Xa nhà trong ngày vui


Cuối tuần này, anh mình đám cưới. Đây là dịp vui quan trọng thứ hai trong gia đình trong vài tháng vừa qua vắng mặt mình. Nhưng điều này mình đã biết trước rồi nên cũng đã chuẩn bị tinh thần. Trước đây vài tháng mẹ gọi điện thoại hỏi:


- Vừa rồi T. đám cưới không về được, lần này Tr. đám cưới có về được không?


- Dạ lần này cũng như lần trước vậy mẹ ạ. Con không được phép về. - Mình trả lời mẹ.


Ngày hôm kia, mình gởi anh Tr. và chị dâu tương lại lời chúc mừng trong ngày vui của hai anh chị:


Anh Tr. và chị Ch. thương mến,

Em đã nhận được thiệp hồng báo tin ngày vui của anh chị mà ba mẹ đã gởi cho em, nhưng có lẽ anh chị cũng đã biết là em không được phép về tham dự. Lại thêm một dịp vui của gia đình không có sự hiện diện của em, em tiếc nuối lắm. Sẽ vui biết bao nếu em được cử hành bí tích hôn phối cho người anh người chị của mình. Nhưng đây là một hồng ân mà em không được nhận trong lúc này. Vì đời sống phục vụ giáo hội, em đành hải chấp nhận trong tinh thần vâng lời và khiêm nhường. Em tin chắc anh chị hiểu được và thông cảm cho em khi không thể có mặt chung vui với hai anh chị.

Trong ngày vui của anh chị cũng như của toàn thể hai gia đình, em xin chúc mừng anh chị đã tìm đến nhau và đã chọn nhau để làm một phần nửa của mình. Hai anh chị sẽ phải nỗ lực rất nhiều để yêu thương, nâng đỡ và bổ xung cho nhau trong đời sống đạo đức, gia đình, và xã hội. Em tin rằng với sự quan phòng và soi sáng của Chúa, với tình yêu chân thật mà anh chị dành cho nhau, và với sự quan tâm, nâng đỡ của hai gia đình, anh chị sẽ xây dựng được cho mình một gia đình hạnh phúc và đầm ấm. Em hằng cầu nguyện cho hai anh chị để hai anh chị dấn thân vào đời sống mới trong tinh thần phấn khởi, hy vọng, và tràn đầy thánh ân của Chúa.

Nguyện xin Thiên Chúa của Tình Yêu, Thiên Chúa của sự Hy Sinh, và Thiên Chúa của sự Bao Dung, Tha Thứ chúc phúc cho hai anh chị, cũng như cho hai gia đình chúng ta trong ngày hai anh chị bước vào nhà thờ để trở nên một trước mặt Chúa và toàn thể mọi người.

Sau khi bên nhà nhận được lời chúc mừng của mình, chị M. bèn gởi email cho hay sẽ đọc cho cả gia đình nghe khi hai họ gặp nhau ở nhà gái. Còn anh Tr. thì email lại cho mình như sau:


Em thương mến,


Thật tiếc là em không về được trong dịp này để chung vui cùng anh chị và gia đình. Chị Ch. mới đây có hỏi đến em, em có về được hay không. Nếu được, em sẽ làm lễ đồng tế để giúp lời cầu nguyện, thềm phần long trọng cho buổi lễ, và thêm phần vui nhộn trong ngày ấy. Tuy buồn vì sự vắng mặt và thiếu xót của em, nhưng anh chị hiểu và thông cảm cho em. Cám ơn em thật nhiều vì em đã và đang nhớ tới anh chị qua những lời chúc mừng, chúc phúc và trong những lời nguyện cầu. Anh chị nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ và che chở em trong vòng tay yêu thương của Ngài.


Anh Chị Tr. & Ch.


Có lẽ mình sẽ phải làm quen với cảm giác xa nhà khi có những dịp vui như thế này. Không chỉ anh chị đám cưới mà sau này còn cháu và bạn bè nữa. Vừa qua, hai người bạn đại học của mình mời mình làm đám cưới cho họ tháng 8, 2007 tại San Diego, California. Đây sẽ là dịp vui lắm vì sẽ có rất nhiều bạn bè tụ họp, có người cả 10 năm chưa được gặp. Thế nhưng mình cũng đành phải từ chối lời mời trong sự tiếc nuối.


Đi xa mình để lại những người thân, mình cũng phải bỏ qua những dịp quan trọng trong đời sống của họ. Ở đây mình đang cố gắng xây đắp những mối quan hệ thân thiết mới, nhưng điều này không dễ dàng. Tuổi càng nhiều, người ta càng khó gần gủi nhau, khó tin tưởng nhau, và khó vô tư với nhau. Tìm người để trở nên thân thiết thực sự không dễ dàng. Vì thế nên ở xa những người thân mình mới thấy quý trọng những mối quan hệ đó hơn.


Bangkok ngày 26.4.2007

Gặp cha xứ

Hôm nay mình và anh Tr. đến xin gặp cha S. là cha chánh xứ của nhà thờ DCCT tại Bangkok, nơi mình và anh Tr. đang làm hai vị khách dài hạn. Cha vui vẻ hỏi:

- Hai anh em muốn gặp tôi về chuyện gì thế?

- Thưa cha - Anh Tr. bắt đầu. - Chúng con đến ở đây gần hai tháng rồi. Chúng con là khách ở đây, vì thế chúng con mới gia nhập cộng đoàn. Chúng con cũng vừa mới bước vào văn hóa mới. Vì thế chúng con xin cha góp ý cho chúng con để chúng con có thể sống tốt hơn trong cộng đoàn.

Mình thêm ý:

- Thưa cha có thể có nhiều khi chúng con có những hành động mà chúng con thấy tự nhiên, nhưng nó không phù hợp với cộng đoàn hay văn hóa ở đây. Nhưng nếu không ai góp ý thì chúng con không biết. Vì vậy chúng con muốn gặp cha để nhận được lời chỉ bảo.

Cha S. vừa nghe hai anh em nêu vấn đề vừa lắc đầu cười nói:

- Không có vấn đề gì hết. Tôi thấy hai anh em đang làm tốt. Và tôi nghĩ các thành viên khác trong cộng đoàn cũng nghĩ như vậy.

Cha S. quay sang cha M. đang đứng gần:

- Cha M à, hai cha muốn hỏi xem có cần nhắc nhở hai cha điều gì không?

Cha M. lại gần vừa nói vừa nháy mắt với mình:

- Điều này hơi khó. Phải cho tôi vài tuần để suy nghĩ thêm nhé.

Rồi cha bước ra khỏi phòng ăn để cho mình, cha S. và anh Tr. nói chuyện với nhau.

Mình và anh Tr. không thuộc dòng CCT. Hai anh em chỉ đang ở nhờ đây nên đôi khi cũng cảm thấy áy náy không biết mình có làm vừa lòng chủ nhà hay không. Vì thế hai anh em đã nhiều lần bàn với nhau là nên thỉnh thoảng gặp cha xứ để xin ý kiến. Như vậy nếu mình có làm điều gì không vừa ý thì có thể sửa chữa kịp thời.

Hôm nay gặp được cha xứ để bày tỏ tâm tư, sau lời chia sẻ và động viên của cha, mình cảm thấy phần nào an tâm hơn. Cha bảo:

- Trước đây cũng đã từng có các cha địa phận đến ở đây cả năm trời. Nhà DCCT luôn vui vẻ tiếp khách, chúng tôi có truyền thống như vậy 50 năm rồi.

Quả thật là vậy, ở đây dường như lúc nào cũng có khách ra vào. Khi thì các cha, khi thì các thầy. Người đến từ trong nước, người đến từ nước ngoài. Vì thế nên ít khi một tuần trôi qua mà không thấy một vài khuôn mặt lạ trong bàn ăn. Nhờ vậy nên mình cũng làm quen được với nhiều người mới.

Đời sống vật chất hiện nay đối với mình là tạm ổn, không thể nói là túng thiếu, còn có thể nói là khỏe lắm. Tuy nhiên, mình vẫn lo lắng không biết với thời giờ và nỗ lực mà mình đang bỏ ra có đủ để cho mình trở nên thông thạo tiếng Thái trong vòng một năm hay không?

Bangkok, ngày 25.4.2007

Chẳng là cái gì

Tối hôm nay mình có kinh nghiệm làm ông cha "chẳng là cái gì". Ph. và mình tìm đến một quán ăn của người Thái gốc Việt. Chủ quán đến tiếp hai anh em. Đây là lần đầu tiên mình và Ph. đến quán này (qua lời giới thiệu của một người bạn). Ph. nói tiếng Thái với chủ quán rằng mình là một linh mục, chủ quán chẳng có một chút phản ứng gì. Trên khuôn mặt tỏ ra hoàn toàn không thú vị với thông tin nhận được. Có lẽ nếu Ph. nói "hôm nay trời nóng quá" sẽ nhận được nhiều phản ứng hơn từ ông ta. Khi chủ quán đi rồi, mình bảo Ph.:

- Người ta đâu phải đạo Công giáo. Nói với họ mình là linh mục họ có quan tâm đâu mà nói.

- Thì nói cho biết vậy thôi - Ph. trả lời.

