn có được những cái không thực sự cần thiết; bỏ đi tính bám víu vào những người chia phối chúngta làm cho chúng ta không nhận ra Thiên Chúa. Tất cả những điều này cần thời gian. Bị gọt dũa, bị đục và điêu khắc cũng đau đớn, nhưng là điều quan trọng để chúng ta có thể trở nên môn đệ của Chúa Giêsu.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa trở nên nhà điêu khắc đục đi khỏi chúng ta tất cả những gì khiến cho chúng ta không thể đặt Ngài trước hết trong cuộc sống của chúng ta. Như thế, dần dần, chúng ta sẽ không còn chỉ đi nhà thờ, mà trở nên những người Kitô hữu thực sự; và chúng ta không chỉ đi theo Chúa Giêsu một cách nữa vời, mà trở nên những môn đệ đích thực của Ngài.
Điều quan trọng nhất mà các bạn trẻ nói mang lại cho họ niềm hạnh phúc là có được mối quan hệ tốt với bạn bè và gia đình. Sau đó là có mối quan hệ với Thiên Chúa. Và điều quan trọng tiếp theo mang lại cho các bạn trẻ niềm hạnh phúc là những thú vật nuôi trong nhà, và các sinh hoạt thư giãn như nghe nhạc. Một điều làm cho nhiều người bất ngờ là chỉ 1% trong các bạn trẻ trả lời cho rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất mang lại cho họ niềm hạnh phúc.
Khi tôi mới đọc kết quả này, tôi cảm thấy rất thú vị và vui mừng. Nó cho thấy, trên thực tế, giới trẻ ngày nay (ít nhất là ở Hoa Kỳ) vẫn còn cần đến gia đình, bố mẹ, và bạn bè. Nhiều người trẻ vẫn cần Thiên Chúa. Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải chủ đích đối với họ. Tôi cảm thấy lạc quan hơn đối với tương lai của thế hệ mai sau.
Tôi vẫn lạc quan như thế. Nhưng sau khi đọc bài Tin Mừng hôm nay, tôi nhận thấy rằng chúng ta vẫn còn được lời của Chúa Giêsu thách thức rất nhiều. Tại sao? Có 85% các bạn trẻ nêu lên rằng bạn bè rất quan trọng đối với niềm hạnh phúc của mình. Có 76% các bạn trẻ cho rằng gia đình rất quan trọng đối với niềm hạnh phúc của mình. Nhưng các bạn có thể đoán được bao nhiều phần trăm cho rằng Thiên Chúa rất quan trọng đối với họ? Thưa các bạn, đó là con số 44%. Dù sao đi nữa thì Thiên Chúa cũng đứng trước các con thú nuôi trong nhà và việc nghe nhạc thư giãn.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta một cách rõ ràng và thẳng thắn rằng Thiên Chúa phải đứng đầu trong đời sống của chúng ta. Nếu các bạn nhớ lại trong bài Phúc Âm, khi Chúa Giêsu đang rao giảng có nhiều đám đông cùng đi với Ngài. Nhưng việc họ đi cùng với Ngài không có nghĩa tất cả đều đi theo Ngài. Trong đám đông đó, chỉ có một ít người là các môn đệ thực sự của Ngài.
Nếu chúng ta nhìn lại đới sống của mình, chúng ta có thể nói rằng có rất nhiều người xung quanh chúng ta, nhưng trong số người đó, bao nhiêu người thực sự là bạn thân của mình? Có bao nhiêu người chúng ta có thể nhờ vả vào trong lúc khó khăn? Nếu chúng ta nhìn vào Giáo hội, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người đi lễ. Nhưng trong số đó có bao nhiêu người là người Kitô giáo đúng nghĩa? Kinh Thánh nói rõ rằng: Chỉ vì người ta nói “Lạy Chúa, Lạy Chúa” không có nghĩa là tất cả trong họ đều làm những gì Chúa yêu cầu nơi họ.
Các bạn thân mến, để trở nên những người Kitô giáo thực sự, để trở nên những người tin vào Thiên Chúa thực sự, để trở nên môn đệ của Chúa Giêsu thực sự, chúng ta phải đặt Thiên Chúa trước trong đời sống của mình. Nhưng khác với ấn tượng ban đầu khi đọc bài Tin Mừng, Chúa Giêsu không muốn chúng ta ghét bỏ gia đình và bạn bè để mến Ngài. Chúa Giêsu dạy chúng ta không ghét bất cứ ai, nhưng yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù của mình. Vậy Chúa Giêsu có ý gì khi Ngài phán rằng: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”? Điều Ngài muốn nói ở đây là chúng ta phải sẵn sàng đặt bản thân và tất cả những người quan trọng đó thứ hai trong đời sống của mình, để chúng ta có thể dấn thân thực hiện công việc của Thiên Chúa trao phó cho chúng ta.
Gia đình rất quan trọng. Bạn bè rất quan trọng. Họ là nguồn hành phúc lớn cho mỗi người chúng ta. Gia đình của tôi ở tận bên Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng tôi gọi qua hỏi thăm, và bố mẹ anh chị cũng thỉnh thoảng gọi điện thoại cho tôi. Mỗi khi được nói chuyện với nhau, chúng tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc vì nghe được tiếng nói của nhau. Những đứa cháu của tôi thường xuyên gởi email nói rằng chúng rất nhớ tôi và mong chờ được sớm gặp lại. Nhưng tôi biết rằng để làm môn đệ của Chúa Giêsu tôi phải xa cách những người thân yêu trong lúc này. Tôi phải sẵn sàng bỏ qua một vài điều vui mà gia đình của tôi mang lại cho tôi. Tuy nhiên, tôi biết rằng tôi rất thương gia đình tôi cũng như gia đình tôi cũng rất thương tôi. Nhưng tôi cũng biết rằng không ai yêu tôi bằng Chúa Giêsu yêu tôi. Tôi trở nên môn đệ của Ngài bởi vì tình yêu này, và gia đình tôi ủng hộ tôi trở nên môn đệ của Ngài vì họ cũng thấu hiểu được tình yêu này.