Một lát sau, chủ quán đến tiếp chuyện với hai anh em. Khi không phải tiếp khách là ông đến ngồi nói chuyện về đời sống của người Việt tại Thái Lan, cũng như đời sống của gia đình ông. Ông nói chuyện rất vui vẻ. Mình cũng hỏi ông nhiều điều. Tuy nhiên, lý do chính yếu mà ông cứ quay lại nói chuyện là vì ông quý người Việt. Ông bảo: - Ở đây thấy người Việt thì quý lắm nên cứ muốn nói chuyện.

Ăn xong, mình và Ph. rời khỏi quán. Mình hỏi Ph.:

- Giờ đi đâu?

- Bây giờ con dẫn cha đến nơi ở của những người Việt đang lao động ở Thái Lan. Đây cũng là nơi con từng ở trước đây.

- OK. Vậy thì đi.

Ngồi trên xe buýt đến nhà, Ph. bảo:

- Những người ở đây có đạo, nhưng họ khô khan lắm. Họ ở gần nhà thờ nhưng cũng không đi lễ, họ viện cớ nhiều điều. Cha đến xem có giúp gì được không?

- Nhưng quan trọng là họ có muốn được giúp không. - Mình trả lời. - Nếu mình sẵn sàng giúp mà họ không muốn sự giúp đỡ thì sẽ chẳng được gì.

- Thì con dẫn cha đến đó xem thôi. Con cũng sẽ không giới thiệu cha là cha với họ, để cha quan sát.

- Ok. Thử xem sao.

Nơi các bạn của Ph. ở trọ là một căn nhà hẻm nhỏ, chật chội, và nóng nảy. Tầng dưới đồ sắt dùng làm cửa sổ nằm ngổn ngang (đó là công việc của những người này). Trên lầu có hai căn phòng cho họ ở trọ. Vì đây là nơi cư trú của thành phần thanh niên lao động nên mình không bất ngờ khi thấy nhà cửa không mấy sạch sẽ.

Ph. dẫn mình lên lầu, trong căn phòng có bốn thanh niên đang ngồi chơi cờ tướng. Vì là tối thứ bảy nên một số người đã ra ngoài đi chơi. Ph. bước vào, họ chào Ph. không mấy niềm nở (mình không rõ mối quan hệ giữa hai bên gần gũi tới mức nào). Chiếu theo giọng nói thì biết được họ cùng quê Hà Tỉnh với Ph.

Ph. không giới thiệu mình, mình bước theo Ph. tỉnh bơ như một anh bạn nào đó. Bốn thanh niên nhìn mình không quá 3 giây đồng hồ, rồi nhìn xuống bàn cờ tướng tiếp tục chơi. Mình và Ph. ngồi một lát. Ph. nói chuyện hỏi han một người trong nhóm vài việc, rồi sau đó ra về.

Cuộc gặp gỡ lạt như bã mía. Mình không được giới thiệu nên không dám lên tiếng. Những người thanh niên thấy Ph. không giới thiệu mình nên cũng không bận lòng quan tâm. Ở quán ăn, chủ quan không quan tâm về việc mình là một linh mục, nhưng biết mình là người Việt thì tỏ ra niềm nở. Còn trong căn nhà có chứa những thanh niên lao động này, họ chẳng màng gì khi gặp được một người Việt lạ trên đất Thái. Có lẽ nếu Ph. giới thiệu mình là linh mục, họ sẽ có cử chỉ khác. Nhưng vì họ không biết mình là ông cha, nên rút cuộc mình "chẳng là cái gì". Có khi mình chỉ oai hay được đón tiếp nồng hậu khi đeo cái mác là ông cha, nhưng nhiều khi cái mác đó cũng không ăn nhằm gì khi đối tượng chẳng màng đến ông cha là ai.

Bangkok, ngày 22.4.2007

Đời sống tâm linh



Có những ngày đời sống linh mục sao thấy khô khan quá. Tối hôm qua, mình ngồi nói chuyện với một người bạn trẻ, bạn ấy hỏi mình: - Cha có cầu nguyện nhiều không?

Câu hỏi đó làm mình suy nghĩ. Không biết mình có cầu nguyện nhiều không? Bao nhiêu là nhiều, mà bao nhiêu là ít. Có những khi mình thấy đời sống cầu nguyện mình thật ít ỏi. Mình biện hộ rằng mình bận việc này việc kia, nên không bỏ ra đủ thời giờ để cầu nguyện. Nhưng cũng có những lúc mình không đến nỗi bận bịu, nhưng lúc đó mình có cầu nguyện nhiều hơn không?

Mình chắc một điều, những khi cầu nguyện ít quá, mình thấy tinh thần chao đảo. Mình thấy đời sống mình thật bình thường, có khi khô khan dễ sợ, khô khan hơn những người chưa một ngày bước vào nhà tu nhưng luôn có đời sống đạo cao. Lúc ấy mình thấy mình thật sự vô trách nhiệm, thậm chí phàm tục.

Rồi những lúc khác, mình cầu nguyện nhiều, mình thật sự gần với Chúa, mình thấy mình trung thành với lối sống của một nhà tu. Lúc ấy, tâm hồn bình an, mình cảm nghiệm được hạnh phúc đích thực của đời sống tận hiến. Công việc mục vụ của mình có ý nghĩa và có hiệu quả. Còn khi không cầu nguyện, không phấn đấu trong đời sống tâm linh, mình làm việc tốt đi chăng nữa, nhưng trong thâm tâm mình biết rằng, tất cả chỉ là hình thức. Lúc đó mình thấy xấu hổ với bản thân lắm.

Hôm nay là chính xác hai tháng từ ngày mình bước chân đến đất Thái. Đây chỉ là một chặng đường nhỏ trên cuộc hành trình truyền giáo của mình. Nhưng nó cũng là lúc mình phải ngồi lại suy nghĩ xem mình đã như thế nào trong hai tháng qua. Mình cảm ơn người bạn trẻ đã đặt câu hỏi với mình, để bây giờ mình có thể đặt nó với chính bản thân.

Bangkok, ngày 20.4.2007

Người phụ nữ trong nhà thờ


Ngày lễ Songkran, người ta đi chơi, kẻ đi xa, người ở gần. Trên đường phố, người ta đứng khắp nơi tạt nước nhau. Ở các điểm du lịch, khách sạn đầy kín người. Những ngày Tết của người Thái, nhà thờ vắng hẳn. Ban ngày nhà thờ vẫn mở cửa cho người ta vào thăm viếng. Nhưng không thấy nhiều người vào.


Mình bước ra khỏi nhà xứ đi đến trạm xe điện gặp bạn để đi chơi. Mình liếc nhìn vào bên trong nhà thờ. Nhà thờ vắng hoe, chỉ có một con người đang quỳ gối ở dãy ghế giữa nhà thờ. Người đàn bà đang viết vào các mảnh giấy những ước nguyện của mình. Đó là những ước nguyện mà bà sẽ đưa cho các cha để nhờ các ngài cầu nguyện.


Bà đã từng đưa cho mình những mảnh giấy đó. Trong đó có những ước nguyện vô cùng kỳ lạ. "Xin cha cầu nguyện cho chồng con là ông.... đến thăm con và cho con tiền". "Xin cha cầu nguyện cho những kẻ đã cướp tiền của của con, tên....tuổi...." "Xin cha cầu nguyện cho kẻ giết người....tên...tuổi...."


Đây là những ước nguyện của một con người tâm trí không bình thường. Đó cũng là một con người không có đạo, nhưng hằng ngày vẫn đến nhà thờ để xin được cầu nguyện.


Ngày lễ Songkran, mọi người đang vui chơi đây đó. Chỉ riêng người phụ nữ này đang ngồi một mình trong nhà thờ ghi xuống giấy những ước nguyện ảo tưởng. Mình đi chơi, nhìn vào nhà thờ thấy bà ngồi một mình, trong lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả. Mình thấy cô đơn thay cho người ấy. Mình thầm nguyện cầu xin Chúa chúc phúc cho bà và ban cho bà những hồng ân mà bà chưa từng mơ ước tới.


Bangkok, ngày 17.4.2007

Đi du lịch toàn nước Thái







Hôm nay mình không có dự định đi đâu. Mình sẽ ở nhà, học bài, đọc sách, nghỉ ngơi để ngày mai trở lại trường. Thế nhưng khoảng 11h sáng, chị T. gọi điện thoại đến. Chị hỏi:

- Chiều nay cha có rảnh không?
- Dạ em chiều nay không làm gì hết ạ - Mình trả lời.

- Vậy khoảng 2h chiều cha đến nhà con nhé.

- Ủa, có gì không vậy chị?

- Con muốn đưa cha đến một chỗ này.

- OK. Được rồi khoảng 2h30 em sẽ đến.

- Nhờ cha mời cha Tr. giùm con nhé.

- Vâng, bây giờ em sẽ qua nói với anh Tr.

Thế là chị T., and O. và bạn của chị T. là chị P. dẫn mình và anh Tr. đến một công viên có tên là Thánh phố cổ (Muang Boran) ở tỉnh Samut Prakan, không xa Bangkok lắm. Lúc đầu mình hơi làm biếng đi vì hôm nay mình định chỉ ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng khi đến đây rồi mình hoàn toàn không hối hận. Đây là một điểm du lịch văn hóa thật tuyệt vời.