Có thêm một thông tin về công trình tham khảo trên mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Trong số các bạn trẻ cho rằng Thiên Chúa rất quan trọng hoặc là điều quan trọng nhất trong đời sống của mình, có 80% cho rằng các bạn thấy hạnh phúc với đời sống của mình, trong khi chỉ có 60% các bạn trẻ cho rằng Thiên Chúa không hề quan trọng đối với họ cảm thấy mình hạnh phúc.
Các bạn thân mến, đây không phải là điều tình cờ. Khi chúng ta đặt Chúa Giêsu trước trong đời sống của mình, chúng ta sẽ tìm ra niềm hạnh phúc. Chúa Giêsu sẽ không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta gặp phải rủi ro. Ngài sẽ không quay mặt đi khi chúng ta đang gặp phải hoạn nạn. Ngài sẽ không đẩy chúng ta ra ngoài khi không còn nơi nào để đi. Cuộc sống rất khó nhọc. Cuộc sống có nhiều thử thách. Nhưng khi chúng ta đặt Chúa Giêsu trước trong đời sống của mình, những thử thách và sự khó nhọc trở nên bớt căng thẳng bởi vì chúng ta có được sự an ủi và nâng đỡ nơi Thiên Chúa luôn ở với chúng ta.
Bài Phúc Âm hôm nay cũng nói khá rõ ràng với chúng ta rằng, việc trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không dễ dàng. Có những đồ đạc vật chất mà chúng ta phải từ bỏ. Có những người quan trọng mà chúng ta phải đặt thứ yếu để chúng ta có thể đặt Thiên Chúa vào vị trí tối quan trọng trong trái tim và lý trí của mình. Và một khi chúng ta đi theo Chúa Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận nhiều sự hy sinh. Vì thế, việc trở nên môn đệ của Chúa không phải là điều chúng ta có thể làm được trong vài ngày, vài tháng, hoặc thậm chí vì năm. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra nếu chúng ta sẵn sàng để cho chính mình biến đổi dần dần mặc lấy hình dạng của một môn đệ của Chúa.
Có một câu chuyện như sau. Có một cậu bé đến nhà của người chú thăm ở một thành phố khác. Chú cậu bé là một nhà điều khắc, ông ta tạo ra những tượng hình tuyệt đẹp từ những tảng đá cẩm thạch to lớn. Khi cậu bé đến nhà chú chơi thì thấy ông ta đang làm việc điêu khắc với một tảng đá rất lớn. Cậu ngồi nhìn người chú làm việc một lúc, ông ta đục từng mảnh đá một rất chậm và công phu. Một lúc sau, cậu bé thấy chán nên chạy ra sân nhà chơi đá banh với những đứa trẻ trong xóm. Chiều đó cậu bé ra về, nhưng một tháng sau thì trở lại thăm người chú. Nơi mà trước đây cấu bé thấy một tảng đá cẩm thạch thật lớn, bây giờ không còn là đá nữa mà một con sư tử hùng vĩ và tuyệt đẹp. Cậu bé thấy vậy bèn hỏi người chú với giọng nói tỏ ra rất ngạc nhiên.
- Chú ơi, con sư tử này đến từ bên trong tảng đá to lớn mà lần trước con thấy chủ đục phải không chú?
- Đúng rồi đó cháu. – Người chú trả lời.
- Nhưng chú ơi. – Cậu bé hỏi tiếp. – Làm sao mà chú biết được trong tảng đá có con sư tử đang ngồi mà chú đem nó ra?
Các bạn thân mến, nếu chúng ta nhìn vào chính mình một cách thành thật, trong lúc này, chúng ta thực sự nhìn giống như những tảng đá to lớn. Chúng ta nhìn không giống những môn đế của Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta không nên nản lòng, bởi vì bên trong sự cứng rắn và thô sơ ấy có một môn đệ của Chúa đang chờ để được đưa ra bên ngoài. Điều cần thiết trước tiên là phải cần một ít gọt dũa để loại đi những gì cản trở chúng ta trở nên môn đệ. Có nghĩa là phải dũa đi sự ích kỷ luôn đặt mình trên hết; gọt đi sự ham muốn có được những cái không thực sự cần thiết; bỏ đi tính bám víu vào những người chia phối chúngta làm cho chúng ta không nhận ra Thiên Chúa. Tất cả những điều này cần thời gian. Bị gọt dũa, bị đục và điêu khắc cũng đau đớn, nhưng là điều quan trọng để chúng ta có thể trở nên môn đệ của Chúa Giêsu.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa trở nên nhà điêu khắc đục đi khỏi chúng ta tất cả những gì khiến cho chúng ta không thể đặt Ngài trước hết trong cuộc sống của chúng ta. Như thế, dần dần, chúng ta sẽ không còn chỉ đi nhà thờ, mà trở nên những người Kitô hữu thực sự; và chúng ta không chỉ đi theo Chúa Giêsu một cách nữa vời, mà trở nên những môn đệ đích thực của Ngài.
Bangkok, ngày 8.9.2007
No comments:
Post a Comment