Một đại gia đã nảy ra ý tưởng xây lại các danh lam thắng cảnh trên khắp các vùng nước Thái ở trong một khu đất to lớn. Thế là các chùa chiền, các điểm lịch sử quan trọng đều được triển lãm một cách vô cùng hoàn tráng. Ở đây có chợ nước, có những ngôi chùa, có chợ cổ....hàng chục công trình văn hóa tuyệt vời. Chị T bảo:

- Cha đi đây giống như là cha đã đi du lịch tất cả các tỉnh tại Thái Lan. Vì đến những nơi đó cha cũng sẽ thấy những danh lam thắng cảnh như ở đây. Chỉ có điều đó là cái thiệt, còn đây là cái copy.

Hôm nay mình chụp khá nhiều hình vì ở đâu cũng thấy những cảnh đẹp. Ngoài các công trình văn hóa lịch sử còn có những cây sứ hoa nở rộ màu trắng thật dễ thương, những cây phượng vĩ hoa đỏ rực rở, những cây me đầy trái trên cành, những hàng hoa điệp tuyệt vời.

Muang Boran là một công viên văn hóa có giá trị tuyệt đối mà mình chưa từng thấy ở nơi khác. Chắc chắn sau này nếu có người quen đến Thái Lan du lịch, mình sẽ giới thiệu nơi này như một điểm không thể không đến thăm. Ở đây người khách không cần đi xa lắm cũng có thể hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, và truyền thống của người Thái.

Bangkok, ngày 16.4.2007

Chia sẻ tin vui


Thỉnh thoảng, mình gởi cho một đoàn thiếu nhi ở Mỹ bài chia sẻ lời Chúa trong các dịp lễ quan trọng trong năm. Lễ Phục Sinh mình cũng làm việc này như để gởi lời chúc mừng đến các bạn trẻ thân thương. Trước đây mình cũng từng tham gia vào đoàn thiếu nhi này. Nên mặc dầu đã rời đoàn từ lâu, mình vẫn cảm thấy gắn bó với đoàn. Sau đây là nội dung của bài chia sẻ mình gởi cho các bạn trẻ:


Share the Good News

In 2006, it was estimated that throughout the world
people generated 161 billion gigabytes of digital information.
That includes all the photos, videos, e-mails, Web pages,
instant messages, phone calls and other digital content
that we put out minute by minute, second by second.

If you can't fathom what 161 billion gigbytes of digital information look like,
Let me give you some comparisons.
If you own the best IPOD machine on the market,
It would take more than 2 billion of those to hold 161 billion gigs.
It's the same as 3 million times the information of all the books ever written.
It's the same as 12 stacks of books that each reach
from the Earth to the Sun.
In another word, it's a lot of information.
But it doesn't stop there.
By 2010, they expect that we would generate 988 billion gigs of information.

They're not wrong when they say this is the information age.
We are constantly generating information and passing it on to other people.
How many people here have received in your email
A funny picture that someone took,
Or a really good joke that your friend received from someone else,
And now is passing it on to you.
After you finish reading that joke,
You think it's so hilarious, you'd want to pass it on to someone else.

Indeed, it is wonderful when I get a really good laugh
From an email that a friend sent,
Or a little chuckle from some funny pictures,
Or a feeling of satisfaction when reading an inspirational story on the internet.
I believe that the way we are,
If we really think something is beautiful or wonderful,
We automatically want to share it with someone we know.
Laughing alone is never as good as laughing with someone else.
Rejoicing alone is never as great as rejoicing with someone else.

And so, I want to put forth a question for all of us to consider:
During this past week,
Having relived the good news of the resurrection of Christ,
How many of us have rejoiced in that good news?
How many of us have found this joy so wonderful
So ecstatic, so terrific, that we can't wait to share that joy with someone else?
How many of us have cared to pass on that piece of information
To a family member, to a friend, to a stranger, or to a co-worker?
Or have we pretty much listened to the good news,
But like any other news we read in the newspaper,
It gets shoved below our stacks of newspapers and magazines.
In the email box of our heart and mind,
It gets moved to the trash box or even the SPAM box.

This Sunday in the Gospel reading, Jesus comes to the disciples
Who have locked themselves up in the house
Because they have not been able to rejoice in the good news
Of the resurrection of Christ.
Even though they have discovered the empty tomb,
They could not comprehend the image that they see
They could not understand the information given to them.

They saw the empty tomb, but that was not enough information.
Jesus had to appear to them,
To let them see him,
To give the the Holy Spirit,
So that they may truly believe in the Good News.

Jesus did not only have to appear the one time,
But again after that so that Thomas who would not believe
Because he did not himself see Jesus could also believe.
Nevertheless, we know that once all the disciples
Were confirmed that Christ had indeed risen from the dead,
They no longer stayed locked up inside the house,
But went out to preach wherever they could
The good news that they had experienced.

Dear friends, all of us have already received the good news.
We have received it 50 years ago.
We have received it 25 years ago.
We have received it 7 years ago.
We have received it 3 years ago.
We have received it one week ago.
And we are receiving it again today.
The Good News is that Our Lord Jesus Christ
Was put to death on the cross, but has risen from the dead
So that all of us may be saved.

With this good news in hand,
With this good news in heart,
With this good news in mind,
Shall we remain locked up in our house
Or shall we go proclaim what we have heard to others,
Whether by mouth, by email, by Yahoo messenger,
Or by our very actions.

If we receive the good news but do nothing about it,
Then we are no better than the disciples
Who saw the empty tomb but were too scared to leave the house.
If we receive the good news but do not pass it on,
Then we are no better than Thomas
Who refused to believe
until Jesus told him to put his hand into his side.

The Gospel message of Jesus' death and resurrection
Is not just to make us feel good inside,
But it demands that we pass that information on to others
Who have not heard the good news
So that they too may feel joy and hope,
So that they too can pass it on to others.

So that we ask the people next to us:
Do you know what I know?
Do you hear what I hear?
Do you see what I see?

The challenge of the gospel message is also that
We live out our lives in such a way that reflects our reaction
toward the Good News
That means we take time and effort
to comfort people who are down in spirit,
Give help to the sick and helpless,
And come to the side of the poor and the downtrodden.

Only in this way does it show that the Good News
Had indeed made an impact on us,
That it affected us in some way,
And that it changed our lives in some way.
If not, then it doesn't matter how many times
we receive the Good News,
Be it 100 times or 3 times, it doesn't really make a difference.

Today, let us take a moment to reflect on the Good News
that we have heard today.
Let us once again feel great joy in our heart,
Let us once again feel great thankfulness in our mind,
And let us feel motivated to share that Good news with others,
In our words, and in our actions.
Of the billions and billions of gigabytes of information
that we generate each year,
May some of that information be about God's great love for us
In what was done for us through Jesus Christ. Amen.
Bangkok, ngày 15.4.2007

Ba anh em Việt kiều Thái

Gần 12 giờ trưa, P. gọi điện thoại tới hỏi:

- Anh đi với em đến nhà anh A. không?

- Đi lúc nào? - Mình hỏi.

- 1h ăn cơm xong mình gặp nhau ở trạm xe điện rồi đón taxi đi. Em muốn đi thăm anh A. vì lâu rồi em không có cơ hội đi gặp anh.

- Được rồi. Lát nữa gặp lại.

Thế là mình và P. lại gặp nhau thêm một lần nữa để đi chơi, lần này đến nhà một người quen cũng là Việt kiều Thái. Ở đó có chị T., anh B. và anh A. Anh B. ở miền Nam ngày lễ lên thăm hai người em. Ba mẹ của các anh chị ở tỉnh Nongkhai vùng đông bắc. Ông bà của các anh chị người Hải Phòng, nhưng bố mẹ thì sinh ra ở Lào, rồi sau đó di cư qua Thái Lan.

Các anh chị rất vui tính và cởi mở. Anh A. là một nhiếp ảnh gia, nhưng còn là một người nấu ăn không chuyên nghiệp nữa. Anh thích nấu các món ăn Việt và nấu khá ngon. Mình đến nhà, anh bày ra món bánh cuốn anh mới vừa làm xong. Anh bảo:

- Ở đây không có món này nên mình muốn ăn thì phải tự làm lấy.

Nhà chị T. theo đạo Công giáo. Khác với nhiều người Việt khác ở Thái Lan mà mình đã từng gặp, ba anh chị đều nói tiếng Việt khá tốt, mặc dầu cả ba đều sinh ra ở Thái Lan. Nói giỏi nhất là chị T. Anh B. kể:

- Lúc trước (khi người Việt chưa có quyền công dân) con đi học tiếng Việt. Mỗi lần đi phải nhét cuốn vở trong người vì sợ cảnh sát phát hiện. Lúc đó đi đâu xa một tí là bị kiểm tra và bỏ vào tù.

- Khi bị bỏ vào tù thì như thế nào?

- Gia đình phải đến bảo lãnh và đóng tiền phạt. Cuộc sống lúc đó khổ lắm. Người Việt phải luôn dấu lý lịch của mình. Có khi trong xóm có hai gia đình người Việt mà họ không biết gì về nhau. Sau đó có lần cả hai lên máy bay đi Việt Nam, họ mới phát hiện ra hàng xóm mình là người Việt.

- Lý do gì mà người Việt lúc nào cũng phải dấu lý lịch mình?

- Vì người Thái lúc đó rất nghi ngờ người Việt, người Việt bị kỳ thị lắm.

- Sau này tại sao người Việt được làm công dân?

- Một phần cũng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Việt Nam. Người Việt cũng đặt vấn đề tại sao ở các nước khác, người ta định cư 5 năm là được vào quốc tịch, mà ở Thái Lan người Việt sinh ra trên đất Thái lại không được làm công dân? Chính quyền Thái hiểu được điều này là vô lý, họ cũng thấy xấu hổ, nên đã chịu thay đổi chính sách.

- Em nghe nói vì có thời gian rất dài người Việt phải che dấu về lý lịch của mình, nên bây giờ mặc dầu đã được tự do, nhưng rất nhiều người Việt vẫn còn có thói quen không cho ai biết về mình. Điều ấy có đúng không?

- Đúng vậy. Ra đường gặp người Thái gốc Việt, nếu họ không nói tiếng Việt với cha trước thì cha đừng nói tiếng Việt với họ. Bởi vì có thể họ sẽ không thích.

- Có lẽ hoàn cảnh phải che dấu đã đi sâu vào tiềm thức của họ nên bây giờ người Việt mình vẫn chưa thoát khỏi lối sống đó.

Nói chuyện với anh B. mình hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử của người Việt tại Thái Lan. Và mình lại cảm phục ba anh chị hơn. Mặc dầu họ sinh ra và lớn lên trong môi trường mà họ phải che dấu về sự thật của mình, nhưng họ vẫn cố gắng duy trì tiếng nói của cha mẹ ông bà. Chỉ có ông bà các anh chị mới sinh ra ở Việt Nam, chứ ngay cả bố mẹ cũng chỉ sinh ra ở Lào. Thế nhưng bây giờ cả ba người không chỉ nói được tiếng Việt, mà như anh A. còn biết nấu giỏi các món ăn Việt nữa.

Nếu so sánh hoàn cảnh của các anh chị với các bạn trẻ Việt kiều ở Mỹ hay ở Úc thì các bạn ấy quá thuận tiện. Không chỉ được tự do khẳng định bản sắc, mà còn được tìm hiểu văn hóa, tiếng Việt một cách dễ dãi. Thế nhưng có quá nhiều bạn trẻ nói được rất ít tiếng Việt.

Chiều nay mình và chi T. với các seour đến một nhà người quen ăn tối. Khi đưa mình về chi T. chỉ cho mình quyển sách học tiếng Việt chị đang dùng để trau dồi thêm vốn liếng tiếng Việt đã rất tốt của chị. Mình lại cảm phục chị thêm nữa. Quả thật tâm hồn Việt Nam của chị rất mạnh mẽ và việc chị cố gắng thăng tiến là điều chứng minh rất rõ rệt hoài bão và ước muốn của chị.

Bangkok, ngày 14.4.2007

Mừng tết Thái với người Việt


Hôm nay mình lên nhà các seour dòng Mân Côi để ăn trưa. Các seour đãi món bún riêu. Ngoài mình ra còn có một số bạn trẻ người Việt Nam đang lao động tại Thái Lan. Các bạn đang được các seour dạy giáo lý hôn nhân. Một vị khách khác nữa của các seour là cha H. thuộc dòng CCT. Cha đang học tiếng Anh tại Thái Lan.

Ngày tết truyền thống của người Thái, nhưng trong ngôi nhà dòng của các seour Mân Côi người Việt Nam này, mọi người lại được thưởng thức một món ăn rất thuần túy Việt Nam.

Ăn trưa xong, cha H. ra về. Seour đem game ra chơi. Chơi game một lúc cũng chán, seour lại đem đàn guitar ra đánh để cho các bạn trẻ ca hát.

Đó là một ngày nghỉ ngơi thật vui vẻ và nhẹ nhàng. Mình đã có những giờ đồng hồ giải trí lành mạnh và hạnh phúc ở nhà các seour và với các bạn trẻ Việt Nam mà mình mới quen biết chỉ một tuần nay.

Kinh chiều xong, mình chào các seour ra về. Seour L. đưa mình và P. ra đầu đường để đón taxi (đi xe khoảng 10 phút). Nhưng mình và P. không đi về nhà mà hẹn với anh Kh. đi ăn tối. Anh Kh. là một Việt kiều Thái. Anh Kh. rất đứng đắn và tốt bụng. Anh chở mình và Ph. đến một quán lẩu Thái với phong cách bình dân nhưng rất đông khách. Anh Kh. đã từng làm trong ngành du lịch cả chục năm nên những nơi ăn uống thì anh thừa biết.

Anh kêu những món đặc sản Thái và ba anh em vừa ngồi trò chuyện vừa thưởng thức hương vị thức ăn Thái. Ăn xong anh đưa mình về nhà nghỉ ngơi, coi như kết thúc một ngày "ăn chơi" để mừng Tết Thái.

Mình rất mừng vi hôm nay mình đã tránh được bị tạt nước, đó là vì mình đã tránh tất cả những nơi người ta xối nước vào nhau. Ngồi trong xe taxi, đi ngang qua các đám trẻ, bọn nó lấy vòi xịch nước vào xe, nhưng cửa số xe đóng kín nên không ảnh hưởng gì đến mình. Còn những ai ngồi trên xe máy thì tha hồ mà được tắm.

Như thế là đủ lắm rồi. Mình về nhà trong yên bình, cảm ơn Chúa đã cho mình một ngày thật thoải mái và thú vị với những con người rất cởi mở và dễ thương. Những ngày này dường như mỗi ngày là có thêm một vài nhân vật cho mình làm quen và tìm hiểu. Đới sống thấy đáng yêu biết bao.

Bangkok ngày 14.4.2007

Tìm một hướng đi

Hôm qua mình đi với P. đến gặp chị T. P. là một bạn trẻ người Việt quê Hà Tỉnh đang làm việc tại Thái Lan. Chị T. là một Việt kiều Thái. Chị sinh ra ở vùng đông bắc Thái Lan, nhưng bây giờ sống tại Bangkok. Chị có quán ăn và làm thức ăn để bỏ cho một số siêu thị. P. muốn nhờ chị cho P. theo học nghề để P. có thể thạo việc nấu ăn.

Chị T. tiếp hai anh em ở nhà của chị. Chị T. nói chuyện bằng tiếng Việt, giọng chị đậm âm điệu miền Trung. Mặc dầu chị sinh ra ở Thái Lan, nhưng vốn liếng tiếng Việt chị vẫn tạm dùng được.

Vào đề mà P. nêu lên, chị cho hay:

- Không dễ đâu em ơi. Người Thái bây giờ khó lắm. Chị muốn giúp người Việt mình, nhưng hàng xóm để ý lắm. Tuần nào cảnh sát cũng tới kiểm tra. Người Lào thì dễ tại vì họ được phép làm việc ở Thái Lan. Còn người Việt mình người Thái thấy giỏi quá nên sợ mình làm hơn họ.

Trao đổi một lúc, P. mới giới thiệu mình là linh mục. Chị T. nghe vậy nên chia sẻ:

- Ở Thái Lan cũng có người Việt theo đạo Chúa. Nhưng họ không đi nhà thờ nữa. Có người bây chừ đi chùa. Nhưng người Việt mình không hiểu sao bị chia rẻ nhiều quá. Chị nghĩ nếu ai thích thờ Chúa thì thờ Chúa, ai thích thờ Phật thì thờ phật, ai thích thờ Bác Hồ thì thờ Bác Hồ. Mình không cần phải cải nhau.

Câu chuyện của chị T. và những người Việt kiều Thái rất khác với những câu chuyện của những người Việt khác trên thế giới. Họ có một lịch sử di dân khác và một kinh nghiệm khác. Vì thế họ cũng có những quan điểm khác những Việt kiều khác trên thế giới.

Một điều thú vị hay xảy ra khi mình gặp gỡ những Việt kiều Thái Lan là khi họ biết mình là linh mục, họ thường gọi mình là "Ông Cha". Và khi nói chuyện với mình, câu đầu tiên họ hỏi là "Ăn cơm chưa?" Ngoài ra, dường như vốn liếng tiếng Việt của họ không đủ để nói thêm được nhiều điều khác.

Mình và P. ra về không nhận được sự giúp đỡ của chi T. P. cũng thông cảm và biết rằng mình sẽ phải tìm cách khác để thăng tiến trên đất Thái. P. vẫn tin tưởng và phó thác tương lai của mình vào Chúa quan phòng. Nhưng chắc chắn, với hoàn cảnh của các bạn trẻ người Việt lao động như P. bây giờ, còn đường lập nghiệp trên đất nước này sẽ không chút nào dễ dãi.

Bangkok, ngày 14.2.2007

Tết Thái


Thành phố Bangkok hôm nay không khí thay đổi hẳn. Trên đường phố xe cộ đi lại vắng hơn mọi khi. Ngày mai người Thái sẽ mừng Tết cổ truyền của họ. Thế là nhiều người đang làm việc tại thủ đô đã hoặc đang trên đường về quê để ăn Tết với gia đình. Còn những người dân Bangkok khác thì nhiều người cũng sẽ dùng cơ hội này để đi du lịch đây đó.


Tết của người Thái gọi là Songkran. Họ cũng mừng lễ ba ngày như Tết Việt Nam. Songkran còn được gọi là lễ hội Nước vì trong ngày này người Thái dùng nước để "rửa đi" những gì không may mắn và tốt đẹp trong đời sống của họ.


Vào ngày Tết, người trẻ quỳ xuống trước người lớn, đổ nước lên tay và tặng hoa cho người lớn để bày tỏ sự tôn trọng. Ngược lại người lớn tặng cho người trẻ những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Cũng như Tết Việt Nam, ngày Tết này mang nhiều ý nghĩa sâu xa đối với người Thái. Nhưng mình mới đến đây nên chưa hiểu hết những gì liên quan đến ngày lễ truyền thống quan trọng này.


Lễ hội nước cũng là lúc nhiều người xuống đường tạt nước vào nhau. Đây là trò chơi rất thú vị, đặc biệt ở quốc gia có khí hậu nóng như Thái Lan. Tuy nhiên, trò chơi này cũng không phải là không nguy hiểm. Mỗi năm đều có những tai nạn nghiêm trọng do sự bất cẩn của những người tham gia lễ hội.


Đây là lần đầu tiên mình có mặt tại Thái Lan vào dịp Songkran nên mình chưa biết nhiều về các sinh hoạt ở đây trong dịp lễ. Mình nghe nói ở nhiều nơi, đặc biệt là đường Khao San ở phố Hoa có lễ hội nước rất lớn. Nhiều khách du lịch vẫn đến đó chơi. Tuy nhiên, mình chắc chắn sẽ không đến những nơi quá đông người vì mình nghĩ rằng sẽ không an toàn.


Mới cách đây ba ngày, ở Bangkok lại có một vụ nỗ bom trước một thương xá lơn. Tuy bom được làm rất giả chiến và không đủ sức để gây tai nạn, nhưng nó cũng để lại cho mình một nỗi sợ hãi. Người ta vẫn nhớ đêm Giao thừa Tết Tây vừa qua Bangkok đã có tới 9 vụ nỗ bom làm tất cả các sinh hoạt đêm giao thừa bị chấm dứt hoàn toàn. Mình cũng không dám loại trừ khả năng có điều không may xảy ra vào dịp lễ hội này.


Có lẽ mình là người ngoài nên không cảm nhận hết sự quan trọng của ngày lễ. Tuy nhiên, trên đường mình không thấy dấu hiệu gì sẽ có ngày lễ lớn sắp tới. Khác với những ngày chuẩn bị cho Tết ở VN, ở đó mình thấy không khí nhộn nhịp hẳn lên. Đi đâu cũng thấy vô vàn trang trí rực rở. Nhưng ở Thái Lan nếu không ai nói sẽ có tết thì mình cũng sẽ không cách nào biết được. Thấy thế nên mình lại quý cái Tết VN của mình rất nhiều. Nó làm cho mình thấy cái Tết văn hóa của mình đẹp và đặc biệt biết bao.


Dù sao đi nữa đây cũng là lần đầu tiên mình chứng kiến Songkran. Qua dịp này mình sẽ học hỏi thêm nhiều điều về văn hóa người Thái và như thế hy vọng sẽ giúp mình thấu hiểu con người Thái nhiều hơn.


Bangkok, ngày 12.4.2007


Lễ Phục Sinh với các bạn trẻ Vn trên đất Thái


Mình vừa về tới nhà, người mệt lả nhưng tinh thần lại vô cùng phấn khởi. Mình đã có một ngày thật ý nghĩa. Hôm nay mình đã gặp gỡ thật nhiều khuôn mặt mới rất dễ thương và đáng thương. Đó là những khuôn mặt của các bạn trẻ Việt Nam đang làm việc bất hợp pháp tại đất nước Thái.

Họ đến đây dưới dạng du lịch rồi ở lại chui để làm việc. Một vài tháng cha tuyên úy cho người Việt và các seour tổ chức một thánh lễ cho các bạn trẻ. Hôm nay có khoảng 500 bạn trẻ đến tham dự, trong đó hầu hết là thành phần sinh sống tại Thái Lan bất hợp pháp.

Mình đến nơi dâng lễ lúc 9h với anh Tr. Cha Đ. nhờ hai anh em giúp giải tội. Mình ngồi giải tội cho các bạn trẻ hơn hai giờ đồng hồ. Sau đó là thánh lễ, mà đây là một trong vài thánh lễ duy nhất trong năm mà các bạn đi tham dự được. Thông thường các bạn ở xa nhà thờ quá nên không có điều kiện đi lễ Chúa Nhật. Nhưng cũng có rất nhiều người không đi lễ vì....sợ bị bắt.

Các bạn ở đất Thái bất hợp pháp nên luôn mang trong lòng nỗi lo sợ sẽ bị cảnh sát Thái bắt bỏ tù. Mình hỏi các bạn:

- Trường hợp những người bị bắt có nhiều không.

Các bạn đáp:

- Thưa cha rất nhiều.

Vì thế nên hôm nay, mặc dầu có thánh lễ bằng tiếng Việt, một điều rất hiếm hoi trên đất nước Thái, nhưng có nhiều bạn vẫn không dám đi vì sợ bị bắt.

Nhiều bạn đến điểm dự lễ bằng xe điện ngầm vì đi taxi cũng sợ bị cảnh sát khám xe bất thình lình. Đi xe điện ngầm có phần an toàn hơn do có nhiều hành khách.

Nhưng bạn nào can đảm đi lễ được thì lại rất mừng vì được dự một thánh lễ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Bạn Ph. kể:

- Khi mới tới Thái Lan rất vất vả. Lần đầu tiên đi lễ bằng tiếng Việt, con cảm động đến nỗi chảy nước mắt.

Một bạn khác kể:

- Những lần trước con không đi được vì sợ. Nhưng không đi được thì rất tiếc. Hôm nay đi lần đầu tiên con cảm thấy trong lòng thật hạnh phúc.

Chiều hôm nay có hai bạn trẻ chuẩn bị làm đám cưới. Họ mời các bạn bè và các cha seour đến một quán buffet để đải tiệc. Số người trên dưới 70 người. Mình không biết họ kiếm tiền đâu ra để đải. Vì có một bạn gái mách với mình:

- Con dường như mỗi ngày ăn hai tô mì gói để lót dạ.

Hai bạn đãi một bữa tiệc rất vui. Mình và anh Tr. đi vòng các bàn để cụng ly với các bạn. Ai nấy đều phấn khởi và "dzô" thật mạnh. Nhưng sau đó một bạn gái cho mình biết:

- Cha ơi, nếu các bạn ồn ào quá sợ bị cảnh sát chú ý. Con nghe nói đang có cảnh sát bên ngoài. Các bạn vui quá nên không cẩn thận. Cha giúp con với.

Lúc ấy mình mới hiểu rõ mức quan trọng của vấn đề. Thế là không còn việc "ra" với "dzô" nữa. Mình ngồi một chỗ để trò chuyện vui vẻ với những người trong bàn. Nếu có sự cố gì xảy ra có lẽ mình sẽ rất hối hận.

Đời sống của các bạn trẻ làm việc bất hợp pháp tại Thái Lan thật đáng thương. Còn rất nhiều điều để kể. Trong một ngày mình học hỏi được quá nhiều điều. Nhiều khuôn mặt để lại trong mình nhiều ấn tượng lắm. Mình không thể chia sẻ hết trong lúc này.

Hôm nay đi một ngày đàng mình học hỏi được một sàng khôn thật giá trị. Mình cảm ớn Chúa đã đưa mình đến với các bạn trẻ này, và được chia sẻ những giờ đồng hồ quý giá với họ. Hôm nay là một trong những ngày đặc biệt nhất mà mình đã có được từ ngày bước chân đến đất Thái.

Bangkok, ngày 8.4.2007
Sau đây là bài đưa tin của LM Tuyên Úy:
BANGKOK (Vietcatholic 8/4/2007)- Cơn mưa đầu mùa đã về. Trời mùa Hạ ở Bangkok đã dịu mát trở lại, sau những ngày oi bức nhất trong năm, như để chào đón các bạn trẻ Công giáo Việt Nam mừng Chúa Phục Sinh.

Cứ tới hẹn lại lên! Lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật, cánh cửa trường đại học thánh Gioan, nằm trên đường Va-ri-đăng-xit ở Bangkok đã rộng mở để chào đón. 600 bạn trẻ Việt Nam. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, các bạn trẻ trong và ngòai thủ đô Bangkok, từ nhiều nẻo đường khác nhau đã đến điểm hẹn.
Nhiều bạn ở ngòai thủ đô phải dậy sớm từ 5g, 6g sáng để chuẩn bị đón xe đi. Có bạn phải mất 2 giờ đi xe mới tới nơi. Những bạn khác ở vùng ven Bangkok, phải đón xe đến điểm hẹn mất 1g. Nhiều nhóm đi taxi đến trạm xe điện ngầm rồi ngồi trên tàu điện đi tới điểm hẹn. Trên tàu điện, có bạn vui vẻ liên lạc qua điện thoại hẹn sẽ gặp nhau tại điểm đến. Có hai bạn trẻ nam nữ khác ngồi bên nhau trên tàu điện vui vẻ cười nói suốt chuyến tàu trong niềm hân hoan và hy vọng tàu sẽ tới đích đến. Có bạn đến bằng xe buýt. Ngòai ra, có những nhóm khác thuê xe 12 chỗ, xe 16 chỗ để đi.
Dù có nhiều vất vả, nhưng tất cả các bạn trẻ đều có chung một niềm hy vọng. Niềm hy vọng đó đã thể hiện nơi khuôn mặt háo hức của các bạn trẻ khi tới nơi. Đây đúng là những chuyến xe, chuyến tàu của niềm hy vọng. Các bạn trẻ Việt Nam trước ở cùng một làng quê. Nay họ sang Thái đi làm mỗi người một nơi. Mừng lễ Phục Sinh hôm nay cũng là dịp tốt cho các bạn trẻ hy vọng đươc gặp lại nhau. Khi gặp nhau, họ vui mừng kể cho nhau nghe về những sinh hoạt của mình. Các bạn chia sẻ cho nhau nghe về những khó khăn cũng như những thuận lợi trong công việc. Sau đó, các bạn trẻ được tăng thêm niềm vui nhờ có những tiết mục sinh họat đầu giờ do qúy dì dòng Mân Côi phụ giúp.
Như Đấng Phục Sinh đã hẹn gặp các môn đệ tại Galilê, thì hôm nay và tại đây, có thể nói: chính Đức Giêsu Phục Sinh đã qui tụ các bạn trẻ Việt Nam lại trong niềm hy vọng. Chừng 600 bạn trẻ đến tham dự thánh lễ Phục sinbh hôm nay đều đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Hòa Giải. Có bốn tòa Giải tội chờ đón họ. Mỗi tòa giải tội là 2 chiếc ghế kê ngồi đối diện nhau. Các bạn trẻ như người con hoang đàng bỏ nhà Cha đi xa từ 4 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm và có bạn 2 năm rưỡi. Thật là cảm động, có bạn trẻ đã quỳ gối, cúi đầu khi xưng tội với một tấm lòng sám hối thẳm sâu trước mặt cha giải tội. Một bạn khác nói đến nghẹn lời: “Vui Mừng nhất trong ngày lễ Phuc Sinh hôm nay là được gửi tội cho Chúa”!!!

Trước lễ các bạn trẻ được chuẩn bị phần tập hát thật chu đáo do các đệ tử dòng Mân Côi phụ trách.
Niềm hy vọng vào Đấng Phục Sinh nơi các bạn trẻ được vươn cao khi đòan rước qúy cha đồng tế bước vào Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh. Hầu hết 600 bạn trẻ Việt Nam đã lâu không đi dự thánh lễ, kể cả lễ Chúa nhật vì nhiều lý do như không có giấy tờ đi lại ở Thái; Vì công ăn việc làm…vvv. Hôm nay mừng lễ Chúa Phục sinh, tâm trạng các bạn thật háo hức từ vài ngày trước chuẩn bị thuê xe tới giờ phút được lên xe đi lễ. Các bạn nói với nhau: "Hôm nay đi lễ mừng Chúa Phục Sinh”. Họ đầy hân hoan trong hy vọng vì lòng khao khát để tham dự thánh lễ đã được đáp ứng. Do đó, dù phải vượt qua nhiều trở ngại như sợ bị công an Thái Lan bắt do không có giấy tờ hợp pháp; Vì phải bỏ việc làm để đi lễ và có thể bị chủ Thái sa thải; Có thể đi lễ về, họ lại phải đi tìm một công việc làm khác… Nhưng vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, các bạn trẻ đã đến gặp Chúa nơi tòa Giải tội, gặp Chúa trong thánh lễ mừng Chúa Phục sinh và còn được gặp gỡ nhau.
Có nhiều bạn lương dân cũng đến họp mặt với các bạn trẻ Công giáo để mừng Chúa Phục Sinh. Tuy chưa có cùng một niềm tin, nhưng các bạn trẻ vẫn hy vọng Chúa Phục Sinh sẽ đón nhận họ đến chung niềm vui để mừng đại lễ với các bạn trẻ Công giáo. Biết đâu đây cũng là dịp tốt để công cuộc truyền giáo nơi các bạn trẻ được nở hoa.
Vì hiện nay, đã có hai bạn trẻ Việt Nam học xong giáo lý Tân Tòng và đã được Rửa Tội. Còn một bạn trẻ khác ngoài Công giáo cũng đang theo học giáo lý để gia nhập đạo. Thêm nữa, có 6 bạn trẻ khác vừa kết thúc lớp học về giáo lý Hôn nhân. Ngoài ra còn có nhiều bạn trẻ khác đang đăng ký xin học giáo lý để tìm hiểu về đạo.
Niềm hy vọng nơi các bạn trẻ được nâng cao hơn nữa khi sứ điệp Tin Mừng Phục Sinh được công bố trong lời thiên thần loan báo :“Đức Giêsu đã từ cõi chết sống lại rồi! ” Niềm hy vọng đến từ Chúa Phục sinh đã thắp sáng lên niềm hy vọng cho các bạn trẻ Việt Nam đang sống xa quê hương, cả người Công giáo cũng như người lương dân.
Có bạn trẻ tâm sự: “Con rất vui vì lâu lâu được đi tham dự một thánh lễ Việt Nam ở Thái. Khó khăn lắm, cộng đoàn Việt Nam mới tổ chức được một thánh lễ tiếng Việt”.
Được biết hiện nay chưa có một nơi nào ở Thái Lan chấp nhận cho người Việt Nam đươc tổ chức thánh lễ thường xuyên. Cho nên được một lần đi dự lễ Việt Nam là một niềm vui mừng và hy vọng lớn đối với các bạn trẻ.
Sau lời nguyện kết thúc thánh lễ Phục sinh năm nay, mỗi bạn trẻ lên đón nhận một trái trứng với ý nghĩa mừng Chúa Phục Sinh. Khi buổi lễ kết thúc, nhiều bạn trẻ còn lưu luyến ngày hội ngộ này và cùng chụp nhiều phô ảnh kỷ niệm. Các bạn chia tay nhau hôm nay và hẹn gặp lại nhau trong lần họp mặt tới. Họ nói với nhau: “Đến hẹn lại lên, bạn nhé!

LM Nguyễn Tiến Đức

Giàu nghèo


Hôm nay công ty điện lực sửa đường dây điện trong khu phố, nhà bị cúp điện từ 9h sáng đến 3h chiều. Mình ở nhà nóng quá không làm gì được nên đem ba lô ra thương xá Conrad gần nhà để học bài. Ở đây vừa có điện vừa có máy lạnh rất thoải mái. Chỉ có một điều mình không tìm ra được ổ điện để gắn máy computer vào nên thời gian sử dụng bị hạn chế.

Tòa nhà Conrad rất lớn, nó vừa là khách sạn, chung cư cao cấp, nơi mua sắm, và văn phòng của các công ty. Trên đường Ruam Rudee này còn có hai ba công trình lớn đang diễn ra cùng một lúc. Sau khi công trình hoàn tất sẽ có những khu chung cư dành cho người giàu có ở. Tuy nhiên những người đang thi hành công tác xây dựng đều là những người từ quê vào thành phố. Mỗi sáng mình thấy họ ngồi sau những chiếc xe 'pick up truck' đưa nhân viên đến điểm thi hành công tác. Họ ngồi rất đông. Một xe có thể chở được mười mấy người. Đa số đều là thanh niên từ tưởi 18-30. Dĩ nhiên họ có thể làm việc ở đây nhưng sẽ không bao giờ dám mơ đến việc ở trong một tòa nhà sang trọng như thế.

So với các thành phố ở Việt Nam thì thành phố Bangkok rất hiện đại. Các thương xá cao cấp dường như không thiếu. Hệ thống xe điện, tàu ngầm cho người dân đi lại trong thành phố đều có cả. Trên đường phố xe hơi nhiều hơn xe máy. Các loai xe mắc tiền như Mercedes và BMW không hiếm. Trong thương xá Paragon còn bán cả xe Ferrari và Lamborghini nữa.

Thế nhưng cảnh người nghèo khó túng thiếu thì cũng không mấy xa. Từ ngày đến đây đã có nhiều lần mình đi trên đường phố chứng kiến một cảnh rất thương tâm. Một người đàn ông thiếu một chân nằm úp trên vỉa hè giữa dòng người qua lại, trong đó có khách địa phương lẫn khách du lịch. Anh ta cầm một ly nhôm trong tay để ai thấy xót lòng thì bỏ vào đó vài đồng tiền.

Ở Bangkok đường dành cho người đi bộ rất hẹp và cũng không mấy sạch đẹp. Đã thế mà các gian hàng bán đủ thứ đồ đạc còn cạnh tranh với người đi trên đường phố. Song trong không gian nhỏ bé, hỗn loạn, và thiếu vệ sinh đó, người đi bộ nếu không cẩn thận thì có thể bước hẳn lên một con người đang nằm dài trên vỉa hè để xin bố thí. Mỗi lần chứng kiến cảnh này mình cảm thấy thương tâm nhưng trong lòng lại dâng lên một nỗi giận vì thực trạng xã hội có thể tạo nên những cảnh tượng trớ trêu như thế.

Hôm này ngày giáo hội mừng lễ Phục Sinh. Không biết người Kitô giáo sẽ có những cảm nhận gì đối với Tin Mừng mà họ nhận được. Và khi nhận được Tin Mừng thì họ sẽ san sẻ với đồng loại như thế nào? Hay mỗi người chỉ biết vui cho chính mình và hưởng thụ những gì có được chỉ cho riêng mình mà thôi?

Bangkok ngày 7.4.2007

Tâm tình của ca viên


Sáng nay Muad gọi điện thoại cho mình hỏi:


- Tối hôm qua cha thấy ca đoàn hát như thế nào?


- Hát tốt lắm. Chác mọi người đã bỏ ra rất nhiều thời giờ để tập dợt. - Mình trả lời.


Mình không khen kiểu khách sáo. Tối hôm qua, lễ thứ Năm Tuần Thánh, ca đoàn hát rất hay. Đây là lần đầu tiên mình nghe ca đoàn hát từ khi đến giáo xứ này. Bình thường trong các lễ chỉ có một người đánh đàn kiêm ca trưởng để cho giáo dân hát theo. Nhưng vì lễ Tam Nhật Thánh đặc biệt nên có ca đoàn để cho không khí trong nhà thờ thêm phần long trọng.


Đối với Muad, đây cũng là lần đầu tiên anh hát trong ca đoàn từ khi anh theo đạo Công giáo. Những tuần qua, mỗi chiều Chúa Nhật anh đi lễ rồi ở lại tập hát. Mặc dầu nhà ở xa, anh phải đi đò, tàu điện ngầm, xe điện, rồi xe ôm mới tới nhà thờ, nhưng anh vẫn đi rất đều đặn và hăng hái.


- Ngày Chúa Nhật là ngày tôi làm việc cho Chúa. - Anh từng nói với mình. Vì thế anh không ngần ngại bỏ ra 3 giờ đồng hồ ngồi trên các phương tiện đi lại công cộng để đến nhà thờ rồi trở về nhà.


Hôm nay ở Thái Lan cũng là ngày lễ quốc gia nên mọi người được nghĩ làm. Mình hỏi Muad:


- Hôm nay nghĩ lễ anh làm gì?


- Tôi ở nhà nghĩ ngơi để tối đến nhà thờ hát.


- Uh vậy thì tốt. Nhớ dưỡng giọng cho tốt.


- Cha biết không? Tối hôm qua lần đầu tiên hát trong ca đoàn, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Khi tôi hát những bài thánh ca tôi thấy tâm hồn có cảm giác vui sướng lạ kỳ.


- Vậy thì hay lắm. - Mình nói: - Trong thánh lễ có rất nhiều điều đặc biệt, nếu mình để ý một chút thì sẽ cảm nhận được những cái đó và tìm được niềm vui ở đó. Rất tiếc là nhiều người đi lễ mang thái độ quá thờ ơ nên họ không nhận được gì nhiều từ thánh lễ.


Qua giọng nói của Muad trên điện thoại, mình cảm nhận được niềm vui mới mà anh có được khi chính mình tham gia tích cực vào thánh lễ, chính mình cất lên những lời ca ngợi tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Anh không chỉ là một người đi "xem lễ" mà là một người dự lễ, hành động của anh có tác dụng đến bầu không khí trong nhà thờ và cảm nhận của những người cùng dự lễ. Đi lễ thực sự phải như vậy.


Cũng giống như bất cứ một buổi tiệc nào, nếu mọi người tham dự tiệc đều cùng chia sẻ những món ăn, đều cùng chia sẻ những câu chuyện, tham gia vào những câu nói hài hước, thì buổi tiệc trở nên vui nhộn và thời gian dự tiệc thật có ý nghĩa. Còn nếu mình đi dự tiệc mà chỉ biết ngồi nghe, chỉ biết ăn những gì người ta đưa vào dĩa của mình, mà không chủ động mới người khác cùng ăn, không chủ động tham gia vào sinh hoạt của buổi tiệc, thì có lẽ người ấy sẽ không cảmkhi ra về họ sẽ hối hận đã bỏ ra thời gian để đi dự tiệc trong khi họ có thể làm những việc khác bổ ích hơn.


Tâm tình của Muad cho thấy rằng việc đi lễ có mang lại sự bổ ích cho mình hay không hoàn toàn dựa vào những gì mình sẵn sàng làm khi bước vào buổi tiệc Thánh ấy.


Bangkok, ngày 6.4.2007

Đi xem giải thi đấu quyền anh

Chiều may mình và anh Tr. rủ nhau đi coi giải quyền anh dành cho các vận động viên không chuyên nghiệp do Thái Lan tổ chức. Đi học ra, mình và anh Tr. không về nhà ăn trưa nhưng đi lên xe điện, rồi xe buýt để tới xem thi đấu ở thương xá The Mall, một thương xá lớn ở ngoại ô Bangkok.

Mình và anh Tr. vào ghế ngồi dành cho khán giả thì cũng tình cờ gặp các vận động viên và các trưởng đoàn đang ngồi trước mình. Hai anh em nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, chú trưởng đoàn nghe và nhìn mình, nhưng không nói gì. Mình và anh Tr. cũng ra mặt phớt tỉnh Ang-lê. Hai bên không nhìn nhận đồng hương. Nhưng cuối cùng thì hai bên cũng đã chào nhau và bắt đầu nói chuyện. Hóa ra đoàn quyền anh Việt Nam đến thi đấu cũng tìm ra được hai cổ động viên.

Tuy nhiên, đoàn VN không có nhiều người, chỉ 4 võ sĩ. Đến gần 4h chiều thì có cuộc thi đấu của võ sĩ người Việt đầu tiên ở hạng cân 51kg. Đối thủ của VĐV người Việt là người Hàn Quốc. Không may cho VĐV Việt Nam, võ sĩ Hàn Quốc có vóc dáng cao hơn và tay dài hơn nên lợi thế cũng nhiều. Cuộc thi đấu có 4 hiệp, nhưng đến hiệp thứ ba thì đã ngừng lại vì điểm của hai VĐV cách nhau đã tới 20, mà số nhiều là thuộc về phía HQ. Điều này có lẽ cũng không quá bất ngờ. Mình hỏi anh trưởng đoàn ở VN ngân quỷ cho việc huấn luyện võ sĩ hiện nay như thế nào, thì được anh cho biết vẫn rất còn khiêm tốn.

Xem trận đấu giữa hai VĐV VN-HQ xong, mình và anh Tr. cũng đứng lên ra về để kịp giờ giúp lễ tại giáo xứ tối nay. Hai anh em bắt tay những người đồng hương và chúc họ may mắn trong những ngày thi đấu sắp tới. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và tình cờ với đoàn quyền anh VN là một niềm vui nho nhỏ trong cuộc đi chơi ngẫu nhiên chiều hôm nay. Mỗi ngày mình cứ tìm ra được một niềm vui nho nhỏ như vậy thì cuộc đời cũng hạnh phúc biết bao.

Bangkok, ngày 5.4.2007

Người giúp việc trong giáo xứ

Tối hôm qua ăn cơm xong mình ra nhà thờ buôn dưa lê với các nhân viên làm việc giúp giáo xứ, trong đó có những người làm công tác bảo vệ và giữ trật tự. Nhà thờ tối hôm qua có nhiều sinh hoạt nên người giúp việc đến khá đông. Trong số người giúp việc có mấy chị em người Thái gốc Việt, nhưng dường như câu tiếng Việt duy nhất mà họ nói được là "Ăn cơm chưa?"

Nói chuyện với những người Thái này mình rất vui vì họ tính tình rất cởi mở và dễ thương. Cô làm công tác lau chùi nhà xứ là một người đàn bà tướng tá rất phì nhiêu. Không chồng không con cô dường như rất vô tư và bình dân, ăn to nói lớn. Lúc nào gặp mình cũng có một nụ cười và câu chào rất thân mật.

Nói chuyện một lúc mình và anh V. rủ nhau đến tiệm Subway để mua thức ăn đãi mọi người. Subway là tiệm bán bánh mì sandwhich của Mỹ, giá cả không rẻ tí nào. Nhưng mình quý các nhân viên nhà thờ nên cũng không ngại một lần 'chơi sang'.

Trước khi về nhà mình ngồi nói chuyện với em làm bảo vệ cổng nhà thờ một lúc. Em năm này chỉ mới 18 tuổi, quê ở vùng đông bắc Thái Lan. Tới Bangkok cũng chưa được bao lâu. Bố mẹ ở nhà làm ruộng, còn em gái thì đi học. 18 tuổi nhưng đã phải xa gia đình để mưu sinh. Đến Bangkok tìm được việc làm bảo vệ suy ra cũng tốt. Mình hỏi:

- Làm việc đây có vui không?

- Cũng khỏe lắm - Em trả lời.

- Làm ca đêm tới mấy giờ?

- Em làm tới 6h sáng.

- Làm xong đi đâu?

- Em về nhà. Nhà gần đây.

- Ban ngày có đi chơi đâu không?

- Không. Em về nhà ngủ cho tới chiều. Thức dậy em chuẩn bị đi làm.

- Sao không đi chơi đâu?

- Em không có tiền.

Đời sống của người quê vào thành phố có lẽ cũng chỉ bấy nhiêu thôi, phải bươn chải với cuộc sống để kiếm ra đồng tiền. Vài tuần nữa em sẽ về thăm nhà, em nói sẽ mua tặng em gái một chiếc điện thoại cầm tay. Còn mua gì tặng bố mẹ thì em chưa nghĩ ra.

Bangkok, ngày 5.4.2007

Lớp học mới

Hôm nay mình vào lớp mới, lớp có ít người hơn. Lớp 2 chia ra thành hai nhóm, mỗi nhóm 7 người. Lớp ít người mình rất thích vì có nhiều cơ hội hơn để tập nói trong lớp. Cô giáo không phải đầu tư nhiều thời giờ cho từng cấu trúc câu khi phải tạo điều kiện cho mỗi học sinh tập nói.

Một đặc điểm của lớp mình đó là mình là học sinh nam duy nhất. Tất cả còn lại đều là nữ, kể cả giảng viên. Mình đem chuyện kể cho một người bạn, nó bảo rằng:

- Vậy là anh được chúc phúc giữa các người phụ nữ.

Mà có lẻ vậy thật. Cô giáo đứng lớp mình rất trẻ, vui tính, và năng động. Tay chân luôn múa máy để giải thích những từ vựng tiếng Thái. Cô bảo ở lớp II sẽ không dùng tiếng Anh nhiều như lớp I, như vậy sẽ học nhanh hơn. Anh Tr. thì không được may mắn có cô giáo vui tính như mình. Học giờ đầu xong, ra gặp anh và các bạn ngoài lớp, anh đã than phiền:

- Cô giáo này không biết cười. Mặt mày lúc nào cũng tỏ ra nghiêm trọng.

Ông Alex, một học sinh người New Zealand cùng lớp với anh Tr. đề xuất:

- Bây giờ chúng ta mỗi người bỏ vào 50 baht, ai mà làm cho cô giáo cười được sẽ lấy hết số tiền.

Mình chỉ tay về phía cô giáo của họ đang đứng, cô đang tươi cười trò chuyện với một người đàn bà Tây. Mình bảo:

- Tôi nghĩ có lẻ các anh không gây cảm hứng cho cô giáo, chứ coi kìa, người ta đang nói nói cười cười vui vẻ thế không thấy hay ao?

Ngày đầu tiên ở lớp II chỉ vậy thôi, thật bình dị. Mỗi ngày học thêm được một mớ chữ. Thỉnh thoảng mình và anh Tr. đem ra để dò nhau, rồi khi vui thi đem ra để 'đàm đạo' với các cha các thầy người Thái ở đây. Nhưng vốn từ tiếng Thái của mình có lẽ đem đi nói chuyện với các em mẩu giáo đang học trong trường của dòng CCT bên cạnh nhà thì phù hợp hơn là để nói chuyện với các cha. Thôi thì mình cũng phải tự nhắc nhở bản thân: Có công mài sắt có ngày nên kim!

Bangkok, ngày 4.4.2007

"Tốt nghiệp"

Hôm nay mình đã tốt nghiệp....lớp I tiếng Thái, nói đúng hơn là tháng thứ nhất chương trình tiếng Thái. Ở trường dạy tiếng Thái, cứ mỗi tháng có hai kỳ thi. Nếu làm bài được thì "lên lớp" còn nếu không được thì dậm chân tại chỗ. Trong lớp mình có 14 người, nhưng chỉ 10 người được lên lớp. 4 người còn lại phải ngậm ngùi mài đủng quần ở ghế lớp I thêm một tháng nữa.

Đi học về mình nhận được cú điện thoại của một nữ tu tên L. Sr. L. thuộc dòng Mân Côi Hoa Kỳ, nhưng cùng với một số seour trong dòng qua Thái Lan để dạy học tại trường quốc tế của Dòng Chúa Cứu Thế. Seour nghe nói có linh mục Việt Nam đến Thái Lan nên seour gọi điện thoại tới mời đi tham dự lễ Phục Sinh được tổ chức cho người Việt Nam tại Thái Lan. Theo seour, đa số những người đến tham dự là người trẻ từ Việt Nam sang, và đang mưu sinh tại xứ sở này, trong đó có nhiều người thuộc thành phần nhập cư trái phép. Seour nói vài tháng mới có lễ một lần. Nghe nói vậy mình cũng rất muốn đi tham dự cho biết lễ được tổ chức ra sao và được gặp gỡ đồng hương trên đất Thái.

Thời gian đầu ở đây có quả nhiều điều để khám phá. Mỗi ngày lại có một sự kiện mới, gặp được một người mới, biết thêm một điều mới. Mình thấy mình như một đứa trẻ mới bắt đầu vào trường học. Mà có lẽ thực trạng cũng giống như vậy. Bước vào một đất nước mới, một văn hóa mới, một xã hội mới mình dường như phải trở nên như một đứa trẻ, với cặp mắt trong sáng, đầu óc thông suốt, và tâm hồn cởi mở để đón nhận vô số điều mới mẻ đang đến với mình. Biết đón nhận những cái mới thì kinh nghiệm trở nên thật thú vị. Còn không muốn lắng nghe và học hỏi thì đời sống mới chất chứa muôn vàn điều bức xúc và khó khăn khi phải đương đầu với những cái mới lạ và nhiều khi còn rất trái ngược với những gì mình đã từng quen biết.

Bangkok, ngày 2.4.2007

Ăn năn


Ngày Chúa Nhật lễ lá kết thúc tốt đẹp. Mình dâng lễ lúc 8h30 sáng. Người Thái cũng dùng lá dừa như ở những nơi khác. Nhưng ở giáo xứ này những người chuẩn bị lá đã bỏ ra hàng giờ để đan các lá dừa rất đẹp để phát cho giáo dân khi đi rước lá.


Sau lễ như thường lệ mình đứng trước nhà thờ để gặp gỡ giáo dân. Ở đây tuần nào cũng có những người lần đầu tiên đi lễ vì họ chỉ đến Thái Lan công tác hay du lịch ngắn hạn. Hôm nay sau lễ có một nữ tu người Pháp đến gặp mình. Được biết mình là người Việt nên seour ngõ ý hỏi thăm mình có những sách báo tiếng Việt để cho seour hay không?


Mình hỏi lý do thì seour trình bày rằng seour đang làm việc mục vụ giúp những người Việt đang bị tạm giam tại Thái Lan. Đây là những người Việt đến Thái Lan bất hợp pháp trong thời gian qua bằng phương tiện đường bộ hay tàu bè. Họ bị bắt và phải trở về Việt Nam, không được cư trú ở đất Thái. Seour muốn tìm sách báo tiếng Việt cho họ đọc để giải trí.


Mình đến Thái Lan không mang nhiều sách vở nên chỉ tìm được cho seour một số ít. Đó là hai số báo Xuân Thanh Niên và Tuổi Trẻ mà mình đã mua khi về Việt Nam ăn Tết. Ngoài ra mình mới nhận được hai số báo Dân Chúa Úc Châu. Sách thì mình có được vài cuốn như Thơ Tagor, Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam....những cuốn sách mình đã sưu tầm để sử dụng. Nhưng nghe seour nói về hoàn cảnh đáng thương của đồng bào trong trung tâm tạm giam nên đã đưa hết những gì mình có cho seour.


Rất tiếc mình đã không trao đổi được nhiều với seour vì sáng nay mình quá bận rộn. Dâng lễ xong, mình phải đi giải tội cho các em người nươc ngoài đang học giáo lý trong giáo xứ. Có khoảng 80 em tham gia bí tích hòa giải.


Giải tội cho các em xong mình lại vào tòa giải tội cho người lớn. Hôm nay mình gặp một trường hợp đặc biệt. Một anh thanh niên từ Nam Mỹ đến Thái Lan du lịch đã đầu hàng trước những cám dỗ xác thịt trong chuyến đi chơi này. Anh rất hối hận vì đây không chỉ là lần đầu tiên trong đời anh quan hệ tình dục mà anh còn là một thanh niên đang tìm hiểu nghiêm túc ơn gọi thánh hiến.


Tuần trước anh và một người bạn có đi lễ ở nhà thờ và đã đến chào hỏi mình sau lễ. Tuần nay hai người trở lại, nhưng một trong hai người lại mang tâm trạng rất bất an. Anh đã tìm đến một linh mục trong giáo xứ để xưng tội. Nhưng xưng tội xong anh vẫn thấy chưa yên tâm vì anh nghĩ rằng linh mục đó không hiểu những gì anh trình bày. Nên anh đã tìm đến mình. Mình đưa anh vào nhà áo, ngồi lắng nghe và khuyên lơn anh khá lâu. Sau đó anh đã tự quỳ gối xuống để cho mình ban phép giải tội.


Một điều mình cố giúp anh nhận ra là đây là một bài học rất lớn cho anh. Không vì đã mắc lỗi mà anh không thể tiếp tục tìm hiểu ơn gọi dâng hiến. Nhưng qua kinh nghiệm này, mình thấy con người yếu đuối thực sự của mình. Mình phải trở nên khiêm nhường và ít ỷ lại hơn. Mình phải biết nương tựa vào Chúa nhiều hơn nữa để những lỗi lầm nghiêm trọng không tái diễn.


Kinh nghiệm của anh cũng là một bài học rất lớn cho bản thân mình. Vì mình thấy rằng những vấp ngã như thế trong đời sống ơn gọi thì mình không phải là loại người bằng sắt bằng đá mà có thể ngoại lệ. Mình khuyên anh như thế nào thì mình cũng phải khuyên chính mình như vậy. Sự vấp ngã có thể đến rất tình cờ và rất bất ngờ. Mình lại phải nhắc nhở bản thân hãy cầu nguyện nhiều hơn nữa.


Bangkok, ngày 1.4.2007